TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN:
ĐẤT QUÝ, ĐẤT YÊU
I. Mục tiêu:
a/tập đọc.
1/ Đọc:
- Đọc đúng: Ê-ti-ô-pi-a, đường sá, chăn nuôi, sản vật.
- Biết đọc truyện với giọng kể có cảm xúc; phân biệt lời dẫn chuyện và lời nhân vật (hai vị khách, viên quan).
2/ Đọc - Hiểu:
- Từ ngữ: Ê-ti-ô-pi-a, cung điện, khâm phục.
- Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện: Đất đai Tổ quốc là thứ thiêng liêng, cao quý nhất.
- Hiểu được phong tục đặc biệt của người Ê - ti - ô - pi -a.
b/kể chuyện.
- Biết sắp xếp lại các tranh minh hoạ trong SGK theo đúng thứ tự câu chuyện. Dựa vào tranh, kể lại được trôi chảy, mạch lạc câu chuyện “Đất quý, đất yêu”
Tuần 11 Thứ hai ngày 17 tháng 11 năm 2008 tập đọc - kể chuyện: đất quý, đất yêu I. Mục tiêu: a/tập đọc. 1/ Đọc: Đọc đúng: Ê-ti-ô-pi-a, đường sá, chăn nuôi, sản vật..... Biết đọc truyện với giọng kể có cảm xúc; phân biệt lời dẫn chuyện và lời nhân vật (hai vị khách, viên quan). 2/ Đọc - Hiểu: Từ ngữ: Ê-ti-ô-pi-a, cung điện, khâm phục. Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện: Đất đai Tổ quốc là thứ thiêng liêng, cao quý nhất. Hiểu được phong tục đặc biệt của người Ê - ti - ô - pi -a. b/kể chuyện. - Biết sắp xếp lại các tranh minh hoạ trong SGK theo đúng thứ tự câu chuyện. Dựa vào tranh, kể lại được trôi chảy, mạch lạc câu chuyện “Đất quý, đất yêu” II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ truyện trong SGK, phấn màu, bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A/ kiểm tra bài cũ: Đọc bài “Thư gửi bà”. + Trong thư, Đức kể với bà những gì? -2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi. B/ Bài mới: 1/ Giới thiệu bài: 2/ Luyện đọc: a/ GV đọc diễn cảm toàn bài: -HS quan sát tranh, xác định các nhân vật. b/ Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ: - Đọc nối tiếp từng câu. - Từ khó đọc: Ê-ti-ô-pi-a, đường sá, chăn nuôi, sản vật.... - HS đọc nối tiếp từng câu. -HS đọc đúng từ khó đọc, ngắt nghỉ đúng sau dấu chấm, phẩy. - Đọc từng đoạn trước lớp. *Từ khó hiểu: Ê-ti-ô-pi-a, cung điện, khâm phục, khách du lịch, sản vật. -GV kết hợp hướng dẫn HS đọc đúng giọng một số câu, ngắt nghỉ, giải nghĩa từ tương ứng từng đoạn. -HS đọc nối tiếp từng đoạn. - Đọc từng đoạn trong nhóm. - Thi đọc giữa các nhóm. -HS đọc đoạn trong nhóm. - 4 HS tiếp nối nhau đọc đồng thanh 4 đoạn của bài (tạm chia đôi đoạn 2). 3/ Hướng dẫn tìm hiểu bài: - Câu hỏi 1: Hai người khách được vua Ê-ti-ô-pi-a đón tiếp thế nào? (Vua mời họ vào cung, mở tiệc chiêu đãi, tặng nhiều vật quý - tỏ ý trân trọng và mến khách.) - HS đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi 1. - Câu hỏi 2: Khi khách sắp xuống tàu, có điều gì bất ngờ xảy ra? (Viên quan bảo khách dừng lại, cởi giày ra để họ cạo sạch đất ở đế giày rồi mới để khách xuống tàu trở về nước.) - HS đọc thầm phần đầu đoạn 2, trả lời câu hỏi 2. - Câu hỏi 3: Vì sao người Ê-ti-ô-pi-a không để khách mang đi những hạt đất nhỏ? (Vì người Ê-ti-ô-pi-a coi đất của quê hương họ là thứ thiêng liêng, cao quý nhất.) - HS đọc thầm phần cuối đoạn 2, trả lời câu hỏi 3. - Câu hỏi 4: Theo em, phong tục trên nói lên tình cảm của người Ê-ti-ô-pi-a với quê hương như thế nào? (Người Ê-ti-ô-pi-a rất yêu quý và trân trọng mảnh đất của quê hương. / Người Ê-ti-ô-pi-a coi đất đai của Tổ quốc là tài sản quý giá, thiêng liêng nhất.....) - 4 HS đọc nối tiếp 3 đoạn của bài, trả lời câu hỏi 4. 4/ Luyện đọc lại. - GV đọc diễn cảm lại đoạn 2. - GV hướng dẫn HS thi đọc phân vai đoạn 2. - HS thi đọc cả truyện theo vai. -GV đọc mẫu đoạn 2. -HS thi đọc phân vai. - Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất. 5/ GV nêu nhiệm vụ: Quan sát tranh, sắp xếp lại cho đúng thứ tự câu chuyện “Đất quý, đất yêu”. Sau đó dựa vào tranh, kể lại toàn bộ câu chuyện. 6/ Hướng dẫn HS kể lại câu chuyện theo tranh. Bài 1: Sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự trong câu chuyện. + Tranh 1: (là tranh 3 trong SGK): Hai vị khách du lịch đi thăm đất nước Ê-ti-ô-pi-a. + Tranh 2: (là tranh 1 trong SGK): Hai vị khách được vua của nước Ê-ti-ô-pi-a mến khách, chiêu đãi và tặng quà. + Tranh 3: (là tranh 4 trong SGK): Hai vị khách ngạc nhiên khi thấy viên quan sai người cạo sạch đất dưới đế giày của họ. + Tranh 4: (là tranh 2 trong SGK): Viên quan giải thích cho hai vị khách phong tục của người Ê-ti-ô-pi-a. Bài 2: Nhìn tranh, kể lại câu chuyện. C/Củng cố, dặn dò: - HS đặt tên khác cho câu chuyện * Quan sát tranh. - HS quan sát từng tranh minh hoạ (SGK), sắp xếp lại từng tranh theo thứ tự, GV ghi bảng kết quả. -1 HS giỏi nêu nhanh sự việc được kể trong từng tranh, ứng với từng đoạn. - Từng cặp HS nhìn tranh, tập kể câu chuyện. - 4 HS tiếp nối nhau kể trước lớp theo 4 tranh, có thể kết hợp điệu bộ, cử chỉ, ánh mắt. - 1 HS kể toàn bộ câu chuyện. -Nhận xét, bình chọn. (Mảnh đất thiêng liêng / Một phong tục lạ lùng / Tấm lòng yêu quý đất đai / Thiêng liêng nhất là đất đai của Tổ quốc / ....) tập đọc: vẽ Quê hương I. Mục tiêu: 1/ Đọc: - Đọc đúng: làng xóm, đỏ chót, bức tranh,.... - Biết ngắt nhịp thơ đúng. Bộc lộ được tình cảm vui thích qua giọng đọc. Biết nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả màu sắc. 2/ Đọc - Hiểu: - Hiểu nội dung chính của từng khổ thơ; cảm nhận được vẻ đẹp rực rỡ và giàu màu sắc của bức tranh quê hương. - Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Ca ngợi vẻ đẹp của quê hương và thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của một bạn nhỏ. 3/ Học thuộc lòng bài thơ. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài thơ, phấn màu, bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A/ Kiểm tra bài cũ: - Kể từng đoạn câu chuyện “Đất quý, đất yêu” - 3 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện theo 4 tranh B/ Bài mới: 1/ Giới thiệu bài 2/ Luyện đọc: a/ GV đọc diễn cảm bài thơ: b/ Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ: - Đọc từng dòng thơ . (Đọc đúng: làng xóm, đỏ chót, bức tranh) - Đọc từng khổ thơ trước lớp. - Đọc từng khổ thơ trong nhóm. - Đọc cả bài. -Mỗi HS tiếp nối nhauđọc 2 dòng thơ. -HS đọc nối tiếp nhau 4 khổ thơ. - Đọc từng khổ thơ trong nhóm 4 người , mỗi HS đọc một khổ thơ. - Cả lớp đọc đồng thanh cả bài. 3/ Hướng dẫn tìm hiểu bài: -Câu hỏi 1: Kể tên những cảnh vật được tả trong bài thơ? - HS đọc thầm toàn bài và trả lời câu hỏi 1. -Câu hỏi 2: Cảnh vật quê hương được tả bằng nhiều màu sắc. Hãy kể tên những màu sắc ấy? - HS đọc thầm lại bài thơ và trả lời câu hỏi 2. - Câu hỏi 3: Vì sao bức tranh quê hương rất đẹp? (Câu c đúng nhất.Vì yêu quê hương nên bạn nhỏ thấy quê hương rất đẹp.) - HS trao đổi nhóm và trả lời câu hỏi 3. 4/ Học thuộc lòng bài thơ. - Học thuộc từng khổ. - Học thuộc lòng cả bài. - 1 HS đọc lại bài thơ. - HS thi đọc thuộc lòng. C/Củng cố, dặn dò: - Nội dung bài thơ: Ca ngợi vẻ đẹp của quê hương và thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của một bạn nhỏ. - HS VN tiếp tục HTL bài thơ
Tài liệu đính kèm: