Giáo án Tập đọc + Chính tả + Luyện từ và câu + Kể chuyện + Tập làm văn 4 tuần 14 - Trường tiểu học An Phú A

Giáo án Tập đọc + Chính tả + Luyện từ và câu + Kể chuyện + Tập làm văn 4 tuần 14 - Trường tiểu học An Phú A

TẬP ĐỌC

TIẾT 27 : CHÚ ĐẤT NUNG

I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

1.Kiến thức:

- Hiểu các từ ngữ trong bài

- Hiểu nội dung (phần đầu) truyện: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ.

2.Kĩ năng:

- HS đọc lưu loát toàn bài.

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng hồn nhiên, khoan thai; nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm; đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật (chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm, chú bé Đất)

3. Thái độ:

- Can đảm, dám đối đầu với thử thách.

 

doc 22 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 906Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tập đọc + Chính tả + Luyện từ và câu + Kể chuyện + Tập làm văn 4 tuần 14 - Trường tiểu học An Phú A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:1/12
Ngày dạy : 3/12
TẬP ĐỌC
TIẾT 27 : CHÚ ĐẤT NUNG 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
Hiểu các từ ngữ trong bài
Hiểu nội dung (phần đầu) truyện: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ.
2.Kĩ năng:
HS đọc lưu loát toàn bài. 
Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng hồn nhiên, khoan thai; nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm; đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật (chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm, chú bé Đất) 
3. Thái độ:
Can đảm, dám đối đầu với thử thách. 
II.CHUẨN BỊ:
Tranh minh hoạ bài đọc SGK
Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
8’
8’
8’
3’
1’
Khởi động: 
Bài cũ: Văn hay chữ tốt 
GV yêu cầu 2 – 3 HS nối tiếp nhau đọc bài & trả lời câu hỏi 
GV nhận xét - ghi điểm
Bài mới: 
Giới thiệu bài
Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa 
chủ điểm Tiếng sáo diều & nêu những hình ảnh nhìn thấy trong tranh.
GV giới thiệu: Chủ điểm Tiếng sáo diều sẽ đưa các em vào thế giới vui chơi của trẻ thơ. Trong tiết học mở đầu chủ điểm, các em sẽ được làm quen với các nhân vật đồ chơi trong chuyện Chú Đất Nung. 
Hoạt động1: Hướng dẫn luyện đọc
GV chia đoạn 
GV chú ý khen HS đọc đúng kết hợp sửa lỗi phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc không phù hợp
GV yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc + GV kết hợp giải nghĩa từ mới, từ khó.
Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn bài
GV đọc diễn cảm cả bài
Chú ý nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm: rất bảnh, thật đoảng, ấm, khoan khoái, nóng rát, lùi lại, nhát thế, dám xông pha, nung thì nung 
Hoạt động 2: HD tìm hiểu bài
GV chia lớp thành 3 nhóm để các em đọc thầmvà trả lời câu hỏi.
N1:Cu Chắt có những đồ chơi nào? 
Chúng khác nhau thế nào?
- Những đồ chơi này Cu Chắt có từ đâu?
GV nhận xét & chốt ý 
N2: Chú bé Đất đi đâu & gặp chuyện gì?
GV nhận xét & chốt ý 
N3: Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành Đất Nung?
GV không bác bỏ ý kiến thứ nhất mà phải gợi ý để HS tranh luận, hiểu sự thay đổi thái độ của chú bé Đất: chuyển từ sợ nóng đến ngạc nhiên không tin rằng đất có thể nung trong lửa, cuối cùng hết sợ, vui vẻ, tự nguyện xin được “nung”. Từ đó khẳng định ý kiến thứ 2 đúng. 
Chi tiết “nung trong lửa” tượng trưng cho điều gì?
GV nhận xét & chốt ý 
Bài văn cho ta biết gì?
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm
* Hướng dẫn HS đọc từng đoạn văn
-GV HD đơn giản để HS có giọng đọc phù hợp vớitình cảm,thái độ của nhân vật 
* Hướng dẫn kĩ cách đọc 1 đoạn văn
GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm (Ông Hòn Rấm cười  thành Đất Nung)
GV cùng trao đổi, thảo luận với HS cách đọc diễn cảm (ngắt, nghỉ, nhấn giọng)
GV sửa lỗi cho các em
Củng cố 
Truyện Chú Đất Nung có 2 phần. Phần đầu truyện các em đã làm quen với các đồ chơi của Cu Chắt, đã biết chú bé Đất giờ đã trở thành Đất Nung vì dám nung mình trong lửa. Phần tiếp của truyện – học trong tiết tập đọc tới – sẽ cho các em biết số phận tiếp theo của các nhân vật. 
Dặn dò: 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS trong giờ học
Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, chuẩn bị bài: Chú Đất Nung (tt) 
Hát 
HS nối tiếp nhau đọc bài vàtrả lời câu hỏi
HS nhận xét
HS quan sát tranh minh hoạ chủ điểm & nêu
HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc 
HS tiếp nối đọc đoạn trong bài ( 2 lượt)
+ Đoạn 1: 4 dòng đầu 
+ Đoạn 2 : 6 dòng tiếp 
+ Đoạn 3 : phần còn lại 
-HS đọc thầm phần chú giải
- HS luyện đọc theo cặp
Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
2 HS đọc lại toàn bài
HS nghe
Các nhóm đọc thầm bài, thảo luận trong nhóm - đại diện nhóm trả lời câu hỏi 
Cu Chắt có đồ chơi là 1 chàng kị sĩ cưỡi ngựa rất bảnh, 1 nàng công chúa ngồi trong lầu son, 1 chú bé bằng đất
Chúng khác nhau:
+ Chàng kị sĩ, nàng công chúa là món quà cu Chắt được tặng nhân dịp Tết Trung thu. Các đồ chơi này được nặn từ bột, màu sắc sặc sỡ, trông rất đẹp.
+ Chú bé Đất là đồ chơi cu Chắt tự nặn lấy từ đất sét. Chú chỉ là 1 hòn đất mộc mạc hình người.
+ Chàng kị sĩ , nàng công chúa là món quà Cu Chắt được tặng nhân dịp Tết Trung thu. Chú bé Đất cu Chắt tự nặn lấy từ đất sét.
Ýđoạn 1: Đồ chơi của Cu Chắt. 
Đất từ người cu Đất giây bẩn hết quần áo của 2 người bột. Chàng kị sĩ phàn nàn bị bẩn hết quần áo đẹp. Cu Chắt bỏ riêng 2 người bột vào trong lọ thuỷ tinh. 
Ýđoạn 2: Chú bé Đất & hai người bột làm quen với nhau.
Dự kiến: HS có thể trả lời theo 2 hướng:
+ Vì chú sợ bị ông Hòn Rấm chê là nhát
+ Vì chú muốn được xông pha làm nhiều việc có ích
Dự kiến:
+ Phải rèn luyện trong thử thách, con người mới trở thành cứng rắn, hữu ích.
+ Vượt qua được thử thách, khó khăn, con người mới mạnh mẽ, cứng cỏi.
+ Được tôi luyện trong gian nan, con người mới vững vàng, dũng cảm 
Ýđoạn 3: Chú bé Đất quyết định trở thành Đất Nung.
Nội dung chính: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ.
- 3HS tiếp nối đọc đoạn trong bài tập đọc.
4 HS đọc lại toàn truyện theo cách phân vai. 
Thảo luận thầy – trò để tìm ra cách đọc phù hợp
HS luyện đọc diễn cảmđoạn văn theo cặp
HS đọc trước lớp
Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm (đoạn, bài, phân vai) trước lớp
 HS nhận xét tiết học.
Ngày soạn:3/12
Ngày dạy : 6/12
TẬP ĐỌC
TIẾT 28 : CHÚ ĐẤT NUNG (tt)
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
Hiểu các từ ngữ trong bài
Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Muốn làm một người có ích phải biết rèn luyện, không sợ gian khổ, khó khăn. Chú Đất Nung nhờ dám nung mình trong lửa đã trở thành người hữu ích, chịu được nắng mưa, cứu sống được hai người bột yếu đuối. 
2.Kĩ năng:
HS đọc lưu loát toàn bài.
Biết đọc diễn cảm bài văn, chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến của truyện, đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật (chàng kị sĩ, nàng công chúa, chú Đất Nung) 
3. Thái độ:
Luôn có ý thức rèn luyện bản thân, không sợ khó, sợ khổ.
II.CHUẨN BỊ:
Tranh minh hoạ bài đọc SGK
Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
8’
8’
8’
3’
1’
Khởi động: 
Bài cũ: Chú Đất Nung 
GV yêu cầu 3 HS nối tiếp nhau đọc bài & trả lời câu hỏi SGK
GV nhận xét & chấm điểm
Bài mới: 
Giới thiệu bài
Trong tiết học trước, các em đã biết 
nội dung phần đầu truyện Chú Đất Nung. Chú bé Đất đã trở thành Đất Nung vì dám can đảm nung mình trong lửa đỏ. Phần tiếp theo, các em sẽ biết số phận của hai người bột trôi dạt ra sao?Đất Nung đã trở thành người hữu ích như thế nào?
Hoạt động1: Hướng dẫn luyện đọc
- GV chia đoạn 
- GV chú ý khen HS đọc đúng kết hợp sửa lỗi phát âm sai: buồn tênh, phục sẵn, nước xoáy, cộc tuếch; ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc không phù hợp
- GV yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc
- Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn bài
 - GV đọc diễn cảm cả bài
Hoạt động 2: HD tìm hiểu bài
+ GV yêu cầu HS cả lớp đọc thầmvà trả lời câu hỏi.
Em hãy kể lại tai nạn của hai người bột?
+ GV nhận xét & chốt ý 
Đất Nung đã làm gì khi thấy hai người bột gặp nạn?
Vì sao Đất Nung có thể nhảy xuống nước, cứu hai người bột? 
Câu nói cộc tuếch của Đất Nung ở cuối truyện có ý nghĩa gì? 
Em hãy đặt tên cho truyện thể hiện ý nghĩa của câu chuyện?
GV nhận xét 
Hoạt động 3: HD đọc diễn cảm
Hướng dẫn HS đọc từng đoạn văn
GV mời HS đọc toàn truyện theo cáchphân vai–GV theo dõinhận xét
Hướng dẫn kĩ cách đọc 1 đoạn văn
GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm (Hai người bột tỉnh dần  trong lọ thuỷ tinh mà) - GV đọc mẫu
GV sửa lỗi cho các em
Củng cố 
Câu chuyện này muốn nói với em điều gì? 
Dặn dò: 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS trong giờ học.
Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, chuẩn bị bài: Cánh diều tuổi thơ.
Hát
3HS nối tiếp nhau đọc bài và trả lời câu hỏi
HS nhận xét
HS xem tranh minh hoạ bài đọc 
HS tiếp nối đọc đoạn trong bài ( 2 lượt)
+ Đoạn 1: từ đầu  vào cống tìm công chúa. 
+ Đoạn 2: tiếp theo  chạy trốn 
+ Đoạn 3: tiếp theo  vớt lên bờ phơi nắng cho se bột lại 
+ Đoạn 4: phần còn lại 
+ HS đọc thầm phần chú giải
- HS luyện đọc theo cặp
2 HS đọc lại toàn bài
HS nghe
- HS đọc thầm bàivà trả lời câu hỏi.
 HS kể – HS khác nhận xét
Ýđoạn 1,2: Hai người bột gặp tai nạn.
Đất Nung nhảy xuống nước, vớt họ lên bờ phơi nắng cho se bột lại 
Vì Đất Nung đã được nung trong lửa, chịu được nắng, mưa nên không sợ nước, không sợ bị nhũn chân tay khi gặp nước như hai người bột. 
+ Câu nói ngắn gọn, thẳng thắn ấy có ý thông cảm với hai người bột chỉ sống trong lọ thuỷ tinh, không chịu được thử thách.
Câu nói đó có ý xem thường những người chỉ sống trong sung sướng, không chịu đựng nổi khó khăn.
Câu nói có ý nghĩa: cần phải rèn luyện mới cứng rắn, chịu được thử thách, khó khăn, trở thành người hữu ích. 
 ...  HS đọc yêu cầu bài tập 2b
GV treo bảng phụ sửa bài:
Các từ cần điền: lất phất, đất , nhấc, bật lên, rất nhiều, bậc tam cấp, lật, nhấc bổng, bậc. 
GV nhận xét kết quả bài làm của HS (có đối chiếu với vở viết)
Bài tập 3:
GV mời HS đọc yêu cầu bài tập 3b, yêu cầu HS làm bài vào phiếu + 2 HS làm vào bảng phụ
GV nhận xét tuyên dương HS tìm được nhiều từ nhất.
4. Củng cố - Dặn dò: 
- Yêu cầu HS ghi nhớ các hiện tượng chính tả trong bài.
- GV yêu cầu HS nhận xét tiết học. 
Chuẩn bị bài : “Cánh diều tuổi thơ”
- Hát.
2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: con kiến, tìm kiếm, tiềm năng, nóng nảy, phim truyện, . . .
HS nhận xét
HS nhắc lại tựa bài 
HS theo dõi trong SGK
1 HS đọc đoạn văn & nêu nội dung đoạn văn:
+ Tả chiếc áo búp bê xinh xắn. Một bạn nhỏ đã may cho nó với biết bao tình cảm yêu thương.
HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết, nêu những hiện tượng mình dễ viết sai: phong phanh, xa-tanh, hạt cườm, nhỏ xíu, bé Li, chị Khánh. 
HS luyện viết bảng con
HS nghe – viết
HS soát lại bài
HS đổi vở cho nhau để soát lỗi chính tả
HS đọc yêu cầu của bài tập
Cả lớp đọc thầm bài HS tự đọc bài và làm bài vào vở nháp
Từng cặp HS đổi bài cho nhau để sửa chéo
Những HS làm bài trên phiếu dán bài lên bảng lớp
Cả lớp nhận xét 
HS đọc yêu cầu bài tập 3b + làm bài vào phiếu học tập – HS trình bày trước lớp:
+ Các từ chứa vần ât/âc : thật thà, vất vả, chật chội, bất tài, chất phác, bất nhân, phất phơ, lấc cấc, xấc xược, . . .
 HS nhắc lại
HS nhận xét tiết học
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 27 : LUYỆN TẬP VỀ CÂU HỎI 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
Bước đầu nhận biết một dạng câu có từ nghi vấn nhưng không dùng để hỏi. 
2.Kĩ năng:
Luyện tập nhận biết một số từ nghi vấn & đặt câu với các từ nghi vấn ấy. 
3. Thái độ:
Yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt.
II.CHUẨN BỊ:
Giấy khổ to viết sẵn lời giải BT1
3 tờ giấy khổ to viết sẵn 3 câu hỏi của BT3
3 tờ giấy trắng để HS làm BT4
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
23’
5’
Khởi động: 
Bài cũ: Câu hỏi & dấu chấm hỏi
+ Câu hỏi dùng để làm gì? Cho ví dụ.
+ Em nhận biết câu hỏi nhờ những dấu hiệu nào? Cho ví dụ.
+ Cho ví dụ về một câu hỏi em dùng để tự hỏi mình.
GV nhận xét & chấm điểm
3. Bài mới: 
Hoạt động1: Giới thiệu bài 
 Bài học trước, các em đã được biết thế nào là câu hỏi, tác dụng của câu hỏi, những dấu hiệu nhận biết câu hỏi. Bài học hôm nay giúp các em tiếp tục luyện tập về câu hỏi, phân biệt câu hỏi với những câu không phải là câu hỏi. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
GV phát phiếu riêng cho 3 HS 
GV nhận xét, chốt lại bằng cách dán câu trả lời đã viết sẵn – phân tích lời giải
Bài tập 2:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
GV phát phiếu cho HS trao đổi nhóm – mỗi nhóm viết nhanh 7 câu hỏi ứng với 7 từ đã cho.
GV nhận xét, chấm điểm bài làm của các nhóm, kết luận nhóm làm bài tốt nhất. 
Bài tập 3:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
GV mời 3 HS lên bảng làm bài trên phiếu – gạch dưới từ nghi vấn trong mỗi câu hỏi. 
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: 
Bài tập 4:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
GV phát bảng nhóm cho 3 HS đặt câu
GV cùng HS nhận xét
Bài tập 5:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
GV: trong 5 câu đã cho có những câu không phải là câu hỏi. Nhiệm vụ của các em phải tìm ra những câu nào không phải là câu hỏi, không được dùng dấu chấm hỏi. Để làm được bài tập này, các em cần phải nắm chắc: Thế nào là câu hỏi? 
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
4. Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tiết học
Yêu cầu HS về nhà viết vào vở 2 câu có dùng từ nghi vấn nhưng không phải là câu hỏi, không được dùng dấu chấm hỏi.
Chuẩn bị bài: Dùng câu hỏi vào mục đích khác. 
Hát 
HS lên bảng trả lời 
HS nhận xét
HS đọc yêu cầu bài tập 
HS làm vào VBT - tự đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm
HS phát biểu ý kiến. Cả lớp nhận xét 
Hăng hái nhất và khoẻ nhất là ai ?
Trước giờ học các em thường làm gì?
Bến cảng như thế nào?
Bọn trẻ xóm em hay thả diều ở đâu?
HS đọc yêu cầu bài tập
HS trao đổi trong nhóm
Đại diện các nhóm trình bày kết quả bài làm trên bảng
Cả lớp cùng GV nhận xét.
HS đọc yêu cầu của bài tập, tìm từ nghi vấn trong mỗi câu hỏi
3 HS lên bảng làm trên phiếu
HS trình bày bài - Cả lớp nhận xét
a. có phải – không
b. phải không
c . à 
HS đọc yêu cầu của bài tập 
Mỗi HS tự làm – đặt câu hỏi với mỗi từ hoặc cặp từ nghi vấn.
3 HS làm bài vào bảng nhóm
HS tiếp nối nhau đọc câu hỏi đã đặt – mỗi em đọc 3 câu.
HS đọc yêu cầu của bài tập 
1 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ về câu hỏi (SGK trang 131)
HS đọc thầm lại 5 câu hỏi, tìm câu nào không phải là câu hỏi, không đươc dùng dấu chấm hỏi.
HS trao đổi theo cặp
Đại diện nhóm phát biểu.
+ Trong số 5 câu đã cho 2 câu là câu hỏi: 
+ Bạn có thích chơi diều không?
+ Ai dạy bạn làm đèn ông sao? (hỏi bạn điều chưa biết)
+ 3 câu không phải là câu hỏi, không được dùng dấu chấm hỏi: 
Tôi không biết bạn có thích chơi diều không. (nêu ý kiến của người nói). 
Hãy cho biết bạn thích trò chơi nào nhất. (nêu đề nghị).
 Thử xem ai khéo tay hơn nào. (nêu đề nghị) 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 28: DÙNG CÂU HỎI VÀO MỤC ĐÍCH KHÁC 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
HS nắm được một số tác dụng phụ của câu hỏi.
2.Kĩ năng:
Bước đầu biết dùng câu hỏi để thể hiện thái độ khen chê, sự khẳng định, phủ định hoặc yêu cầu, mong muốn trong những tình huống cụ thể. 
3. Thái độ:
Yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt.
II.CHUẨN BỊ:
Bảng phụ viết nội dung BT1
4 băng giấy, trên mỗi băng viết một ý của BT1 (phần luyện tập)
Giấy trắng để HS làm BT2 (phần luyện tập)
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
12’
12’
4’
Khởi động: 
Bài cũ: Luyện tập về câu hỏi 
GV mời 1 HS làm lại BT1; 1 HS làm lại BT5; 1 HS đặt câu có dùng từ nghi vấn nhưng không phải là câu hỏi, không được dùng dấu chấm hỏi. 
GV nhận xét & chấm điểm 
3. Bài mới: 
Giới thiệu bài 
Trong 2 tiết học trước, các em đã 
biết: câu hỏi dùng để hỏi về những điều chưa biết. Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết thêm một điều mới: câu hỏi không phải chỉ dùng để hỏi. Có những câu hỏi được đặt ra để thể hiện thái độ khen chê, sử khẳng định, phủ định hoặc yêu cầu, mong muốn.
Hoạt động1: Hướng dẫn phần nhận xét
Bài tập 1
Yêu cầu HS tìm câu hỏi trong đoạn văn 
Bài tập 2
GV giúp HS phân tích từng câu hỏi: 
Phân tích câu hỏi 1: 
+ Câu hỏi của ông Hòn Rấm: “Sao chú mày nhát thế?” có dùng để hỏi về điều chưa biết không?
+ Ông Hòn Rấm đã biết cu Đất nhát, sao còn phải hỏi? Câu hỏi này dùng để làm gì? 
Phân tích câu hỏi 2: 
+ Câu “Chứ sao?” của ông Hòn Rấm có dùng để hỏi điều gì không?
+ Vậy câu hỏi này có tác dụng gì?
Bài tập 3
GV nêu câu hỏi: Các cháu có thể nói nhỏ hơn không? 
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
Ghi nhớ 
Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ 
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
GV dán 4 băng giấy lên bảng
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
Bài tập 2:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
GV phát giấy khổ to cho các nhóm
GV nhận xét, kết luận những câu hỏi được đặt đúng. 
Bài tập 3:
GV nhắc mỗi em chỉ nêu 1 tình huống
GV nhận xét. 
4. Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Chuẩn bị bài:Mở rộng vốn từ: Trò chơi – đồ chơi 
Hát 
3HS lên bảng trình bày 
HS khác nhận xét
1 HS đọc đoạn đối thoại giữa ông Hòn Rấm với cu Đất trong truyện Chú Đất Nung.
Cả lớp đọc thầm lại, tìm câu hỏi trong đoạn văn & nêu: Sao chú mày nhát thế? Nung ấy ạ? Chứ sao? 
HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, phân tích 2 câu hỏi của ông Hòn Rấm trong đoạn đối thoại (Sao chú mày nhát thế? Chứ sao?)
+ Câu hỏi này không dùng để hỏi về điều chưa biết, vì ông Hòn Rấm đã biết là cu Đất nhát.
+ Để chê cu Đất.
+ Câu hỏi này không dùng để hỏi.
+ Câu hỏi này là câu khẳng định: đất có thể nung trong lửa.
HS đọc yêu cầu của bài
HS trả lời: Câu hỏi không dùng để hỏi mà để yêu cầu: các cháu hãy nói nhỏ hơn.
HS đọc thầm phần ghi nhớ
3 – 4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK
4 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của bài tập, suy nghĩ, làm bài
4 HS xung phong lên bảng thi làm bài – các em viết mục đích của mỗi câu vào bên cạnh từng câu - Cả lớp nhận xét 
Câu a) Câu hỏi được mẹ dùng để bảo con nín khóc (thể hiện yêu cầu)
Câu b) Câu hỏi được bạn dùng để thể hiện ý chê trách.
Câu c) Câu hỏi được chị dùng để chê em vẽ ngựa không giống.
Câu d) Câu hỏi được bà cụ dùng để nhờ giúp đỡ. 
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS làm việc theo nhóm. Các nhóm bàn bạc, viết nhanh ra giấy 4 câu hỏi hợp với 4 tình huống đã cho. 
Đại diện nhóm trình bày -Cả lớp nhận xét 
HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ - tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.
Cả lớp nhận xét.
HS nhận xét tiết học 

Tài liệu đính kèm:

  • docTD - TLV - LTVC - CT - KC.doc