Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tuần 14 - Bài: Nhớ Việt Bắc - Đinh Thị Hương Thảo

Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tuần 14 - Bài: Nhớ Việt Bắc - Đinh Thị Hương Thảo

I. Mục tiêu:

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng

- Đọc đúng các tiếng, từ dễ phát âm sai : nắng ánh, thắt lưng, mơ nở, núi giăng, rừng phách.

- Ngắt nghỉ hơi đúng, linh hoạt giữa các dòng, các câu thơ lục bát( Nhịp 2/4, 2/2/4 ở câu 1; chuyển sang câu 2 lại là: 2/ 4, 4/4 .)

- Biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm: đỏ tươi, giăng thành luỹ sắt giày, rừng che bộ đội , rừng vây quân thù

 2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu :

- HS nắm được nghĩa các từ ngữ trong bài: Việt Bắc, đèo, dang, phách, ân tình, thuỷ chung.

- Hiểu được nội dung bài thơ: Ca ngợi đất và người Việt Bắc đẹp và đánh giặc giỏi.

3. Học thuộc lòng 10 dòng thơ đầu.

 

doc 3 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 620Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tuần 14 - Bài: Nhớ Việt Bắc - Đinh Thị Hương Thảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân môn : Tập đọc 
Thứ.... ngày.... tháng..... năm 2011
Tiết : 
Nhớ Việt Bắc
Tuần : 14
Lớp : 3A3
I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng
Đọc đúng các tiếng, từ dễ phát âm sai : nắng ánh, thắt lưng, mơ nở, núi giăng, rừng phách......
Ngắt nghỉ hơi đúng, linh hoạt giữa các dòng, các câu thơ lục bát( Nhịp 2/4, 2/2/4 ở câu 1; chuyển sang câu 2 lại là: 2/ 4, 4/4.)
Biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm: đỏ tươi, giăng thành luỹ sắt giày, rừng che bộ đội , rừng vây quân thù
 2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu : 
HS nắm được nghĩa các từ ngữ trong bài: Việt Bắc, đèo, dang, phách, ân tình, thuỷ chung.
Hiểu được nội dung bài thơ: Ca ngợi đất và người Việt Bắc đẹp và đánh giặc giỏi.
3. Học thuộc lòng 10 dòng thơ đầu.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài học,...
Bảng phụ viết khổ thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc và HTL.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
3’
A. Kiểm tra bài cũ
- Kể từng đoạn câu chuyện Người liên lạc nhỏ
- Câu hỏi : 
+ Câu chuyện cho ta hiểu được điều gì? 
* PP kiểm tra, đánh giá
- 2 HS kể chuyện, trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, chấm điểm.
34’
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài :
 Nhà thơ Tố Hữu có rất nhiều bài thơ hay, Nhớ Việt Bắc là một trong những bài thơ nổi tiếng của ông, bài thơ cho ta thấy sự gắn bó tình cảm thân thiết giữa người miền xuôi và miền núi.
 Nhà thơ Tố Hữu đã sáng tác bài thơ này khi kháng chiến thắng lợi, cán bộ đã về miền xuôi, nhưng những người miền xuôi vẫn lưu luyến nhớ cảnh và người Việt Bắc.
* PP trực tiếp
- GV giới thiệu, ghi tên bài.
2. Luyện đọc
2.1 Đọc mẫu: Giọng đọc hồi tưởng, thiết tha, tình cảm.
2.2 Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
ã Đọc từng 2 dòng thơ
- Từ khó: nắng ánh, thắt lưng, mơ nở, núi giăng, rừng phách, ...
- Khổ thơ đầu ngắt thành 2 đoạn ( 4 câu đầu là một đoạn)
ã Đọc từng khổ thơ
- Chú ý ngắt giọng ở các dòng thơ:
Ta về/ mình có nhớ ta/
Ta về/ ta nhớ/ những hoa cùng người.//
Rừng xanh/ hoa chuối đỏ tươi//
Đèo cao nắng ánh/ dao gài thắt lưng
Ngày xuân/ mơ nở trắng rừng/
 Nhớ người đan nón/ chuốt từng sợi dang.//
Nhớ khi giặc đến/ giặc lùng/
Rừng cây/ núi đá/ ta cùng đánh Tây.//
+ Đèo : chỗ thấp và dễ vượt qua nhất trên đường đi qua núi.
+ Dang : cây thuộc loại tre nứa, thân dẻo, dùng để đan lát hoặc làm lạt buộc
+ Phách :một loại cây thân gỗ, ngả màu vàng vào mùa hè
+ Ân tình: có ơn nghĩa, tình cảm sâu nặng với nhau
Mọi người trong xóm em sống với nhau rất ân tình.
+ Thuỷ chung : trước sau không thay đổi
ã Đọc từng khổ thơ theo nhóm 
ã Đọc cả bài
- Giọng hồi tưởng, thiết tha, nhẹ nhàng, bộc lộ tình cảm 
* PP luyện đọc
- GV đọc mẫu toàn bài 1 lần.
- HS theo dõi SGK.
- HS nối tiếp nhau đọc 2 dòng thơ một theo dãy – GV sửa lỗi phát âm sai.
- 3 HS đọc nối tiếp bài thơ.
- GV treo bảng phụ ghi các khổ thơ.
 - HS đọc, nêu cách ngắt hơi, nhấn giọng.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, chốt.
- HS đọc lại.
- HS nêu nghĩa từ khó, đặt câu.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét.
- HS đọc trong nhóm.
- 2 nhóm đọc to.
- Cả lớp đồng thanh.
3. Tìm hiểu bài
1. Người cán bộ về xuôi nhớ những gì ở Việt Bắc? (Người cán bộ về xuôi nhớ hoa(cảnh vật, núi rừng Việt Bắc) và nhớ người Việt Bắc.)
2. Tìm những câu thơ cho thấy :
Việt Bắc rất đẹp. 
 Việt Bắc đánh giặc giỏi.
+ Núi rừng Việt Bắc rất đẹp với cảnh : Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi; Ngày xuânn mơ nở trắng rừng; Ve kêu rừng phách đổ vàng; Rừng thu trăng rọi hoà bình.
 + Việt Bắc đánh giặc giổi với những hình ảnh: Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây; Núi giăng thành luỹ sắt dày; Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.
3. Tìm những câu thơ thể hiện vẻ đẹp của người Việt Bắc?
 Các câu thơ nói lên vẻ đẹp đó là:
 Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng 
 Nhớ người đan nón chuốt từng sợi dang
 Nhớ cô em gái hái măng một mình
 Tiếng hát ân tình thuỷ chung.
* PP trực quan, vấn đáp
- GV treo tranh minh hoạ.
- HS đọc khổ 1, trả lời câu hỏi 1.
- HS khác nhận xét, bổ sung. 
- GV nhận xét.
- 1 HS đọc toàn bài, HS khác đọc thầm, trả lời câu 2,3.
- HS khác nhận xét bổ sung .
- GV nhận xét.
- HS đọc toàn bài.
4. Học thuộc lòng
ã Học thuộc từng khổ thơ
ã Học thuộc lòng bài thơ
* PP xoá dần
- GV treo bảng phụ ghi 10 dòng thơ đầu.
- HS đọc thuộc lòng.
- GV xoá dần các chữ rồi xoá cả bài.
- HS đọc lần lượt các khổ, đọc cả bài.
- Cả lớp đồng thanh.
2’
C. Củng cố – dặn dò
- Khuyến khích HS học thuộc cả bài thơ
- GV nhận xét, dặn dò.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tap_doc_lop_3_tuan_13_bai_vam_co_dong_dinh_thi_huong.doc