TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
ÔNG TỔ NGHỀ THÊU
I. Mục tiêu:
A/tập đọc.
1/ Đọc:
- Đọc đúng: lều, lọng, lẩm nhẩm, nếm, nặn, chè lam, nhàn rỗi
2/ Đọc - Hiểu:
- Từ ngữ: đi sứ, lọng, bức trướng, chè lam, nhập tâm, bình an vô sự
- Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo; chỉ bằng quan sát và ghi nhớ nhập tâm đã học được nghề thêu của người Trung Quốc và dạy lại cho dân ta.
b/kể chuyện.
1/ Rèn luyện kĩ năng nói:
- Biết khái quát, đặt đúng tên cho từng đoạn của câu chuyện. Kể lại được một đoạn của câu chuyện.
- Kể tự nhiên, phối hợp được lời kể với điệu bộ, động tác; thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện.
Tuần 21 Thứ hai ngày 2 tháng 2 năm 2009 tập đọc – Kể chuyện ông tổ nghề thêu I. Mục tiêu: a/tập đọc. 1/ Đọc: - Đọc đúng: lều, lọng, lẩm nhẩm, nếm, nặn, chè lam, nhàn rỗi 2/ Đọc - Hiểu: - Từ ngữ: đi sứ, lọng, bức trướng, chè lam, nhập tâm, bình an vô sự - Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo; chỉ bằng quan sát và ghi nhớ nhập tâm đã học được nghề thêu của người Trung Quốc và dạy lại cho dân ta. b/kể chuyện. 1/ Rèn luyện kĩ năng nói: - Biết khái quát, đặt đúng tên cho từng đoạn của câu chuyện. Kể lại được một đoạn của câu chuyện. - Kể tự nhiên, phối hợp được lời kể với điệu bộ, động tác; thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện. 2/ Rèn luyện kĩ năng nghe. - Tập trung theo dõi bạn kể chuyện. - Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời bạn. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, phấn màu, bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A/ Kiểm tra bài cũ: - Đọc bài “Trên đường mòn Hồ Chí Minh” và trả lời câu hỏi về nội dung bài: + Nêu những chi tiết nói lên nỗi vất vả của đoàn quân vượt dốc. + Nêu những hình ảnh tố cáo tội ác của giặc Mĩ. *Kiểm tra, đánh giá - 2HS đọc bài và trả lời câu hỏi. - GV nhận xét, cho điểm. B/ Bài mới: 1/ Giới thiệu bài: - Miêu tả những hình ảnh trong tranh minh hoạ chủ điểm mới. ( Hình ảnh con người hăng say lao động, sáng tạo.) - Giới thiệu bài đọc: Ông tổ nghề thêu *Trực tiếp. - HS quan sát tranh, mô tả tranh. - GV giới thiệu, ghi tên bài. 2/ Luyện đọc: a/ GV đọc diễn cảm toàn bài: Giọng đọc chậm rãi, khoan thai, nhấn giọng những từ ngữ thể hiện sự bình tĩnh, ung dung, tài trí của Trần Quốc Khái trước thử thách của vua Trung Quốc. * Đọc mẫu. - GV đọc mẫu, cả lớp đọc thầm. -HS theo dõi SGK. b/ Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ: - Đọc nối tiếp từng câu. *Từ khó đọc: lều, lọng, lẩm nhẩm, nếm, nặn, chè lam, nhàn rỗi. * Luyện đọc. - HS đọc nối tiếp từng câu. -GV kết hợp hướng dẫn HS đọc đúng từ khó đọc, ngắt nghỉ đúng sau dấu chấm, phẩy. - Đọc từng đoạn trước lớp. *Từ khó hiểu: đi sứ, lọng, bức trướng, chè lam, nhập tâm, bình an vô sự -HS đọc nối tiếp từng đoạn. -GV kết hợp hướng dẫn HS đọc đúng giọng một số câu, ngắt nghỉ, giải nghĩa từ tương ứng từng đoạn. - Đọc từng đoạn trong nhóm. - Thi đọc giữa các nhóm. - Đọc trong nhóm 5 HS. -5 nhóm thi đọc đồng thanh nối tiếp. -1HS đọc cả bài. 3/ Hướng dẫn tìm hiểu bài: *Vấn đáp. Đoạn 1 - Câu hỏi 1: Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái ham học như thế nào?( TQK học cả khi đi đốn củi, lúc kéo vó tôm. Tối đến, nhà nghèo, không có đèn, cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng, lấy ánh sáng đọc sách.) - Câu hỏi 2: Nhờ chăm chỉ học tập, TQK đã thành đạt như thế nào?(Ông đỗ tiến sĩ, trở thành vị quan to trong triều đình) - HS đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi 1, 2 Đoạn 2 - Câu hỏi 3: Khi TQK đi sứ Trung Quốc, vua Trung Quốc đã nghĩ ra cách gì để thử tài sứ thần Việt Nam? (Vua cho dựng lầu cao, mời TQK lên chơi, rồi cất thang để xem ông làm thế nào.) - HS đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi 3. Đoạn 3, 4 - Câu hỏi 4: ở trên lầu cao, TQK đã làm gì để sống? (Bụng đói, không có gì ăn, ông đọc ba chữ trên bức trướng “Phật trong lòng”, hiểu ý người viết, ông bẻ tay tượng Phật nếm thử mới biết hai pho tượng được nặn bằng bột chè lam. Từ đó, ngày hai bữa, ông ung dung bẻ dần tượng mà ăn.) - Câu hỏi 5: TQK đã làm gì để không bỏ phí thời gian? (Ông mày mò quan sát hai cái lọng và bức trướng thêu, nhớ nhập tâm cách thêu trướng và làm lọng.) - Câu hỏi 6: TQK đã làm gì để xuống đất bình an vô sự? (Ông nhìn những con dơi xoè cánh chao đi chao lại như chiếc lá bay, bèn bắt chiếc chúng, ôm lọng nhảy xuống đất bình an vô sự.) - HS đọc thầm đoạn 3, 4, trả lời câu hỏi 4, 5, 6. Đoạn 5 - Câu hỏi 7: Vì sao TQK được suy tôn là ông tổ nghề thêu? (Vì ông là người đã truyền dạy cho dân nghề thêu, nhờ vậy nghề này được lan truyền rộng.) - Câu hỏi 8: Nêu nội dung câu chuyện? (Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo; chỉ bằng quan sát và ghi nhớ nhập tâm đã học được nghề thêu của người Trung Quốc và dạy lại cho dân ta.) - HS đọc thầm đoạn 5, trả lời các câu hỏi 7, 8. 4/ Luyện đọc lại. - GV chọn đọc diễn cảm đoạn 3 của bài. - Một vài HS đọc lại đoạn văn. - Một HS đọc lại bài văn. * Luyện đọc. - GV đọc mẫu đoạn3, lưu ý HS cách đọc. - HS thi đọc đoạn 3. - 1 HS đọc cả bài. 5/ GV nêu nhiệm vụ: Trong phần Kể chuyện ngày hôm nay, các em sẽ đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện; tập kể một đoạn của câu chuyện. * Trực tiếp. - GV nêu yêu cầu, ghi bảng tên tiết học. 6/ Hướng dẫn kể lại câu chuyện. Bài 1. Đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện a) Đoạn 1: Cậu bé ham học/ Cậu bé chăm học b) Đoạn 2: Thử tài. c) Đoạn 3. Tài trí của TQK/ Hành động thông minh d) Đoạn 4: Vượt qua thử thách e) Đoạn 5: Dạy nghề thêu cho dân Bài 2. Kể lại một đoạn của câu chuyện Ví dụ: Năm ấy, triều đình giao cho TQK một nhiệm vụ rất quan trọng: đi sứ Trung Quốc. Vua Trung Quốc muốn thử tài sứ thần Việt Nam nên mới nghĩ ra một cách: lệnh cho quân lính dựng một cái lầu cao * Thực hành. - HS đọc yêu cầu. - GV nêu lưu ý đặt tên đoạn dễ hiểu, ngắn gọn. - HS trả lời, GV ghi bảng. - HS nêu yêu cầu. - Một HS khá, giỏi kể mẫu một đoạn. - GV nhận xét, lưu ý HS có thể kể đơn giản, ngắn gọn, cũng có thể kể khá sáng tạo thêm nhiều câu chữ của mình. - HS tiếp nối nhau thi kể từng đoạn của chuyện. - Một HS kể toàn truyện. - Cả lớp và GV nhận xét các bạn thi kể (về nội dung, diễn đạt, cách thể hiện) bình chọn bạn kể chuyện hay nhất. C/Củng cố – dặn dò: - Câu chuyện này giúp các em hiểu được điều gì? (Nếu ham học hỏi, em sẽ trở thành người biết nhiều, có ích) - HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho bạn bè, người thân nghe. - GV hỏi, HS trả lời. - GV dặn dò. tập đọc Bàn tay cô giáo I. Mục tiêu: 1/ Đọc: - Đọc đúng: cong cong, thoắt cái, toả, dập dềnh, rì rào - Biết đọc bài thơ với giọng ngạc nhiên, khâm phục. - Biết ngắt đúng nhịp giữa các dòng thơ, nghỉ hơi đúng giữa các khổ thơ. 2/ Đọc - Hiểu: - Hiểu nghĩa từ mới: phô - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi bàn tay kì diệu của cô giáo. Cô đã tạo ra biết bao điều lạ từ đôi bàn tay khéo léo. 3/ Học thuộc lòng bài thơ. II. Đồ dùng dạy học: - Phấn màu, bảng phụ. Tranh minh hoạ bài thơ trong SGK. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A/ kiểm tra bài cũ: - Kể lại một đoạn câu chuyện “Ông tổ nghề thêu”, trả lời những câu hỏi về nội dung đoạn, bài. *Kiểm tra, đánh giá. - 2 HS nối tiếp kể lại câu chuyện theo đoạn. B/ Bài mới: 1/ Giới thiệu bài: Các em lớn lên trong bàn tay yêu thương của bố mẹ và trưởng thành dần sau mỗi bài giảng của các thầy cô. Bài thơ Bàn tay cô giáo hôm nay sẽ chứng minh điều đó. *Trực tiếp. - GV giới thiệu, ghi tên bài. 2/ Luyện đọc: a/ GV đọc diễn cảm bài thơ: - GV đọc mẫu, HS theo dõi. - Mô tả nội dung tranh: HS chăm chú theo dõi bàn tay khéo léo của cô giáo trong giờ thủ công. * Đọc mẫu. - HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK, mô tả. b/ Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ: - Đọc từng dòng thơ . (Đọc đúng: cong cong, thoắt cái, toả, dập dềnh, rì rào) - Đọc từng khổ thơ trước lớp. + Giải nghĩa các từ ngữ : phô... (Cậu bé cười phô hàm răng sún./ Ngựa non phô với các bạn bộ móng rất đẹp của mình.) - Đọc từng khổ thơ trong nhóm. - Đọc cả bài. *Luyện đọc. -Mỗi HS tiếp nối nhau đọc 2 dòng th -HS đọc nối tiếp nhau 5 khổ thơ. - Đọc từng khổ thơ trong nhóm 5 người , - Cả lớp đọc đồng thanh cả bài. 3/ Hướng dẫn tìm hiểu bài: * Vấn đáp. - Câu hỏi 1: Từ mỗi tờ giấy, cô giáo đã làm ra những gì? Câu hỏi 2: Hãy tả bức tranh cắt dán giấy của cô giáo Câu hỏi 3: Em hiểu hai dòng thơ cuối bài như thế -nào? 4/ Học thuộc lòng bài thơ. C/Củng cố – dặn dò: - Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ. - HS đọc thành tiếng từng khổ thơ và trả lời c -Đọc thuộc từng khổ và thi đọc thuộc từng khổ nối tiếp. -Đọc thuộc cả bài và thi đọc thuộc.âu hỏi. tập đọc Người trí thức yêu nước I. Mục tiêu: 1/ Đọc: - Đọc đúng: nấm pê- ni- xi- lin, hoành hành, tận tuỵ - Đọc bài với giọng kể nhẹ nhàng, tình cảm, biểu lộ thái độ cảm phục và thương tiếc bác sĩ Đặng Văn Ngữ. 2/ Đọc - Hiểu: - Hiểu các từ ngữ mới trong bài: trí thức, nấm pê- ni – xi – lin, khổ công, nghiên cứu - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi bác sĩ Đặng Văn Ngữ- một trí thức yêu nước đã hiến dâng cả cuộc đời mình cho sự nghiệp khoa học và sự nghiệp bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Phấn màu, bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học: Nội dung dạy học Phương pháp A/ kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc lòng bài “Bàn tay cô giáo” và trả lời câu hỏi về nội dung bài thơ. *Kiểm tra, đánh giá. - 2HS đọc, trả lời câu hỏi. - Nhận xét, cho điểm. - Nhận xét chung. B/ Bài mới: 1/ Giới thiệu bài: - HS quan sát tranh, mô tả tranh. - Bác sĩ Đặng Văn Ngữ là một tri thức nổi tiếng của nước ta. Ông là một thầy thuốc giỏi, yêu nước, đã có những đóng góp to lớn trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Hiện nay, ở Hà Nội, có một đường phố mang tên ông *Trực tiếp. - HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, mô tả tranh. - GV giới thiệu, ghi tên bài. 2/ Luyện đọc: a/ GV đọc toàn bài: Đọc bài với giọng kể nhẹ nhàng, tình cảm, biểu lộ thái độ cảm phục, kính trọng. * Đọc mẫu. - GV đọc mẫu. -Cả lớp đọc thầm. b/ Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ: - Đọc từng câu. *Đọc đúng: nấm pê- ni- xi- lin, hoành hành, tận tuỵ - Đọc từng đoạn trước lớp. + HS đọc nối tiếp từng đoạn. Đoạn 1: Từ đầu đến “từ Nghệ An lên Việt Bắc” Đoạn 2: . chữa cho thương binh Đoạn 3: . những liều thuốc đầu tiên Đoạn 4: còn lại +Từ khó hiểu: trí thức, nấm pê- ni – xi – lin, khổ công, nghiên cứu - Đọc từng đoạn trong nhóm. -Thi đọc cả bài. * Luyện đọc. -GV hướng dẫn HS đọc nối tiếp câu. - HS đọc nối tiếp câu (2 lượt) -GV kết hợp hướng dẫn HS đọc đúng từ khó đọc. - GV treo bìa, nêu yêu cầu chia bài thành 4 đoạn. -HS đánh dấu đoạn. -GV nêu yêu cầu giọng đọc toàn bài. - HS đọc tiếp nối từng đoạn, GV kết hợp nhắc nhở các em ngắt nghỉ hơi giữa các cụm từ, treo câu dài cần ngắt nghỉ, luyện đọc câu dài. - HS giải nghĩa từ. - Đọc trong nhóm 4 người. - 2 HS thi đọc toàn bài. 3/Hướng dẫn tìm hiểu bài: * Vấn đáp. Câu hỏi 1: Tìm những chi tiết nói lên tinh thần yêu nước của bác sĩ Đặng Văn Ngữ? (Vì yêu nước, bác sĩ đã rời Nhật Bản, một nước có điều kiện sống tốt hơn để trở về nước tham gia kháng chiến/ Vì yêu nước nên cả khi đã gần 60 tuổi, có thể ở lại miền Bắc là hậu phương an toàn hơn, ông vẫn lên đường ra mặt trận chống Mĩ) * Chỉ có người có lòng yêu nước thiết tha mới bỏ cuộc sống giàu sang ở nước ngoài, trở về hết lòng phục vụ đất nước đang có chiến tranh; mới bỏ hậu phương xin vào chiến trường đầy khó khăn, nguy hiểm. Câu hỏi 2: Tìm chi tiết cho thấy bác sĩ Đặng Văn Ngữ rất dũng cảm ?(Ông đã tiêm thử trên cơ thể mình những liều thuốc đầu tiên) - HS đọc thầm bài , trả lời các câu hỏi. Câu hỏi 3: Bác sĩ Đặng Văn Ngữ đã có những đóng góp gì cho hai cuộc kháng chiến? (Kháng chiến chống Pháp, ông đã gây được một va li nấm pê - ni – xi- lin. Nhờ va li nấm này, bộ đội ta đã chế được thuốc chữa bệnh cho thương binh. Kháng chiến chống Mĩ, ông ra mặt trận, chế thuốc sốt rét. Thuốc sản xuất ra đã có hiệu quả cao) Câu hỏi 4: Bác sĩ Đặng Văn Ngữ hi sinh trong hoàn cảnh nào?(trong một trận bom của kẻ thù) Câu hỏi 5: Em hiểu điều gì qua câu chuyện này?(Ông rất yêu nước, tận tuỵ với công việc chữa bệnh cho thương binh. Ông rất dũng cảm, đã tiêm thử thuốc trên cơ thể mình. Nhân dân ta không bao giờ quên những người hết lòng vì nước, vì dân như bác sĩ Đặng Văn Ngữ) 4/ Luyện đọc lại. - Đọc mẫu đoạn 3; hướng dẫn cách đọc như phần đầu. - Thi đọc theo đoạn. -Thi đọc cả bài. * Luyện đọc lại - GV đọc đoạn 3. Hướng dẫn HS đọc đúng đoạn 3. - HS thi đọc đoạn. - HS đọc cả bài. - Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn những bạn đọc hay nhất. C/ Củng cố – dặn dò: - GV yêu cầu HS đọc lại bài. - GV nhận xét, dặn dò.
Tài liệu đính kèm: