Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Bài: Hội đua voi ở Tây Nguyên - Năm học 2019-2020

Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Bài: Hội đua voi ở Tây Nguyên - Năm học 2019-2020

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Biết cách đọc đúng các từ khó, câu khó

- Hiểu được nội dung bài: Bài văn kể và tả lại cuộc đua voi ở Tây Nguyên, qua đó cho ta thấy được nét độc đáo mang đậm bản sắc dân tộc của người Tây Nguyên và thể hiện sự thú vị và bổ ích trong hội đua voi ở nơi này

2. Kĩ năng:

- Đọc đúng các từ ngữ khó

- Biết ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ giữa các dấu câu, các cụm từ

- Đọc trôi chảy cả bài, bước đầu biết đọc bài với giọng vui tươi, hồ hởi.

3. Thái độ:

- Yêu thích, hứng thú với các lễ hội ở quê hương

- Yêu thích môn học

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Bài giảng powerpoint

- Tranh minh hoạ về dân tộc Tây Nguyên, hội đua voi

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa

 

docx 6 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 06/07/2022 Lượt xem 251Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Bài: Hội đua voi ở Tây Nguyên - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 2 ngày 11 tháng 5 năm 2020
Tập đọc
Bài: Hội đua voi ở Tây Nguyên
Lớp dạy: 3C – Trường thực hành sư phạm Đại học Vinh
Người soạn: Lô Thị Ngọc Lan
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết cách đọc đúng các từ khó, câu khó
- Hiểu được nội dung bài: Bài văn kể và tả lại cuộc đua voi ở Tây Nguyên, qua đó cho ta thấy được nét độc đáo mang đậm bản sắc dân tộc của người Tây Nguyên và thể hiện sự thú vị và bổ ích trong hội đua voi ở nơi này
2. Kĩ năng:
- Đọc đúng các từ ngữ khó
- Biết ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ giữa các dấu câu, các cụm từ
- Đọc trôi chảy cả bài, bước đầu biết đọc bài với giọng vui tươi, hồ hởi.
3. Thái độ:
- Yêu thích, hứng thú với các lễ hội ở quê hương
- Yêu thích môn học
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Bài giảng powerpoint
- Tranh minh hoạ về dân tộc Tây Nguyên, hội đua voi
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa
III. Hoạt động dạy – học:
Nội dung – Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Ổn định tổ chức lớp (1 phút)
GV cho HS hát một bài
- Cả lớp hát
II. Kiểm tra bài cũ:
(5 phút )
- GV nói: Tiết trước chúng ta học bài “Hội vật” vậy bạn nào giỏi có thể cho cô biết được nội dung chính của bài nào?
- GV gọi 2 HS trả lời
- HS, GV nhận xét
+ HS trả lời
- Bài “Hội vật” nói về cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai nhân vật và sự chiến thắng của nhân vật già, trầm tĩnh, giài kinh nghiệm trước chàng trai trẻ còn nông nổi, thiếu kinh nghiệm.
- HS lắng nghe
III. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
(4 phút)
2. Luyện đọc và giải nghĩa từ:
(15 phút )
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
(10 phút)
4. Luyện đọc lại
- GV giới thiệu: Ở bài trước, các con đã được biết về hội vật – một hội thi vừa có lợi cho hoạt động thể chất, vừa mang lại niềm vui cho mọi người. Hôm nay, chúng ta lại tiếp tục tìm hiểu một lễ hội không kém phần vui tươi và hào hứng, nhưng lại mang đậm bản sắc của người dân Tây Nguyên qua bài: Hội đua voi ở Tây Nguyên
- GV yêu cầu 2 HS nhắc lại tên bài
- GV viết tên bài lên bảng
1. Đọc mẫu
GV đọc toàn bài: giọng vui tươi, sôi nổi
- Đọc câu:
+ Yêu cầu HS đọc bài theo hình thức nối tiếp, mỗi HS đọc 1 câu, đọc từ đầu cho đến hết bài. Theo dõi HS đọc để phát hiện lỗi phát âm của HS
2. Hướng dẫn đọc đoạn kết hợp với giải nghĩa từ
- Gv hướng dẫn hộc sinh chia bài thành hai phần, mỗi lần xuống dòng là một phần.
+ GV chiếu hướng dẫn đọc đoạn 2
+ GV gọi 2 HS đọc
Yêu cầu 2 HS đọc chú giải trong sách giáo khoa để hiểu nghĩa các từ mới.
3. Đọc theo nhóm 4 bạn:
+ GV chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm gồm 4 bạn luyện đọc thầm trong bàn 
+ GV gọi 2 nhóm thi đọc
+ HS, GV nhận xét
+ GV hỏi: Các con vừa được luyện đọc các câu văn và đoạn văn, vậy các con thấy trong bài có từ nào khó hiểu?
+ GV treo các từ khó lên bảng, giải nghĩa cho HS, cho HS xem thêm một số hình ảnh minh hoạ
trường đua: nơi diễn ra cuộc đua
chiêng: nhạc cụ bằng đồng, hình tròn, đánh bằng dùi, âm thanh vang dội
man-gát: người điều khiển voi (cách gọi của đồng bào Tây Nguyên)
cổ vũ: khuyến khích, động viên cho hăng hái hơn.
+ GV yêu cầu HS đọc to phần chú thích
- GV giới thiệu: Vừa rồi, chúng ta đã luyện đọc khá trôi chảy văn bản, bây giờ để hiểu rõ hơn nội dung của bài, chúng ta sang phần tiếp theo: Tìm hiểu bài
- GV yêu cầu 1 HS đọc đoạn 1 
- GV hỏi: Những chi tiết nào tả công việc chuẩn bị cho cuộc đua?
- Gọi 2-3 HS trả lời
- GV, HS nhận xét, chốt
- GV hỏi: Không khí lễ hội trước khi diễn ra cuộc đua như thế nào?
- GV: Không khí trước khi diễn ra cuộc đua rất sôi nổi. Vậy để xem cuộc đua diễn ra như thế nào, cô mời 1 bạn đọc đoạn 2
- GV hỏi: Cuộc đua diễn ra như thế nào?
- GV gọi 2 HS trả lời
- GV nhận xét, chốt
- GV hỏi: Khi về trúng đích, voi đua có cử chỉ gì ngộ nghĩnh, dễ thương?
- HS, GV nhận xét
- GV hỏi: Con có cảm nhận gì về ngày hội đua voi ở Tây Nguyên?
- GV nhận xét, chốt: Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên rất vui, thú vị, hấp dẫn và cũng rất độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc của người Tây Nguyên.
- GV gọi 2-3 HS đọc nội dung của bài
- GV hỏi: Giọng đọc của bài này như thế nào?
- GV nhận xét
- GV chiếu hướng dẫn đọc đoạn 2 lên bảng
- GV gọi 4 HS đại diện cho 4 tổ thi đọc diễn cảm
- GV yêu cầu HS nhận xét
- GV nhận xét, chốt
- HS lắng nghe
- HS nhắc lại
- HS mở sách giáo khoa
- HS lắng nghe
- HS đọc nối tiếp từng câu
Chia bài làm 2 đoạn:
Đoạn 1: Trường đua  giỏi nhất
Đoạn 2: Đến giờ  khen ngợi chúng
- HS lắng nghe
- HS quan sát
- HS đọc theo nhóm
- HS thi đọc
- HS lắng nghe
- HS trả lời: trường đua, chiêng, man-gát, cổ vũ
- HS lắng nghe
- HS đọc
- HS đọc thầm và tìm câu trả lời
- HS đọc
- HS lắng nghe
- HS trả lời: Chiêng khua trống đánh vang lừng. Voi đua từng tốp dàn hàng ngang ở nơi xuất phát. Trên mỗi con voi có hai man- gát ăn mặc rất đẹp.
- HS lắng nghe
- HS trả lời: Rất sôi nổi, vui tươi
- HS đọc 
- HS lắng nghe
- HS trả lời: Chiêng trống vừa nổi lên, mười con voi lao đầu chạy, hăng máu phóng như bay. Bụi cuốn mù mịt. Các chàng man-gát phải rất gan dạ và khéo léo để điều khiển con voi về trúng đích
- HS trả lời: Những chú voi chạy đến đích đầu tiên đều ghìm đà, huơ vòi chào khán giả đã nhiệt tình, khen ngợi chúng. 
- HS trả lời: Con cảm thấy ngày hội đua voi ở Tây Nguyên rất vui, thú vị và hấp dẫn.
- HS lắng nghe
- HS đọc
- HS trả lời: giọng đọc sôi nổi, vui tươi
- HS lắng nghe
- HS quan sát
- HS đọc
- HS nhận xét, bình chọn
- HS lắng nghe
IV. Củng cố, dặn dò
(5 phút)
1. Củng cố:
2. Dặn dò:
- GV cho HS xem 1 số hình ảnh, video về hội đua voi ở Tây Nguyên
- Qua những hình ảnh và video vừa rồi, các con thấy hội đua voi ở Tây Nguyên như thế nào?
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà đọc lại toàn bài
- Chuẩn bị bài sau: Ngày hội rừng xanh
- HS xem, lắng nghe
- HS trả lời: Hội đua voi ở Tây Nguyên rất vui tươi, thú vị, hấp dẫn, mang đậm màu sắc của người Tây Nguyên
- HS lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tap_doc_lop_3_bai_hoi_dua_voi_o_tay_nguyen_nam_hoc_2.docx