Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tiết 50: Hội đua voi ở Tây Nguyên - Năm học 2016-2017 - Trần Thị Như Ngọc

Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tiết 50: Hội đua voi ở Tây Nguyên - Năm học 2016-2017 - Trần Thị Như Ngọc

I. Mục tiêu:

 - Đọc thành tiếng:

 + Rèn cho học sinh kỹ năng đọc đúng các từ khó.

 + Biết ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ giữa các dấu câu, các cụm từ.

 + Đọc trôi chảy cả bài; biết đọc với giọng vui tươi, hồ hởi.

 - Đọc hiểu:

 + Hiểu được các từ ngữ khó trong bài: Trường đua, chiêng, man gát, cổ vũ,.

 + Giúp học sinh hiểu nội dung bài: Bài văn tả và kể lại hội đua voi ở Tây Nguyên, qua đó cho thấy nét độc đáo mang đậm bản sắc dân tộc của người dân Tây Nguyên. Đồng thời thể hiện sự thú vị và bổ ích trong hội đua voi ở nơi đây.

 + Có thái độ yêu thích các ngày lễ của dân tộc.

II. Đồ dùng dạy học:

 - Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa.

 - Bảng phụ có ghi đoạn văn cần luyện đọc.

III. Các hoạt động dạy-học:

 A. Ổn định lớp.

 B. Kiểm tra bài cũ:

 - Tiết tập đọc- kể chuyện vừa rồi các em học bài gì? ( Hội vật).

 - Gọi 1 học sinh đọc đoạn 1,2 bài Hội vật, trả lời câu hỏi:

 + Tìm những chi tiết miêu tả cảnh tượng sôi động của Hội vật?

 (Tiếng trống dồn dập; người xem đông như nước chảy; ai cũng náo nức muốn xem mặt).

 - Gọi 1 học sinh đọc đoạn 3,4 bài Hội vật, trả lời câu hỏi:

 + Cách đánh của Quắm Đen và ông Cản Ngũ có gì khác nhau?

 ( Quắm Đen: lăn xả vào, đánh dồn dập, ráo riết. Ông Cản Ngũ: chậm chạp, lớ ngớ, chủ yếu là chống đỡ).

 + Việc ông Cản Ngũ bước hụt đã làm thay đổi keo vật như thế nào?

 ( Quắm Đen nhanh như cắt, luôn qua hai cánh tay ông, ôm lấy một bên chân ông, bốc lên.Người xem bốn phía reo ồ cả lên).

 

doc 3 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 04/07/2022 Lượt xem 289Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tiết 50: Hội đua voi ở Tây Nguyên - Năm học 2016-2017 - Trần Thị Như Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03/01/2017
Ngày dạy : 07/03/2017
Người dạy: Trần Thị Như Ngọc
Tuần: 25
Tiết: 50 Tập đọc
HỘI ĐUA VOI Ở TÂY NGUYÊN
I. Mục tiêu:
 - Đọc thành tiếng: 
 + Rèn cho học sinh kỹ năng đọc đúng các từ khó.
 + Biết ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ giữa các dấu câu, các cụm từ.
 + Đọc trôi chảy cả bài; biết đọc với giọng vui tươi, hồ hởi. 
 - Đọc hiểu: 
 + Hiểu được các từ ngữ khó trong bài: Trường đua, chiêng, man gát, cổ vũ,...
 + Giúp học sinh hiểu nội dung bài: Bài văn tả và kể lại hội đua voi ở Tây Nguyên, qua đó cho thấy nét độc đáo mang đậm bản sắc dân tộc của người dân Tây Nguyên. Đồng thời thể hiện sự thú vị và bổ ích trong hội đua voi ở nơi đây.
 + Có thái độ yêu thích các ngày lễ của dân tộc.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa.
 - Bảng phụ có ghi đoạn văn cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy-học:
 A. Ổn định lớp. 
 B. Kiểm tra bài cũ:
 - Tiết tập đọc- kể chuyện vừa rồi các em học bài gì? ( Hội vật). 
 - Gọi 1 học sinh đọc đoạn 1,2 bài Hội vật, trả lời câu hỏi:
 + Tìm những chi tiết miêu tả cảnh tượng sôi động của Hội vật?
 (Tiếng trống dồn dập; người xem đông như nước chảy; ai cũng náo nức muốn xem mặt).
 - Gọi 1 học sinh đọc đoạn 3,4 bài Hội vật, trả lời câu hỏi:
 + Cách đánh của Quắm Đen và ông Cản Ngũ có gì khác nhau?
 ( Quắm Đen: lăn xả vào, đánh dồn dập, ráo riết. Ông Cản Ngũ: chậm chạp, lớ ngớ, chủ yếu là chống đỡ).
 + Việc ông Cản Ngũ bước hụt đã làm thay đổi keo vật như thế nào?
 ( Quắm Đen nhanh như cắt, luôn qua hai cánh tay ông, ôm lấy một bên chân ông, bốc lên.Người xem bốn phía reo ồ cả lên).
 - Gọi 1 học sinh đọc 2 đoạn 5 và trả lời câu hỏi:
 + Theo em, vì sao ông Cản Ngũ thắng? (Vì ông luôn bình tĩnh, giàu kinh nghiệm hơn Quắm Đen).
 - Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
 B. Dạy bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 Các em được xem các cuộc đua thuyền, đua xe đạp, đua ngựa Nhưng ở Tây Nguyên cũng có hội, đó là hội đua voi. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu hội đua voi này nhé. Hôm nay chúng ta sẽ học bài “ Hội đua voi ở Tây Nguyên”.
 - Gọi một học sinh nhắc lại tựa bài.
 2. Luyện đọc:
 - Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
 - Hướng dẫn cách đọc: Giọng đọc vui, sôi nổi. Nhịp nhanh, dồn dập hơn ở đoạn 2.
 - Cho học sinh đọc từng câu nối tiếp nhau đến hết bài (2 lượt).
 - Giáo viên theo dõi học sinh đọc bài, sữa lỗi phát âm cho những học sinh phát âm sai: Giáo viên đọc mẫu các từ học sinh phát âm sai và yêu cầu học sinh đọc lại.
 Ví dụ: Vang lừng, man- gát, bình tĩnh, huơ vòi.
 - Giáo viên chia đoạn: 2 đoạn. Mỗi lần xuống dòng là một đoạn.
 - Gọi 2 học sinh đọc nối tiếp nhau theo đoạn.
 - Giáo viên nhận xét cách đọc cho học sinh.
 - Gọi 1 học sinh đọc đoạn 1.
 - Giáo viên rút từ khó trong đoạn 1 ra giải nghĩa cho học sinh: Trường đua, chiêng, man- gát.
 + Trường đua nghĩa là gì?
 + Chiêng là đồ vật như thế nào?
 + Man- gát là những người làm việc gì?
 - Gọi 1 học sinh đọc đoạn 2.
 - Giáo viên rút từ khó trong đoạn 2 ra giải nghĩa cho học sinh: Cổ vũ.
 + Cổ vũ là gì?
 - Giải nghĩa thêm 2 từ khó ngoài sách giáo khoa cho học sinh: hăng máu, ghìm đà.
 - Giáo viên cho học sinh đọc thầm theo nhóm đôi trong thời gian 2 phút.
 - Cho học sinh thi đọc theo nhóm 2 (2 nhóm).
 - Giáo viên nhận xét.
 3. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài:
 - Để biết những công việc chuẩn bị cho cuộc đua voi như thế nào thì bây giờ cô và các em cùng nhau tìm hiểu qua đoạn 1 của bài.
 - Các em hãy đọc thầm đoạn 1 của bài.
 - Trả lời câu hỏi:
 + Tìm những chi tiết tả công việc chuẩn bị cho cuộc đua?
 ( Voi từng tốp mười con dàn hàng ngang ở nơi xuất phát. Hài chàng trai điều khiển ngồi trên lưng voi. Họ ăn mặc đẹp, dáng vẻ rất bình tĩnh vì họ vốn là những người phi ngựa giỏi nhất.)
 + Giáo viên nhận xét, chốt lại ý chính.
 - Để xem cuộc đua voi diễn ra như thế nào cô và các em cùng tìm hiểu qua đoạn 2.
 - Học sinh đọc to đoạn 2, trả lời các câu hỏi:
 + Cuộc đua diễn ra như thế nào?
 ( Chiêng trống vừa nổi lên, cả mười con voi lao đầu, hăng máu phóng như bay. Bụi cuốn mù mịt. Những chàng Man-gát gan dạ và khéo léo điều khiển cho voi về trúng đích.)
 + Voi đua có cử chỉ gì ngộ nghĩnh, dễ thương?
 ( Những chú voi chạy đến đích trước tiên đều ghìm đà, huơ vòi chào những khán giả đã nhiệt liệt cổ vũ, khen ngượi chúng).
 + Giáo viên nhận xét, chốt lại ý chính.
 4. Luyện đọc lại:
 - Giáo viên treo bảng phụ ghi đoạn 2 lên bảng.
 - Giáo viên đọc diễn cảm đoạn 2. 
 - Giáo viên lưu ý cho học sinh một số chổ cần nhấn giọng: ghìm đà, huơ vòi, nhiệt liệt,khen ngợi.
 - Gọi 3 học sinh đọc diễn cảm.
 - Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
 C. Củng cố: 
 - Tiết tập đọc hôm nay các em học bài gì? (Hội đua voi ở Tây Nguyên).
 - Đây là bài văn kể về ngày hội đua voi ở Tây Nguyên thật vui vẻ, bổ ích, thú vị và đọc đáo. Qua đó cho thấy nét độc đáo mang đậm bản sắc dân tộc của người dân Tây Nguyên.
 - Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tap_doc_lop_3_tiet_50_hoi_dua_voi_o_tay_nguyen_nam_h.doc