Giáo án Tập đọc + Chính tả + Luyện từ và câu + Kể chuyện + Tập làm văn 4 tuần 11 - Trường tiểu học An Phú A

Giáo án Tập đọc + Chính tả + Luyện từ và câu + Kể chuyện + Tập làm văn 4 tuần 11 - Trường tiểu học An Phú A

TẬP ĐỌC

TIẾT 21: ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU

I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

1.Kiến thức:

- Hiểu các từ ngữ trong bài

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi.

2.Kĩ năng:

- HS đọc lưu loát toàn bài.

- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi.

3. Thái độ: Học tập ý chí vươn lên của Nguyễn Hiền.

II.CHUẨN BỊ:

- Tranh minh hoạ ;Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

doc 19 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1057Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc + Chính tả + Luyện từ và câu + Kể chuyện + Tập làm văn 4 tuần 11 - Trường tiểu học An Phú A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:9/11
Ngày dạy:12/11
TẬP ĐỌC
TIẾT 21: ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
Hiểu các từ ngữ trong bài
Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi. 
2.Kĩ năng:
HS đọc lưu loát toàn bài. 
Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi. 
3. Thái độ: Học tập ý chí vươn lên của Nguyễn Hiền.
II.CHUẨN BỊ:
Tranh minh hoạ ;Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
2’
9’
15’
9’
3’
1’
1/ Khởi động: 
2/ Bài cũ: Kiểm tra GKI
- GV nhận xét chung về bài kiểm tra
3/ Bài mới: 
Giới thiệu bài
- GV giới thiệu chủ điểm Có chí thì nên, 
tranh minh hoạ chủ điểm
- Giới thiệu bài học Ông Trạng thả diều –đây là câu chuyện về một chú bé thần đồng Nguyễn Hiền – thích chơi diều mà ham học, đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi, là vị Trạng nguyên trẻ nhất của nước ta.
Hoạt động 1: Luyện đọc
GV chia đoạn.
GV kết hợp sửa lỗi phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc không phù hợp
GV kết hợp giải nghĩa các từ chú thích , các từ mới ở cuối bài đọc.
Yêu cầu HS đọc lại toàn bài.
GV đọc diễn cảm cả bài:
Nhấn giọng những từ ngữ nói về đặc điểm tính cách, sự thông minh, tính cần cù, chăm chỉ, tinh thần vượt khó của Nguyễn Hiền: ham thả diều, kinh ngạc, lạ thường, hai mươi trang sách, lưng trâu, ngón tay, mảnh gạch vỡ, vỏ trứng, bay cao, vi vút, vượt xa, mười ba tuổi, trẻ nhất 
Hoạt động 2:Tìm hiểu bài
GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, 2
Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?
GV nhận xét & chốt ý 
Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2
Nguyễn Hiền ham học hỏi & chịu khó như thế nào?
Vì sao chú bé Hiền được gọi là “ông Trạng thả diều”?
GV nhận xét & chốt ý 
GV yêu cầu HS đọc câu hỏi 4
GV nhận xét & chốt ý 
Ý nghĩa của truyện ( mục tiêu)
Hoạt động 3: HD HS đọc diễn cảm
Hướng dẫn HS đọc từng đoạn văn
Mời HS đọc tiếp nối từng đoạn trong bài
Hướng dẫn, điều chỉnh cách đọc cho các em sau mỗi đoạn 
Hướng dẫn kĩ cách đọc 1 đoạn văn:
“Thầy phải kinh ngạc  thả đom đóm vào trong” 
GV cùng trao đổi, thảo luận với HS cách đọc diễn cảm 
GV sửa lỗi cho các em
4/ Củng cố 
Truyện này giúp em hiểu ra điều gì? 
GV nhận xét giờ học
5/ Dặn dò: 
Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, tiếp tục HTL bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ. Chuẩn bị bài: Có chí thì 
nên
Hát 
 HS chú ý lắng nghe.
HS quan sát tranh chủ điểm & tranh minh hoạ bài đọc 
HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài 2lần.
+Đoạn 1:Từ đầu đến làm lấy diều để chơi.
+Đoạn2: Tiếp theo đến .chơi diều.
+Đoạn 3: Tiếp đến  của thầy.
+Đoạn 4:Phần còn lại
HS đọc đoạn theo nhóm
1 HS đọc lại toàn bài
HS nghe
HS đọc thầm đoạn 1 + 2
Nguyễn Hiền học đến đâu hiểu ngay đến đó, trí nhớ lạ thường: có thể thuộc hai mươi trang sách trong ngày mà vẫn có thì giờ chơi diều.
Ý đoạn 1,2:Tư chất thông minh của Nguyễn Hiền.
HS đọc thầm đoạn 2
Nhà nghèo, Nguyễn Hiền phải bỏ học nhưng ban ngày đi chăn trâu, Hiền đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, đợi bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn. Sách của Hiền là lưng trâu, nền cát; bút là ngón tay, mảnh gạch vỡ; đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Mỗi lần có kì thi, Hiền làm bài vào lá chuối khô nhờ bạn xin thầy chấm hộ. 
- Ý đoạn 3:Đức tính ham học và chịu khó của Nguyễn Hiền.
Vì Hiền đỗ Trạng nguyên ở tuổi 13, khi vẫn còn là một cậu bé ham thích chơi diều.
HS đọc câu hỏi 4 & trao đổi 
nhóm đôi 
Câu tục ngữ “Có chí thì nên” nói đúng nhất ý nghĩa của truyện.
Ý đoạn 4: Nguyễn Hiền đỗ Trạng Nguyên.
Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài
HS nhận xét, điều chỉnh lại cách đọc cho phù hợp
HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp
Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm đoạn văn trước lớp
- Làm việc gì cũng phải chăm chỉ, chịu khó mới thành công.
HS nhận xét tiết học
Ngày soạn: 12/11
 Ngày dạy : 15/11
TẬP ĐỌC
TIẾT 21 :CÓ CHÍ THÌ NÊN 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
Bước đầu nắm được đặc điểm diễn đạt của các câu tục ngữ.
Hiểu lời khuyên của các câu tục ngữ để có thể phân loại chúng vào 3 nhóm: khẳng định có ý chí thì nhất định thành công, khuyên người ta giữ vững mục tiêu đã chọn, khuyên người ta không nản lòng khi gặp khó khăn. 
2.Kĩ năng:
Đọc trôi chảy, rõ ràng, rành rẽ từng câu tục ngữ. Giọng đọc khuyên bảo nhẹ nhàng, chí tình.
HTL 7 câu tục ngữ. 
3. Thái độ:
Luôn rèn luyện ý chí trong học tập cũng như trong cuộc sống. 
II.CHUẨN BỊ:
Tranh minh hoạ ;Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc
Một số tờ phiếu kẻ bảng để HS phân loại 7 câu tục ngữ vào 3 nhóm
a) Khẳng định rằng có ý chí thì nhất định thành công.
1. Có công mài sắt có ngày nên kim.
4. Người có chí thì nên
b) Khuyên người ta giữ vững mục tiêu đã chọn.
2. Ai ơi đã quyết thì hành 
5. Hãy lo bền chí câu cua 
c) Khuyên người ta không nản lòng khi gặp khó khăn. 
3. Thua keo này, bày keo khác.
6. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
7. Thất bại là mẹ thành công. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
8’
14’
7’
3’
1’
1/ Khởi động: 
2/ Bài cũ: Ông Trạng thả diều 
GV yêu cầu 2 – 3 HS nối tiếp nhau đọc bài & trả lời câu hỏi SGK
Nêu ý nghĩa của truyện
GV nhận xét & chấm điểm
3/ Bài mới: 
Giới thiệu bài: Trong tiết học hôm nay, các em sẽ được biết 7 câu tục ngữ khuyên con người rèn luyện ý chí. Tiết học còn giúp các em biết được cách diễn đạt của tục ngữ có gì đặc sắc.
Hoạt động 1:Luyện đọc
GV yêu cầu HS luyện đọc lần lượt từng câu tục ngữ (2 lượt)
GV kết hợp sửa lỗi phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc không phù hợp
GV kết hợp giải nghĩa một số từ ngữ ở phần chú thích 
-Yêu cầu 1HS đọc lại toàn bộ 7 câu tục ngữ 
- GV đọc diễn cảm cả bài
Nhấn giọng một số từ ngữ: quyết / hành, tròn vành, chí, chớ thấy, mẹ 
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
 GV yêu cầu HS đọc câu hỏi 1
GV phát riêng phiếu cho vài cặp HS, nhắc các em để viết cho nhanh chỉ cần viết 1 dòng đối với câu tục ngữ có 2 dòng 
GV nhận xét & chốt lại lời giải đúng 
GV yêu cầu HS đọc câu hỏi 2 
+ Cách diễn đạt của tục ngữ có đặc điểm gì khiến người đọc dễ nhớ dễ hiểu?
GV nhận xét & chốt ý: 
GV yêu cầu HS đọc câu hỏi 3
+ HS phải rèn luyện ý chí gì?
GV nhận xét & chốt ý:
+ Lấy 1số ví dụ về HS có biểu hiện không có ý chí?
 Hoạt động 3:HD đọc diễn cảm & HTL
GV mời HS đọc tiếp nối nhau 
GV hướng dẫn, điều chỉnh cách đọc cho HS
HD HS nhẩm HTL cả bài
GV cùng HS nhận xét bình chọn bạn đọc hay nhất, có trí nhớ tốt nhất 
4/ Củng cố 
-Bài này khuyên ta điều gì?
GV nhận xét giờ học
5/ Dặn dò:
-Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài, chuẩn bị bài: “Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi 
Hát 
HS nối tiếp nhau đọc bàivà trả lời câu hỏi
HS nhận xét
HS đọc theo yêu cầu của GV
HS luyện đọc theo cặp
2 HS đọc lại toàn bài
HS nghe
HS đọc câu hỏi 1
Từng cặp HS trao đổi, thảo luận
Những HS làm bài trên phiếu trình bày kết quả làm bài trước lớp
( như trong phiếu ở phần chuẩn bị)
Cả lớp nhận xét
HS đọc câu hỏi 2
Cả lớp suy nghĩ,trao đổi,phát biểu ý kiến. 
- Cách diễn đạt của tục ngữ có những đặc điểm sau khiến người ta dễ nhớ, dễ hiểu:
+Ngắn, ít chữ (chỉ bằng 1 câu)
+ Có vần, có nhịp, cân đối.
+ Có hình ảnh (ví dụ: người kiên nhẫn mài sắt mà nên kim )
HS đọc câu hỏi 3
 Các em là HS phải rèn luyện ý chí vượt khó, vượt sự lười biếng của bản thân, khắc phục những thói quen xấu.
HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến 
HS khác nhận xét
HS luyện đọc trong nhóm
HS thi đua đọc trước lớp
Cả lớp nhận xét
HS nhẩm HTL cả bài
HS thi đọc thuộc lòng từng câu, cả bài
Cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất, có trí nhớ tốt nhất 
+ Khuyên người ta giữ vững mục tiêu đã chọn, khuyên người ta không nản lòng khi gặp khó khăn;khẳng định có ý chí thì nhất định thành công 
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 21 :LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
Xác định được đề tài trao đổi, nội dung, hình thức trao đổi.
2.Kĩ năng:
Biết đóng vai trao đổi tự nhiên, tự tin, thân ái, cử chỉ thích hợp, lời lẽ có sức thuyết phục, đạt mục đích đặt ra.
 3. Thái độ: 
 - HS có ý chí vươn lên trong cuộc sống. 
II.CHUẨN BỊ: Sách Truyện đọc 4 ;Bảng phụ viết sẵn:
 + Đề tài của cuộc trao đổi, gạch dưới những từ ngữ quan trọng.
+ Tên một số nhân vật để HS chọn đề tài trao đổi. 
Nhân vật trong các bài của SGK
Nguyễn Hiền, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi, Cao Bá Quát, Bạch Thái Bưởi, Lê Duy Ứùng, Nguyễn Ngọc Ký  
Nhân vật trong sách Truyện đọc 4 
Niu-tơn (Cậu bé Niu-tơn), Ben (Cha đẻ của chiếc điện thoại), Kỉ Xương (Kỉ Xương học bắn), Rô-bin-xơn (Rô-bin-xơn ở đảo hoang), Hốc-king (Người khuyết tật vĩ đại), Va-len-tin Di-cun (Người mạnh nhất hành tinh) 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
5’
1/ Khởi động: 
2 Bài cũ 
GV công bố điểm kiểm tra TLV giữa  ... ợp vừa kể vừa giải nghĩa từ 
Giọng kể thong thả, chậm rãi. Chú ý nhấn giọng những từ ngữ gợi cảm, gợi tả về hình ảnh, hành động, quyết tâm của Nguyễn Ngọc Ký (thập thò, mềm nhũn, buông thõng, bất động, nhoè ướt, quay ngoắt, co quắp) 
GV kể lần 2:
GV vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ 
GV kể lần 3:
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện 
Hướng dẫn HS kể chuyện 
GV mời HS đọc yêu cầu của từng bài tập 
Yêu cầu HS kể chyện theo nhóm
b) Yêu cầu HS thi kể chuyện trước lớp
GV theo dõi uốn nắn cho HS
Trao đổi ý nghĩa câu chuyện
Yêu cầu HS trao đổi cùng bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện 
GV nhận xét, chốt lại 
GV cùng cả lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất 
3. Củng cố - Dặn dò: 
- Theo gương anh Ký em cần làm gì?
GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS kể hay, nghe bạn chăm chú, nêu nhận xét chính xác
Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân.
Chuẩn bị bài: Kể chuyện đã nghe, đã đọc 
Hát
HS xem tranh minh hoạ, đọc thầm các yêu cầu của bài kể chuyện trong SGK
HS nghe & giải nghĩa một số từ khó 
HS nghe, kết hợp nhìn tranh minh hoạ 
HS nghe
HS đọc lần lượt từng yêu cầu của bài tập 
HS kể từng đoạn câu chuyện theo nhóm tư (4 HS)
Một HS kể lại toàn bộ câu chuyện 
Vài tốp HS thi kể chuyện từng đoạn theo tranh trước lớp
Vài HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện
HS trao đổi, phát biểu:
+ Ý nghĩa: Câu chuyện khuyên chúng ta hãy kiên trì nhẫn nại vượt khó khăn vươn lên thì sẽ đạt được mong ước của mình.
HS cùng GV bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất 
HS trả lời theo sự hiểu biết của mình.
HS nhận xét tiết học.
 Ngày soạn: 13/11
 Ngày dạy : 16/11
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 22 : MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
HS biết được thế nào là mở bài trực tiếp & mở bài gián tiếp trong bài văn kể chuyện.
2.Kĩ năng:
Bước đầu biết viết đoạn mở đầu một bài văn kể chuyện theo hai cách: gián tiếp & trực tiếp. 
II.CHUẨN BỊ:
Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ của bài học kèm ví dụ minh hoạ cho mỗi cách mở bài (trực tiếp, gián tiếp) 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
12’
12’
4’
Khởi động: 
Bài cũ:
GV kiểm tra 2 HS thực hành trao đổi với người thân về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống. 
GV nhận xét & chấm điểm 
3. Bài mới: 
GV giới thiệu bài – ghi tựa bài:
Hoạt động1: Hình thành khái niệm
Bước 1: Hướng dẫn phần nhận xét
Bài tập 1, 2
Yêu cầu HS tìm đoạn mở bài trong truyện. 
Bài tập 3
Hãy so sánh 2 cách mở bài?
GV chốt lại: đó là 2 cách mở bài cho bài văn kể chuyện: mở bài trực tiếp & mở bài gián tiếp.
Ghi nhớ kiến thức
Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ 
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
GV mời 2 HS đọc lại.
GV nhận xét
Bài tập 2:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
GV nhận xét
Bài tập 3:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
GV nhắc HS có thể mở đầu câu chuyện theo cách mở bài gián tiếp bằng lời người kể chuyện hoặc theo lời của bác Lê. 
GV nhận xét, chấm điểm cho đoạn viết tốt. 
4. Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Yêu cầu HS học thuộc phần ghi nhớ trong bài. Hoàn chỉnh lời mở bài gián tiếp cho truyện Hai bàn tay, viết lại vào vở 
Chuẩn bị bài: Kết bài trong bài văn kể chuyện 
2 HS thực hành trao đổi với người thân về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống. 
HS nhắc lại tựa.
2 HS tiếp nối nhau đọc nội dung BT1, 2
Cả lớp theo dõi bạn đọc, tìm đoạn mở bài trong truyện, phát biểu: 
Đoạn mở bài trong truyện là: “Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, một con rùa đang cố sức tập chạy”.
HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, so sánh 2 cách mở bài, phát biểu: 
+ Cách mở bài trước kể ngay vào sự việc bắt đầu câu chuyện.
+ Cách mở bài sau không kể ngay vào sự việc bắt đầu câu chuyện mà nói chuyện khác rồi mới dẫn vào câu chuyện định kể. 
HS đọc thầm phần ghi nhớ
3 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK
4 HS tiếp nối nhau đọc 4 cách mở bài của truyện Rùa và Thỏ. 
Cả lớp đọc thầm lại, suy nghĩ, phát biểu ý kiến:
+ Cách a: Mở bài trực tiếp (kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện)
+ Cách b: Mở bài gián tiếp (nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể).
1 HS kể phần mở đầu câu chuyện Rùa và Thỏ theo cách mở bài trực tiếp.
1 HS kể phần mở đầu câu chuyện Rùa và Thỏ theo cách mở bài gián tiếp.
HS đọc yêu cầu của bài tập
Cả lớp đọc thầm phần mở bài của truyện Hai bàn tay, trả lời câu hỏi. Lời giải: Truyện mở bài theo cách trực tiếp – kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện. 
HS đọc yêu cầu bài tập 3
HS làm bài vào VBT – viết lời mở bài theo kiểu gián tiếp. 
HS tiếp nối nhau đọc đoạn mở bài của mình. 
Cả lớp nhận xét. 
Ví dụ:
Mở bài gián tiếp bằng lời người kể chuyện:
+ Bác Hồ là lãnh tụ của nhân dân Việt Nam ta và là danh nhân của thế giới. Sự nghiệp của Bác thật là vĩ đại. Nhưng sự nghiệp vĩ đại ấy lại bắt đầu từ một suy nghĩ rất giản dị, một quyết định rất táo bạo từ thời thanh niên của Bác. Câu chuyện thế này:
Mở bài gián tiếp bằng lời của bác Lê:
+ Từ hai bàn tay, một người yêu nước và dũng cảm có thể làm nên tất cả. Điều đó tôi rất thấm thía mỗi khi nhớ lại cuộc nói chuyện giữa tôi và Bác Hồ ngày chúng tôi ở Sài Gòn năm ấy. Câu chuyện thế này: 
HS nhận xét tiết học
Ngày soạn:10/12
 Ngày dạy : 13/12
CHÍNH TẢ
Tiết 11: NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ.
PHÂN BIỆT : s /x, dấu hỏi/ dấu ngã.
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
 - Nhớ- viết lại chính xác,trình bày đúng4 khổ thơ đầu trong bài thơ :Nếu chúng mình có phép lạ
2.Kĩ năng:
 - Làm đúng các bài tập, có âm đầu hoặc thanh dễ lẫn lộn: s/x ; dấu hỏi/ dấu ngã 
3. Thái độ:
 - Trình bày bài cẩn thận, sạch sẽ. Có ý thức rèn chữ viết đẹp.
II.CHUẨN BỊ:
Phiếu viết sẵn nội dung BT2b
Bảng phụ viết cau ca dao tục ngữ ở BT3
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
15’
12’
3’
Khởi động: 
Bài cũ: Thi GKI
 - GV nhận xét bài kiểm tra GKI 
Bài mới: 
GV giới thiệu ghi tựa bài
Hoạt động1: HD HS nhớ-viết chính tả 
GV mời HS đọc yêu cầu của bài
Yêu cầu 2 HS đọc thuộc lòng 4 khổ thơ cần viết
GV đọc lại đoạn thơ 1 lần
GV nhắc HS cách trình bày đoạn thơ, chú ý những chữ cần viết hoa, những chữ dễ viết sai chính tả
GV yêu cầu HS nêu cách trình bày bài thơ
Yêu cầu HS viết bài vào vở 
GV chấm bài 1 số HS & yêu cầu từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau
GV nhận xét chung
Hoạt động2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
Bài tập 2b:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 2b
GV dán 4 tờ phiếu đã viết nội dung lên bảng, mời HS lên bảng làm thi tiếp sức 
GV nhận xét kết quả bài làm của HS, chốt lại lời giải đúng.
Lời giải đúng:
+ nổi tiếng- đỗ trạng – ban thưởng – rất đỗi – chỉ xin – nồi nhỏ – thuở hàn vi – phải – hỏi mượn – của – dùng bữa – để ăn – đỗ đạt.
Bài tập 3:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 3
+ Bài tập yêu cầu điều gì?
+ Mỗi HS được phát giấy khổ to cho 2HS ghi vào 
+ Khi tất cả đều làm bài xong, các băng giấy được lật lại. 
+ GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
 GV giảng thêm ý nghĩa các câu tục ngữ:
Câu a:Nước sơn là vẻ đẹp bên ngoài. Nước sơn đẹp mà gỗ xấu thì cũng chóng hỏng. Con người phải có tâm tính tốt chứ không phải đẹp bởi mã bên ngoài.
Câu b: Ca ngợi phẩm chất tốt của con người.
Câu c: . Mùa hè ăn cá sông thì ngon, mùa đông ăn cá bể thì ngon.
Câud: Trăng dù mờ cũng sáng hơn sao. Núi có lở vẫn cao hơn đồi. Người có địa vị cao, giỏi giang, giàu có dù có sa sút thế nào cũng còn hơn người khác.(Quan niệm cũ không hoàn toàn đúng)
Củng cố - Dặn dò: 
- GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
 - HTL các câu tục ngữ ở BT3
- Chuẩn bị bài: Người chiến sĩ giàu nghị lực. 
Hát 
HS nghe
HS nhắc lại tựa
1 HS đọc to yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm - 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ, các HS khác nhẩm theo
HS nghe 
 - HS luyện viết những từ ngữ dễ viết sai vào bảng con
 - HS nêu cách trình bày bài thơ:
+ Ghi tên bài vào giữa dòng
+ Lùi vào 1 ô li. 
+ Chữ đầu các dòng thơ phải viết hoa.
HS gấp SGK, nhớ lại đoạn thơ, tự viết bài
HS đổi vở cho nhau để soát lỗi chính tả
HS đọc yêu cầu của bài tập 2b
Cả lớp đọc thầm đoạn văn, làm bài vào VBT
4 nhóm HS lên bảng thi làm vào phiếu (tiếp sức: mỗi HS trong nhóm chuyền bút dạ cho nhau điền nhanh tiếng tìm được) 
Đại diện nhóm đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh, sau đó nói về nội dung đoạn văn 
Cả lớp nhận xét kết quả làm bài
Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng
HS đọc yêu cầu của bài tập
- Viết lại các câu sau cho đúng chính tả.
HS làm bài vào vở.
 a. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
 b. Xấu người, đẹp nết.
 c. Mùa hè cá sông, mùa đông cá bể.
 d. Trăng mờ còn tỏ hơn sao
 Dẫu rằng núi lở còn cao hơn đồi.
 HS đọc lại các câu tục ngữ + giải thích ý nghĩa từng câu tục ngữ. 
HS nhận xét tiết học

Tài liệu đính kèm:

  • docTD0C - TLV - LTVC - CT - KC.doc