Tuần : 10
Tiết : 10
TẬP LÀM VĂN
BÀI : Tập viết thư và phong bì thư
I. Mục đích , yêu cầu :
KT – KN:
- Biết viết một bức thư ngắn (nội dung khoảng 4 câu) để thăm hỏi, báo tin cho người thân dựa theo mẫu (SGK); Biết cách ghi phong bì thư.
TĐ: Trình bày đúng đẹp một bức thư.
II.đồ dùng dạy học
Bảng phụ chép sẵn lời gợi ý ở bài tập 1.
Một bức thư và phong bì thư đã viết mẫu.
Giấy rời và phong bì thư ( HS tự chuẩn bị ) để thực hành ở lớp .
III- Các hoat động dạy – học
1- KTBC :
- Gọi 2 HS đọc bài Thư gởi bà.
- Hỏi :
Ngày soạn : 22 / 10 /2011 Ngày dạy : 28 / 10 / 2011 Tuần : 10 Tiết : 10 TẬP LÀM VĂN BÀI : Tập viết thư và phong bì thư I. Mục đích , yêu cầu : KT – KN: - Biết viết một bức thư ngắn (nội dung khoảng 4 câu) để thăm hỏi, báo tin cho người thân dựa theo mẫu (SGK); Biết cách ghi phong bì thư. TĐ: Trình bày đúng đẹp một bức thư. II.đồ dùng dạy học Bảng phụ chép sẵn lời gợi ý ở bài tập 1. Một bức thư và phong bì thư đã viết mẫu. Giấy rời và phong bì thư ( HS tự chuẩn bị ) để thực hành ở lớp . III- Các hoat động dạy – học 1- KTBC : - Gọi 2 HS đọc bài Thư gởi bà. - Hỏi : Dòng đầu bức thư ghi những gì ? Dòng tiếp theo ghi lời xưng hô với ai ? Nội dung thư nói gì ? Cuối thư ghi những gì ? - Nhận xét và cho điểm HS. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi Chú 2- Dạy bài mới : - Giới thiệi bài – ghi tựa. - HDHS làm BT BT1: ( chép sẵn ở bảng phụ ) - Gọi HS đọc yêu cầu của bài và các gợi ý. - Gv nhắc lại yêu cầu BT :BT yêu cầu các em viết một bức thư ngắn cho người thân. Nhiệm vụ của các em là xác định mình sẽ viết thư cho ai ? Phần đầu thư các em sẽ viết như thế nào ?Phần nội dung của thư sẽ viết những gì? Ơ phần cuối thư, em chúc những gì và hứa hẹn những gì ?... - Gv lưu ý HS : +Trình bày thư đúng thể thức một bức thư ( vị trí ghi ngày, tháng viết thư, lời xưng hô ) +Lời xưng hô phải phù hợp với đối tượng nhận thư. - Cho HS viết thư trong giấy đã chuẩn bị. - Cho một số HS đọc thư của mình viết cho cả lớp nghe. - Gv nhận xét + chấm điểm, rút kinh nghiệm chung. BT2 - Gv cho HS quan sát phong bì viết mẫu trong SGK. - Cho HS đọc bài tập 2. - Gv nhắc lại yêu cầu :Các em đã có sẵn phong bì trước mặt. Nhiệm vụ của các em là dựa vào yêu cầu của bài tập 2, các em viết vào phong bì đúng với yêu cầu của bài tập. Cụ thể : +Góc bên trái ( phía dưới ) :Ghi họ tên, địa chỉ của người gửi. +Góc bên phải ( phía dưới ) :Ghi họ tên, địa chỉ của người nhận . +Góc bên phải ( phía trên ) :Dành để dán tem. -Cho Hs ghi cụ thể trên phong bì. - Gv cho 5 HS đọc kết quả bài làm của mình cho cả lớp nghe. -GV thu một số phong bì và nhận xét. Gv nhận xét.. -Hs lắng nghe. -Cả lớp đọc thầm. -Hs lắng nghe. -Hs lắng nghe. -Hs thực hành viết thư trong giấy. -4 HS đọc thư của mình viết cho cả lớp nghe. -Cả lớp theo dõi và nhận xét. -Hs quan sát phong bì viết mẫu trong SGK -1 HS đọc.Cả lớp đọc thầm theo. -Hs lắng nghe. -HS ghi cụ thể trên phong bì. -5 HS đọc kết quả bài làm của mình cho cả lớp nghe. -Cả lớp theo dõi và nhận xét. 3- củng cố, dặn dò : Yêu cầu HS: -Nhắc lại cách viết một bức thư. -Trình bày cách viết trên phong bì thư.-Về nhà tập viết thư, phong bì thư Điều chỉnh , bổ sung : Ngày soạn : 29 / 10 /2011 Ngày dạy : 04 / 11 / 2011 Tuần : 11 Tiết : 11 TẬP LÀM VĂN BÀI : Nói về quê hương I.Mục đích yêu cầu: KT, KN: Bước đầu biết nói về quê hương hoặc nơi mình đang ở theo gợi ý (BT2). TĐ: Không nên xem chộm thư từ và đồ đạc người khác. II.Đồ dùng dạy học: Tranh về quê hương . III.Các hoạt động dạy học 1.Kiểm tra bài cũ: -Cho 3-4 HS đọc lá thư đã viết ở tuần 10 -GV nhận xét Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi Chú 2.Bài mới ; -Giới thiệu bài: Ghi bảng Bài tập 2: -Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài. -GV nói thêm: Quê hương là nơi em sinh ra, lớn lên, nơi ông bà, cha mẹ, họ hàng của em sinh sống,quê em có thể ở nông thôn, làng quê, cũng có thể ở các thành phố lớn như HÀ NỘI, tp. Hồ Chí Minh, Hải Phòng,. Nếu em biết ít về quê hương, em có thể kể nơi em đang ở cùng cha mẹ. -Hướng dẫn 1 hs dựa vào 4 câu hỏi gợi ý để nói trước lớp về quê hương mình. -HS tập nói theo cặp. -Cho các cá nhân trình bày trước lớp. -GV nhận xét. -Yêu cầu cả lớp bình chọn những bạn nói về quê hương hay nhất. -HS nhắc lại -HS đọc yêu cầu bài -1 hs dựa vào 4 câu hỏi gợi ý để nói trước lớp về quê hương mình. -HS tập nói theo cặp. - Cá nhân trình bày trước lớp -Cả lớp bình chọn những bạn nói về quê hương hay nhất 3.Củng cố dặn dò: -GV nhận xét và biểu dương những hs đọc tốt. -Về nhà viết lại những điều vừa kể về quê hương mình, sưu tầm tranh ảnh về một cảnh đẹp của nước ta( ảnh chụp, cắt từ báo chí) để chuẩn bị cho tiết tập làm văn tuần 12 Điều chỉnh , bổ sung : Ngày soạn : 06 / 11 /2011 Ngày dạy : 11 / 11 / 2011 Tuần : 12 Tiết : 12 TẬP LÀM VĂN BÀI : Nói, viết về cảnh đẹp đất nước I.Mục đích, yêu cầu KT: Nói được những điều em biết về một cảnh đẹp của nước ta dựa vào một bức tranh (hoặc 1 tấm ảnh ) theo gợi ý. (BT1). KN: Viết được những điều nói ở BT1 thành một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu). TĐ: Tự hào về cảnh đẹp của đất nước. Lồng ghép BVMT: GD tình cảm với quê hương mình . GDKNS : Phát triển tư duy sáng tạo .Tìm kiếm xử lý thông tin . II.Đồ dùng dạy học: -Anh biển Phan Thiết trong SGK, Tranh ảnh về cảnh đẹp đất nước do HS sưu tầm.. -Bảng phụ viết các câu gợi ý ở bài tập. III.Các hoạt động dạy học: 1.Ổ n định: GV cho HS hát bài”Quê hương tươi đẹp” 2.Kiểm tra bài cũ: -Trong tiết Tập làm văn trước các em hoc những gì? -Cô kiểm tra bài cũ.Cô mời 1 bạn lên kể chuyện vui “ Tôi có đọc đâu” -Theo em chuyện có gì buồn cười? -GV nhận xét, phê điểm. -Cô mời 2 em lên nói về quê hương mình đang ở. -GV nhận xét. Phê điểm. oạt động dạy Hoạt động học Ghi Chú 3. Bài mới: a)Giới thiệu bài: Qua lời của các bạn kể về quê hương nơi em đang ở cho ta thấy đất nước ta đâu đâu cũng có cảnh đẹp.Đi đến đâu chúng ta cũng bắt gặp cảnh đẹp. Tiết tập làm văn hôm nay cô hướng dẫn các em nói, viết về cảnh đẹp đất nước dựa theo tranh ảnh các em đã sưu tầm được. Tên bài hôm nay : Nói, viết về cảnh đẹp đất nước. Gv ghi bảng. b)Luyện nói: -Bây giờ chúng sẽ thực hiện lần lượt từng bài. -Các em mở sách trang 102. -Em hãy đọc to bài tập số một và phần gợi ý. -GV treo bảng. -Đây là câu hỏi gợi ý giúp các em biết cách nói đủ ý và cách quan sát cảnh đẹp của mình. -Gọi 1 HS đọc gợi ý. -Trước khi các em tập nói về cảnh đẹp trong tranh ảnh của mình, cô cùng các em sẽ tập nói về cảnh đẹp của biển Phan Thiết. -GV treo tranh: Đây là ảnh biển Phan Thiết trong SGK đã được phóng to . Nếu bạn nào không tìm được tranh ảnh có thể tả ảnh biển Phan Thiết trong sách giáo khoa. Những em yêu thích cảnh đẹp nào có thể nói về cảnh đẹp đó. -Cảnh biển Phan Thiết là một trong những cảnh đẹp miền trung. -Màu sắc của ảnh như thế nào? -Cảnh trong ảnh có gì đẹp? -Cảnh đẹp trong ảnh gợi cho em suy nghĩ gì? -Bây giờ cả lớp suy nghĩ một phút để tả lại toàn cảnh đẹp biển Phan Thiết trong ảnh . Khi nói các em có thể dựa theo gới ý cũng có thể không theo gợi ý và nói tự do không theo thứ tự nào. -Gọi 1 HS lên bảng chỉ vào tranh và nóivề cảnh đẹp biển Phan Thiết. -Gọi vài HS bổ sung. -Hôm trước cô dặn các em về nhà sưu tầm tranh ảnh về cảnh đẹp đất nước. -Các em hãy đưa tranh đã chuẩn bị lên bàn. -Em hãy nêu ảnh em đã sưu tầm . -Các em đã sưu tầm được rất nhiều tranh ảnh về cảnh đẹp dất nước. Cô tin rằng các em sẽ có một giờ học lí thú , mở rộng tầm hiểu biết của mình về đất nước. -Bây giờ các em sẽ học tập theo nhóm đôi. Một bạn nói về cảnh đẹp trong tranh (ảnh ) của mình một bạn nghe , sau đó đổi lại.Khi nói các em có thể dựa vào hệ thống câu hỏi gợi ý. -Cô mời bạnlên nói cho cả lớp nghe về tranh(ảnh) của em. (GV gọi 5 em lên bảng-chú ý gọi rải đều các cảnh đẹp của khắp cácc miền đất nước). -GV yêu cầu cả lớp theo dõi, nhận xét. -GV nhận xét,phê điểm. d)Luyện viết: -Các em đã luyện nói về cảnh đẹp đất nước. Giờ chúng ta chuyển sang luyện viết. Cô mời 1 bạn đọc bài tập số 2. -Cho HS đã trình bày nói mang tranh (ảnh) của mình về để làm văn viết. -Khi viết không nhất thiết phải viết theo câu hỏi gợi ý, miễn sao các câu văn liền mạch chú ý cách dùng từ, đặt câu, nhớ viết hoa tên riêng. -Yêu cầu HS viết vào vở. -GV theo dõi HS làm bài, giúp đỡ HS yếu. -Theo dõi lớp mình viết bài cô nhận thấy các bạn viết đúng yêu cầu của bài, có nhiều bài viết hay.Các em nghe bài bạn nhé. -Gọi 5-7 HS đọc. -Yêu cầu cả lớp theo dõi, nhận xét. -GV nhận xét, bổ sung, phê điểm. -HS nhắc lại tựa bài. -HS theo dõi. -HS mở sgk. -1 HS đọc. -HS theo dõi. -1 HS đọc gợi ý. -HS theo dõi. -HS theo dõi. -HS theo dõi. -HS nêu. -HS nêu. -HS nêu. -HS suy nghĩ. -1 HS lên bảng chỉ vào tranh và nóivề cảnh đẹp biển Phan Thiết. -HS bổ sung. -HS đưa tranh đã chuẩn bị lên bàn. -vài HS nêu. -HS theo dõi. -HS làm việc nhóm đôi. -vài HS lên bảng nói. -HS khác nhận xét. -HS theo dõi. -HS theo dõi. -HS mang tranh về. -HS theo dõi. -HS viết vào vở. -HS theo dõi. -5-7 HS đọc bài viết của mình. - Cả lớp theo dõi, nhận xét. -HS theo dõi. 3. Củng cố , dặn dò: -Qua tiết tập làm văn hôm nay cô thấy các em đã giúp nhau tìm hiểu đất nước của mình. -Các bạn chưa hoàn chỉnh bài viết sẽ hoàn chỉnh bài của mình vào tiết học buổi chiều. -Về nhà chuẩn bị cho tiết tập làm văn sau:Viết thư Điều chỉnh , bổ sung : Ngày soạn : 13 / 11 /2011 Ngày dạy : 18 / 11 / 2011 Tuần : 13 Tiết : 13 TẬP LÀM VĂN BÀI : Viết thư I. Mục đích , yêu cầu : KT – KN: Biết viết một bức thư ngắn theo gợi ý. TĐ : Nghiêm túc , lịch sự . GDKNS: Kĩ năng giao tiếp ứng xử văn hóa , thể hiện sự cảm thông .Có đầu óc tư duy sáng tạo . II.Đồ dùng dạy học: Bảng lớp viết bài và gợi ý viết thư (SGK) III.Các hoạt động dạy học : 1.Kiểm tra bài cũ; -Cho 3 đến 4 em đọc bài viết về cảnh đẹp đất nước. -GV nhận xét Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi Chú 2..Bài mới. Giới thiệu bài : Ghi bảng. a)Hướng dẫn HS phân tích đề. -Bài tập yêu cầu các em viết thư cho ai? (Viết thư cho 1 bạn ở một tỉnh thuộc một miền khác với miền em đang ở) -Bạn của em tên gì ? ở đâu? (vài HS nêu) GV lưu ý HS: nếu các em không có thật một người bạn ở miền khác của đất nước thì có thể viết thư cho một người bạn mình được biết qua đọc báo, nghe đàihoặc một người bạn em tưởng tượng ra. -Mục đích viết thư là gì ? (làm quen và hẹn bạn cùng thi đua học tốt ) -Những nội dung cơ bản trong thư là gì? (-Nêu lí do viết thư-Tự giới thiệu về mình-Hỏi thăm tình hình của bạn.-Hẹn bạn cùng thi đua học tốt.) -Hình thức của lá thư thế nào? ( như mẫu trong bài thư gửi bài, sgk, tr.81) -GV nhắc lại: *Phần đầu thư +Địa điểm thời gian viết thư. +Lời xưng hô với người nhận thư. *Nội dung thư : +Thăm hỏi, kể chuyện về bản thân, lời chúc và hứa hẹn. *Phần cuối thư.: Lời chào, chữ kí và tên. b) Hướng dẫn HS làm mẫu-nói về nội dung thư theo gợi ý. -Cho HS Khá , giỏi làm mẫu. -GV nhận xét. c) HS viết thư -Tổ chức HS viết thư -GV theo dõi giúp đỡ HS . -Cho 5-7 HS trình bày thư của mình. Cả lớp nhận xét. -GV chấm 1 số bài nhận xét ghi điểm. -HS nhắc lại -HS nêu -HS nêu -HS nêu -HS trả lời -HS nêu -HS theo dõi -2 HS nói về nội dung thư -HS viết thư vào vở. -5-7 HS đọc thư đã viết . -HS theo dõi 3.Củng cố dặn dò: -Biểu dương những HS viết thư hay. -Về nhà viết lại thư cho sạch đẹp ; gửi qua bưu điện nếu người bạn em viết thư có thật. -Chuẩn bị tiết sau:Giới thiệu hoạt động. Điều chỉnh , bổ sung : Ngày soạn : 18 / 11 /2011 Ngày dạy : 25 / 11 / 2011 Tuần : 14 Tiết : 14 TẬP LÀM VĂN BÀI : Giới thiệu hoạt động I.Mục đích yêu cầu: KT, KN: Bước đầu biết giới thiệu một cách đơn giản (theo gợi ý) về các bạn trong tổ của mình với người khác. (BT2). TĐ: Nghiêm túc tôn trọng bạn . II.Đồ dùng dạy học -Bảng phụ viết gợi ý làm bài tập 2. III.Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ : -Kiểm tra 4 HS: HS đọc lại bức thư gửi bạn đã viết tuần trước. -GV nhận xét Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi Chú 2.Bài mới: - Giới thiệu bài : Ghi bảng 3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài tập 2: -Gọi 1 HS đọc yêu cầu. -GV nêu yêu cầu : Các em phải tưởng tượng đang giới thiệu với đoàn khách tham quan lớp mình. Khi giới thiệu các em chú ý xưng hô, phải giới thiệu đầy đủ các gợi ý đã cho và phải nói một cách mạnh dạn và tự tin, rõ ràng, rành mạch để người nghe hiểu đúng, hiểu đủ những điều mình đã nói. -GV cho HS làm việc theo tổ -Cho HS thi nói -GV nhận xét. 1 HS đọc yêu cầu bài 2 -HS lắng nghe -HS tiếp nối nhau đóng vai người giới thiệu. -Đại diện các tổ lên thi. 3.Củng cố dặn dò: -Các em chú ý thực hiện tốt bài tập này trong học tập và trong cuộc sống hàng ngày. -Chuẩn bị: Giới thiệu tổ của em -GV nhận xét tiết học. Điều chỉnh , bổ sung : Ngày soạn : 26 / 11 /2011 Ngày dạy : 02 / 12 / 2011 Tuần : 15 Tiết : 15 TẬP LÀM VĂN BÀI : Giới thiệu về tổ em ( bài viết ) I.Mục đích, yêu cầu: KT, KN : Viết được đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) giới thiệu về tổ của mình. (BT2) TĐ: Có ý thức trong học tập. II.Đồ dùng dạy học: Nội dung về tổ . III.Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra bài cũ 2HS : -1HS giới thiệu về tổ em và hoạt động của tổ em. -GV nhận xét, cho điểm Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi Chú .2..Bài mới : Giới thiệu bài -ghi bảng 3.Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 2 -GV nhắc lại yêu cầu bài: Các em chỉ cần dựa vào bài tập 2 tiết làm văn miệng tuần 14 để viết đoạn văn giới thiệu về tổ. Vì vậy các em không cần viết theo cách giới thiệu với khách tham quan mà chỉ viết những nội dung giới thiệu các bạn trong tổ và hoạt động của tổ các em. -GV mời 1 HS làm mẫu. -Cho cả lớp viết bài. Gv theo dõi giúp đỡ HS yếu, phát hiện những bài tốt. -Cho 5-7 HS trình bày bài làm. -GV nhận xét – chọn bài viết hay. -HS theo dõi -1HS làm mẫu. -HS viết bài. - HS trình bày bài làm. -HS theo dõi 4 .Củng cố dặn dò -Nhắc những học sinh chưa viết xong làm tiếp vào tiết ôn . -Chuẩn bị tiết sau: Nói về thành thị nông thôn. -Nhận xét tiết học. Điều chỉnh , bổ sung : Ngày soạn : 26 / 11 /2011 Ngày dạy : 9 / 12 / 2011 Tuần : 16 Tiết : 16 TẬP LÀM VĂN BÀI : Nói về thành thị, nông thôn I.Mục đích yêu cầu: KT , KN: - Bước đầu biết kể về thành thị nông thôn dựa theo gợi ý (BT2). TĐ: Yêu cảnh đẹp ở Nông thôn, thành thị. GDBVMT : Giáo dục ý thức tự hào về cảnh quan môi trường trên các vùng đất quê hương . II.Đồ dùng dạyhọc: -Tranh minh hoạ Kéo cây lúa lên+ bảng lớp viết câu gợi ý. III.Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ: -Kiểm tra 1 HS: +1HS nhắc lại bài viết kể về tổ em + các hoạt động của tổ. -GV nhận xét Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi Chú 2 .Bài mới Giới thiệu bài- ghi bảng Bài tập 2: GV nhắc lại yêu cầu. -Hướng dẫn HS chọn đề tài. -GV mở bảng phụ ghi sẵn câu gợi ý. Gợi ý a) Nhờ đâu em biết( em biết khi đi chơi, khi xem ti vi, khi nghe kể,) b) Cảnh vật, con người ở nông thôn( hoặc thành thị) có gì đáng yêu? c)Em thích nhất điều gì? -Cho HS khá giỏi kể mẫu -Cho học sinh kể trong nhóm đôi -Tổ chức cho HS kể. -GV cùng HS nhận xét HS kể tốt nhất. -HS nhắc lại -HS lắng nghe. -HS đọc yêu cầu -HS tự chọn đề tài -1 HS đọc phần gợi ý. -1HS dựa vào câu hỏi gợi ý kể mẫu trước lớp -HS kể theo nhóm 2 -4 HS trình bày trước lớp. 3.Củng cố dặn dò: -Yêu cầu HS tiếp tục buổi chiều hoàn thành bài tập của mình Điều chỉnh , bổ sung : Ngày soạn : 10 / 12 / 2011 Ngày dạy : 16 / 12 / 2011 Tuần : 17 Tiết : 17 TẬP LÀM VĂN BÀI : Viết về thành thị (hoặc) nông thôn I.Mục đích, yêu cầu. KT – KN: - Viết được một bức thư ngắn cho bạn (khoảng 10 câu) để kể những điều đã biết về thành thị ( hoặc ) Nông thôn. Lồng ghép BVMT : Giáo dục ý thức tự hào về cảnh quan môi trường trên các vùng đất quê hương . II.Đồ dùng dạy học: -Bảng lớp ( Bảng phụ) viết trình tự mẫu của lá thư ( trang 83 –SGK) III.Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: -GV kiểm tra 2 HS -GV nhận xét cho điểm. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi Chú 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài- ghi tựa b. Hướng dẫn HS làm bài. -GV treo bảng phụ đã viết sẵn trình tự của lá thư: -Dòng đầu thư: Nơi gửi, ngày tháng năm -Lời xưng hô với người nhận thư. Nội dung thư: thăm hỏi, báo tin cho người nhận thư. -Cuối thư: lời chào, chữ kí và tên. GV giup HS hiểu yêu cầu của bài: -Các em vừa ôn lại một trình tự lá thư, các em cũng đã kể miệng trước lớp về những điều mình đa biết về nông thôn . Nhiệm vụ của các em trong tiết học hôm nay là: Viết một bức thư ngắn cho bạn (khoảng 10 câu hoặc hơn 10 câu) kể những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn. -Cho 1HS đọc yêu cầu của bài. -Cho HS nói mẫu. -Yêu cầu HS làm bài vào vở-GV theo dõi giúp đỡ HS yếu. -Cho HS đọc bài trước lớp: -GV nhận xét + Chấm điểm một số bài. 3.Củng cố dặn dò: -GV yêu cầu HS chưa hoàn thành bài viết tiếp vào buổi chiều -Đọc trước các bài tập đọc HTL từ đầu năm để kiểm tra HK.1 -HS nhắc lại tựa bài. -1HS đọc trình tự của lá thư. -HS theo dõi. -1HS đọc yêu cầu của bài. -1HS kể - HS làm bài vào vở. -4-5 HS đọc bài trước lớp. -HS theo dõi. -HS theo dõi. Ngày soạn : 17 / 12/ 2011 Ngày dạy : 21 / 12 / 2011 Tuần : 18 Tiết : 18 TẬP LÀM VĂN Ôn tập và kiểm tra cuối học kì : I
Tài liệu đính kèm: