Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tuần 15

Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tuần 15

I – Mục tiêu:

 - Hiểu nghĩa từ: nhà rông, rông chiêng, nông cụ. Giúp HS nắm nội dung bài, hiểu đặc điểm nhà rông Tây nguyên và những sinh hoạt cộng đồng của người Tây nguyên.

 - Giúp HS đọc đúng toàn bài, chú ý một số từ khó như: nhà rông, múa rông chiêng, vướng mái.

 - Qua bài học, giúp HS hiểu được đặc điểm nhà rông, cuộc sống sinh hoạt của người Tây nguyên từ đó có tình cảm và lòng mến yêu người Tây nguyên.

II – Chuẩn bị:

 1 – Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh

 2 – Học sinh: Sách giáo khoa

III – Các hoạt động:

 1 – Ổn định: Hát

 2 – Bài cũ: Nhà bố ở

 - Gọi HS đọc bài và trả lời câu hỏi.

 - Nhận xét

 

doc 6 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1990Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài dạy tuần 15	
TẬP ĐỌC (HTL)
NHÀ BỐ Ở
I- Mục tiêu:
 - HS hiểu nội dung bài: sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng của bạn nhỏ miền núi về thăm bố ở thành phố. Bạn thấy cái gì cũng khác lạ nhưng vẫn gợi nhớ đến quê nhà.
 - Đọc đúng các từ ngữ có trong bài, đọc bài thể hiện đúng tâm trạng.
 - Yêu thích quê hương của mình.
II- Chuẩn bị:
 GV: Tranh minh họa bài thơ trong sgk.
 HS: Xem bài trước ở nhà.
III- Các hoạt động dạy và học:
Kiểm tra bài cũ: Hũ bạc của người cha
 - GV gọi HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
=> GV nhận xét - cho điểm.
Bài mới: Nhà bố ở
Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu và ghi tựa bài lên bảng.
HĐ 1: Luyện đọc
- Mục tiêu: đọc bài trôi chảy, diễn cảm.
- Phương pháp: đàm thoại, giảng giải.
 + GV đọc bài thơ.
 + Yêu cầu HS đọc tiếp nối từng câu thơ.
=> GV nêu từ khó đọc.
 + GV yêu cầu HS đọc tiếp nối khổ thơ.
=> GV yêu cầu HS đọc từ khó hiểu trong sgk.
 + GV lưu ý HS cách ngắt nghỉ hơi cho đúng.
 + HS luyện đọc theo nhóm.
 + Cả lớp đọc đồng thanh.
HĐ 2: Tìm hiểu bài
- GV gọi HS đọc lại bài.
- GV đặt câu hỏi.
 + Quê Páo ở đâu? Những câu thơ nào cho biết điều đó?
 + Páo đi thăm bố ở đâu?
 + Những điều gì ở thành phố làm Páo thấy lạ?
=> GV giảng giải cho HS hiểu thêm.
- Qua bài thơ, em hiểu điều gì về bạn Páo?
HĐ 3: Học thuộc lòng bài thơ
- 1 HS đọc lại bài.
- GV hướng dẫn HS đọc thuộc bài thơ bằng cách xóa bảng.
- Cho các tổ đọc tiếp nối.
- Đại diện tổ đọc thi đua: Học thuộc lòng khổ hoặc cả bài thơ.
Củng cố - Dặn dò:
- GV yêu cầu HS về nhàhọc thuộc lòng bài thơ.
- Chuẩn bị bài: Nhà Rông ở Tây Nguyên.
- HS lắng nghe.
- HS đọc tiếp nối từ đầu đến hết bài.
- HS luyện đọc cá nhân.
- HS đọc.
- HS đọc.
- Nhóm đôi.
- Lớp đọc thầm.
+ Quê Páo ở miền núi, các câu thơ cho biết điều đó:
Ngọn núi ở lại cùng mây
Tiếng suối nhòa dần sau cây
Quanh co như Páo leo đèo
Gió như đỉnh núi bản ta
Nhớ sao đèo dốc quê nhà.
+ Páo đi thăm bố ở thành phố.
+ Con đường rất rộng, sông thì sâu không lội qua được như suối ở quê. Người và xe đông như gió thổi. Nhà cao sừng sững như núi, ngước lên mới thấy mái. Lên xuống thang gác như leo đèo, khiến Páo càng nhớ đèo dốc quê nhà.
- Lần đầu về thành phố, Páo thấy cái gì cũng lạ lẫm, cũng gợi cho Páo nhớ đến cảnh vật ở quê nhà.
- HS đọc.
- HS đọc đồng thanh.
- HS đọc.
Kế hoạch bài dạy tuần 15	
TẬP ĐỌC
NHÀ RÔNG Ở TÂY NGUYÊN
I – Mục tiêu:
 - Hiểu nghĩa từ: nhà rông, rông chiêng, nông cụ. Giúp HS nắm nội dung bài, hiểu đặc điểm nhà rông Tây nguyên và những sinh hoạt cộng đồng của người Tây nguyên.
 - Giúp HS đọc đúng toàn bài, chú ý một số từ khó như: nhà rông, múa rông chiêng, vướng mái.
 - Qua bài học, giúp HS hiểu được đặc điểm nhà rông, cuộc sống sinh hoạt của người Tây nguyên từ đó có tình cảm và lòng mến yêu người Tây nguyên.
II – Chuẩn bị:
 1 – Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh
 2 – Học sinh: Sách giáo khoa
III – Các hoạt động:
 1 – Ổn định: Hát
 2 – Bài cũ: Nhà bố ở
 - Gọi HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
 - Nhận xét
 3 – Bài mới:
- Cho HS quan sát tranh, giới thiệu sơ lược về nhà rông ® giới thiệu bài – ghi tựa.
Hoạt động 1: Luyện đọc
Mục tiêu: Giúp HS đọc trôi chảy.
Phương pháp: Giảng giải, luyện tập.
- GV đọc mẫu toàn bài.
- Hướng dẫn HS luyện đọc.
- Cho HS đọc từng câu nối tiếp.
g sửa lỗi phát âm sai, rút từ khó cần luyện đọc: nhà rông, múa rông chiêng, vướng mái.
- Hướng dẫn HS chia đoạn.
- Cho HS đọc từng đoạn nối tiếp
® cho đọc chú giải từ khó
- Cho HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- Cho lớp đọc đồng thanh.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Mục tiêu: Nắm nội dung bài.
Phương pháp: Hỏi đáp, thảo luận
- Gọi 1 HS đọc đoạn 1 ® nêu câu hỏi:
 + Vì sao nhà rông phải chắc và cao?
® Chốt và chuyển ý: 
 + Gian đầu được trang trí như thế nào? Để làm gì?
- Gọi HS đọc đoạn 3: 
 + Vì sao nói gian giữa là trung tâm của nhà rông?
+ Các gian còn lại để làm gì?
 + Em nghĩ gì về nhà rông ở Tây nguyên?
Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
Mục tiêu: Rèn đọc có diễn cảm.
Phương pháp: Luyện tập.
- GV đọc mẫu đoạn 4.
- Cho vài HS đọc đoạn 4 ® thi đua đọc cả bài.
4 – Củng cố:
- Qua bài học em có nhận xét gì về nhà rông cũng như cuộc sống nếp sinh hoạt của người Tây nguyên?
® Giáo dục.
5 – Dặn dò – Nhận xét
- Đọc lại bài.
- Chuẩn bị bài: Đôi bạn
- Nhận xét tiết. 
- HS lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp từng câu (2 lượt)
- HS chia bài 4 đoạn
 Đoạn 1: Nhà rông  vướng mái.
 Đoạn 2: Gian đầu  cúng tế.
 Đoạn 3: Gian giữa  tiếp khách của làng.
 Đoạn 4: Phần còn lại.
- HS đọc nối tiếp đoạn (2 lượt)
- HS đọc chú giải trong SGK.
- HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- Lớp đọc đồng thanh.
- HS đọc & trả lời: Nhà rông phải chắc và cao vì để dùng lâu dài, chịu được gió bão, chứa nhiều người khi hội họp và vì để voi không đụng sàn khi đi qua cũng như nhảy múa ngọn giáo không vướng mái.
- Lớp đọc thầm đoạn 2.
- 1 HS trả lời: Gian đầu bài trí rất trang nghiêm để thờ thần, một giỏ mây đựng hòn đá thần treo trên vách, xung quanh hòn đá thần treo những cành hoa đan bằng tre, vũ khí nông cụ, chiêng trống dùng khi cúng tế.
- 1 HS đọc bài (đoạn 3), lớp tìm ý (vì gian giữa là nơi có bếp lửa, nơi già làng tụ họp để bàn việc lớn và là nơi tiếp khách của làng).
- HS đọc thầm và nêu: là nơi ngủ của trai làng từ 16 tuởi chưa lập gia ình để bảo vệ buôn làng.
- HS thảo luận nhóm đôi ® trình bày.
- HS lắng nghe.
- Vài HS đọc đoạn 4.
- Vài HS thi đọc cả bài.
- HS phát biểu.
Tranh
Bảng phụ
Kế hoạch bài dạy tuần 15	
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA
I – Mục tiêu:
 A – Tập đọc:
 - Hiểu từ: hũ, dúi, thản nhiên, dành dụm. Hiểu nội dung và ý nghĩa: Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên mọi của cải.
 - Đọc đúng: nhắm mắt, hũ bạc, vất vả, thản nhiên. Phân biệt giọng kể với lời ông lão.
 - Giáo dục HS biết yêu lao động.
 B – Kể chuyện:
 - Sắp xếp các tranh theo thứ tự trong truyện, dựa vào tranh kể lại toàn bộ câu chuyện.
 - Nghe bạn kể, nhận xét và kể tiếp lời bạn.
II – Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh hoạ.
 - HS: Sách giáo khoa.
III – Các hoạt động dạy học:
1) Ổn định: (1’)
2) Bài cũ: (5’) Một trường tiểu học ở vùng cao
 - HS đọc bài, trả lời câu hỏi.
3) Bài mới: (25’)
* Giới thiệu bài: Đưa tranh giới thiệu tựa bài.
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
Mục tiêu: Rèn đọc trôi chảy.
Phương pháp: Hỏi đáp, luyện tập.
 - Đọc mẫu
 - Cho HS đọc từng câu.
 - Cho HS đọc đoạn.
 - Cho HS đọc các từ chú giải.
 - Đọc từng đoạn trong nhóm.
 - HS đọc nối tiếp từng đoạn.
 - 1 HS đọc cả bài.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Mục tiêu: Nắm được nội dung, ý nghĩa.
Phương pháp: Hỏi đáp, thảo luận
 - Cả lớp đọc thầm đoạn 1.
 + Ông lão người Chăm buồn chuyện gì?
 - 1 HS đọc đoạn 2.
 - Cho cả lớp đọc thầm đoạn 3, thảo luận.
 + Người con đã làm lụng vất vả và tiết kiệm như thế nào?
 + Vì sao người con phản ứng như vậy?
 + Thái độ của ông lão lúc đó ra sao?
 - Cho 2 dãy thi tìm những câu trong truyện nói lên ý nghĩa của truyện.
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại
Mục tiêu: Rèn đọc diễn cảm.
Phương pháp: Luyện tập, thu đua.
 - GV đọc lại đoạn 4, 5. Lưu ý HS đọc giọng ân cần, trang trọng.
* Hoạt động 4: Kể chuyện
Mục tiêu: Dựa vào tranh kể lại toàn bộ câu chuyện.
Phương pháp: Kể chuyện, thi đua
 - Cho HS đọc yêu cầu.
 - Treo tranh, gọi 1 HS lên xếp thứ tự.
 - Gọi 5 HS kể nối tiếp 5 đoạn.
 - 1 HS kể toàn bộ truyện.
4) Củng cố: (4’)
 + Em thích nhân vật nào trong truyện? Vì sao?
5) Dặn dò: (1’)
 - Tập đọc và kể lại.
 - Chuẩn bị: Nhà bố ở.
- 2 lượt
- 1 lượt
- Nhóm đôi
- 5 HS
 + Vì ông có đứa con trai lười biếng.
- HS hỏi: Ông lão muốn con trai thành người như thế nào?
- HS trả lời.
- Hỏi: Ông lão vứt đồng tiền xuống ao để làm gì?
- HS trả lời.
 + Khi ông vứt tiền vào bếp lửa, người con đã làm gì?
“Có làm lụngquý đồng tiền” (đoạn 4)
“Hũ bạc tiêubàn tay con” (đoạn 5)
- 4 HS thi đua đọc đoạn văn.
- 1 HS đọc cả bài.
- Lớp nhận xét.
 3 – 5 – 4 – 1 – 2. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTap doc.doc