Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tuần 24 - Bài: Đối đáp với vua - Đinh Thị Hương Thảo

Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tuần 24 - Bài: Đối đáp với vua - Đinh Thị Hương Thảo

I. Mục tiêu:

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần dễ lẫn: ngự, giá, xa giá, truyền lệnh, náo động, trong leo lẻo, hốt hoảng, vùng vẫy.,

2. Rèn kĩ năng đọc- hiểu:

- Hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện: Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ.

3. Kể chuyện:

- Rèn kỹ năng nói, biết sắp xếp tranh theo đúng trình tự câu chuyện. Dựa vào trí nhớ và tranh kể lại được toàn bộ câu chuyện với giọng phù hợp.

- Rèn kĩ năng nghe : HS nghe bạn kể rồi nhận xét, bổ sung nội dung.

 

doc 4 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 19/01/2022 Lượt xem 532Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tuần 24 - Bài: Đối đáp với vua - Đinh Thị Hương Thảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân môn: Tập đọc
Thứ.... ngày.... tháng..... năm 2012
Tiết : 
Đối đáp với vua
Tuần : 24
Lớp : 3A3
I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần dễ lẫn: ngự, giá, xa giá, truyền lệnh, náo động, trong leo lẻo, hốt hoảng, vùng vẫy.,
2. Rèn kĩ năng đọc- hiểu:
Hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện: Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ. 
3. Kể chuyện:
Rèn kỹ năng nói, biết sắp xếp tranh theo đúng trình tự câu chuyện. Dựa vào trí nhớ và tranh kể lại được toàn bộ câu chuyện với giọng phù hợp.
Rèn kĩ năng nghe : HS nghe bạn kể rồi nhận xét, bổ sung nội dung.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ (nếu có)
Phấn màu
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức tương ứng
3’
Tiết 1:
A. Kiểm tra bài cũ
- Đọc bài Chương trình xiếc đặc sắc
- Trả lời câu hỏi trong bài.
* PP kiểm tra, đánh giá
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá.
35’
A. Bài mới
1. Giới thiệu bài
Tiết này cô cùng các con tìm hiểu bài tập đọc – Kể chuyện Đối đáp với vua. Câu chuyện muốn nói đến tài đối đáp của ai thì chúng ta cùng tìm hiểu bài các con sẽ rõ.
2. Luyện đọc, kết hợp tìm hiểu bài 
ã Đọc mẫu 
đoạn 1 : trang nghiêm
đoạn 2 : tinh nghịch
đoạn 3 : hồi hộp
đoạn 4 : đọc với cảm xúc ca ngợi, khâm phục. Hai vế câu đối đọc cân đối, ngắt nhịp giống nhau 
* PP trực tiếp:
- GV giới thiệu, ghi tên bài.
* PP luyện đọc, vấn đáp, trực quan
- GV đọc mẫu toàn bài 1 lần.
- HS theo dõi SGK, đọc thầm, gạch ngắt hơi, nhấn giọng.
2.1 Đọc từng câu
2.2 Luyện đọc:
ã Các từ dễ đọc sai: ngự, giá, xa giá, truyền lệnh, náo động, trong leo lẻo, hốt hoảng, vùng vẫy.,
ã Đọc đoạn
- Ngắt nhịp câu :
Nước - trong - leo lẻo - / cá - đớp - cá
Trời - nắng - chang chang - / người - trói - người
ã Từ cần chú giải :
+ Minh Mạng, Cao Bá Quát, ngự giá, xa giá, đối, tức cảnh, chỉnh,
ã Đọc trong nhóm
ã Đọc trước lớp
ã Đọc đồng thanh
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu – GV sửa lỗi phát âm sai.
ã GV hướng dẫn HS đọc từng đoạn theo trình tự:
- HS đọc nối tiếp.
- 2 HS đọc đoạn.
- HS khác nhận xét, nêu cách ngắt nghỉ, nhấn giọng.
- GV nhận xét, sửa lỗi nếu cần.
- HS nêu ngắt nghỉ ở 2 câu đối.
- GV nhận xét.
- HS đọc lại câu.
- HS nêu nghĩa các từ cần giải nghĩa.
 - HS đọc theo nhóm đôi.
- 2 nhóm đọc.
- Cả lớp đọc.
3. Tìm hiểu bài
a) Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu? 
(Vua Minh Mạng thích ngắm cảnh ở Hồ Tây.)
b) Cậu bé Cao Bá Quát có mong muốn gì?
+ Cậu muốn nhìn rõ mặt vua. Nhưng xa giá đi đến đâu quân lính cũng thét đuổi mọi người, không cho ai đến gần.
c) Cậu đã làm gì để thực hiện mong muốn đó?
+ Cậu nghĩ cách gây chuyện ầm ĩ, náo động, cởi quần áo nhảy xuống hồ tắm, làm cho quân lính hốt hoảng xúm vào bắt trói. Cậu không chịu, la hét, vùng vẫy khiến vua phải truyền lệnh dẫn cậu tới.
d) Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối?
+ Vì vua thấy cậu bé tự xưng là học trò nên muốn thử tài cậu, cho cậu có cơ hội chuộc tội.
+ Đối đáp thơ văn là cách người xưa thường dùng để thử học trò, từ đó biết được sức học, tài năng khuyến khích người học giỏi, quở phạt kẻ lười biếng, dốt nát.
e) Vua ra vế đối thế nào?
+ “Nước trong leo lẻo cá đớp cá”.
g) Cao Bá Quát đối lại ra sao?
+ “Trời nắng chang chang người trói người”
=> Biểu lộ sự nhanh trí, lấy ngay cảnh mình đang bị trói để đối lại. Nói lên sự bất bình (ngầm trách vua bắt trói người trong cảnh trời nắng chang chang, chẳng khác cá lớn đớp cá bé).
- Câu đối rất chặt chẽ cả về ý lẫn lời, từng tiếng, từng từ, từng ngữ:
Nước - trong - leo - lẻo - cá - đớp - cá.
Trời - nắng – chang - chang - người - trói –người
h) Câu chuyện muốn nói lên điều gì?
+ Câu chuyện ca ngợi Cao Bá Quát ngay từ nhỏ đã bộc lộ tài năng xuất sắc và tính khẳng khái, tự tin.
* PP vấn đáp
- HS đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi a.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt
- HS đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm và trả lời các câu hỏi b, c.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt.
- HS đọc đoạn 3, 4 cả lớp đọc thầm và trả lời các câu hỏi còn lại.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt.
15’
Tiết 2:
4. Luyện đọc lại :
ã Thi đọc đoạn 3 
- Trong bài em thích đọc đoạn nào nhất ? Tại sao?
* PP luyện đọc
- GV GV nêu yêu cầu.
- HS thi đọc.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, hỏi.
- HS trả lời.
- GV nhận xét.
20’
5. Kể chuyện
a. Yêu cầu: Sắp xếp lại các tranh theo đúng trình tự của câu chuyện rồi kể lại toàn bộ câu chuyện.
b. Hướng dẫn kể chuyện:
1. Sắp xếp lại 4 tranh theo đúng thứ tự 4 đoạn trong truyện.
- GV chốt: Thứ tự đúng: 3 – 1 – 2 – 4.
c. Kể lại toàn bộ câu chuyện
ã Kể mẫu
ã Kể trong nhóm. 
ã Thi kể
* PP kể chuyện, luyện tập
- 1 HS đọc yêu cầu. 
- HS nêu nội dung, thứ tự các tranh.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt.
- HS khá kể mẫu 1 đoạn , GV gợi ý. 
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét.
- HS kể theo nhóm đôi.
- 4 HS kể thi nối tiếp từng đoạn truyện.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, cùng HS bình chọn người kể hay.
3’
B. Củng cố – dặn dò
- Em biết câu tục ngữ nào có hai vế đối giống nhau? 
+ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
+ Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa,...
- Dặn dò : 
+ Kể lại câu chuyện cho người khác nghe 
* PP vấn đáp
- GV nêu câu hỏi - HS trả lời. 
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, dặn dò.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tap_doc_lop_3_tuan_24_bai_doi_dap_voi_vua_dinh_thi_h.doc