Tập đọc -Kể chuyện (Tiết 46+47)
Đề bài: ĐÔI BẠN.
I.Mục tiêu:
A.Tập đọc
-Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người ở nông thôn và tình cảm thuỷ chung của người thành phố với những người đã giúp đỡ mình lúc gian khổ, khó khăn.(TL được các câu hỏi 1, 2, 3, 4).
B,Kể chuyện:
-Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo gợi ý.
-HS khá, giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện.
Tập đọc -Kể chuyện (Tiết 46+47) Đề bài: ĐÔI BẠN. Ngày dạy: 7.12.2009 I.Mục tiêu: A.Tập đọc -Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người ở nông thôn và tình cảm thuỷ chung của người thành phố với những người đã giúp đỡ mình lúc gian khổ, khó khăn.(TL được các câu hỏi 1, 2, 3, 4). B,Kể chuyện: -Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo gợi ý. -HS khá, giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện. II. Đồ dùng dạy học: -Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, thêm tranh ảnh: cầu trượt, đu quay (nếu có). III.Các hoạt động dạy học: Tiến trình dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động củaếH A.Bài cũ (5 phút) B.Bài mới: 1.GT bài (2 phút) 2.Luyện đọc (25 -28 phút) 3.Tìm hiểu bài (12 phút) 4.Luyện đọc lại (8 phút) Kể chuyện (20 phút) 5.Củng cố, dặn dò: (2-3 phút) -Gọi hs nối tiếp nhau dọc bài : Nhà rông ở Tây Nguyên, trả lời câu hỏi. -Nhận xét ghi điểm. -Nhận xét bài cũ. -Gt chủ điểm: Thành thị và nông thôn. -Gt bài đọc: Đôi bạn. 1/.Đọc toàn bài. -Cho Hs quan sát tranh minh hoạ. 2/.Hướng dẫn hs luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ: a. Đọc câu nối tiếp (3 lượt) -Cho Hs đọc câu nối tiếp. -HD hs đọc từ khó qua mỗi lượt đọc ( sơ tán, san sát, nườm nượp, vùng vẫy tuyệt vọng, cầu trượt) b. Đọc đoạn nối tiếp (3 lượt) -Cho Hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn, đọc phần chú thích ở mỗi đoạn. -Kết hợp nhắc các em ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, tạo nhịp đọc thong thả, chậm rãi (đoạn 1), đọc nhanh hơn ở đoạn 2, đọc phần chú thích. -Hướng dẫn hs đọc đúng đoạn 3: Về nhà,/ Thành và Mến sợ bố lo,/ không dám kể chuyện xảy ra.// Mãi khi Mến đã về quê,/ bố mới biết chuyện.// Bố bảo:/ Người ở làng quê như thế đấy con ạ ! Lúc đất nước có chiến tranh,/ họ sẵn sàng sẻ nhà/ sẻ cửa.// Cứu người,/ họ không hề ngần ngại.// c. Đọc từng đoạn trong nhóm. -YC: đọc theo nhóm 3, tg 4’, nhóm theo dõi góp ý cho bạn đọc đúng. -Theo dõi giúp các nhóm. d.Đọc đồng thanh. -YC lớp đọc đồng thanh đoạn 1. -Cho hs tiếp nối nhau đọc đoạn 2 và 3. -Nhận xét. -YC lớp đọc thầm đoạn 1, trả lời. +Thành và Mến kết bạn vào dịp nào? -Giảng: Thời kì những năm 1965- 1973, giặc Mĩ ném bom phá hoại miền Bắc, nhân dân thủ đô và các thành phố, thị xã ở miền Bắc đều phải sơ tán về nông thôn, chỉ có những người có nhiệm vụ mới ở lại. +Lần đầu ra thị xã chơi, Mến thấy thị xã có gì lạ? -Gọi hs đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm, trả lời: +Ở công viên, có những trò chơi gì? +Ở công viên, Mến có hành động gì đáng khen? +Qua hành động này, em thấy Mến có đức tính gì đáng mến? -Chốt lại: Mến phản ứng rất nhanh, lao ngay xuống hồ cứu em nhỏ. Hành động này cho thấy Mến rất dũng cảm, sẵn sàng giúp đỡ người khác, không sợ nguy hiểm tới tính mạng. -Nói thêm: Cứu người chết đuối phải rất thông minh, không khéo sẽ gặp nguy hiểm vì người sắp chết đuối do quá sợ hãi sẽ túm chặt lấy mình làm mình cũng chìm theo. Bạn Mến trong truyện rất biết cứu người nên đã khéo léo túm tóc cậu bé suýt chết đuối, đưa được cậu vào bờ. -Liên hệ, dặn hs phải cẩn thận khi đi tăm hoặc chơi ven hồ, sông, biển. -YC lớp đọc thầm đoạn 3, trả lời: +Em hiểu câu nói của người bố như thế nào? -Chốt lại: Câu nói của người bố ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người làng quê: họ sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, không ngần ngại cứu người. -Yêu cầu hs trao đổi nhóm +Tìm hiểu chi tiết nói lên tình cảm thuỷ chung của gia đình Thành đối với những người giúp đỡ mình? -Chốt lại: Gia đình Thành tuy đã về thị xã nhưng vẫn nhớ gia đình Mến. Bố Thành về lại nơi sơ tán trước đây đón Mến ra chơi, Thành đưa Mến đi khắp thị xã, bố Thành luôn nhớ ơn gia đình Mến và có những suy nghĩ tốt đẹp về người ở nông thôn. -Đọc diễn cảm đoạn 2,3. -Cho 4 hs thi đọc đoạn 3. -Cho 2 hs đọc cả bài. -Cả lớp và gv nhận xét. 1.Nêu nhiệm vụ: -Gọi hs nêu yc. -Nhắc lại yc: các em dựa vào gợi ý, kể lại từng đoạn câu chuyện; riêng những hs có kả năng sẽ kể lại toàn bộ câu chuyện. 2.Hướng dẫn hs kể chuyện -Treo bảng phụ, yc hs nhìn bảng, đọc lại gợi ý. -Cho hs kể mẫu đoạn 1. -Cho hs tập kể theo cặp, tg 4’. -Gọi hs nối tiếp nhau thi kể lại 3 đoạn (theo gợi ý). -Cho hs khá, giỏi kể toàn bộ câu chuyện. -Nhận xét. -Gv nêu câu hỏi: +Em nghĩ gì về những người sống ở nông thôn, thành thị? -Chốt lại: Bài văn ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người làng quê. -Liên hệ, giáo dục hs. -Nhận xét tiết học- dặn dò học sinh. -Chuẩn bị bài sau: Về quê ngoại. -2 hs đọc và trả lời câu hỏi. -Nhận xét. -Nghe. -Hs lắng nghe. -Hs quan sát tranh. -Đọc câu nối tiếp theo yc. -Cá nhân. -Đọc theo yêu cầu. -Nhận xét góp ý bạn đọc. -Nghe. -Nghe, sau đó 3 hs đọc lại, lớp nhận xét. -Đọc theo yc. -Đồng thanh. -2 hs đọc đoạn. -Đọc thầm đoạn 1. -Trả lời, lớp nhận xét bổ sung. -Hs lắng nghe. -1 hs đọc. -Cá nhân, lớp nhận xét bổ sung. -Hs lắng nghe. -Nghe. -Nghe. -Đọc thầm đoạn 3. -Hs phát biểu. -Hs lắng nghe. -Trao đổi nhóm bàn. -Hs phát biểu. -Hs lắng nghe. -Chú ý lắng nghe. -Thi đọc đoạn 3. -2 hs đọc cả bài. -Nghe, nhận xét bạn đọc. -1 Hs nêu yc. -Nghe. -2 hs đọc lại. -1 hs kể mẫu. -Tập kể theo cặp. -3 hs thi kể 3 đoạn (2 lượt) -2 hs kể lại toàn bộ chuyện. -Nhận xét. -Hs phát biểu. -Nghe.
Tài liệu đính kèm: