Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tuần 26: Rước đèn ông sao - Trần Thị Hường

Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tuần 26: Rước đèn ông sao - Trần Thị Hường

Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

 - Đọc đúng các từ ngữ khó, đọc đúng văn bản với giọng vui tươi, hào hứng.

- Gv đọc mẫu toàn bài “Rước đèn ông sao”.

- Gv tổ chức cho Hs đọc nối tiếp câu kết hợp sửa lỗi phát âm.

- Gv tổ chức cho Hs chia đoạn.

- Gv kết luận lại có 2 đoạn:

+ Đoạn 1: Từ đầu nom rất vui mắt.

+ Đoạn 2: Chiều rồi đêm xuống “tùng tùng tùng, dinh dinh!.”. Đoạn 2 chia làm 2 phần:

• Phần 1: Chiều rồi đêm xuống . ba lá cờ con.

• Phần 2: Tâm thích cái đèn quá . “tùng tùng tùng, dinh dinh!.”

- Gv hướng dẫn Hs ngắt nghỉ câu dài:

“Mẹ Tâm rất bận nhưng vẫn sắm cho Tâm một mâm cỗ nhỏ: một quả bưởi có khía thành tám cánh hoa, mỗi cánh hoa cài một quả ổi chín, để bên cạnh một nải chuối ngự và bó mía tím.”

 

docx 4 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 779Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tuần 26: Rước đèn ông sao - Trần Thị Hường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
TẬP ĐỌC
Bài: RƯỚC ĐÈN ÔNG SAO
Giáo viên hướng dẫn: Phạm thị Quyên
Giáo sinh thực hiện: Trần Thị Hường
I. Mục tiêu cần đạt
Sau khi học xong bài này, Hs có thể:
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ; Hiểu được nội dung bài: Trẻ em Việt Nam rất thích cỗ Trung thu và đêm hội rước đèn. Trong cuộc vui ngày tết Trung thu, các em thêm yêu quý gắn bó với nhau.
- Đọc đúng các từ ngữ khó, đọc đúng văn bản với giọng vui tươi, hào hứng.
- Phát triển phẩm chất nhân ái cho học sinh.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ: đọc đúng, trôi chảy và diễn cảm văn bản, hiểu được nội dung chính của văn bản; năng lực văn học: nhận biết được nội dung văn bản và thái độ, tình cảm của người viết, Biết liên tưởng, tưởng tượng và diễn đạt có tính văn học trong viết và nói.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Bài giảng power point
III. Hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Hoạt động 1: Khởi động
* Mục tiêu: Kiểm tra kĩ năng đọc và nội dung bài “Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử”.
- Gv tổ chức cho HS chơi trò “Vượt chướng ngại vật”.
- Gv cho Hs trả lời các câu hỏi có trong các chướng ngại vật:
+ Đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi: Tìm những chi tiết cho thấy cảnh nhà Chử Đồng Tử rất nghèo khó. (Hai cha con chỉ có một cái khố mặc chung. Khi cha mất, Chử Đồng Tử đã quấn khố chôn cha, còn mình thì đành để không.)
+ Chử Đồng Tử và Tiên Dung giúp dân làm những việc gì? (Hoạt động cả lớp) (câu C)
A. Họ dạy dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải.
B. Chử Đồng Tử nhiều lần hiển linh giúp dân đánh giặc.
C. Cả A và B đều đúng.
+ Đọc đoạn 4 và trả lời câu hỏi: Nhân dân làm gì để tỏ lòng biết ơn Chử Đồng Tử. (Nhân dân đã lập đền thờ ở nhiều nơi bên sông Hồng, hàng năm làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông.)
- GV nhận xét câu trả lời của học sinh.
- GV cho học sinh quan sát tranh vẽ, giới thiệu và ghi tựa bài: “Rước đèn ông sao”.
2. Hoạt động 2: Luyện đọc
* Mục tiêu: - Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
	 - Đọc đúng các từ ngữ khó, đọc đúng văn bản với giọng vui tươi, hào hứng.
- Gv đọc mẫu toàn bài “Rước đèn ông sao”.
- Gv tổ chức cho Hs đọc nối tiếp câu kết hợp sửa lỗi phát âm.
- Gv tổ chức cho Hs chia đoạn.
- Gv kết luận lại có 2 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu nom rất vui mắt.
+ Đoạn 2: Chiều rồi đêm xuống  “tùng tùng tùng, dinh dinh!...”. Đoạn 2 chia làm 2 phần:
• Phần 1: Chiều rồi đêm xuống ... ba lá cờ con.
• Phần 2: Tâm thích cái đèn quá ... “tùng tùng tùng, dinh dinh!...”
- Gv hướng dẫn Hs ngắt nghỉ câu dài:
“Mẹ Tâm rất bận nhưng vẫn sắm cho Tâm một mâm cỗ nhỏ: một quả bưởi có khía thành tám cánh hoa, mỗi cánh hoa cài một quả ổi chín, để bên cạnh một nải chuối ngự và bó mía tím.”
“Hà cũng biết là bạn thích nên thỉnh thoảng lại đưa cho Tâm cầm một lúc. Có lúc cả hai cùng cầm chung cái đèn, reo: “Tùng tùng tùng, dinh dinh!...”
+ Gv tổ chức cho Hs tự ngắt nghỉ câu dài.
+ Gv nhận xét và kết luận:
“Mẹ Tâm rất bận/ nhưng vẫn sắm cho Tâm một mâm cỗ nhỏ:/ một quả bưởi/ có khía thành tám cánh hoa,/ mỗi cánh hoa cài một quả ổi chín,/ để bên cạnh một nải chuối ngự/ và bó mía tím.//”
“Hà cũng biết là bạn thích/ nên thỉnh thoảng lại đưa cho Tâm cầm một lúc.// Có lúc/ cả hai cùng cầm chung cái đèn,/ reo:/ “Tùng tùng tùng/, dinh dinh!...//”
- Gv tổ chức cho Hs đọc nối tiếp đoạn:
+ Luyện đọc lần 1 kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ (cho Hs quan sát tranh):
• Khía: Đây là từ chỉ hoạt động tạo thành đường đứt nhỏ trên bề mặt của sự vật nào đó bằng cạnh sắc như dùng dao để khía vỏ bưởi thành 8 nhánh.
• Chuối ngự: là loại chuối quả nhỏ, khi chín có ruột màu vàng, rất thơm, ngày xưa thường dùng để dâng vua.
• Trống ếch: trống có tang bằng đồng và dây đeo vào cổ, thường được thiếu nhi dùng vào ngày hội.
• Hỏi Hs còn có từ nào không hiểu cần giải nghĩa không.
+ Luyện đọc lần 2 kết hợp sửa lỗi phát âm.
+ Luyện đọc lần 3: luyện đọc theo nhóm ba (Hs báo cáo kết quả của nhóm). Hai nhóm đọc nối tiếp cả bài. Hs nhận xét phần đọc của nhóm bạn.
3. Hoạt động 3: Tìm hiểu bài
* Mục tiêu: Học sinh trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa. Hiểu được nội dung bài: Trẻ em Việt Nam rất thích cỗ Trung thu và đêm hội rước đèn. Trong cuộc vui ngày tết Trung thu, các em thêm yêu quý gắn bó với nhau.
- Gv chuyển ý vào tìm hiểu bài.
- Một Hs đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi: Mâm cỗ Trung thu của Tâm được bày như thế nào? (Một quả bưởi có khía thành tám cánh hoa, mỗi cánh hoa cài một quả ổi chín, để bên cạnh một nải chuối ngự và bó mía tím. Xung quanh mâm cỗ còn bày mấy thứ đồ chơi của Tâm, nom rất vui mắt.)
+ Lớp và Gv nhận xét, tuyên dương.
+ GV cho HS xem một vài tranh ảnh minh hoạ về mâm cỗ Trung thu và nhận xét: Mâm cỗ Trung thu được bày biện rất đẹp mắt, đủ các màu sắc với bánh nướng, bánh dẻo và nhiều loại hoa quả khác nhau.
- Gv cho Hs đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi: Chiếc đèn ông sao của Hà có gì đẹp? (Cái đèn làm bằng giấy bóng kính đỏ, trong suốt, ngôi sao được gắn vào giữa vòng tròn có những tua giấy đủ màu sắc. Trên đỉnh ngôi sao cắm ba lá cờ con.)
+ Lớp và Gv nhận xét và tuyên dương.
+ Gv giới thiệu cho Hs chiếc đèn ông sao.
- GV hỏi: Vậy ngoài mâm cỗ và chiếc đèn ông sao thì còn có cái gì hấp dẫn bạn Tâm?
- Gv cho Hs thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi: Những chi tiết nào cho thấy Tâm và Hà rước đèn rất vui? (Hai bạn đi bên nhau, mắt không rời cái đèn. Hai bạn thay nhau cầm đèn, thỉnh thoảng lại reo lên: Tùng tùng tùng, dinh dinh!...)
+ Các nhóm báo cáo kết quả, lớp và Gv nhận xét, tuyên dương.
- GV hỏi: trong cuộc vui Trung thu, các con thấy Hà và Tâm chơi với nhau như thế nào? (Hai bạn cùng nhau rước đèn, yêu quý và gắn bó với nhau)
- GV hỏi: Bạn nào đã được đi rước đèn rồi? Con cảm thấy thế nào?
- GV nhận xét, và kết luận: Đêm Trung thu rất vui vì các con được phá cỗ, rước đèn. Trẻ em Việt Nam rất thích tết Trung thu. Trong cuộc vui ngày tết Trung thu, các em thêm yêu quý gắn bó với nhau”. Đó cũng là nội dung chính của bài học hôm nay.
- GV gọi 2 HS đọc lại nội dung chính.
4. Hoạt động 4: Luyện đọc lại
* Mục tiêu: đọc đúng, trôi chảy và diễn cảm văn bản.
- Gv yêu cầu Hs nêu giọng đọc của bài.
- Gv nhận xét và kết luận giọng đọc: giọng vui tươi, háo hức, rộn ràng.
- Gv đọc mẫu đoạn 2.
- Gv tổ chức cho Hs luyện đọc trong nhóm đôi.
- Gv tổ chức cho Hs thi đọc diễn cảm.
- Hs nhận xét âm lượng, tốc độ đọc, bạn đã ngắt nghỉ hơi và thể hiện đúng giọng đọc chưa.
- Lớp và Gv nhận xét, tuyên dương.
5. Hoạt động 5: Củng cố
* Mục tiêu: Củng cố lại nội dung bài học.
- GV cho HS xem clip về ngày tết Trung thu.
- GV hỏi: 
+ Qua video vừa rồi, con thấy trong ngày tết Trung thu các bạn nhỏ đã làm gì?
+ Trong đêm hội Trung thu, các bạn nhỏ thấy thế nào?
- GV cho 1- 2 Hs nhắc lại nội dung bài.
* Hoạt động tiếp nối
- Gv nhận xét tiết học.
- Dặn dò học sinh về đọc lại bài.
- Chuẩn bị bài tập đọc tiếp theo.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tap_doc_lop_3_tuan_26_ruoc_den_ong_sao_tran_thi_huon.docx