Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Bài: Mùa nước nổi - Vũ Thị Hiền

Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Bài: Mùa nước nổi - Vũ Thị Hiền

I / Mục tiêu:

 1. Đọc

 - Đọc trơn được cả bài.

 - Đọc đúng các từ ngữ khó, các từ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. Ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

 - Đọc đúng các từ mới: lũ, hiền hòa, Cửu Long, phù sa.

 - Biết đọc bài với giọng chậm rãi, tình cảm, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi cảm.

 2. Hiểu bài.

 - Hiểu nghĩa các từ: lũ, hiền hòa, Cửu Long, phù sa.

 - Hiểu nội dung bài: Bài văn đã tái hiện lại hiện thực mùa nước nổi xảy ra ở đồng bằng sông Cửu Long hàng năm. Qua bài văn thấy được tình yêu của tác giả đối với vùng đất này.

 3. Giáo dục môi trường.

 Giúp học sinh thêm yêu thiên nhiên. Các em hiểu được nghuên nhân vì sao lại có lũ. Con người phải làm gì để có thể giảm những thiên tai này.

 II / Đồ dùng dạy học

 - Tranh minh họa cho bài tập đọc

 - Bảng ghi sẵn các từ, các câu cần luyện ngắt giọng.

 

doc 6 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 2193Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Bài: Mùa nước nổi - Vũ Thị Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: Vũ Thị Hiền
Lớp: A – K57
Khoa: Giáo dục Tiểu học
THIẾT KẾ GIÁO ÁN CÓ LỒNG GHÉP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG
Môn: Tập đọc
Bài: Mùa nước nổi
I / Mục tiêu:
 1. Đọc
 - Đọc trơn được cả bài.
 - Đọc đúng các từ ngữ khó, các từ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. Ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
 - Đọc đúng các từ mới: lũ, hiền hòa, Cửu Long, phù sa.
 - Biết đọc bài với giọng chậm rãi, tình cảm, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi cảm.
 2. Hiểu bài.
 - Hiểu nghĩa các từ: lũ, hiền hòa, Cửu Long, phù sa.
 - Hiểu nội dung bài: Bài văn đã tái hiện lại hiện thực mùa nước nổi xảy ra ở đồng bằng sông Cửu Long hàng năm. Qua bài văn thấy được tình yêu của tác giả đối với vùng đất này.
 3. Giáo dục môi trường.
 Giúp học sinh thêm yêu thiên nhiên. Các em hiểu được nghuên nhân vì sao lại có lũ. Con người phải làm gì để có thể giảm những thiên tai này.
 II / Đồ dùng dạy học
 - Tranh minh họa cho bài tập đọc
 - Bảng ghi sẵn các từ, các câu cần luyện ngắt giọng.
 III / Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Thời gian
Phương pháp
Nội dung
5 phút
32 phút
5 -7 phút
2 -3 phút
Vấn đáp
Gợi mở - vấn đáp
Phương pháp hỏi đáp
Thuyết trình
Thảo luận nhóm
Hỏi đáp
Hỏi đáp kết hợp với thuyết trình.
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi hai học sinh lên bảng và trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Giáo viên nhận xét và cho điểm
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: 
- Ở nước ta một năm có mấy mùa? Là những mùa nào?
Học sinh trả lời.
- Nhưng ở miền Nam và miền Bắc nước ta lại có những mùa khí hậu khác nhau. Bài tập đọc Mùa nước nổi hôm nay sẽ cho các con biết điều đó.
2. Luyện đọc
a) Đọc mẫu
giáo viên đọc mẫu toàn bài một lần. Chú ý giọng chậm rãi, nhấn mạnh ở một số từ ngữ gợi tả về mùa nước nổi.
b) Luyện phát âm
Gọi học sinh giải nghĩa từ mới.
Sau khi học sinh giải nghĩa xong, giáo viên chốt lại kiến thức.
c) Luyện đọc đoạn
Đây là một bài văn tả cảnh, vì vậy chúng ta cần đọc với giọng thong thả, nhẹ nhàng, tình cảm và chú ý nhấn giọng ở các từ gợi tả.
Gió viên hướng dẫn học sinh đọc theo từng đoạn.
Tổ chức cho học sinh đọc trong nhóm sau đó thi đọc giữa các nhóm.
3. Tìm hiểu bài
Giáo viên đọc lại bài một lần.
Sau đó hỏi học sinh những câu hỏi để tìm hiểu nội dung của bài đọc.
- Con hiểu thế nào là mùa nước nổi?
Mùa nước nổi là mùa nước lên hiền hòa, nước mỗi ngày một dâng lên, mưa từ ngày này qua ngày khác.
- Nước lũ có tác hại gì?
Làm đổ nhà, phá hại hoa màu.
- Mưa dầm dề, mưa sướt mướt là mưa như thế nào?
Mưa nhỏ, dai, không ngớt từ ngày này qua ngày khác.
- Mừa nước nổi thường có ỏ vùng nào?
Ở miền Nam, thuộc đồng bằng sông Cửu Long.
- Cảnh vật biết giữ lại những gì của mùa nước nổi?
Giữ lại những hạt phù sa.
- Vì sao ngồi trong nhà có thể thấy cả đàn cá xuôi dòng vào tận đồng sâu?
Vì nước tràn lên bờ, trên các ao hồ và đồng ruộng.
- Tìm những hình ảnh nói về mùa nước nổi?
Nước hiền hòa, mưa dầm dề, mưa sướt mướt, sông Cửu Long no nước, phù sa đọng lại trên vườn, từng đàn cá tung tăng bơi lội.
- Các con có biết vì sao lại có lũ không nhỉ?
Đó là do rừng ở đầu nguồn đã bị chặt phá, chỉ còn lại đất trống nên khi có mưa lớn không có cây để giữ nước. lúc đó nước sẽ chảy về dưới đồng bằng và gây ra lũ lụt. 
- Khi có lũ qua mà con người không kịp di chuyển ra khỏi vùng nguy hiểm, không kịp cứu các loại gia súc và vật nuôi. Những con vật đó bị lũ cuốn đi chết trong nước lũ thì sẽ dẫn tới điều gì?
Những loại vật đó sẽ bị thối và gây ra mùi hôi thối, ảnh hưởng tới môi trường xung quanh chúng ta đang sống.
Như vậy môi trường xung quanh chúng ta sẽ thế nào?
Bầu không khí bị ô nhiễm, nguồn nước bị ô nhiễm do xác chết của động vật bị nước cuốn trôi.
Để giảm bớt lũ xảy ra chúng ta cần phải làm gì? 
Tuyên truyền mọi người có ý thức giữ gìn rừng. Nghiêm cấm viếc chặt phá rừng. Mọi hành vi đó khi bị phát hiện sẽ bị phạt thật nghiêm.
Với các con là học sinh trong trường chúng ta sẽ phải làm gì để bảo vệ môi trường xung quanh chúng ta?
Chăm sóc và bảo vệ cây trong vườn trường, không vứt rác bừa bãi ra sân trường và lớp học. Ngoài ra cần nhắc nhở những người có hành vi phá hoại cây trong vườn trường.
C. Củng cố, dặn dò
Nhận xét giờ học, dặn học sinh về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTAP DOC MUA NUOC NOI.doc