Giáo án Tập đọc + Chính tả + Luyện từ và câu + Kể chuyện + Tập làm văn 4 tuần 12 - Trường tiểu học An Phú A

Giáo án Tập đọc + Chính tả + Luyện từ và câu + Kể chuyện + Tập làm văn 4 tuần 12 - Trường tiểu học An Phú A

TẬP ĐỌC

 TIẾT 22 :“VUA TÀU THUỶ ” BẠCH THÁI BƯỞI

I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

 1. Kiến thức

- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành nhà kinh doanh tên tuổi lừng lẫy

 2. Kĩ năng:

 - Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng khâm phục nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi.

 3.Thái độ:

 - Học tập ý chí, nghị lực vươn lên của Bạch Thái Bưởi.

II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Tranh minh hoạ nội dung bàiđọc trong SGK.

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

doc 18 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 888Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc + Chính tả + Luyện từ và câu + Kể chuyện + Tập làm văn 4 tuần 12 - Trường tiểu học An Phú A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/11
Ngày dạy : 19/11
TẬP ĐỌC
 TIẾT 22 :“VUA TÀU THUỶ ” BẠCH THÁI BƯỞI
I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
 1. Kiến thức
Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành nhà kinh doanh tên tuổi lừng lẫy
 2. Kĩ năng:
 - Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng khâm phục nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi.
 3.Thái độ:
 - Học tập ý chí, nghị lực vươn lên của Bạch Thái Bưởi.
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Tranh minh hoạ nội dung bàiđọc trong SGK.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
8’
8’
8’
3’
1’
1. Khởi động:
2. Bài cũ: Có chí thì nên.
- 4 HS đọc thuộc lòng 7 câu tục ngữ trong bài Có chí thì nên.
- GV nhận xét – ghi điểm
3.Bài mới:“Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi.
GV giới thiệu bài – ghi tựa bài 
Hoạt động 1: Luyện đọc 
GV chia đoạn.
GV kết hợp sửa lỗi phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc không phù hợp
GV kết hợp giải nghĩa các từ chú thích , các từ mới ở cuối bài đọc,kết hợp giải nghĩa thêm: người cùng thời.
- GV đọc diễn cảm bài văn : giọng chậm rãi đoạn 1,2 và nhanh hơn ở đoạn 3. Câu kết bài đọc giọng sảng khoái.
 Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài
GV chia lớp thành 6 nhóm để các em đọc thầmvà trả lời câu hỏi.
N1+5:Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào?
 Trước khi mở công ty Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì?
 Những chi tiết nào chứng tỏ anh rất có chí ? 
- Đoạn 1 và 2 cho biết gì?
 N2+6: Bạch Thái Bưởi mở công ty vào thời điểm nào? 
Bạch Thái Bưởi đã thắng trong cuộc cạnh tranh không ngang sức với người nước ngoài như thế nào?
- Tên những chiếc tàu của Bạch Thái Bưởi có ý nghĩa gì?
N3+5: Em hiểu thế nào là bậc anh hùng kinh tế?
 Theo em nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công?
Đoạn 3,4 ý nói gì?
Truyện này ca ngợi ai? Ca ngợi về điều gì?
 Hoạt động 3: HD đọc diễn cảm
+ GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn: “Bưởi mồ côi.không nản chí. ”
	- GV đọc mẫu
 GV cùng HS nhận xét tuyên dương bạn có giọng đọc hay.
4. Củng cố : 	
Nhận xét về con người của Bạch Thái Bưởi ?
Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: 
- Đọc kĩ bài “ Người chiến sĩ giàu nghị lực” chuẩn bị viết chính tả.
- Chuẩn bị bài: “ Vẽ trứng”
 Hát 
4Học sinh đọc và trả lời câu hỏiSGK
HS nhắc lại tựa.
HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài
+Đoạn 1: Từ đầu đến cho ăn học
+Đoạn 2: Tiếp theo đến không nản chí.
+Đoạn 3: Tiếp theo đến Trưng Nhị.
+Đoạn 4: Phần còn lại.
* Sống cùng thời đại( cùng nghĩa với:người đương thời)
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một, hai HS đọc toàn bài.
- Các nhóm đọc thầm bài, thảo luận trong nhóm - đại diện nhóm trả lời câu hỏi trước lớp .
+ Mồ côi cha từ thuở nhỏ, phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong. Sau được họ Bạch nhận làm con nuôi, đổi họ Bạch được ăn học.
+ Làm thư kí, buôn gỗ, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ
+ Lúc mất trắng tay,không còn gì nhưng anh vẫn không nản chí.
Ý đoạn1,2: Bạch Thái Bưởilà người có ý chí.
+ Lúc các con tàu của người Hoa độc chiếm các đường sông miền Bắc.
+ Ông đã khơi dậy niềm tự hào của dân tộc: kêu gọi hành khách với khẩu hiệu: “Người ta phải đi tàu ta” . Khách đi tàu của ông càng đông, nhiều chủ tàu bán lại tàu cho ông. Ông mua xưởng sửa chữa tàu, thuê kĩ sư trong coi.
+ Tên những chiếc tàu của Bạch Thái Bưởi mang tên nhân vật địa danh lịch sử của dân tộc Việt Nam.
+ Là người lập nên những thành tích trong kinh doanh
+ Nhờ ý chí nghị lực,vươn lên, thất bại không nản lòng- đã biết kgơi dậy lòng tự hào của dân tộc.
Ý đoạn 3,4:Sự thành công của Bạch Thái Bưởi .
Nội dung chính:Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành nhà kinh doanh tên tuổi lừng lẫy.
- HS nối tiếp nhau đọc cả bài.
-Từng cặp HS luyện đọc 
-Một vài HS thi đọc diễn cảm.
+ HS tự nêu theo suy nghĩ của mình.
HS nhận xét tiết học
Ngày soạn: 19/11
Ngày dạy : 22/11
TẬP ĐỌC
TIẾT 22 :VẼ TRỨNG 
I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
 1. Kiến thức
 - Hiểu các từ ngữ trong bài (khổ luyện, kiệt xuất, thời đại Phục hưng ).
 - Hiểu ý nghĩa truyện: Nhờ khổ công rèn luyện, Lê-ô-nác-đôđa Vin-xi đã trở thành một hoạ sĩ thiên tài. 
2. Kĩ năng:
 - Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Đọc chính xác, không ngắc ngứ, vấp váp các tên riêng nước ngoài: Lê-ô-nác-đôđa Vin-xi, Vê-rô-ki-ô.
 - Biết đọc diễn cảm bài văn-giọng kể từ tốn, nhẹ nhàng. Lời thầy giáo đọc với giọng khuyên bảo ân cần. Đoạn cuối đọc với cảm hứng ca ngợi.
 3.Thái độ:
 - Học tập ý chí, nghị lực tính kiên trì, chịu khó của Lê-ô-nác-đôđa Vin-xi.
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 - Chân dung Lê ô nác đô đa Vin xi trong SGK.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
8’
8’
8’
3’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- Gọi 3 HS đọc bài Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi và trả lời câu hỏi trong SGK.
- GV nhận xét – ghi điểm
3. Bài mới: Vẽ trứng 
GV giới thiệu bài – ghi tựa bài
 Hoạt động 1: Luyện đọc
+ GV chia đoạn.
GV kết hợp sửa lỗi phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc không phù hợp
+Kết hợp giải nghĩa từ trong sách và từ : khổ luyện, kiệt xuất, thời đại Phục Hưng. 
- GV đọc diễn cảm bài văn : đọc trôi chảy các tên riêng.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu bài:
+ GV chia lớp thành 4 nhóm để các em đọc thầm và trả lời câu hỏi
N1:Vì sao trong những ngày đầu học vẽ , cậu bé Lê-ô-nác-đô cảm thấy chán ngán?
.
N2: Thầy Vê-rô-ki-ô cho học trò vẽ thế để làm gì?
 N3: Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi thành đạt như thế nào?
 N4: Theo em những nguyên nhân nào khiến cho Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi trở thành hoạ sĩ nổi tiếng?
Trong những nguyên nhân trên, nguyên nhân nào là quan trọng nhất?
Đoạn 2 cho ta biết điều gì?
Câu chuyện cho ta biết điều gì?
 Hoạt động 3:Hướng dẫn đọc diễn cảm
+ GV HD cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài: từ “Thầy Vê-rô-ki-ô bèn bảo..được như ý”
	- GV đọc mẫu	
4. Củng cố: 
Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? 
Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: 
 Đọc lại bài và chuẩn bị bài :Người tìm đường lên các vì sao.
Hát
 3HS lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi 
 HS khác nhận xét.
.
HS nhắc lại tựa.
HS nối tiếp nhau đọc đoạn của bài
+Đoạn 1: từ đầu đến vẽ được như ý.
+Đoạn 2: phần còn lại.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 2 HS đọc bài.
Các nhóm đọc thầm bài, thảo luận trong nhóm - đại diện nhóm trả lời câu hỏi trước lớp .
+ Vì suốt mười mấy ngày cậu phải vẽ rất nhiều trứng.
+ Để biết cách quan sát sự vật một cách tỉ mỉ, miêu tả nó trên giấy vẽ chính xác.
+ Lê-ô-nác-đô trở thành danh họa kiệt suất, tác phẩm được bày trân trọng ở nhiều bảo tàng lớn, là niềm tự hào của nhân loại. Ông đồng thờcòn là nhà điêu khắc, kiến trúc sư, kĩ sư, nhà bác học lớn của thời đại phục hưng.
+Lê-ô-nác-đô là người bẩm sinh có tài, gặp được thầy giỏi, khổ luyện nhiều năm.
+ Là sự khổ công luyện tập của ông.
Ý đoạn 2: Sự thành công của Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi .
Ý nghĩa: Nhờ khổ công rèn luyện, Lê-ô-nác-đôđa Vin-xi đã trở thành một hoạ sĩ thiên tài. 
- HS nối tiếp nhau đọc cả bài.
-Từng cặp HS luyện đọc 
-Một vài HS thi đọc diễn cảm.
- Phải khổ công luyện tập mới thành nhân tài.
HS nhận xét tiết học.
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 21 :KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
HS biết được 2 cách kết bài: kết bài mở rộng & kết bài không mở rộng. 
2.Kĩ năng:
Bước đầu biết viết đoạn kết bài cho một bài văn kể chuyện theo hai cách: mở rộng & không mở rộng. 
 3 Thái độ:
 - HS yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt
II.CHUẨN BỊ:
Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ của bài học 
Bút dạ + 2 tờ phiếu khổ to viết nội dung BT1 (phần luyện tập) để HS lên bảng chỉ phiếu, trả lời câu hỏi 
 1 tờ phiếu khổ to kẻ bảng so sánh hai cách kết bài, in đậm đoạn thêm vào.
1) Kết bài của truyện Ông Trạng thả diều 
Thế rồi vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta. 
Chỉ cho biết kết cục của câu chuyện, không bình luận thêm. GV: đây là cách kết bài không mở rộng. 
2) Cách kết bài khác 
Thế rồi vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta. 
Câu chuyện này giúp em thấm thía hơn lời khuyên của người xưa: “Có chí thì nên”. Ai nỗ lực vươn lên, người ấy sẽ đạt được điều mình mong ước. 
Trong trường hợp này, đoạn kết trở thành một đoạn thuộc thân bài. Sau khi cho biết kết cục, có lời đánh giá, bình luận thêm về câu chuyện.
GV: đây là cách kết bài mở rộng.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
12’
12’
4’
Khởi động: 
Bài cũ :
GV yêu cầu 1 HS nhắc lại ghi nhớ trong tiết TLV trước 
Yêu cầu 1 HS đọc phần mở đầu truyện Hai bàn tay theo cách mở bài gián tiếp (về nhà HS đã viết vào vở) 
GV nhận xét & chấm điểm 
Bài mới: 
Giới thiệu bài 
Trong tiết TLV trước, các em đã 
biết hai cách mở bài  ... hận xét 
+ Các từ cần điền : nghị lực, nản chí , kiên nhẫn, quyết chí , ý nguyện. 
- 1 HS đọc yêu cầu bài – HS tiếp nối nhau đọc các câu tục ngữ + Cả lớp đọc thầm , suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
+Muốn biết có phải vàng thật hay không, người ta đem vàng ra thử trong lửa. Đừng sợ vất vả gian nan. Gian nan, vất vả thử thách con người, giúp con người vững vàng , cứng cỏi hơn lên. 
+ Đừng sợ bắt đầu từ hai bàn tay trắng. Những người từ hai bàn tay trắng mà làm nên sự nghiệp càng đáng kính trọng, khâm phục.
+ Phải vất vả làm việc mới có lúc thanh nhàn , có ngày thành đạt.
HS nhận xét tiết học
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 24: TÍNH TỪ (tiếp theo)
I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1.Kiến thức: 
 - Nắm được một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất .
2. Kĩ năng:
 - Biết dùng các từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất .
3. Thái độ:
 - HS yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - 4,5 tờ giấy to mở rộng đã viết sẵn nội dung các bài tập 1, 2.
 - Băng dính.
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
12’
3’
15’
3’
1. Khởi động:
2. Bài cũ : Mở rộng vốn từ : Ý chí , nghị lực
 - Thế nào là nghị lực ?
- Nêu một số câu tục ngữ, ca dao nói về người có ý chí nghị lực?
GV nhận xét – ghi điểm
3. Bài mới
 GV giới thiệu bài– ghi bảng
Hoạt động 2 : Phần nhận xét
 Bài tập 1:
 Gọi HS đọc yêu cầu bài trả lời theo sự hiểu biết của mình - GV nhận xét chốt ý đúng
+ Tờ giấy này trắng.
 + Tờ giấy này trăng trắng. 
+ Tờ giấy này trắng tinh. 
 Bài tập 2 
Gọi HS đọc yêu cầu bài 
Yêu cầu HS tiếp nối đọc câu – tìm từ chỉ mức độ trong câu.
Ý nghĩa mức độ được thể hiện bằng cách nào? 
 Hoạt động 3 : Phần ghi nhớ
 Yêu cầu cả lớp đọc thầmghi nhớ trong SGK
 Hoạt động 4 : Phần luyện tập
 Bài tập 1:
Gọi HS đọc yêu cầu bài 
Gọi 2 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở bài tập
GV nhận xét chốt lại ý đúng 
 Bài tập 2 
Gọi HS đọc yêu cầu bài - thảo luận nhóm – ghi nhanh ra giấy nháp.
 Gv theo dõi, giúp đỡ những HS còn 
 lúng túng . 
Bài tập 3
Gọi HS đọc yêu cầu bài 
- Hướng dẫn HS đặt câu vào vở 
GV chấm một số vở – nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học – tuyên dương HS học tốt.
- Chuẩn bị : Mở rộng vốn từ : Ý chí, nghị lực.
- HS lên bảng trả lời. 
- Cả lớp theo dõi nhận xét.
HS đọc yêu cầu bài, suy nghĩ và phát biểu ý kiến.
-Mức độ trung bình – tính từ trắng.
- Mức độ thấp – từ láy trăng trắng.
- Mức độ cao – từ ghép trắng tinh.
- 1 HS đọc yêu cầu bài, tiếp nối đọc câu, cả lớp đọc thầm và phát biểu ý kiến
+ Tính từ trong câu: rất trắng, trắng hơn, trắng nhất. 
+ Ý nghĩa mức độ được thể hiện bằng cách thêm vào trước tính từ trắng từ rất ; hoặc các từ hơn, nhất 
- HS đọc thầm
- 3 HS đọc ghi nhớ trong SGK
- 1 HS đọc yêu cầu bài + 2 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở bài tập
+ Các từ biểu thị mức độ trong đoạn văn:đậm, ngọt , rất, lắm, ngà, ngọc, ngà ngọc, hơn, hơn, hơn. 
- HS đọc yêu cầu bài thảo luận nhóm- đại diện nhóm trình bày – HS nhận xét. 
+ Đỏ : đo đỏ, đỏ rực, đỏ hồng, đỏ chói, đỏ chót, đỏ choét, đỏ chon chót, đỏ tím, đỏ sậm, đỏ tía, đỏ thắm, đỏ hồng, đỏ hon hỏn ; rất đỏ, đỏ lắm, đỏ quá quá đỏ ; đỏ như son, đỏ hơn son, đỏ nhất, . . .
+ Cao : cao cao, cao vút, cao chót vót, cao vòi vọi ; rất cao, cao quá, cao lắm, quá cao ; cao như núi, cao nơn núi, cao nhất. . .
+ Vui : vui vui, vui vẻ, vui sướng, sướng vui, mừng vui, vui mừng, ; rất vui, vui lắm, vui quá ; vui như Tết, vui hơn Tết, vui nhất. . .
 HS đọc yêu cầu bài, đặêt câu vào vở: 
+ Bông hoa này đỏ thắm.
+ Cả nhà em lúc nào cũng vui vẻ.
+ Cây dừa trước cổng nhà em cao vút.
 1 số HS đọc bài trước lớp.
HS nhận xét tiết học
KỂ CHUYỆN
Tiết 12: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I . MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Rèn kĩ năng nói:
HS kể được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc có cốt truyện, nhân vật, nói về người có nghị lực, có ý chí vươn lên một cách tự nhiên, bằng lời của mình.
Hiểu và trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện (đoạn truyện).
Rèn kĩ năng nghe: 
HS nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
Thái độ:
- HS yêu thích môn học.
II . ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Một số truyện viết về nghị lực (GV và HS sưu tầm): truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện danh nhân, truyện cười, truyện thiếu nhi, sách Truyện đọc lớp 4 (nếu có).
Bảng lớp viết Đề bài.
Giấy khổ to (hoặc bảng phụ) viết gợi ý 3 trong SGK (dàn ý KC), tiêu chuẩn đánh giá bài KC.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
7’
20’
5’
Khởi động:
Bài cũ: Bàn chân kì diệu
-Gọi HS lên bảng kể lại từng đoạn – toàn truyện.
-Em học được điều gì ở Nguyễn Ngọc Kí?
 GV nhận xét – tuyên dương.
Bài mới
GV giới thiệu bài – ghi tựa bài :
Hoạt động 1:HD HS hiểu yêu cầu đề bài
-Yêu cầu HS đọc đề bài và gạch dưới các từ quan trọng.
-Yêu cầu 4 HS nối tiếp đọc các gợi ý.
-Dán bảng dàn ý kể chuyện và tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện nhắc HS:
+Cần giới thiệu câu chuyện trước khi kể.
+Kể tự nhiên bằng giọng kể (không đọc).
+Với chuyện dài HS chỉ cần kể 1-2 đoạn.
Hoạt động 2: HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
-Cho HS kể chuyện theo cặp và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
-Yêu cầu HS thi kể trước lớp.
-Cho HS bình chọn bạn kể tốt và nêu được ý nghĩa câu chuyện.
3.Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS kể tốt và cả những HS chăm chú nghe bạn kể, nêu nhận xét chính xác.
-Yêu cầu về nhà kể lại truyện cho người thân, xem trước nội dung tiết sau
Hát 
HS lên bảng kể + trả lời câu hỏi
HS nhận xét bạn
HS nhắc lại tựa
-HS đọc và gạch chân từ trọng tâm: Hãy kể một câu chuyện mà em đã được nghe, đọc về một người có nghị lực.
- 4 HS nối tiếp đọc gợi ý:Nhớ lại những truyện em đã học về người có nghị lực; tìm trong sách báo những truyện tương tự; Kể trong nhóm, lớp và trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
-Ở gợi ý 1: HS có thể kể về những nhân vật đã biết trong SGK hoặc ở ngoài. 
+ HS lần lượt giới thiệu nhân vật mình muốn kể.
-Ở gợi ý 3: HS đọc thầm và chuẩn bị kể chuyện.
+ HS giới thiệu tên nhân vật
- HS kể theo cặp và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
-HS thi kể và cả lớp nghe, đặt câu hỏi cho bạn trả lời.
HS nhận xét bình chọn bạn kể tốt và nêu được ý nghĩa câu chuyện.
CHÍNH TẢ
TIẾT 12: NGƯỜI CHIẾN SĨ GIÀU NGHỊ LỰC (Nghe – Viết)
PHÂN BIỆT tr / ch, ươn / ương
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn Người chiến sĩ giàu nghị lực 
2.Kĩ năng:
Biết tự phát hiện lỗi & sửa lỗi trong bài chính tả 
Luyện viết những tiếng có chứa các âm đầu tr / ch hoặc có vần ươn / ương. 
3. Thái độ:
Trình bày bài cẩn thận, sạch sẽ. Có ý thức rèn chữ viết đẹp.
II.CHUẨN BỊ:
Bảng phụ ghi nội dung BT2b
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
T.G
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
15’
12’
3’
Khởi động: 
Bài cũ: 
GV đọc cho cả lớp viết vào bảng con các từ ngữ bắt đầu âms/x; dấu hỏi/ dấu ngã.
Yêu cầu 1 HS đọc thuộc lòng các câu tục ngữ BT3
GV nhận xét & chấm điểm
Bài mới: 
- GV giới thiệu bài ghi tựa bài. 
Hoạt động1: HDHS nghe -viết chính tả 
GV đọc đoạn văn cần viết chính tả 1 lượt
 - GV mời 1 HS đọc lại đoạn văn & yêu cầu cả lớp trả lời câu hỏi:
+ Anh chiến sĩ đã vượt qua khó khăn gì?
 -GV yêu cầu HS đọclại đoạn văn &tìm những từ dễ viết sai - GV viết bảng- nhắc HS chú ý viết tên riêng theo đúng quy định.
GV yêu cầu HS viết những từ ngữ dễ viết sai vào bảng con
GV đọc từng câu, từng cụm từ 2 lượt cho HS viết
GV đọc toàn bài chính tả 1 lượt
GV chấm bài 1 số HS & yêu cầu từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau
GV nhận xét chung
Hoạt động 2:HDHS làmbài tậpchính tả 
Bài tập 2: GV mời HS đọc yêu cầu bài tập 2b
GV treo bảng phụ sửa bài:
Các từ cần điền: vươn lên, chán chường, thương trường, khai trương, đường thuỷ, thịnh vượng.
GV nhận xét kết quả bài làm của HS (có đối chiếu với vở viết)
 - Củng cố - Dặn dò: 
- Yêu cầu HS ghi nhớ các hiện tượng chính tả trong bài.
- GV yêu cầu HS nhận xét tiết học. 
Chuẩn bị bài : “Ngưới tìm đường lên các vì sao”
- Hát.
2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: sông sâu, xinh đẹp, sấm chớp, sao sáng, xấu xí, . . .
 1 HS đọc thuộc lòng các câu tục ngữ BT3
HS nhận xét
HS nhắc lại tựa bài 
HS theo dõi trong SGK
1 HS đọc đoạn văn & nêu nội dung đoạn văn:
+ Lê Duy Ứng bị thương nặng, anh quệt máu từ đôi mắt bị thương vẽ chân dung của Bác. Tác phẩm của anh đãgây xúc động cho đồng bào cả nước, anh đã cócủa đất nước.
 - HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết, nêu những hiện tượng mình dễ viết sai: 
HS nhận xét
HS luyện viết bảng con
HS nghe – viết
HS soát lại bài
HS đổi vở cho nhau để soát lỗi chính tả
HS đọc yêu cầu của bài tập
Cả lớp đọc thầm bài HS tự đọc bài và làm bài vào vở nháp
Từng cặp HS đổi bài cho nhau để sửa chéo
Những HS làm bài trên phiếu dán bài lên bảng lớp
Cả lớp nhận xét 
 HS nhắc lại
HS nhận xét tiết học

Tài liệu đính kèm:

  • docTDOC-TLV-LTVC-CT-KC.doc
  • docbai thieu lop 4.doc