Giáo án Tập đọc-Kể chuyện Lớp 3 - Tuần 19 - Bài: Hai Bà Trưng - Đinh Thị Hương Thảo

Giáo án Tập đọc-Kể chuyện Lớp 3 - Tuần 19 - Bài: Hai Bà Trưng - Đinh Thị Hương Thảo

I. Mục tiêu:

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần dễ lẫn: thuở xưa, ruộng nương, lên rừng, lập mưu,

- Giọng đọc phù hợp với diễn biến của câu chuyện.

2. Rèn kĩ năng đọc- hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ khó: giặc ngoại xâm, đô hộ, Luy Lâu, trẩy quân, giáp phục, phấn khích, .

- Hiểu nội dung của câu chuyện: ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng.

3. Kể chuyện:

- Rèn kĩ năng nói:

+ Kể lại được toàn bộ câu chuyện dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ.

+ Kể tự nhiên, phối hợp lời kể với động tác, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với từng đoạn.

- Rèn kĩ năng nghe.

+ Tập trung theo dõi bạn kể chuyện

+ Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời bạn

 

doc 5 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 19/01/2022 Lượt xem 432Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc-Kể chuyện Lớp 3 - Tuần 19 - Bài: Hai Bà Trưng - Đinh Thị Hương Thảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân môn: Tập đọc – Kể chuyện
Thứ.... ngày.... tháng..... năm 2011
Tiết : 
Hai Bà Trưng
Tuần : 19
Lớp : 3A3
I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần dễ lẫn: thuở xưa, ruộng nương, lên rừng, lập mưu,
Giọng đọc phù hợp với diễn biến của câu chuyện.
2. Rèn kĩ năng đọc- hiểu:
Hiểu nghĩa các từ khó: giặc ngoại xâm, đô hộ, Luy Lâu, trẩy quân, giáp phục, phấn khích, ....
Hiểu nội dung của câu chuyện: ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng.
3. Kể chuyện:
Rèn kĩ năng nói:
+ Kể lại được toàn bộ câu chuyện dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ.
+ Kể tự nhiên, phối hợp lời kể với động tác, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với từng đoạn.
Rèn kĩ năng nghe.
+ Tập trung theo dõi bạn kể chuyện
+ Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời bạn
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ
Phấn màu
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phơng pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
38’
Tiết 1:
A. Bài mới
1. Mở đầu:
- Giới thiệu 7 chủ điểm của SGK Tiếng Việt 3 – tập 2
- Giới thiệu chủ điểm Bảo vệ tổ quốc thông qua tranh minh hoạ
- Giới thiệu bài tập đọc Hai Bà Trưng thông qua tranh minh hoạ
2. Luyện đọc, kết hợp tìm hiểu bài 
ã Đọc mẫu 
- Giọng đọc: to, rõ, mạnh mẽ; nhấn giọng những từ ngữ tả tội ác của giặc; tả chí khí của Hai Bà Trưng; tả khí thế oai hùng của đoàn quân khởi nghĩa 
* PP trực quan, vấn đáp, thuyết trình:
- HS quan sát tranh, nêu nhận xét
- GV giới thiệu, ghi tên bài
* PP luyện đọc, vấn đáp, trực quan
- GV đọc mẫu toàn bài 1 lần
- HS theo dõi SGK, đọc thầm, gạch ngắt hơi, nhấn giọng
15’
2.1 Đọc từng câu
2.2 Luyện đọc và tìm hiểu đoạn 1 :
ã Các từ dễ đọc sai: thuở xưa, ruộng nương, lên rừng, thuồng luồng,...
ã Từ khó :
+ Giặc ngoại xâm: giặc từ nước ngoài đến xâm chiếm.
+ Đô hộ : thống trị nước khác
+ Ngọc trai : viên ngọc lấy trong con trai, dùng làm đò trang sức
+ Thuồng luồng : vật dữ ở nước, giống hình con rắn to, hay hại người (theo truyền thuyết)
ã Câu hỏi: Nêu những tội ác của giặc ngoại xâm đối với nhân dân ta ? (Chúng thẳng tay chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương, bắt dân lên rừng săn thú lạ, xuống biển mò ngọc trai làm nhiều người thiệt mạng...Lòng dân oán hận chúng ngút trời...)
ã Luyện đọc diễn cảm :
 Chúng thẳng tay chém giết dân lành,/ cướp hết ruộng nương màu mỡ./ Chúng bắt dân ta lên rừng săn thú lạ,/ xuống biển mò ngọc trai,/ khiến bao người thiệt mạng vì hổ báo, cá sấu,/ thuồng luồng...Lòng dân oán hận ngút trời, chỉ chờ dịp vùng lên đánh đuổi quân xâm lược.
2.3 Luyện đọc và tìm hiểu đoạn 2 :
ã Các từ dễ đọc sai: nuôi chí, lập mưu,...
ã Câu hỏi: 
+ Hai Bà Trưng có tài và có trí lớn như thế nào? (Hai Bà Trưng rất giỏi võ nghệ, nuôi chí giành lại non sông) 
+ Cần đọc đoạn văn với giọng như thế nào? (Giọng kể thong thả, đầy cảm phục, nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi tài, chí của 2 chị em.)
ã Luyện đọc diễn cảm :
 Bấy giờ/ ở huyện Mê Linh/ có hai người con gái tài giỏi/ là Trưng Trắc và Trưng Nhị. Cha mất sớm, nhờ mẹ dạy dỗ, hai chị em đều giỏi võ nghệ và nuôi chí giành lại non sông.
2.4 Luyện đọc và tìm hiểu đoạn 3 :
ã Các từ dễ đọc sai: trẩy quân, phấn khích, giáo lao, khiên mộc...
ã Từ khó :
+ Luy Lâu: vùng đất nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
+ Trẩy quân: đoàn quan lên đường
+ Giáp phục: đồ bằng da hoặc kim loại mặc khi ra trận đẻ che đỡ, bảo vệ thân thể 
ã Câu hỏi: 
+ Vì sao Hai Bà Trưng khởi nghĩa? (Vì 2 bà yêu nước, thương dân, căm thù giặc tàn bạo đã giết hại chồng mình, gây bao tội ác với nhân dân......)
+ Hãy tìm những chi tiết nói lên khí thế của đoàn quân khởi nghĩa? (hai bà mặc giáp phục đẹp, bươc lên bành voi rất oai hùng, đoàn quân rùng rùng lên đường,...)
ã Luyện đọc diễn cảm :
 Đoàn quân rùng rùng lên đường. Giáo lao, cung nỏ, rìu búa, khiên mộc/ cuồn cuộn tràn theo bóng voi ẩn hiện của Hai Bà. Tiếng trống đồng dội lên vòm cây, đập vào sườn đồi, theo suốt đường hành quân.
2.5 Luyện đọc và tìm hiểu đoạn 4 :
ã Câu hỏi: 
+ Kết quả của cuộc khởi nghĩa như thế nào? (Thành trì của giặc lần lượt sụp đổ. Tô Định trốn về nước. Đất nước ta sạch bóng quân thù. Hai Bà được tôn lên làm vua.)
+ Vì sao bao đời nay nhân dân ta tôn kính Hai Bà? ( Vì Hai Bà là người đã lãnh đạo nhân dân giải phóng đất nước, là 2 vị anh hùng chống ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước ta.)
Tiết 2 :
3. Luyện đọc lại
 Đất nước ta/ sạch bóng quân thù. Hai Bà Trưng được tôn lên làm vua /và trở thành hai vị anh hùng chống ngoại xâm đầu tiên/ trong lịch sử nước nhà.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu – GV sửa lỗi phát âm sai
ã GV hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu từng đoạn theo trình tự:
- HS đọc nối tiếp
- 2 HS đọc đoạn
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét, sửa lỗi nếu cần
- GV nêu câu dài
- HS nêu cách ngắt nghỉ
- HS nhận xét, đọc câu
- HS khác nhận xét
 - GV ghi các từ cần giải nghĩa
- HS nêu nghĩa từ
- GV nhận xét, nêu câu hỏi 
- HS trả lời
- HS nhận xét
- GV nhận xét
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm
- HS đọc đoạn theo cặp
- 2 HS đọc lại đoạn
- Cả lớp đồng thanh
- Gọi một vài HS đọc
- Cả lớp đọc
- 1 HS thi đọc lại bài văn
22’
4. Kể chuyện
Yêu cầu : Dựa vào các bức tranh kể lại câu chuyện Hai Bà Trưng
ã Nội dung tranh
Tranh 1 : Thuở xưa, nước ta bị giặc ngoại xâm đô hộ, chúng rất tàn bạo, luôn luôn đánh đập những người dân vô tội, cướp hết ruộng nương.... 
Tranh 2 : Hai Bà Trưng đang tập luyện võ nghệ, mọi người xung quanh gái trai nai nịt gọn gàng, tay cầm dao, khiên nỏ đứng xem vẻ thán phục.
Tranh 3 : Hai Bà Trưng cưỡi voi, tay trỏ kiếm về phía trước, dẫn đầu đoàn quân khởi nghĩa. Phía xa, quân giặc chạy tán loạn.
Tranh 4 : Hai Bà dẫn đầu đoàn quân chiến thắng kéo về thành Luy Lâu . Dân chúng 2 bên đường reo hò hoan nghênh 2 bà.
ã Kể mẫu
ã Kể trong nhóm. 
ã Thi kể
* PP kể chuyện, luyện tập
- GV treo tranh minh hoạ, 1 HS đọc yêu cầu 
- HS nêu nội dung các tranh
- HS nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, chốt
- HS khá kể mẫu 1 đoạn, GV gợi ý 
- HS khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét
- HS kể theo nhóm 4
- 2 HS kể thi 
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét
2’
B. Củng cố – dặn dò
+ Câu chuyện này giúp chúng ta hiểu được truyền thống gì của dân tộc Việt Nam? (Truyền thống bất khuất chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. ... )
- Dặn dò : + Tập kể lại câu chuyện cho người khác nghe
* PP vấn đáp
- HS trả lời câu hỏi
- HS khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, dặn dò
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
...............................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tap_doc_ke_chuyen_lop_3_tuan_19_bai_hai_ba_trung_din.doc