Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tuần 10: Thư gửi bà - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Linh Phương

Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tuần 10: Thư gửi bà - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Linh Phương

II. Bài mới :

1. Giới thiệu bài:

(?) Bức tranh này vẽ cảnh gì?

- Nhận xét.

2. Luyện đọc :

a) Đọc mẫu : Giọng nhẹ nhàng, tình cảm, ngắt nghỉ hơi hợp lý.

b) Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ :

* Đọc từng câu.

- HD HS đọc những từ khó đọc

* Đọc từng đoạn:

- Đọc từng đoạn trước lớp :

+ GV chia lá thư chia thành 3 đoạn:

_ Mở đầu thư (3 câu đầu)

_ Nội dung chính (từ Dạo này. đến dưới ánh trăng)

_ Kết thúc (phần còn lại)

+ Gọi 3HS đọc nối tiếp đoạn.

+ Yêu cầu HS nhận xét bạn đọc.

+ Hướng dẫn đọc đúng các câu:

_ Yêu cầu HS nêu câu khó dài, khó đọc trong bài và nêu cách ngắt nghỉ.

_ Nhận xét.

_ Chốt:

 

docx 7 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 582Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tuần 10: Thư gửi bà - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Linh Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN LỜI TIẾT HỘI GIẢNG
BÀI DẠY: THƯ GỬI BÀ
KTBC
- Tiết trước, các con đã học bài “Giọng quê hương”. Cô kiểm tra bài cũ.
- Một bạn lên bảng đọc đoạn 2 của bài. Cô mời 
(?) Chuyện gì đã xảy ra làm Thuyên và Đồng ngạc nhiên?
- Cô thấy con đã đọc to, rõ ràng, phân biệt đúng giọng của các nhân vật và của người dẫn chuyện. Cô khen con.
- Một bạn khác lên đọc đoạn 3. Cô mời 
(?) Những chi tiết nào nói lên tình cảm tha thiết của các nhân vật đối với quê hương?
- Cô thấy bạn  đã đọc diễn cảm và TLCH tốt. Cả lớp thưởng cho bạn 1 tràng vỗ tay.
- Qua phần KTBC, cô thấy các con đều đã đọc tốt bài “Giọng quê hương” và nắm được nội dung của bài. Cô khen các con.
- 2HS lên bảng đọc đoạn và TLCH.
- HS lắng nghe 
Giới thiệu bài
- GV treo tranh minh họa và nêu câu hỏi: Bức tranh này vẽ cảnh gì?
- Bạn trả lời đúng rồi đấy các con ạ. Bạn nhỏ trong bức tranh đang ngồi viết thư hỏi thăm người bà ở quê khi chưa có dịp về thăm bà. Vậy bạn nhỏ đã hỏi thăm và kể những chuyện gì với bà, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài tập đọc “Thư gửi bà”
- Các con mở SGK TV tr81.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe 
- HS mở SGK. 
Luyện đọc đúng
- Cả lớp nghe cô đọc mẫu.
- Đọc nối tiếp câu cá nhân theo hàng dọc, bắt đầu từ bạn 
(GV ghi bảng từ khó đọc: lâu rồi, khỏe, chăm ngoan  và hướng dẫn cách đọc)
- Đọc nối tiếp câu nhóm đôi theo hàng dọc, bắt đầu từ bạn 
- Cô chia bài đọc hôm nay thành 3 đoạn. 
- Các con đã nắm được các đoạn chưa? Cô mời đọc nối tiếp đoạn theo hàng dọc bắt đầu từ ... 
- Nhận xét bạn đọc
- Quan sát trong bài con thấy câu nào dài, khó đọc? 
- Các con hãy dùng bút chì đánh dấu cách ngắt nghỉ câu dài vào sách nhé!
- HS lên bảng nêu cách ngắt của mình
- Bây giờ, các con sẽ luyện đọc trong nhóm 3. Lưu ý lắng nghe bạn đọc, phát hiện bạn đọc hay nhé. Thời gian là 2’. 2’ bắt đầu.
- Nhóm nào muốn lên đọc (nhóm) trước lớp nào? 
- Bây giờ cô muốn lắng nghe 3 nhóm đọc nối tiếp 3 đoạn. 
- Cô mời  đọc cả bài.
- HS lắng nghe 
- HS đọc nối tiếp câu (cá nhân)
- HS đọc 
- 12 nhóm đôi đọc nối tiêp câu (theo bàn)
- HS đánh dấu vào SGK
- 3HS đọc nối tiếp đoạn 
- HS nhận xét
- HS nêu ý kiến câu dài.
- HS lên chữa trên bảng phụ và đọc cách ngắt của mình 
- HS quan sát 
- HS luyện đọc trong nhóm 
- HS đọc báo cáo nhóm (1HS đọc 1 đoạn nối tiếp nhau)
- 3 nhóm đọc nối tiếp 3 đoạn 
- 1HS đọc toàn bài
Tìm hiểu bài
- Các con hãy đọc thầm đoạn 1.
(?) Đức viết thư cho ai?
(?) Dòng đầu bức thư, bạn ghi thế nào?
- Cô mời  đọc đoạn 2.
(?) Đức hỏi thăm bà điều gì?
(?) Đức kể với bà những gì?
- Trong câu trả lời của bạn .... vừa nhắc đến từ đê và thả diều. Vậy bạn nào hiểu từ đê có nghĩa là gì?
→ GV ghi bảng đê, thả diều.
- GV giải nghĩa từ đê: công trình xây đắp bằng đất đá dọc bờ sông hoặc bờ biển để ngăn không cho nước tràn vào đồng ruộng và khu dân cư (hình ảnh minh họa)
- Thả diều là một trong số những hoạt động vui chơi được hầu hết người Việt Nam ưa chuộng và những ngày mùa xuân và mùa hè đấy các con ạ. Cô giới thiệu với các con, đây chính là hình ảnh thả diều ở một vùng quê của Việt Nam (hình ảnh minh họa)
- Các con hãy đọc thầm đoạn 3, TLN 2 và cho cô biết, Đoạn cuối thư cho thấy tình cảm của Đức đối với bà như thế nào? Thời gian thảo luận là 1’. 1’ bắt đầu.
→ Các con ạ, ai trong chúng ta cũng đều có những kỉ niệm về quê hương, về người bà của mình. Bạn Đức trong bài tập đọc này cũng vậy. Tình cảm gắn bó với quê hương, quý mến bà của bạn Đức thật đáng trân trọng.
- HS đọc thầm 
- Đức viết thư cho bà ở quê
- Hải Phòng, ngày 6 tháng 11 năm 2003
- 1HS đọc đoạn 2.
- Đức hỏi thăm sức khỏe của bà: Bà có khỏe không ạ?
- Được lên lớp 3, được đi chơi với bố mẹ vào ngày nghỉ; kỉ niệm năm ngoái về quê: được đi thả diều trên đê cùng anh Tuấn và được nghe bà kể chuyện cổ tích dưới ánh trăng.
- HS nói theo ý hiểu của mình.
- Rất kính trọng và yêu quý bà: hứa với bà sẽ học giỏi, chăm ngoan để bà vui; chúc bà khỏe mạnh sống lâu; mong chóng đến hè để được về quê thăm bà.
Luyện đọc diễn cảm
- Để thể hiện đúng nội dung của bài, theo con chúng ta cần đọc với giọng đọc như thế nào? 
→ GV chiều màn hình cả bài (mỗi đoạn 1 bài)
(?) Các con thấy đoạn 1 có gì khác đoạn 2 và đoạn 3?
→ Với câu bộc lộ cảm xúc và câu hỏi khó đọc chúng mình cần lên giọng ở cuối câu.
(?) Ai đọc được 2 câu này?
→ Cô khen các con đọc tốt.
- Cô chọn đoạn 2, đoạn 3 để chúng mình cùng nhau luyện đọc diễn cảm. → GV chiếu đoạn 2 và đoạn 3
- Ngoài việc ngắt nghỉ đúng, chúng ta cần nhấn giọng ở những từ ngữ nào?
- Ai muốn thử sức đọc diễn cảm nào? Cô mời
- Nhận xét bạn. Bạn nào muốn luyện đọc nữa? Cô mời
- Bây giờ, chúng mình cùng thi đọc diễn cảm nhé! Mỗi tổ cử 1 đại diện lên thi đọc diễn cảm trước lớp nào. Mời các con
- Nhận xét giọng đọc của 2 bạn. Khen 
- Bây giờ ai đọc diễn cảm toàn bài. - Nhận xét bạn.
- Liên hệ thực tế:
+ Trong lớp mình, có bạn nào có ông bà ở xa mà con đã viết thư cho ông bà?
+ Đầu thư con thường viết như thế nào?
+ Phần chính của bức thư con hỏi thăm hay kể điều gì?
+ Cuối thư con sẽ ghi như thế nào?
+ Muốn ông bà vui con cần phải làm gì?
- Con thưa cô, đọc bài với giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm ạ
- Có câu bộc lộ cảm xúc và câu hỏi
- 2HS đọc.
- Nhấn giọng ở từ khỏe, tám điểm 10, đêm đêm, ... 
-1HS đọc diễn cảm 
-1HS khác đọc 
- 2HS thi đọc diễn cảm 
- 1 HS đọc diễn cảm toàn bài 
- HS trả lời
Củng cố - Dặn dò
- Giờ học tập đọc của lớp mình đến đây là kết thúc. Về nhà, các con hãy luyện đọc lại “Thư gửi bà” và chuẩn bị cho bài tập đọc tuần sau “Đất quý, đất yêu”. Còn bây giờ chúng mình cùng nghe các cô trong BGH nhận xét về tiết học này nhé!
-HS lắng nghe 
TRƯỜNG TH NGUYỄN BÁ NGỌC
Giáo viên: Nguyễn Linh Phương Lớp: 3D
Tuần 10 - Ngày soạn: /10/2020 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Môn: Tập đọc	
Bài dạy: THƯ GỬI BÀ
A. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Hiểu biết về thư và cách viết thư.
2. Kỹ năng: 
- Chú ý đọc đúng các từ ngữ : lâu rồi, dạo này, khoẻ, năm nay, lớp, ánh trăng, chăm ngoan, sống lâu,.... 
- Bước đầu bộc lộ được tình cảm thân mật qua giọng đọc, thích hợp với từng kiểu câu (câu kể, câu hỏi, câu cảm).
- Đọc thầm tương đối nhanh và nắm được những thông tin chính của bức thư thăm hỏi. 
- Hiểu được ý nghĩa : tình cảm gắn bó với quê hương, quý mến bà của người cháu.
3. Thái độ: Hiểu được ý nghĩa: tình cảm gắn bó với quê hương, quý mến bà của người cháu.
B. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP: 
- Giáo viên: 
+ Trang minh họa bài, phấn màu.
+ Powerpoint, SGK, SGV.
+ Bảng phụ ghi các câu dài.
- Học sinh: SGK, vở ghi.
C. NỘI DUNG DẠY – HỌC:
1. Tổ chức lớp học: Nhắc HS ổn định nền nếp, chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập.
2. Tiến trình tiết dạy:
THỜI GIAN
NỘI DUNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
PHƯƠNG PHÁP- HÌNH THỨC DẠY- HỌC TƯƠNG ỨNG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
3’
35’
2’
I. Kiểm tra bài cũ:
Giọng quê hương
- Gọi 1HS đọc đoạn 1, đoạn 2 của bài và trả lời câu hỏi.
(?) Chuyện gì đã xảy ra làm Thuyên và Đồng ngạc nhiên?
- Gọi 1 HS đọc đoạn 3 và TLCH.
(?) Những chi tiết nào nói lên tình cảm tha thiết của các nhân vật đối với quê hương?
- Nhận xét.
II. Bài mới :
1. Giới thiệu bài:
(?) Bức tranh này vẽ cảnh gì?
- Nhận xét.
2. Luyện đọc : 
a) Đọc mẫu : Giọng nhẹ nhàng, tình cảm, ngắt nghỉ hơi hợp lý.
b) Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ :
* Đọc từng câu.
- HD HS đọc những từ khó đọc
* Đọc từng đoạn:
- Đọc từng đoạn trước lớp :
+ GV chia lá thư chia thành 3 đoạn:
_ Mở đầu thư (3 câu đầu)
_ Nội dung chính (từ Dạo này.... đến dưới ánh trăng)
_ Kết thúc (phần còn lại)
+ Gọi 3HS đọc nối tiếp đoạn.
+ Yêu cầu HS nhận xét bạn đọc.
+ Hướng dẫn đọc đúng các câu:
_ Yêu cầu HS nêu câu khó dài, khó đọc trong bài và nêu cách ngắt nghỉ.
_ Nhận xét.
_ Chốt:
Hải Phòng,/ ngày 6 / tháng 11/ năm 2003 .//
Cháu vẫn nhớ năm ngoái được về quê,/ thả diều cùng anh Tuấn trên đê/ và đêm đêm/ ngồi nghe bà kể chuyện cổ tích dưới ánh trăng.//
+ Đọc từng đoạn trong nhóm 3. Thời gian 2 phút.
_ Các nhóm đọc trước lớp.
_ 3 nhóm đọc nối tiếp 3 đoạn.
- Đọc cả bài.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài :
 * Đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi :
- Đức viết thư cho ai? 
- Dòng đầu bức thư, bạn ghi thế nào?
* Đọc đoạn 2, trả lời câu hỏi :
+ Đức hỏi thăm bà điều gì?
+ Đức kể với bà những gì?
- Giải nghĩa từ đê, thả diều.
* Đọc thầm đoạn đoạn 3, trả lời nhóm 2 câu hỏi :
+ Đoạn cuối bức thư cho thấy tình cảm của Đức đối với bà như thế nào?
Chốt: Tình cảm gắn bó với quê hương, quý mến bà của người cháu
4/ Luyện đọc lại :
(?) Để thể hiện đúng nội dung của bài, chúng ta cần đọc với giọng như thế nào?
(?) Đoạn 1 có khác gì đoạn 2 và đoạn 3?
(?) Ngoài ngắt giọng, chúng ta cần đọc nhấn giọng ở những từ ngữ nào?
- Gọi 1 – 2HS đọc diễn cảm đoạn 2 và đoạn 3
- Đại diện các tổ thi đọc. Yêu cầu HS nhận xét giọng đọc của bạn.
- Gọi 1HS đọc diễn cảm toàn bài.
- Liên hệ thực tế:
+ Trong lớp mình, có bạn nào có ông bà ở xa mà con đã viết thư cho ông bà?
+ Đầu thư con thường viết như thế nào?
+ Phần chính của bức thư con hỏi thăm hay kể điều gì?
+ Cuối thư con sẽ ghi như thế nào?
+ Muốn ông bà vui con cần phải làm gì?
III. Củng cố, dặn dò :
- Nhận xét tiết học
- Nêu yêu cầu.
- GV nhận xét
- GV treo tranh và nêu câu hỏi
- GV nhận xét và giới thiệu bài mới, ghi bảng.
- GV đọc toàn bài.
- GV ghi bảng và hướng dẫn cách đọc
- GV chiếu màn hình
- GV nêu yêu cầu
- GV nêu yêu cầu.
- GV nêu
- GV chốt.
- GV nêu yêu cầu.
Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
- GV nêu yêu cầu.
- GV nêu yêu cầu.
- GV giải nghĩa và chiếu hình minh họa.
GV chốt.
- GV chốt.
- GV nêu câu hỏi.
- GV nêu yêu cầu.
- GV nêu yêu cầu.
- GV nêu yêu cầu.
- GV nêu câu hỏi.
- GV nêu
- 2HS đọc và trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe và ghi vở.
- HS lắng nghe.
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài tập đọc.
- HS đọc
- HS đánh dấu vào SGK
- 3HS nối tiếp đoạn.
- HS nhận xét bạn.
- HS nêu.
- HS chữa trên bảng phụ và nêu cách ngắt của mình.
- HS gạch vào SGK.
- HS đọc nhóm 3.
- 1HS đọc 1 đoạn nối tiếp nhau.
- 3 nhóm đọc 3 đoạn
-1 HS đọc cả bài.
- Đọc thầm phần đầu bức thư trả lời các câu hỏi.
- 1HS đọc đoạn 2, trả các lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
- Đọc thầm đoạn 3, trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
- 1 -2HS đọc.
- Đại diện các tổ lên thi đọc.
- 1HS đọc
- HS trả lời.
- HS lắng nghe
* Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tap_doc_lop_3_tuan_10_thu_gui_ba_nam_hoc_2020_2021_n.docx