Giáo án Tập đọc - Kể chuyện Lớp 3 - Tuần 15 - Bài: Hũ bạc của người cha

Giáo án Tập đọc - Kể chuyện Lớp 3 - Tuần 15 - Bài: Hũ bạc của người cha

I-Mục đích yêu cầu:

A-Tập đọc:

1.Đọc thành tiếng:

_ Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ:

-PB: nông dân, siêng năng, lười biếng, đi làm, nắm, làng, ông lão, lửa, làm lụng,

-PN: hũ bạc, siêng năng, nhắm mắt, kiếm nổi, dành dụm, vất vả, thản nhiên,

_ Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

_ Đọc trôi chảy được toàn bài và phân biệt được lời kể chuyện vơí lời của nhân vật.

2.Đọc hiểu:

_ Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: người Chăm, hũ, dúi, thản nhiên, dành dụm,

_ Nắm được trình tự dĩên biến của câu chuyện.

_ Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Câu chuỵên cho ta thấy bàn tay và sức lao động của con người chính là nguồn tạo nên mọi của cải không bao giờ cạn.

B-Kể chuyện:

_ Biết sắp xếp các tranh minh họa theo đúng trình tự nội dung truyện, sau đó dựa vào trí nhớ và tranh minh họa kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.

_ Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn.

 

doc 90 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 5621Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tập đọc - Kể chuyện Lớp 3 - Tuần 15 - Bài: Hũ bạc của người cha", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
	 MÔN: TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN TUẦN : 15
	 	BÀI : HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA.
	 	Ngày thực hiện: 
I-Mục đích yêu cầu:
A-Tập đọc:
1.Đọc thành tiếng:
_ Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ:
-PB: nông dân, siêng năng, lười biếng, đi làm, nắm, làng, ông lão, lửa, làm lụng,
-PN: hũ bạc, siêng năng, nhắm mắt, kiếm nổi, dành dụm, vất vả, thản nhiên,
_ Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
_ Đọc trôi chảy được toàn bài và phân biệt được lời kể chuyện vơí lời của nhân vật.
2.Đọc hiểu:
_ Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: người Chăm, hũ, dúi, thản nhiên, dành dụm,
_ Nắm được trình tự dĩên biến của câu chuyện.
_ Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Câu chuỵên cho ta thấy bàn tay và sức lao động của con người chính là nguồn tạo nên mọi của cải không bao giờ cạn.
B-Kể chuyện:
_ Biết sắp xếp các tranh minh họa theo đúng trình tự nội dung truyện, sau đó dựa vào trí nhớ và tranh minh họa kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
_ Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn.
II-Chuẩn bị:
_ Tranh minh họa bài tập đọc và các đoạn truỵên (phóng to, nếu có thể)
_ Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luỵên đọc.
_ Một chiếc hũ (nếu có)
III-Hoạt động lên lớp: 
 1. Khởi động : 2’ Hát bài hát
 2.Kiểm tra bài cũ:
Yêu cầu 1 học sinh đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Một trường tiểu học vùng cao. 1 học sinh lên bảng kể về trường em. 
2 học sinh lên bảng thực hiện yêu cầu.
Giáo viên nhận xét và cho điểm HS.
 3. Dạy – Học bài mới:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
­ Hoạt động 1 : Sắp xếp thứ tự tranh:
Gọi 1HS đọc yêu cầu 1 của phần kể chuyện trang 122, SGK
Yêu cầu HS suy nghĩ và ghi ra giấy thứ tự sắp xếp của các tranh.
Gọi HS nêu ý kiến , sau đó GV chốt lại ý kiến đúng và yêu cầu HS kiểm tra phần sắp xếp tranh của bạn bên cạnh.
­ Hoạt động 2 : Kể mẫu:
Yêu cầu 5HS lần lượt kể trước lớp, mỗi HS kể lại nội dung của một bức tranh.
Nhận xét phần kể chuyện của từng HS.
+Kể trong nhóm:
Yêu cầu HS chọn 1 đoạn truyện và kể cho bạn bên cạnh nghe.
 + Kể trước lớp:
Gọi 5 học sinh tiếp nối nhau kể lại câu chuyện vòng 2. Sau đó, gọi 1 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện.
Nhận xét và cho điểm HS.
1 học sinh đọc.
Làm việc cá nhân, sau đó 2 HS ngồi cạnh đổi chéo kết quả sắp xếp nhau.
Đáp án: 3 – 5 – 4 – 1 – 2
HS lần lượt kể chuyện theo yêu cầu. Nội dung chính cần kể của từng tranh là
+ Tranh 3: Người cha đã già nhưng vẫn làm lụng chăm chỉ, trong khi đó anh con trai lại lười biếng.
+ Tranh 5: Người cha yêu cầu con đi làm và mang tiền về nhà.
+ Tranh 4: Người con vất vả xay thóc thuê và dành dụm từng bát gạo để có tiền mang về nhà.
+ Tranh 1: Người cha ném tiền vào lửa, người con vội vàng thọc tay vào lửa để lấy tiền ra.
+ Tranh 2: Hũ bạc và lời khuyên của người cha với con.
Kể chuyện theo cặp.
6 học sinh kể, cả lớp theo dõi và nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò: 5’
Hỏi: Em có suy nghĩ gì về mỗi nhân vật trong truyện?
2 đến 3 HS trả lời theo suy nghĩ của từng em.
Nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe Chuẩn bị bài sau : Nhà bố ở 
 * Các ghi nhận cần lưu ý : 
______________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________ 
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
 	MÔN: CHÍNH TẢ TUẦN : 15
	BÀI : HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA.
	Ngày thực hiện: 14 - 12 - 04:
I-Mục đích yêu cầu:
_ Nghe – viết chính xác đoạn từ Hôm đó quý đồng tiền trong bài Hũ bạc của người cha.
_ Làm đúng các bài tập chính tả: phân biệt ui/uôi,s/x hoặc âc/at
 II-Chuẩn bị:
_ Viết sẵn nội dung các bài tập chính tả trên bảng phụ.
 III-Hoạt động lên lớp:
Khởi động : 2’ Hát bài hát
Kiểm tra bài cũ:
Gọi 3 HS lên bảng, 1 HS đọc cho cả lớp nghe.
4HS lên bảng đọc, HS dưới lớp viết vào vở nháp.
+ PB: màu sắc, hoa màu, nong tằm, no nê.
+ PN: lá trầu, đàn trâu, tim, nhiễm bệnh, tiền bạc.
Nhận xét, cho điểm từng HS
 3.Dạy – Học bài mới
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDHT
 ­Giới thiệu bài:
Tiết chính tả này các em sẽ viết đoạn từ Hôm đó quý đồng tiền trong bài tập đọc Hũ bạc của người cha và làm các bài tập chính tả phân biệt ui/uôi,s/x hoặc âc/ât.
­ Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả
a)Trao đổi nội dung bài viết:
GV đọc đoạn văn 1 lượt.
Hỏi : Khi thấy cha ném tiền vào lửa, người con đã làm gì?
Hành động của người con giúp người cha hiểu điều gi?
b)Hướng dẫn cách trình bày:
Đoạn văn có mấy câu?
Trong đoạn văn những chữ nào phải viết hoa?
Lời nói của người cha được viết như thế nào?
c)Hướng dẫn viết từ khó:
Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
 ­ Hoạt động : Viết chính tả 
Giáo viên nhắc nhở tư thế ngồi của học sinh cho đúng
 ­ Hoạt động : Soát lỗi 
Học sinh đổi chéo vở để kiểm tra
 ­ Hoạt động : Chấm bài
 ­ Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập.
BaØi 2:
Gọi HS đọc yêu cầu.
Yêu cầu HS tự làm.
Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 3:
GV có thể chọn phần a) hoặc phần b) tùy theo lỗi chính tả mà HS địa phương thường mắc.
a)Gọi HS đọc yêu cầu.
Phát giấy và bút dạ cho các nhóm.
Gọi 2 nhóm lên dán bài trên bảng và đọc lời giải của mình.
Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
b)Tiến hành tương tự phần a.
Theo dõi sau đó 1 HS đọc lại
Người con vội thọc tay vào lửa lấy tiền ra.
Người cha hiểu rằng tiền đó do anh làm ra. Phải làm lụng vất vả thì mới quý đồng tiền.
Đoạn văn có 6 câu
Những chữ đầu câu: Hôm, Ông, Anh, Bây, Có.
Viết sau dấu 2 chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng.
PB: sưởi, lửa, thọc tay, chảy nước mắt, làm lụng, quý,
3HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào vở nháp.
1HS đọc yêu cầu trong SGK.
3HS lên bảng, HS dưới lớp làm vào vở nháp.
Đọc lại lời giải và làm bài vào vở.mũi dao – con muỗi; hạt muối, múi bưởi; núi lửa – nuôi nấng; tuổi trẻ – tủi thân.
1HS đọc yêu cầu trong SGK.
HS tự làm bài trong nhóm.
2HS đại diện cho nhóm lên dán bài và đọc lời giải. HS nhóm khác bổ sung (nếu có)
Đọc lại lời giải và làm bài vào vở .sót – xôi. Sáng.
Lời giải : mật –nhất – gấc 
4. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét tiết học , bai viết của HS .
Dặn HS về nhà học thuộc lòng các từ vừa tìm được. HS nào viết xấu, sai 3 lỗi trở lên phải viết lại bài.
 - Chuẩn bị bài : Nhà rông ở Tây Nguyên 
* Các ghi nhận cần lưu ý : 
_______________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
KẾ HOẠCH BÀI HỌC. 
	MÔN: TẬP ĐỌC TUẦN : 15
	BÀI : NHÀ BỐ Ở
	 Ngày thực hiện: 15 - 12 - 04 
I-Mục đích yêu cầu:
Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ:
_ PB: Páo, ngọn núi, lội, ngước lên, quanh co, leo đèo, tầng năm,
_PN: Páo, tiếng suối, nhòa dần, cửa sổ, quanh co, leo đèo,
Đọc đúng nhịp câu thơ và thể hiện được tâm trạng ngạc nhiên của bạn nhỏ.
2.Đọc hiểu:
Hỉêu nghĩa của các từ ngữ trong bài: sừng sững, thang gác,
Hỉêu được nội dung bài thơ: Bạn Páo ở miền núi được bố đưa đi thăm thành phố, thấy gì bạn cũng ngạc nhiên thích thú nhưng không quên vùng núi quê mình.
3.Đọc thuộc lòng bài thơ.
II-Chuẩn bị:
Tranh minh họa bài tập đọc (phóng to, nếu có thể)
Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III-Hoạt động lên lớp:
 * Kiểm tra bài cũ:
Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Hũ bạc của người cha. 3HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
 *Dạy – Học bài mới
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
­Giới thiệu bài
Treo tranh minh họa và giới thiệu : Đây là bạn Páo và bố của bạn. Páo là một bạn nhỏ sống ở vùng núi. Lần đầu được bố cho về thăm thành phố, Páo đã có suy nghĩ và tình cảm như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài tập đọc Nhà bố ở.
Ghi tên bài lên bảng.
 ­ Hoạt động 1: Luyện đọc:
a)Đọc mẫu:
GV đọc mẫu toàn bài một lượt chú ý thể hiện đúng tâm trạng của Paó:
+ Khổ 1: háo hức khi được về thăm thành phố.
+ Khổ 2,3: ngạc nhiên trước những điều lạ ở thành phố.
+ Khổ 4: bâng khuâng nhớ quê hương.
b)Hướng dẫn luyện đọc và kết hợp giải nghĩa từ:
Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn lộn
Hướng dẫn đọc từng khổ thơ và giải nghĩa từ khó:
Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 khổ thơ trong bài. Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi ngắt giọng nếu HS mắc lỗi.
Yêu cầu HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ khó.
Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc 1 khổ thơ.
Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm. 
Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
 ­ Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lơ ... ________________________________________________
TIẾT 3
I . Mục đích yêu cầu:
_ Kiểm tra đọc, yêu cầu như tiết 1.
_ Luyện tập viết giấy mời theo mẫu.
II . Chuẩn bị:
_ Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc đã học.
_ Bài tập 2 phô tô 2 phiếu và số lượng nhỏ bằng số lượng học sinh .
_ Bút dạ
III-Hoạt động lên lớp:
Thời gian
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1.Giới thịêu bài:
Nêu mục tiêu học và ghi tên bài lên bảng.
2.Kiểm tra tập đọc
Tiến hành tương tự như tiết 1.
3.Luyện tập viết giấy mời theo mẫu:
 +Bài tập 2.
Gọi học sinh đọc yêu cầu 
Gọi 1 học sinh đọc mẫu giấy mời.
Phát phiếu cho học sinh , nhắc học sinh ghi nhớ nội dung của giấy mời như : lời lẽ, ngắn gọn, trân trọng, ghi rõ ngày, tháng
Gọi học sinh đọc lại giấy mời của mình, học sinh khác nhận xét.
1 học sinh đọc yêu cầu trong SGK
1 học sinh đọc mẫu giấy mời trên bảng.
Tự làm bài vào phiếu, 2 học sinh lên viết phiếu trên bảng.
3 học sinh đọc bài.
GIẤY MỜI
Kính gởi: Cô Hiệu Trưởng Trường Tiểu Học Kim Đồng.
Lớp 3B trân trọng kính mời cô.
Tới dự: Buổi liên hoan chào mừng Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20-11
Vào hồi: 8 giờ ngày 19-11-2004
Tại : Phòng họp lớp 3B.
Chúng em rất mong được đón cô. 
 Ngày 16 tháng 11 năm 2004
 Thay mặt lớp 
 Lớp trưởng 
 Lê Tường Linh
4.Củng cố : Nhận xét tiết học
 5.Dặn dò : Học sinh ghi nhớ mẫu giấy mời để viết khi cần thiết. 
 * Các ghi nhận cần lưu ý : 
_______________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
TIẾT 4
I-Mục đích yêu cầu:
Kiểm tra đọc ( Yêu cầu như tiết 1)
Oân luyện về dấu chấm, dấy phẩy.
II-Chuẩn bị:
Phiếu gi sẵn tên các bài tập đọc đã học.
Bài tập 2 chép sẵn vào 4 tờ phiếu và bút dạ.
III-Hoạt động lên lớp
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Giới thiệu bài
 Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng.
2.Kiểm tra tập đọc.
Tiến hành tương tự tiết 1.
3.Oân luyện về dấu chấm, dấu phẩy.
Bài 2.
Gọi HS đọc yêu cầu
Gọi HS đọc phần chú giải.
Yêu cầu HS tự làm.
Chữa bài.
Chốt lại lời giải đúng.
Gọi HS đọc lại lời giải.
1HS đọc yêu cầu trong SGK
1Hs đọc phần chú giải trong SGK.
4HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp dùng bút chì đánh dấu vào SGK.
4HS đọc to bài làm của mình
các HS khác nhận xét bài làm của bạn.
Tự làm bài tập 
HS làm bài vào vở
Cà Mau đất xốp, Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phễu và lắm gió dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống chọi nổi. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng. Rẽ phải dài, cắm sâu vào lòng đất.
4.Củng cố, dặn dò:
Hỏi: Dấu chấm có tác dụng gì?
Dấu chấm dùng để ngắt câu trong đoạn văn
Dặn HS về nhà học thuộc các bài có yêu cầu học thuộc lòng trong SGK để tiết sau lấy điểm kiểm tra. 
 * Các ghi nhận cần lưu ý : 
____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
TIẾT 5
I-Mục đích yêu cầu:
Kiểm tra học thuộc lòng (lấy điểm)
Nội dung: 17 bài tập đọc có yêu cầu học thuộc lòng từ tuần 1 đến 17.
Kĩ năng đọc thành tiếng : đọc thuộc lòng các bài thơ, đoạn văn, có tốc độ tối thiểu 70 chữ/phút, biết ngắt nghỉ sau đúng các dấu câu và giữa các cụm từ.
Kĩ năng đọc – hiểu: Trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài đọc.
Oân luyện về cách viết đơn.
II-Chuẩn bị:
Phiếu ghi sẵn tên, đoạn văn có yêu cầu học thuộc lòng từ tuần 1 đến tuần 17.
Phô tô đủ mẫu đơn xin cấp lại thẻ đọc sách cho từng HS.
III-Hoạt động lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Giới thiệu bài:
Nêu mục tiêu của tiết học và ghi bài lên bảng.
2.Kỉêm tra học thuộc lòng:
Gọi HS nhắc lại tên các bài có yêu cầu học thuộc lòng.
Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc.
Gọi HS trả lời 1 câu hỏi về bài
Cho điểm trực tiếp HS.
Chú ý: Tùy theo số lượng và chất lượng HS mà GV quyết định số lượng HS được kiểm tra học thuộc lòng.
3.Oân luyện về tiết đơn
Gọi HS đọc yêu cầu
Gọi HS đọc lại mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách.
Mẫu đơn hôm nay các em viết có gì khác với mẫu đơn đã học?
Yêu cầu HS tự làm.
Gọi HS đọc đơn của mình và HS khác nhận xét.
HS nhắc lại: Hai bàn tay em, Khi mẹ vắng nhà, Quạt cho bà ngủ, Mẹ vắng nhà ngày bão, Mùa thu của em, Ngày khai trường, Nhớ lại buổi đầu đi học, Bận, Tiếng ru, Quê hương, Vẽ quê hương, Cảnh đẹp non sông, Vàm Cỏ Đông, Nhớ Việt Bắc, Nhà bố ở, Về quê ngoại, Anh Đom Đóm.
Làm lượt Hs gắp thăm bài, về chỗ chuẩn bị.
Đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi.
1HS đọc yêu cầu trong SGK.
2HS đọc lại mẫu đơn trang 11 SGK.
Đây là mẫu đơn xin cấp lại thẻ đọc sách vì đã bị mất .
Nhận phiếu và tụ làm.
5 đến 7HS đọc lá đơn của mình.
ĐƠN XIN CẤP LẠI THẺ ĐỌC SÁCH
Kính gởi: Thư viện Trường Tiểu Học Kim Đồng.
Em tên: Lê Hồng Hải. Nữ.
Sinh ngày: 3-7-1996.
Nơi ở: A 1 – TT Giảng Võ.
Học sinh lớp 3A Trường Tỉêu Học Kim Đồng.
Em làm đơn này xin đề nghị Thư viện cấp cho em thẻ đọc sách năm 2004 vì em đã trót làm mất.
Được cấp thẻ đọc sách, em xin hứa thực hịên đúng mọi quy định của Thư viện.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Người làm đơn
Lê Hồng Hải.
4.Củng cố, dặn dò:
Nhận xét tiết hoc.
Dặn HS ghi nhớ mẫu đơn và chuẩn bị giấy để tiết sau viết thư. 
Các ghi nhận cần lưu ý : 
_____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
TIẾT 6
I-Mục đích yêu cầu:
Kiểm tra học thuộc lòng ( yêu cầu như tiết 5)
Rèn kĩ năng viết thư: Yêu cầu viết một lá thư đúng thể thức thể hiện đúng nội dung. Câu văn rõ ràng, có tình cảm.
II-Chuẩn bị:
Phiếu ghi sẵn tên các bài học thuộc lòng từ tuần 1 đến tuần 17.
HS chuẩn bị giấy viết thư
III-Hoạt động lên lớp:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1.Giới thiệu bài:
Nêu mục tiêu của tiết học và ghi bài lên bảng.
2.Kiểm tra học thuộc lòng
Tiến hành tương tự như tiết 5.
3.Rèn kĩ năng viết thư:
Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
Em sẽ viết thư cho ai?
Em muốn thăm hỏi người thân của mình về điều gì?
Yêu cầu HS đọc lại bài Thư gởi bà.
Yêu cầu HS tự viết bài. GV giúp đỡ những HS gặp khó khăn.
Gọi một số HS đọc lá thư của mình GV chỉnh sửa từng từ , câu cho thêm chau chuốt. Cho điểm HS
1HS đọc yêu cầu trong SGK.
Em viết thư cho bà, ông, bố, mẹ, dì, cậu, bạn học cùng lớp ở quê,
Em viết thư hỏi thăm bà xem bà còn bị đau lưng không?/ Em hỏi thăm ông xem ông có khỏe không? Vì bố mẹ bảo dạo này ông hay bị ốm. Oáng em còn đi tập thể dục buổi sáng với các cụ trong làng nữa không?/ Em hỏi dì xem dạo này dì bán hàng có tốt không? Em Bi còn hay khóc nhè không?
3HS đọc bài Thư gửi bà trang 81 SGK, cả lớp theo dõi để nhớ các viết thư.
HS tự làm bài.
7HS đọc lá thư của mình.
4.Củng cố, dặn dò
nhận xét, tiết học.
Dặn HS về nhà viết thư cho người thân của mình khi có điều kiện và chuẩn bị bài sau. 
Các ghi nhận cần lưu ý : 
___________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
TIẾT 7.
I-Mục đích yêu cầu:
Kiểm tra học thuộc lòng ( Yêu cầu như tiết 5)
Oân luyện về dấu chấm, dấu phẩy.
II-Chuẩn bị :
Phiếu ghi sẵn tên các bài học thuộc lòng từ tuần 1 đến tuần 17.
4 tờ phiếu ghi sẵn bài tập 2 và bút dạ.
III-Hoạt động lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Giới thiệu bài:
Nêu mục tiêu của tiết học và ghi bài lên bảng.
2.Kiểm tra học thuộc lòng
Tiến hành tương tự như tiết 5
3.Oân luyện về dấu chấm, dấu phẩy.
Gọi HS đọc thêm chuyện vui Người nhát nhất
Yêu cầu HS tự làm bài.
Hỏi: Bà có phải là người nhát nhất không ? vì sao?
Chuyện đáng cười ở đỉêm nào?
HS đọc thầm để hiểu nội dung chuyện.
4HS đọc bài trên lớp.
Bà không phải là người nhát nhất mà bà lo cho cậu bé khi đi ngang qua đường đông xe cộ.
Cậu bé không hiểu bà lo cho mình lại cứ nghĩ là bà rất nhát.
4.Củng cố, dặn dò:
Dặn HS về nhà kể câu chuyện vui Người nhát nhất.
Làm trước tiết luyện tập 8 để chuẩn bị bài kiểm tra. 
Các ghi nhận cần lưu ý : 
__________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________ 
TIẾT 8
Kiểm tra kỉ năng đọc hiểu văn bản, luỵên từ và câu.
GV thực hiện kiểm tra HS theo hướng dẫn của nhà trường.
TIẾT 9
Kiểm tra chính tả, tập làm văn.
GV thực hiện kiểm tra HS theo hướng dẫn của nhà trường. 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 14-15 truong NDC.doc