Giáo án Tập đọc - Kể chuyện khối 3 tuần 34

Giáo án Tập đọc - Kể chuyện khối 3 tuần 34

 TUẦN 34

TẬP ĐỌC KỂ CHUYỆN

SỰ TÍCH CHÚ CUỘI CUNG TRĂNG

I. MỤC TIÊU:

A/TẬP ĐỌC.

1/ Đọc:

- Đọc đúng: liều mạng, vung rìu, lăn quay, quăng rìu, leo tót, cựa quậy, lừng lững,.

2/ Đọc - Hiểu:

- Hiểu các từ ngữ mới: tiều phu, khoảng giập bã trầu, phú ông, rịt.

- Hiểu nội dung bài:

+ Tình nghĩa thuỷ chung, tấm lòng nhân hậu của chú Cuội.

+ Giải thích các hiện tượng thiên nhiên (hình ảnh giống người ngồi trên cung trăng vào những đêm rằm) và ước mơ bay lên mặt trăng của loài người.

B/KỂ CHUYỆN.

1/ Rèn luyện kĩ năng nói:

- Dựa vào các gợi ý trong SGK, HS kể được tự nhiên, trôi chảy từng đoạn câu chuyện.

2/ Rèn luyện kĩ năng nghe.

doc 7 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1840Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc - Kể chuyện khối 3 tuần 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 34 Thứ hai ngày tháng 5 năm 2009
Tập đọc kể chuyện 
Sự tích chú cuội cung trăng
I. Mục tiêu:
a/tập đọc.
1/ Đọc:
- Đọc đúng: liều mạng, vung rìu, lăn quay, quăng rìu, leo tót, cựa quậy, lừng lững,..
2/ Đọc - Hiểu:
- Hiểu các từ ngữ mới: tiều phu, khoảng giập bã trầu, phú ông, rịt... 
- Hiểu nội dung bài: 
+ Tình nghĩa thuỷ chung, tấm lòng nhân hậu của chú Cuội.
+ Giải thích các hiện tượng thiên nhiên (hình ảnh giống người ngồi trên cung trăng vào những đêm rằm) và ước mơ bay lên mặt trăng của loài người.
b/kể chuyện.
1/ Rèn luyện kĩ năng nói: 
- Dựa vào các gợi ý trong SGK, HS kể được tự nhiên, trôi chảy từng đoạn câu chuyện.
2/ Rèn luyện kĩ năng nghe.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, phấn màu, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
* ổn định tổ chức: 
A/ Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bài “Quà của đồng nội” và trả lời câu hỏi trong SGK.
*Kiểm tra, đánh giá
- 2HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, cho điểm.
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài: HS quan sát tranh chú Cuội ngồi trên cung trăng, nêu các phỏng đoán vì sao chú Cuội lên được cung trăng. GV dẫn vào bài: Câu chuyện hôm nay sẽ đưa ra lí do đáng yêu của người xưa giải thích vì sao chú Cuội lại ở trên cung trăng.
*Trực tiếp.
- HS quan sát tranh bài đọc, mô tả tranh.
- GV giới thiệu, ghi tên bài. 
2/ Luyện đọc:
a/ GV đọc diễn cảm toàn bài: 
- Giọng kể linh hoạt: nhanh, hồi hộp ở đoạn Cuội gặp hổ (đoạn 1); trở lại nhịp chậm hơn ở đoạn 2, 3; nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả hoạt động, trạng thái: xông đến, vung rìu, lăn quay, leo tót, cựa quậy, vẫy đuôi; không ngờ, sống lại, lừng lững, nhảy bổ, túm,...
* Đọc mẫu.
- GV đọc mẫu, cả lớp đọc thầm.
-HS theo dõi SGK.
b/ Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:
- Đọc nối tiếp từng câu.
*Từ khó đọc: liều mạng, vung rìu, lăn quay, quăng rìu, leo tót, cựa quậy, lừng lững,..
* Luyện đọc.
- HS đọc nối tiếp từng câu.
-GV kết hợp hướng dẫn HS đọc đúng từ khó đọc, ngắt nghỉ đúng sau dấu chấm, phẩy.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
* Từ khó hiểu: tiều phu, khoảng giập bã trầu, phú ông, rịt, ...
-HS đọc nối tiếp từng đoạn.
-GV kết hợp hướng dẫn HS đọc đúng giọng một số câu, ngắt nghỉ, giải nghĩa từ tương ứng từng đoạn.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- Đọc trong nhóm 3 HS.
- 2 nhóm thi đọc đồng thanh nối tiếp. 
-1HS đọc cả bài.
3/ Hướng dẫn tìm hiểu bài:
*Vấn đáp.
- Câu hỏi 1: Nhờ đâu, chú Cuội phát hiện ra cây thuốc quý? (Do tình cờ thấy hổ mẹ cứu sống hổ con bằng lá thuốc. Cuội đã phát hiện ra cây thuốc quý.)
- HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi 1.
- Câu hỏi 2: Chú Cuội dùng cây thuốc vào việc gì? (Cuội dùng cây thuốc để cứu sống mọi người. Cuội đã cứu sống được rất nhiều người, trong đó có con gái của một phú ông, được phú ông gả con cho.)
- Câu hỏi 3: Thuật lại những việc đã xảy ra với vợ chú Cuội. (Vợ Cuội bị trượt chân ngã vỡ đầu. Cuội rịt lá thuốc vợ vẫn không tỉnh lại nên nặn một bộ óc bằng đất sét, rồi mới rịt lá thuốc. Vợ Cuội sống lại nhưng từ đó mắc chứng hay quên.)
- HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời các câu hỏi 2, 3.
- Câu hỏi 4: Vì sao chú Cuội bay lên cung trăng? (Vợ Cuội quên lời chồng dặn, đem nước giải tưới cho cây thuốc, khiến cây lừng lững bay lên trời. Cuội sợ mất cây, nhảy bổ tới, túm rễ cây. Cây thuốc cứ bay lên, đưa Cuội lên tận cung trăng.)
- HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi 4.
- Câu hỏi 5: Em tưởng tượng chú Cuội sống trên cung trăng như thế nào? Chọn một ý em cho là đúng. 
( a) Sống trên cung trăng, chú Cuội rất buồn vì nhớ nhà. Trong tranh, chú ngồi bó gối, vẻ mặt rầu rĩ.
b) Chú Cuội sống trên cung trăng rất khổ vì mọi thứ trên mặt trăng đều rất khác trái đất. Chú cảm thấy rất cô đơn, luôn mong nhớ trái đất.
 Nếu có HS chọn ý khác, ví dụ: Chú Cuội rất sung sướng vì cung trăng là chốn thần tiên, GV có thể hỏi: Nếu được sống ở một nơi sung sướng nhưng xa người thân, không được làm công việc mình yêu thích, em có cảm thấy sung sướng không?)
- HS đọc câu hỏi 5 trong SGK, trao đổi về lí do chọn ý a, b, c.
4/ Luyện đọc lại.
- GV hướng dẫn các em đọc thể hiện đúng nội dung từng đoạn.
* Luyện đọc.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn văn. 
- 1 HS đọc toàn bộ câu chuyện.
5/ GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào các gợi ý trong SGK, HS kể được tự nhiên, trôi chảy từng đoạn của câu chuyện “Sự tích chú Cuội cung trăng.”
* Trực tiếp.
- GV nêu yêu cầu, ghi bảng tên tiết học.
6/ Hướng dẫn HS tập kể từng đoạn truyện.
* Kể mẫu đoạn 1 (Cây thuốc quý). Ví dụ:
+ (ý 1 – Chàng tiều phu) Xưa, có một chàng tiều phu tốt bụng tên là Cuội sống ở vùng rừng núi nọ.
+ (ý 2 – Gặp hổ) Một hôm, Cuội đi vào rừng, bất ngờ bị một con hổ tấn công... Thấy hổ mẹ về, Cuội hoảng quá, quăng rìu, leo tót lên một cây cao.
+ (ý 3 – Phát hiện cây thuốc quý) Từ trên cây, Cuội ngạc nhiên thấy một cảnh tượng lạ...
* HS tập kể từng đoạn câu chuyện theo các gợi ý.
* Thực hành
- 1 HS đọc lại gợi ý trong SGK.
- GV mở bảng phụ đã viết các ý tóm tắt mỗi đoạn, mời 1 HS khá, giỏi (nhìn gợi ý, nhớ nội dung) kể mẫu đoạn 1 (Cây thuốc quý). 
 - Từng cặp HS tập kể.
- 3 HS tiếp nối nhau thi kể 3 đoạn của câu chuyện trước lớp. 
- Cả lớp và GV bình chọn bạn kể hay nhất.
C/Củng cố – dặn dò:
- GV: Câu chuyện các em học hôm nay là cách giải thích của cha ông ta về các hiện tượng thiên nhiên (hình ảnh giống người ngồi trên cung trăng vào những đêm trăng tròn), đồng thời thể hiện ước mơ bay lên mặt trăng của loài người.
- GV dặn HS về nhà tiếp tục luyện kể lại toàn bộ câu chuyện.
- GV kết luận, dặn dò.
Tập đọc 
Mưa
I. Mục tiêu:
1/ Đọc:
- Đọc đúng: lũ lượt, chiều nay, lật đật, nặng hạt, làn nước mát, lặn lội, cụm lúa,...
- Biết đọc bài thơ với giọng tình cảm thể hiện cảnh đầm ấm của sinh hoạt gia đình trong cơn mưa, tình cảm yêu thương những người lao động.
2/ Đọc - Hiểu: 
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: lũ lượt, lật đật
- Hiểu nội dung bài thơ: Tả cảnh trời mưa và khung cảnh sinh hoạt ấm cúng của gia đình trong cơn mưa; thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống gia đình của tác giả.
3/ Học thuộc lòng bài thơ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phấn màu, bảng phụ. Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
* ổn định tổ chức: 
A/ kiểm tra bài cũ: 
- Kể lại 3 đoạn của câu chuyện “Sự tích chú Cuội cung trăng”.
*Kiểm tra, đánh giá.
- 3 HS nối tiếp kể lại câu chuyện.
-Nhận xét, cho điểm.
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài: Các em đã thấy những cơn mưa. Bài thơ “Mưa” các em đọc hôm nay vừa tả một cơn mưa; vừa thuật lại khung cảnh sinh hoạt của một gia đình trong cơn mưa; bày tỏ tình cảm của tác giả đối với những người đang lao động trong mưa.
*Trực tiếp.
 - GV giới thiệu, ghi tên bài. HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK, mô tả.
2/ Luyện đọc:
a/ GV đọc diễn cảm bài thơ: Giọng khá gấp gáp và nhấn giọng những từ ngữ gợi tả sự dữ dội của cơn mưa – lũ lượt, lật đật, chui, chớp, nặng hạt, reo, hát,...(khổ 1, 2, 3); khoan thai ở đoạn tả sinh hoạt đầm ấm của gia đình trong cơn mưa (khổ 4); hạ giọng, thể hiện tình cảm ở đoạn cuối.
* Đọc mẫu.
- GV đọc mẫu, HS theo dõi.
- HS nhận xét về cách đọc bài thơ, GV hướng dẫn thêm.
b/ Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:
- Đọc từng dòng thơ .
(Đọc đúng: lũ lượt, chiều nay, lật đật, nặng hạt, làn nước mát, lặn lội, cụm lúa,...)
- Đọc từng khổ thơ trước lớp.
- Đọc từng khổ thơ trong nhóm.
- Đọc cả bài.
*Luyện đọc.
-Mỗi HS tiếp nối nhau đọc hai dòng thơ. GV kết hợp hướng dẫn HS đọc đúng từ khó đọc.
-HS đọc nối tiếp nhau từng khổ thơ. GV kết hợp nhắc nhở các em nghỉ hơi đúng, tự nhiên và thể hiện tình cảm qua giọng đọc. 
- Đọc từng khổ trong nhóm 5 người , mỗi HS đọc 1 khổ và đổi lại.
- Cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
3/ Hướng dẫn tìm hiểu bài:
* Vấn đáp.
- Câu hỏi 1: Tìm những hình ảnh gợi tả cơn mưa trong bài thơ. (Khổ thơ 1 tả cảnh trước cơn mưa: mây đen lũ lượt kéo về; mặt trời chui vào trong mây. Khổ thơ 2, 3 tả trận mưa dông đang xảy ra: chớp, mưa nặng hạt, cây lá xoè tay hứng làn gió mát; gió hát giọng trầm giọng cao; sấm rền, chạy trong mưa rào,...)
- HS đọc thầm 3 khổ thơ đầu và trả lời câu hỏi 1.
-Câu hỏi 2: Cảnh sinh hoạt gia đình ngày mưa ấm cúng như thế nào? (Cả nhà ngồi bên bếp lửa. Bà xỏ kim khâu, chị ngồi đọc sách, mẹ làm bánh khoai.) GV: Mưa to gió lớn, mọi người càng có dịp ngồi cùng nhau, đầm ấm bên bếp lửa.
- HS đọc thầm khổ thơ 4 và trả lời câu hỏi 2.
- Câu hỏi 3: Vì sao mọi người thương bác ếch? (Vì bác lặn lội trong mưa gió để xem từng cụm lúa đã phất cờ lên chưa.)
- Câu hỏi 4: Hình ảnh bác ếch gợi cho em nghĩ đến ai? (Hình ảnh bác ếch gợi cho em nghĩ đến những cô bác nông dân đang lặn lội làm việc ngoài đồng trong gió mưa.)
- HS đọc thầm khổ thơ 5 và trả lời câu hỏi 3, 4.
4/ Học thuộc lòng bài thơ.
- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng bài thơ.
- HS tự nhẩm học thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ.
- HS thi học thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ.
*Thực hành.
C/Củng cố – dặn dò:
- GV hỏi HS về nội dung bài thơ (Tả cảnh trời mưa và khung cảnh sinh hoạt ấm cúng của gia đình trong cơn mưa).
- GV dặn HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ; chuẩn bị nội dung để làm tốt các bài tập 1 và 2 (tiết Luyện từ và câu tới.)
- Vấn đáp.
- GV nêu yêu cầu, nhận xét tiết học.
Môn: tập đọc
Thứ  , ngày.. tháng.. năm 200
Tiết: 136 / Tuần: 34
Lớp: 3
Tên bài dạy:
Trên con tàu vũ trụ
I. Mục tiêu:
1/ Đọc:
- Đọc đúng: kinh khủng, lơ lửng, lập tức,...
2/ Đọc - Hiểu:
- Hiểu được những ấn tượng và cảm xúc của nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin trong những giây phút đầu tiên bay vào vũ trụ. Thấy tình yêu trái đất, tình yêu cuộc sống của Ga-ga-rin.
II. Đồ dùng dạy học:
- ảnh Ga-ga-rin, tranh minh hoạ trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
Thời gian
Nội dung dạy học
Phương pháp 
Ghi chú
4’
* ổn định tổ chức: 
A/ kiểm tra bài cũ: 
- Đọc thuộc lòng bài thơ “Mưa” và trả lời câu hỏi của bài.
*Kiểm tra, đánh giá.
- 2HS đọc, trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, cho điểm.
- Nhận xét chung.
2HS
B/ Bài mới:
2’
1/ Giới thiệu bài: Con người từ lâu đã mơ ước bay vào khoảng không bao la. Mơ ước ấy lần đầu trở thành sự thật vào ngày 12-4-1961, khi Liên Xô phóng tàu vũ trụ Phương Đông. Bài văn sau là hồi kí của Ga-ga-rin kể lại những cảm xúc của nhà du hành vũ trụ trong thời điểm lịch sử đó.
*Trực tiếp.
- HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, mô tả tranh.
- GV giới thiệu, ghi tên bài.
Phấn
màu, tranh
2/ Luyện đọc:
2’
a/ GV đọc toàn bài: Giọng kể thay đổi linh hoạt phù hợp với nội dung mỗi đoạn:
- Đoạn 1: giọng thông báo chính xác, chậm rãi, gây ấn tượng với những hiện tượng thiên nhiên được nhấn mạnh (9 giờ 7 phút, tiếng nổ kinh khủng, chậm chạp).
- Đoạn 2: giọng vui, hoạt bát, nhấn giọng những từ ngữ nói về trạng thái kì lạ của người và vật trên con tàu (treo lơ lửng, bỗng nhiên nhẹ hẳn, cũng bay, lập tức).
- Đoạn 3: giọng chậm rãi, xúc động.
* Đọc mẫu.
- GV đọc mẫu.
-Cả lớp đọc thầm.
SGK
 5’
 5’
 5’
b/ Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:
- Đọc từng câu.
*Đọc đúng: kinh khủng, lơ lửng, lập tức, Ga-ga-rin.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
* HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn (xem mỗi lần xuống dòng là một đoạn).
*Từ khó hiểu: thiết bị...
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
-Thi đọc cả bài.
* Luyện đọc.
-GV hướng dẫn HS đọc nối tiếp từng câu.
-GV kết hợp hướng dẫn HS đọc đúng từ khó đọc.
-GV nêu yêu cầu giọng đọc toàn bài.
- HS đọc tiếp nối từng đoạn, GV kết hợp nhắc nhở các em ngắt nghỉ hơi sau dấu chấm, phẩy, treo bảng phụ luyện ngắt nghỉ.
- HS giải nghĩa từ.
- Đọc trong nhóm 3 người.
 - 2 HS thi đọc toàn bài.
`
Bảng phụ
8’
3/Hướng dẫn tìm hiểu bài:
Câu hỏi 1: Con tàu vũ trụ bắt đầu xuất phát vào thời điểm nào? (vào lúc kim đồng hồ chỉ 9 giờ 7 phút.)
Câu hỏi 2: Lúc bắt đầu bay, anh Ga-ga-rin cảm thấy thế nào? (Anh nghe thấy một tiếng nổ kinh khủng, cảm thấy con tàu đang bay lên một cách chậm chạp.)
* Vấn đáp.
- HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi 1, 2.
15HS
Câu hỏi 3: Trạng thái của người và vật trên con tàu có gì đặc biệt? (Ga-ga-rin không còn ngồi trên ghế được nữa mà bị treo lơ lửng giữa trần và sàn tàu. Cơ thể nhẹ bỗng, mọi đồ đạc cũng bay). GV nói về trạng thái mất trọng lượng mà tất cả các du hành phải trải qua khi bay vào vũ trụ.
Câu hỏi 4: Anh Ga-ga-rin làm gì trong thời gian bay? (Suốt thời gian bay, anh Ga-ga-rin làm việc, theo dõi các thiết bị của con tàu, ghi chép mọi nhận xét vào sổ.)
- HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi 3, 4.
Câu hỏi 5: Nhìn từ con tàu, cảnh thiên nhiên đẹp như thế nào? (Những dải mây nhẹ nhàng trôi trên trái đất thân yêu, những ngọn núi, dòng sông, cánh rừng và bờ biển, những ngôi sao sáng rực, mặt trời cũng rực rỡ hơn.)
Câu hỏi 6: Đoạn văn nói lên điều gì về tình cảm của anh Ga-ga-rin? (Anh rất yêu thiên nhiên, yêu trái đất, luôn hướng về trái đất.)
- HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi 5, 6.
8’
4/ Luyện đọc lại.
- 3 HS tiếp nối đọc 3 đoạn văn. GV hướng dẫn các em đọc thể hiện đúng nội dung từng đoạn, nhấn giọng đúng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Một vài HS thi đọc cả bài.
* Luyện đọc lại
- Đọc lại toàn bài.
- Đọc đúng một số câu, đoạn văn.
-Thi đọc cả bài.
Bảng phụ
1’
C/ Củng cố – dặn dò:
- GV hoặc HS nêu nội dung bài văn. (Những ấn tượng và cảm xúc của nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin trong những giây phút đầu tiên bay vào vũ trụ.)
- GV nhắc HS về nhà sưu tầm tranh, ảnh nói về cuộc chinh phục vũ trụ của con người.
- GV kết luận, nhận xét, dặn dò.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
.
˜™

Tài liệu đính kèm:

  • docT34_tdkc.doc