Giáo án Tập đọc lớp 3- Tuần 15: Hũ bạc của người cha

Giáo án Tập đọc lớp 3- Tuần 15: Hũ bạc của người cha

TẬP ĐỌC LỚP 3- TUẦN 15

HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA

 (Truyện cổ tích Chăm)

I- Mục tiêu.

1. Đọc trơn: Đọc trơn từng đoạn, cả bài

- Đọc đúng một số từ ngữ dễ phát âm sai như: nông dân, siêng năng, làm lụng, lười biếng.

- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

- Phân biệt lời người dẫn truyện và lời người cha.

2. Đọc hiểu: Hiểu nghĩa của các từ ngữ: lười biếng, dành dụm, thản nhiên, người Chăm.

*Ý nghĩa: Bàn tay và sức lao động của con người chính là nguồn tạo nên mọi của cải.

3. Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài.

- Tự nhận thức hiểu được bàn tay và sức lao động của con người tạo nên của cải không bao giờ cạn.

- Xác định giá trị đồng tiền do mình làm ra.

- Lắng nghe tích cực ( nghe những lời dạy bảo của cha mẹ dành cho con)

 

doc 5 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1649Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc lớp 3- Tuần 15: Hũ bạc của người cha", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án dự thi “giáo án tốt- giờ học hay”
Tập đọc lớp 3- tuần 15
Hũ bạc của người cha
 (Truyện cổ tích Chăm)
I- Mục tiêu. 
1. Đọc trơn: Đọc trơn từng đoạn, cả bài 
- Đọc đúng một số từ ngữ dễ phát âm sai như: nông dân, siêng năng, làm lụng, lười biếng.
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Phân biệt lời người dẫn truyện và lời người cha.
2. Đọc hiểu: Hiểu nghĩa của các từ ngữ: lười biếng, dành dụm, thản nhiên, người Chăm.
*ý nghĩa: Bàn tay và sức lao động của con người chính là nguồn tạo nên mọi của cải.
3. Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài.
- Tự nhận thức hiểu được bàn tay và sức lao động của con người tạo nên của cải không bao giờ cạn.
- Xác định giá trị đồng tiền do mình làm ra.
- Lắng nghe tích cực ( nghe những lời dạy bảo của cha mẹ dành cho con)
4.Các phương pháp, kĩ thuật dạy học
- Trình bày ý kiến cá nhân
- Đặt câu hỏi	
- Thảo luận nhóm
II- Đồ dùng dạy học
Tranh minh hoạ bài học.
Bảng phụ ghi câu cần luyện đọc “Nếu con lười biếng, dù cha cho con một trăm hũ bạc cũng không đủ. Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là hai bàn tay con.”
III- Các hoạt động dạy học
1.Kiểm tra bài cũ (3-4 phút).
- Gọi 3 học sinh đọc 10 dòng thơ đầu của bài Việt Bắc.
- Yêu cầu1 học sinh trả lời nội dung chính của bài.
Học sinh khác nhận xét- Giáo viên nhận xét chung, cho điểm, động viên.
Nhận xét chung việc học bài cũ của học sinh.
2. Bài mới.
2.1. Giới thiệu bài (2 phút).
Giáo viên treo tranh và yêu cầu học sinh quan sát, cho biết: tranh vẽ những ai? Đoán xem họ đang làm gì?
HS1: Tranh vẽ bố mẹ và cậu con trai, bố giao cho con một chiếc hũ của bố mẹ để dành.
HS2: Tranh vẽ bố mẹ và cậu con trai, cậu con trai nhận một chiếc hũ từ tay người cha.
.....
GV : Các em có muốn biết trong hũ có gì và vì sao bố mẹ lại giao chiếc hũ cho cậu con trai không? Câu chuyện hũ bạc của người cha mà cô giới thiệu trong giờ tập đọc hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó.
Gv ghi đầu bài- Học sinh mở vở ghi tên đầu bài.
2.2. Luyện đọc (10 - 11 phút)
Giáo viên đọc bài- Học sinh theo dõi.
*Đọc nối tiếp câu- kết hợp sửa lỗi phát âm
GV: Cô giáo sẽ cho lớp mình đọc nối tiếp câu, mỗi em đọc một câu, em nào đọc câu đầu thì đọc cả đầu bài. Các bạn khác theo dõi, nhận xét- sửa sai giúp bạn.
Đọc xong nối tiếp câu lần 1- Học sinh nhận xét - Giáo viên ghi những từ học sinh còn sai nhiều lên bảng để cả lớp cùng sửa.
VD: lười biếng, làm lụng, ném.
Gọi học sinh đọc- khi đọc em cần chú ý phụ âm nào? ( chú ý phát âm phụ âm n/l)
- Đọc nối tiếp câu lần 2 - kết hợp sửa lỗi phát âm nếu còn học sinh mắc.
Giáo viên nhận xét nhóm đọc câu lần 2.
*Đọc nối tiếp đoạn kết hợp ngắt câu dài, giải nghĩa chú giải.
Yêu cầu học sinh nhìn sách giáo khoa- Bài này có 5 đoạn như sách đã chia.Cô mời 5 bạn đọc nối tiếp 5 đoạn , các bạn khác theo dõi và nhận xét .
Lần 1- Đọc đoạn và ngắt câu dài. Gọi 5 em đọc theo dãy bàn.
2-3 học sinh nhận xét – GV kết luận
Trong bài có một số câu dài, khó đọc, các em theo dõi lên bảng cô có câu sau. Các em đọc thầm và tìm cách cách ngắt, nghỉ cho cô.
GV đưa câu đã chuẩn bị lên bảng- Học sinh suy nghĩ , nêu cách ngắt- Đọc lại xem có hợp lý không? 
Nhận xét- Giáo viên kết luận cách ngắt hợp lý nhất.
Nếu con lười biếng, /dù cha cho con một trăm hũ bạc /cũng không đủ.//Hũ bạc tiêu không bao giờ hết/ chính là hai bàn tay con.//
Học sinh đọc đoạn lần 2, giải nghĩa chú giải- Gọi 5 học sinh bất kỳ đọc.
Hỏi học sinh đọc đoạn 1- Em biết gì về chiếc “hũ”? – Học sinh nêu chú giải.
Hỏi học sinh đọc đoạn 2- Từ “ dúi” trong bài được sách giáo khoa giải nghĩa như thế nào?
Hỏi học sinh đọc đoạn 3- “ Dành dụm” có nghĩa là gì?
 Học sinh nhận xét các bạn đọc lần 2- Giáo viên nhận xét, kết luận.
GV: Để cả lớp mình được đọc cô cho các em đọc nhóm 4, mỗi em đọc một đoạn riêng bạn cuối cùng đọc đoạn 4, 5. Mỗi nhóm các em tự cử nhóm trưởng sau đó nhóm trưởng chỉ đạo các bạn đọc theo yêu cầu của cô cho đến hết bài. Khi bạn đọc, các bạn trong nhóm theo dõi, nhận xét và sửa sai cho bạn. Thời gian đọc nhóm là 3 phút.
Các nhóm tiến hành đọc nhóm- Giáo viên quan sát giúp đỡ các nhóm có học sinh yếu.
- Kiểm tra các nhóm đọc ( 2 nhóm) : Gọi 2 nhóm đọc các nhóm khác theo dõi, nhận xét và cho điểm nhóm bạn, so sánh xem nhóm nào đọc tốt hơn.
Học sinh nhận xét và cho điểm nhóm bạn- Giáo viên nhận xét, cho điểm động viên.
2.3. Tìm hiểu bài ( 11-12phút).
GV: Vừa rồi các em đã được luyện đọc câu chuyện, để thấy được cái hay, cái đẹp của bài, cô và các em sẽ cùng nhau đi tìm hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện.
Đọc thầm câu chuyện và cho cô biết, câu chuyện những nhân vật nào? (có 3 nhân vật - ông lão, bà lão và cậu con trai)
- Các em thầm đoạn 1 và cho cô biết: Ông lão là người như thế nào? Ông buồn vì điều gì?
Học sinh trả lời- nhận xét, bổ sung- GV kết luận.
( Ông lão là người siêng năng, chăm chỉ làm việc. Ông buồn vì cậu con trai lười biếng)
GV: Ông lão là một nông dân người Chăm- một dân tộc thiểu số vùng Nam Trung Bộ, ông làm lụng rất cần cù, chăm chỉ nhưng ông buồn vì con trai lười biếng không chịu làm việc.
GV ghi từ “lười biếng” lên bảng. 
Vậy ông mong muốn điều gì ở người con? ( Ông mong khi nhắm mắt thấy con kiếm nổi bát cơm , không phải sống nhờ vào người khác.Ông yêu cầu con ra đi kiếm tiền và mang về)
GV: Người cha rất lo lắng cho tương lai của con mình, cậu lười biếng, không chịu làm lụng thì khi cha mẹ mất đi ai sẽ lo cho cuộc sống của cậu. Do đó người cha đã yêu cầu con đi kiếm tiền mang về. Người con liệu có kiếm được tiền mang về cho cha không? Các em hãy đọc thầm đoạn 2 và cho cô biết : Trong lần ra đi thứ nhất, người con đã làm gì?
Học sinh trả lời- Nhận xét, bổ sung- GV kết luận.
( Trong lần ra đi thứ nhất, người con đã dùng số tiền bà mẹ đưa cho để chơi mấy ngày, còn lại một ít thì mang về nhà đưa cho cha)
Người cha đã làm gì với số tiền đó? (Người cha vứt ngay số tiền đó xuống ao)
Vì sao ông lại ném tiền xuống ao? Khi cha ném tiền xuống ao, thái độ của cậu con trai thế nào? 
Học sinh trả lời- Nhận xét, bổ sung- GV kết luận.
( Vì ông muốn thử xem những đồng tiền đó có phải do chính tay con mình kiếm ra không. Khi cha vứt tiền xuống ao, cậu con trai vẫn thản nhiên như không)
GV ghi từ “thản nhiên”- Vậy em hiểu thản nhiên nghĩa là gì? ( thản nhiên là làm như không có việc gì xảy ra)
GV: Ông vứt tiền xuống ao vì muốn thử xem những đồng tiền ấy có phải tự tay con trai làm ra không. Thái độ thản nhiên của người con cho thấy đó không phải là những đồng tiền tự tay con trai ông làm ra và người con lại phải ra đi lần thứ hai.
1 học sinh đọc to đoạn 3- lớp theo dõi và suy nghĩ trả lời câu hỏi 3.
Người con đã làm lụng vất vả và tiết kiệm như thế nào?
( Anh di xay thóc thuê, mỗi ngày được 2 bát gạo, chỉ dám ăn một bát. Ba tháng dành dụm được 90 bát gạo, anh bán lấy tiền mang về cho cha)
GV: Lần thứ 2 ra đi, người con đã không được mẹ cho nhiều tiền như lần trước và biết rằng mình không thể nói dối cha nên anh đã phải đi xay thóc thuê để bán lấy tiền mang về đưa cho cha. 
GV ghi từ “ xay thóc thuê” lên bảng.
Con trai mang tiền về ông lão lại ném luôn mấy đồng tiền vào lửa, khi đó người con đã làm gì? Vì sao?
( Vội thọc tay vào lửa lấy tiền ra. Vì anh đã rất vất vả suốt ba tháng trời mới kiếm được những đồng tiền ấy nên anh rất quý trọng nó)
Khi ấy thái độ của người cha như thế nào?
( Ông lão cười chảy cả nước mắt vì vui mừng, cảm động trước sự thay đổi của con) 
GV ghi bảng từ: cười chảy nước mắt.
GV: Ông lão đã rất vui mừng trước sự thay đổi của con đối với đồng tiền, anh đã biết quý trọng đồng tiền do chính tay mình làm ra. Và ông đã đào hũ bạc lên đưa cho người con. Vậy ý nghĩa câu chuyện này là gì? Các em hãy thảo luận nhóm đôi câu hỏi 5.
Các nhóm trình bày- Nhận xét- GV kết luận.
(Các câu văn nói lên ý nghĩa câu chuyện : - Có làm lụng vất vả người ta mới biết quý trọng đồng tiền.)
 - Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là hai bàn tay con.)
GV ghi bảng : sức lao động, hai bàn tay tạo ra của cải.
GV: Chỉ có sức lao động, đôi bàn tay của chính mình mới là nơi tạo ra nguồn của cải không bao giờ cạn. Đó chính là ý nghĩa của câu chuyện mà cô và các em vừa tìm hiểu.
GV ghi ý nghĩa câu chuyện lên bảng- Học sinh ghi vở.
Qua câu chuyện vừa tìm hiểu, em rút ra bài học gì?
HS tự liên hệ bản thân: - Vâng lời bố mẹ; Yêu quý những người lao động; Quý trọng đồng tiền do người lao động làm ra. Không xin tiền bố mẹ để tiêu vào những việc không cần thiết; Giúp đỡ bố mẹ những công việc gia đình; Chăm ngoan, học giỏi....
GV: Bố mẹ rất vất vả mới kiếm ra đồng tiền để nuôi các em. Về nhà các em hãy giúp bố mẹ những việc gia đình, không xin tiền bố mẹ để chi tiêu vào những việc không cần thiết như ăn quà, mua đồ chơi, đi chơi điện tử....Các em hãy chăm học, tránh xa các tệ nạn xã hội và quý trọng người lao động quý trọng đồng tiền.
2.4. Luyện đọc lại. ( 7- 8 phút)
Vừa rồi cô và các em đã tìm hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện, bây giờ cô trò mình cùng nhau tìm hiểu cách đọc hay của câu chuyện này nhé.
 Cô mời 1 em đọc toàn bài, các em theo dõi và đọc thầm câu chuyện rồi cho cô biết, khi đọc bài, giọng người dẫn truyện em đọc như thế nào? Giọng người cha đọc ra sao?
Học sinh trả lời- Nhận xét, bổ sung-GV kết luận.
( Giọng người dẫn truyện : thong thả, nhẹ nhàng.
- Giọng người cha ở đoạn 1 thể hiện sự lo lắng; đoạn 2 thể hiện sự nghiêm khắc; đoạn 4 là sự xúc động có sự yên tâm; đoạn 5 trang trọng, nghiêm túc.)
* Luyện đọc lại theo nhóm đôi: Hai em trong một bàn thành một nhóm tự phân vai người dẫn truyện và người cha. Các nhóm thi xem nhóm nào đọc hay và có sự sáng tạo.
Các nhóm luyện đọc- Giáo viên quan sát , giúp đỡ các nhóm yếu.
Gọi 2 nhóm thi đọc - Các nhóm khác theo dõi, đánh giá, nhận xét ( đọc hay, thể hiện lời nhân vật đúng, hấp dẫn chưa)
GV nhận xét cho điểm, động viên.
3. Củng cố, dặn dò (1-2 phút)
- 1 học sinh nêu ý nghĩa câu chuyện.
Nhận xét tiết học- Dặn về kể câu chuyện cho người thân nghe.
 ( Ngô Thị Thu hằng - 35 tuổi ; Điện thoại: 01687764992
 Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Lâm Thao- Lương Tài- Bắc Ninh)
 Lâm Thao, ngày 7 tháng 12 năm 2010.
Kính gửi Ban biên tập Tạp chí Thế giới trong ta!
Năm học 2010-2011 là năm học tiếp tục đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục đồng thời đưa nội dung giáo dục môi trường và giáo dục kĩ năng sống vào chương trình dạy học. Phòng giáo dục- đào tạo Lương Tài đã tích cực triển khai các nội dung trên đến toàn bộ giáo viên trong huyện và được đội ngũ giáo viên chúng tôi sôi nổi hưởng ứng. Các trường đều tổ chức hội thảo, hội giảng, thi giáo viên giỏi....trong đó có các tiết học có lồng hai nội dung trên. Vì thế, tổ chúng tôi mạnh dạn gửi tới Ban biên tập hai giáo án Tập đọc trong đó có lồng ghép giáo dục kĩ năng sống và giáo dục môi trường vào bài dạy. Những bài dạy này đã giúp chúng tôi đạt giáo viên dạy giỏi trong kì thi chọn giáo viên giỏi cấp Huyện.Tôi rất mong Ban biên tập xem xét, chỉnh sửa giúp chúng tôi để bài viết của chúng tôi đến được với bạn đọc. 
Tôi xin chân thành cám ơn và kính chúc Tạp chí thế giới trong ta mãi mãi là người bạn đồng hành thân thiết, tin cậy của các thầy giáo, cô giáo trên khắp mọi miền Tổ quốc.
 (Ngô Thị Thu Hằng- 35 tuổi- Tổ trưởng tổ chuyên môn 2+3
 Giáo viên Trường Tiểu học Lâm Thao - Lương Tài- Bắc Ninh
 Điện thoại: 01687764992)

Tài liệu đính kèm:

  • dochu bac cua nguoi cha tuan 15.doc