Giáo án Tập đọc - Kể chuyện khối 3 tuần 31

Giáo án Tập đọc - Kể chuyện khối 3 tuần 31

TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN

 BÁC SĨ Y-ÉC-XANH

I. Mục tiêu:

A/TẬP ĐỌC.

1/ Đọc:

- Đọc đúng: nghiên cứu, là ủi, im lặng,.

- Biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung và lời nhân vật.

2/ Đọc - Hiểu:

- Hiểu các từ ngữ mới: ngưỡng mộ, dịch hạch, nơi góc biển chân trời, nhiệt đới, toa hạng ba, bí ẩn, công dân. Nắm được những nét chính về bác sĩ Y-éc-xanh (Yersin).

- Nắm nội dung của câu chuyện:

+ Đề cao lẽ sống cao đẹp của Y-éc-xanh: sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loại.

+ Nói lên sự gắn bó của Y-éc-xanh với mảnh đất Nha Trang nói riêng và Việt Nam nói chung.

B/KỂ CHUYỆN.

1/ Rèn luyện kĩ năng nói:

- Dựa vào tranh minh hoạ, nhớ lại và kể đúng nội dung câu chuyện theo lời của nhân vật (bà khách).

2/ Rèn luyện kĩ năng nghe.

 

doc 7 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1168Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc - Kể chuyện khối 3 tuần 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUầN 31
 Thứ hai ngày 13 tháng 4 năm 2009
tập đọc - kể chuyện
 Bác sĩ y-éc-xanh
I. Mục tiêu:
a/tập đọc.
1/ Đọc:
- Đọc đúng: nghiên cứu, là ủi, im lặng,...
- Biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung và lời nhân vật.
2/ Đọc - Hiểu:
- Hiểu các từ ngữ mới: ngưỡng mộ, dịch hạch, nơi góc biển chân trời, nhiệt đới, toa hạng ba, bí ẩn, công dân. Nắm được những nét chính về bác sĩ Y-éc-xanh (Yersin). 
- Nắm nội dung của câu chuyện: 
+ Đề cao lẽ sống cao đẹp của Y-éc-xanh: sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loại.
+ Nói lên sự gắn bó của Y-éc-xanh với mảnh đất Nha Trang nói riêng và Việt Nam nói chung.
b/kể chuyện.
1/ Rèn luyện kĩ năng nói: 
- Dựa vào tranh minh hoạ, nhớ lại và kể đúng nội dung câu chuyện theo lời của nhân vật (bà khách).
2/ Rèn luyện kĩ năng nghe.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, phấn màu, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
* ổn định tổ chức: 
A/ Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bài “Ngọn lửa Ô-lim-pích” và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
*Kiểm tra, đánh giá
- 2HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, cho điểm.
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài: Đây là ảnh bác sĩ Y-éc-xanh . ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang và Đà Lạt đều có đường phố mang tên ông. Vậy Y-éc-xanh là ai? Ông có công lao đối với nước ta như thế nào mà được lấy tên đặt cho từng đường phố của thủ đô và nhiều thành phố lớn của nước ta? Học bài “Bác sĩ Y-éc-xanh”, các em sẽ rõ điều đó.
*Trực tiếp.
- HS quan sát tranh bài đọc, mô tả tranh.
- GV giới thiệu, ghi tên bài. 
2/ Luyện đọc:
a/ GV đọc diễn cảm toàn bài: 
- Chú ý thay đổi giọng đọc cho phù hợp với lời các nhân vật: Lời bà khách thể hiện thái độ kính trọng. Lời Y-éc-xanh chậm rãi nhưng kiên quyết, giàu nhiệt huyết.
* Đọc mẫu.
- GV đọc mẫu, cả lớp đọc thầm.
-HS theo dõi SGK.
b/ Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:
- Đọc nối tiếp từng câu.
*Từ khó đọc: nghiên cứu, là ủi, im lặng,... 
* Luyện đọc.
- HS đọc nối tiếp từng câu.
-GV kết hợp hướng dẫn HS đọc đúng từ khó đọc, ngắt nghỉ đúng sau dấu chấm, phẩy.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
* Từ khó hiểu: ngưỡng mộ, dịch hạch, nơi góc biển chân trời, nhiệt đới, toa hạng ba, bí ẩn, công dân,...
* GV có thể nói thêm về Y-éc-xanh, về Nha Trang:
+ Y-éc-xanh là người Pháp, gốc Thuỵ Sĩ, sinh năm 1863 ở Thuỵ Sĩ và mất năm 1943 ở Nha Trang, Việt Nam. Ông là học trò của nhà bác học vĩ đại Lu-i Pa-xtơ. Ông rời nước Pháp sang Việt Nam từ thuở còn trẻ để nghiên cứu các bệnh nhiệt đới. Giữa lúc dịch hạch lan tràn, ông không sợ nguy hiểm, sang Hồng Công để nghiên cứu về căn bệnh này và đã phát hiện ra vi trùng dịch hạch. Đối với nước ta, ông có rất nhiều công lao: sáng lập ra viện Pa-xtơ đầu tiên ở Việt Nam, phát hiện ra vùng đất cao nguyên nổi tiếng Đà Lạt, đem cây canh-ki-na vào trồng ở cao nguyên... Ông cũng là vị hiệu trưởng đầu tiên của Trường Đại học Y Hà Nội.
+ Nha Trang: Thành phố ven biển thuộc tỉnh Khánh Hoà.
-HS đọc nối tiếp từng đoạn.
-GV kết hợp hướng dẫn HS đọc đúng giọng một số câu, ngắt nghỉ, giải nghĩa từ tương ứng từng đoạn.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- Đọc trong nhóm 4 HS.
-4 nhóm thi đọc đồng thanh nối tiếp. 
-1HS đọc cả bài.
3/ Hướng dẫn tìm hiểu bài:
*Vấn đáp.
- Câu hỏi 1: Vì sao bà khách ao ước được gặp bác sĩ Y-éc-xanh? ( Vì ngưỡng mộ, vì tò mò muốn biết vì sao bác sĩ Y-éc-xanh chọn cuộc sống nơi góc biển chân trời để nghiên cứu bệnh nhiệt đới.)
- Câu hỏi 2: Em thử đoán xem bà khách tưởng tượng nhà bác học Y-éc-xanh là người như thế nào. Trong thực tế. vị bác sĩ có gì khác với trí tưởng tượng của bà? (Có lẽ bà khách tưởng tượng nhà bác học Y-éc-xanh là người ăn mặc sang trọng, dáng điệu quý phái. Trong thực tế, ông mặc bộ quần áo ka ki cũ không là ủi trông như người khách đi tàu ngồi toa hạng ba – toa dành cho những người ít tiền. Chỉ có đôi mắt đầy bí ẩn của ông làm bà chú ý.)
- Câu hỏi 3: Vì sao bà khách nghĩ là Y-éc-xanh quên nước Pháp? (Vì bà thấy Y-éc-xanh không có ý định trở về nước Pháp.)
- Câu hỏi 4: Những câu nào nói lên lòng yêu nước của bác sĩ Y-éc-xanh? (“Tôi là người Pháp. Mãi mãi tôi là công dân Pháp. Người ta không thể nào sống mà không có Tổ quốc.”)
- Câu hỏi 5: Bác sĩ Y-éc-xanh là người yêu nước nhưng ông vẫn quyết định ở lại Nha Trang. Vì sao? (Ông muốn ở lại để giúp người dân Việt Nam đấu tranh chống bệnh tật. / Ông muốn thực hiện lẽ sống của mình: sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loại. / Ông nghiên cứu các bệnh nhiệt đới, ở Nha Trang ông mới có thực tế để nghiên cứu. / Ông yêu mến phong cảnh và đất nước Việt Nam...)
- HS đọc thầm từng đoạn và trả lời các câu hỏi.
4/ Luyện đọc lại.
- HS tự hình thành các nhóm, mỗi nhóm 3 em, phân vai (người dẫn chuyện, bà khách, Y-éc-xanh).
- 2 nhóm thi đọc truyện theo vai. GV hướng dẫn (hoặc đọc mẫu) giúp các em thể hiện đúng nội dung truyện.
* Luyện đọc.
- GV đọc mẫu toàn bài, lưu ý HS cách đọc.
- HS thi đọc phân vai toàn bài.
- 1 HS đọc cả bài.
5/ GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào 4 tranh minh hoạ, nhớ lại và kể đúng nội dung câu chuyện theo lời bà khách.
* Trực tiếp.
- GV nêu yêu cầu, ghi bảng tên tiết học.
6/ Hướng dẫn HS kể chuyện theo tranh.
 - HS quan sát tranh. Nếu cần GV cho các em nêu vắn tắt nội dung mỗi tranh, ví dụ:
+ Tranh 1: Bà khách ước ao được gặp bác sĩ Y-éc-xanh.
+ Tranh 2: Bà khách thấy bác sĩ Y-éc-xanh thật giản dị.
+ Tranh 3: Cuộc trò chuyện giữa hai người.
+ Tranh 4: Sự đồng cảm của bà khách với tình nhân loại cao cả của bác sĩ Y-éc-xanh.
* GV lưu ý các em: kể theo vai bà khách (đổi các từ khách, bà, bà khách thành tôi; đổi từ họ ở cuối bài thành chúng tôi hoặc ông và tôi...). 
* Ví dụ: Tôi nghe danh tiếng bác sĩ Y-éc-xanh đã từ lâu. Ông là người Pháp đã tìm ra vi trùng dịch hạch. Tôi luôn tò mò muốn biết vì sao một nhà bác học người Pháp danh tiếng như ông lại cứ ở mãi Nha Trang...)
* Thực hành
- HS quan sát lần lượt từng tranh minh hoạ trong SGK, nhớ nội dung từng đoạn truyện; đặt tên cho từng tranh.
- HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại những tên đúng.
- 1HS kể mẫu.
- HS tập kể trong nhóm.
- 4 HS tiếp nối nhau kể 4 đoạn của câu chuyện theo gợi ý.
- GV và cả lớp nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hấp dẫn nhất, sôi nổi, hào hứng nhất.
- Một HS nhập vai kể toàn truyện.
C/Củng cố – dặn dò:
- GV dặn HS về nhà tiếp tục luyện kể lại câu chuyện theo lời bà khách.
- GV dặn dò.
 tập đọc
Bài hát trồng cây
I. Mục tiêu:
1/ Đọc:
- Đọc đúng: rung cành cây, lay lay, vòm cây, nắng xa, mau lớn lên,...
2/ Đọc - Hiểu: 
- Hiểu điều bài thơ muốn nói với các em: Cây xanh mang lại cho con người cái đẹp, ích lợi và hạnh phúc. Mọi người hãy hăng hái trồng cây.
3/ Học thuộc lòng bài thơ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phấn màu, bảng phụ. Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
* ổn định tổ chức: 
A/ kiểm tra bài cũ: 
- Kể lại câu chuyện “Bác sĩ Y-éc-xanh” và trả lời câu hỏi về ý nghĩa của bài.
*Kiểm tra, đánh giá.
- 2 HS nối tiếp kể lại câu chuyện.
-Nhận xét, cho điểm.
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài: Cây xanh mang lại rất nhiều điều tốt cho con người: nó làm cho không khí trong lành, con người khoẻ hơn, cuộc sống vui hơn... “Bài hát trồng cây” mà các em học hôm nay sẽ cho biết về ích lợi của cây xanh, niềm hạnh phúc mà cây xanh mang lại cho con người.
*Trực tiếp.
 - GV giới thiệu, ghi tên bài. HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK, mô tả.
2/ Luyện đọc:
a/ GV đọc diễn cảm bài thơ: giọng vui, hồn nhiên; nhấn giọng những từ ngữ khẳng định ích lợi và hạnh phúc mà việc trồng cây mang lại cho con người: ai trồng cây, có tiếng hát, có ngọn gió, có bóng mát, có hạnh phúc, em trồng cây.
* Đọc mẫu.
- GV đọc mẫu, HS theo dõi.
- HS nhận xét về cách đọc bài thơ, GV hướng dẫn thêm.
b/ Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:
- Đọc từng dòng thơ .
(Đọc đúng: rung cành cây, lay lay, vòm cây, nắng xa, mau lớn lên,......)
Khổ thơ cuối chỉ 1 HS đọc.
- Đọc từng khổ thơ trước lớp.
- Đọc từng khổ thơ trong nhóm.
- Đọc cả bài.
*Luyện đọc.
-Mỗi HS tiếp nối nhau đọc hai dòng thơ. GV kết hợp hướng dẫn HS đọc đúng từ khó đọc.
-HS đọc nối tiếp nhau từng khổ thơ. GV kết hợp nhắc nhở các em nghỉ hơi đúng, tự nhiên và thể hiện tình cảm qua giọng đọc. 
- Đọc từng khổ trong nhóm 5 người , mỗi HS đọc 1 khổ và đổi lại.
- Cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
3/ Hướng dẫn tìm hiểu bài:
* Vấn đáp.
- Câu hỏi 1: Cây xanh mang lại những gì cho con người? (Cây xanh mang lại:
+ Tiếng hót mê say của các loài chim trên vòm cây.
+ Ngọn gió mát làm rung cành cây.
+ Bóng mát trong vòm cây làm con người quên nắng xa, đường dài.
+ Hạnh phúc được mong chờ cây lớn lên từng ngày.)
- HS đọc thầm bài thơ, trả lời câu hỏi.
-Câu hỏi 2: Hạnh phúc của người trồng cây là gì? 
(... được mong chờ cây lớn, được chứng kiến cây lớn lên từng ngày.)
- Câu hỏi 3: Tìm những từ ngữ được lặp đi lặp lại trong bài thơ. Nêu tác dụng của chúng. (Các từ ngữ được lặp đi lặp lại trong bài thơ là: Ai trồng cây / Người đó có... và Em trồng cây / Em trồng cây. Cách sử dụng điệp ngữ như một điệp khúc trong bài hát khiến người đọc dễ nhớ, dễ thuộc, nhấn mạnh ý khuyến khích mọi người hăng hái trồng cây.)
4/ Học thuộc lòng bài thơ.
- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng bài thơ.
- HS tự nhẩm học thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ.
- HS thi học thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ.
*Thực hành.
C/Củng cố – dặn dò:
- Các em hiểu điều gì qua bài thơ? (Cây xanh mang lại cho con người nhiều ích lợi, hạnh phúc. Con người phải bảo vệ cây xanh, tích cực trồng cây.)
- Dặn HS tìm hiểu tên các nước trên thế giới, biết chỉ vị trí các nước trên bản đồ (hoặc quả địa cầu) để làm tốt bài tập 1 của tiết Luyện từ và câu tới.
- Vấn đáp.
- GV nêu yêu cầu, nhận xét tiết học.
Thứ ngày tháng 4 năm 2009
tập đọc
Con cò
I. Mục tiêu:
1/ Đọc:
- Đọc đúng: phẳng lặng, lạch nước, quanh co, uốn khúc, lâng lâng, nặng nề,...
- Biết đọc bài với giọng tả nhẹ nhàng, có nhịp điệu.
2/ Đọc - Hiểu:
- Từ ngữ: màu thanh thiên, đánh giậm, vũ trụ, tạo hoá, doi đất.
- Hiểu nội dung bài: Bức tranh đồng quê Việt Nam rất đẹp và thanh bình. Con người phải biết giữ gìn cảnh đẹp thanh bình ấy.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Phấn màu, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
* ổn định tổ chức: 
A/ kiểm tra bài cũ: 
- Đọc thuộc lòng bài thơ “Bài hát trồng cây” và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
*Kiểm tra, đánh giá.
- 2HS đọc, trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, cho điểm.
- Nhận xét chung.
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài: Bài đọc hôm nay tả một bức tranh đồng quê. Trên bức tranh ấy nổi bật lên hình ảnh con cò. Qua bài đọc, tác giả muốn nhắn nhủ với các em điều gì? Chúng ta hãy đọc bài để biết.
*Trực tiếp.
- HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, mô tả tranh.
- GV giới thiệu, ghi tên bài.
2/ Luyện đọc:
a/ GV đọc bài văn: đọc giọng tả chậm rãi, nhẹ nhàng, có nhịp điệu. Nhấn giọng các từ ngữ tả vẻ đẹp thanh bình của cánh đồng buổi chiều, vẻ đẹp thanh cao của con cò: phẳng lặng, trong veo, thanh thiên bát ngát, lâng lâng, nhảy nhót, siêng năng, bì bõm, chầm chậm, là là, nhẹ nhàng, thong thả, cất cánh bay, nhẹ như chẳng ngờ, không gây một tiếng động.
* Đọc mẫu.
- GV đọc mẫu.
-Cả lớp đọc thầm.
b/ Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:
- Đọc từng câu.
*Đọc đúng: phẳng lặng, lạch nước, quanh co, uốn khúc, lâng lâng, nặng nề,...
- Đọc từng đoạn trước lớp.
* HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn. Bài chia làm bốn đoạn (mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn).
*Từ khó hiểu: màu thanh thiên, đánh giậm, vũ trụ, tạo hoá, doi đất.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
-Thi đọc cả bài.
* Luyện đọc.
-GV hướng dẫn HS đọc nối tiếp từng câu.
-GV kết hợp hướng dẫn HS đọc đúng từ khó đọc.
-GV nêu yêu cầu giọng đọc toàn bài.
- HS đọc tiếp nối từng đoạn, GV kết hợp nhắc nhở các em ngắt nghỉ hơi sau dấu chấm, phẩy, treo bảng phụ luyện ngắt nghỉ.
- HS giải nghĩa từ.
- Đọc trong nhóm 4 người.
 - 2 HS thi đọc toàn bài.
3/Hướng dẫn tìm hiểu bài:
Câu hỏi 1: Con cò bay trong khung cảnh thiên nhiên như thế nào? (Con cò bay trong một buổi chiều rất đẹp, thanh bình, yên tĩnh: cánh đồng phẳng lặng, bát ngát xanh; lạch nước trong veo; một chú chim khách nhảy nhót ở đầu bờ; có thể nghe thấy tiếng bì bõm của người đánh giậm đang lội bùn.)
Câu hỏi 2: Tìm những chi tiết nói lên dáng vẻ thong thả, nhẹ nhàng của con cò. (Bộ lông trắng muốt; bay chầm chậm bên chân trời tưởng như vũ trụ của riêng nó; nhẹ nhàng đặt chân lên mặt đất; thong thả đi trên doi đất; cất cánh bay, nhẹ như chẳng ngờ, không gây một tiếng động trong không khí.)
Câu hỏi 3: Em cần làm gì để giữ mãi cảnh đẹp được tả trong bài? (Phải bảo vệ thiên nhiên, môi trường, không gây ô nhiễm. / Không được bắn các loài chim vì chúng làm cho cuộc sống thêm đẹp. / ...)
* Vấn đáp.
- HS đọc bài văn và trả lời các câu hỏi.
4/ Luyện đọc lại.
* Đọc nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm, làm nổi bật hình ảnh duyên dáng của con cò trong đoạn sau:
 Con cò bay là là, rồi nhẹ nhàng đặt chân lên mặt đất, dễ dãi, tự nhiên như mọi hoạt động của tạo hoá. Nó thong thả đi trên doi đất.
 Rồi nó lại cất cánh bay, nhẹ như chẳng ngờ, không gây một tiếng động trong không khí.
* Luyện đọc lại
- Đọc lại toàn bài.
- Đọc đúng một số câu, đoạn văn.
-Thi đọc cả bài.
C/ Củng cố – dặn dò:
- GV dặn HS về nhà đọc lại bài tập đọc. Chuẩn bị bài tập đọc “Người đi săn và con vượn” kì tới.
- GV nhận xét, dặn dò.

Tài liệu đính kèm:

  • docT31_tdkc.doc