1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ :
Viết về thành thị, nông thôn.
- Giáo viên trả bài và nhận xét về bài văn nói về thành thị, nông thôn.
- Nhận xét
3.Bài mới :
Giới thiệu bài: Nghe kể Chàng trai làng Phù Ửng
Hướng dẫn học sinh nghe – kể chuyện: Nghe kể câu chuyện Chàng trai làng Phù Ửng
Mục tiêu : Nghe kể câu chuyện Chàng trai làng Phù Ửng, nhớ nội dung câu chuyện, kể lại đúng, tự nhiên.
- Viết lại câu trả lời cho câu hỏi b hoặc c, đúng nội dung, đúng ngữ pháp ( viết thành câu ), rõ ràng, đủ ý
Phương pháp : thực hành
- Giáo viên giới thiệu : Phạm Ngũ Lão là một vị tướng giỏi thời nhà Trần, có nhiều công lao trong hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, sinh năm 1255, mất năm 1320, quê ở làng Phù Ủng ( nay thuộc tỉnh Hải Dương )
- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài
- Giáo viên treo 3 tranh minh hoạ và cho học sinh đọc lại 3 câu hỏi gợi ý
- Giáo viên kể chuyện lần 1 ( Phần đầu: chậm rãi, thong thả. Đoạn Trần Hưng Đạo Vương xuất hiện: giọng dồn dập hơn. Phần đối thoại: lời Hưng Đạo Vương: ngạc nhiên, lời chàng trai: lễ phép, từ tốn. Trở lại nhịp thong thả ở những câu cuối ).
NGHE KỂ CHÀNG TRAI LÀNG PHÙ ỦNG I/ Mục tiêu : - Nghe kể câu chuyện Chàng trai làng Phù Ửng. - Viết lại câu trả lời cho câu hỏi b hoặc c. II/ Chuẩn bị : GV : tranh minh hoạ truyện Chàng trai làng Phù Ửng trong SGK. HS : Vở bài tập III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS 1.Ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ : Viết về thành thị, nông thôn. Giáo viên trả bài và nhận xét về bài văn nói về thành thị, nông thôn. Nhận xét 3.Bài mới : Giới thiệu bài: Nghe kể Chàng trai làng Phù Ửng Hướng dẫn học sinh nghe – kể chuyện: Nghe kể câu chuyện Chàng trai làng Phù Ửng Mục tiêu : Nghe kể câu chuyện Chàng trai làng Phù Ửng, nhớ nội dung câu chuyện, kể lại đúng, tự nhiên. Viết lại câu trả lời cho câu hỏi b hoặc c, đúng nội dung, đúng ngữ pháp ( viết thành câu ), rõ ràng, đủ ý Phương pháp : thực hành Giáo viên giới thiệu : Phạm Ngũ Lão là một vị tướng giỏi thời nhà Trần, có nhiều công lao trong hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, sinh năm 1255, mất năm 1320, quê ở làng Phù Ủng ( nay thuộc tỉnh Hải Dương ) Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài Giáo viên treo 3 tranh minh hoạ và cho học sinh đọc lại 3 câu hỏi gợi ý Giáo viên kể chuyện lần 1 ( Phần đầu: chậm rãi, thong thả. Đoạn Trần Hưng Đạo Vương xuất hiện: giọng dồn dập hơn. Phần đối thoại: lời Hưng Đạo Vương: ngạc nhiên, lời chàng trai: lễ phép, từ tốn. Trở lại nhịp thong thả ở những câu cuối ). Chàng trai làng Phù Ửng Sáng hôm ấy, bên vệ đường làng Phù Ửng có một chàng trai đội nắng ngồi đan sọt. Những giọt mồ hôi lấm tấm trên khuôn mặt trẻ trung. Thỉnh thoảng, chàng ngừng tay, đăm chiêu suy nghĩ, rồi lại cúi xuống đan thoăn thoắt. Giữa lúc ấy, đoàn quân đưa Hưng Đạo Vương đi qua làng. Lối hẹp, quân đông, võng xe chật đường, loa thét đinh tai. Vậy mà chàng trai vẫn ngồi điềm nhiên, mải mê đan sọt. Quân mở đường giận dữ lấy giáo đâm vào đùi, máu chảy, chàng vẫn không ngẩng mặt. Kiệu Hưng Đạo Vương xịch đến. Lúc ấy, như sực tỉnh, chàng trai vội đứng dậy, vái chào. Hưng Đạo Vương hỏi : Đùi bị đâm chảy máu thế kia, ngươi không biết sao ? Chàng trai đáp: Tôi đang mải nghĩ mấy câu trong sách Binh thư nên không để ý. Xin Đại vương đại xá cho. Trần Hưng Đạo hỏi tên, chàng trai xưng là Phạm Ngũ Lão. Hỏi đến phép dùng binh, chàng trả lời rất trôi chảy. Hưng Đạo Vương tỏ lòng mến trọng, đưa theo về kinh đô. Về sau, Phạm Ngũ Lão cầm quân đánh giặc, lập được nhiều chiến công lớn. Theo Nghìn xưa văn hiến Giáo viên kể xong lần 1 và hỏi: + Truyện có những nhân vật nào ? Giáo viên nói thêm về Trần Hưng Đạo: tên thật là Trần Quốc Tuấn, được phong tước Hưng Đạo Vương nên còn gọi là Trần Hưng Đạo. Ông thống lĩnh quân đội nhà Trần, hai lần đánh thắng quân Nguyên ( 1285, 1288 ) Giáo viên kể lần 2 và hỏi : Chàng trai ngồi bên vệ đường làm gì ? Vì sao quân lính đâm vào đùi chàng trai ? Vì sao Trần Hưng Đạo đưa chàng trai về kinh đô ? Giáo viên cho 3 học sinh lần lượt kể trước lớp, mỗi học sinh kể lại nội dung câu chuyện. Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, cho học sinh kể chuyện theo nhóm. Giáo viên cho từng tốp 3 học sinh kể chuyện phân vai ( người dẫn chuyện, Hưng Đạo Vương, Phạm Ngũ Lão ) Giáo viên và cả lớp nhận xét cách kể của mỗi học sinh và mỗi nhóm. Cả lớp bình chọn Cá nhân, nhóm kể chuyện hay nhất Hát Học sinh lắng nghe Học sinh đọc Học sinh quan sát và đọc Học sinh lắng nghe Truyện có những nhân vật: Chàng trai làng Phù Ửng, Trần Hưng Đạo, những người lính. Học sinh lắng nghe Chàng trai ngồi đan sọt bên vệ đường Quân lính đâm vào đùi chàng trai vì chàng trai mải mê ngồi đan sọt không nhận thấy kiệu Trần Hưng Đạo đã đến Trần Hưng Đạo đưa chàng trai về kinh đô vì Hưng Đạo Vương tỏ lòng mến trọng chàng trai giàu lòng yêu nước và có tài. Học sinh tập kể. Học sinh kể chuyện theo nhóm Học sinh kể chuyện phân vai 4-5.CỦNG CỐ, DẶN DÒ: GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị : Báo cáo hoạt động. BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG I/ Mục tiêu : - Biết báo cáo trước các bạn về hoạt động của tổ trong tháng vừa qua, lời lẽ rõ ràng, rành mạch, thái độ đàng hoàng, tự tin. - Biết viết báo cáo ngắn gọn, rõ ràng gửi cô giáo( thầy giáo ) theo mẫu đã cho. II/ Chuẩn bị : GV : mẫu báo cáo để khoảng trống điền nội dung, đủ phát cho từng học sinh. HS : Vở bài tập III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS 1.Ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ : Nghe kể Chàng trai làng Phù Ửng. Hai học sinh tiếp nối nhau kể lại câu chuyện Chàng trai làng Phù Ửng và trả lời câu hỏi. Một học sinh đọc lại bài Báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội” và trả lời câu hỏi Nhận xét 3.Bài mới : Giới thiệu bài: Báo cáo hoạt động Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh báo cáo Mục tiêu : Biết báo cáo trước các bạn về hoạt động của tổ trong tháng vừa qua, lời lẽ rõ ràng, rành mạch, thái độ đàng hoàng, tự tin Phương pháp : thực hành Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài Giáo viên cho học sinh đọc lại bài Báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội” Giáo viên nhắc học sinh: + Báo cáo hoạt động của tổ chỉ theo 2 mục: 1. Học tập; 2. Lao động. Trước khi đi vào nội dung cụ thể, cần nói lời mở đầu: “Thưa các bạn” + Báo cáo cần chân thực, đúng thực tế hoạt động của tổ mình + Mỗi bạn đóng vai tổ trưởng cần báo cáo với lời lẽ rõ ràng, rành mạch, thái độ đàng hoàng, tự tin. Giáo viên cho các tổ làm việc theo trình tự : + Các thành viên trao đổi, thống nhất kết quả học tập và lao động của tổ trong tháng. + Lần lượt học sinh đóng vai tổ trưởng báo cáo trước các bạn kết quả học tập và lao động của tổ mình Giáo viên cho một vài học sinh đóng vai tổ trưởng thi trình bày báo cáo trước lớp Cả lớp bình chọn bạn có bản báo cáo tốt nhất, báo cáo rõ ràng, tự tin. Hoạt động 2: thực hành Mục tiêu : Biết viết báo cáo ngắn gọn, rõ ràng gửi cô giáo ( thầy giáo ) theo mẫu đã cho Phương pháp : thực hành Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài và mẫu báo cáo Giáo viên giải thích : + Báo cáo này có phần quốc hiệu : CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM và tiêu ngữ : Độc lập – Tự do – Hạnh phúc + Có địa điểm, thời gian viết : Gò Vấp, ngày 28 tháng 01 năm 2005 + Tên báo cáo : Báo cáo của tổ, lớp, trường nào. + Người nhận báo cáo : Kính gửi cô giáo ( thầy giáo ) lớp Ba 1 Giáo viên nhắc học sinh : điền vào mẫu báo cáo nội dung thật ngắn gọn, rõ ràng. Cho học sinh viết báo cáo của tổ về các mặt học tập, lao động Cho một số học sinh đọc báo cáo Cả lớp nhận xét và bổ sung Giáo viên chấm điểm và tuyên dương Hát Dựa theo bài tập đọc Báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội” , hãy báo cáo kết quả học tập, lao động của tổ em trong tháng qua. Học sinh thi đóng vai trình bày báo cáo Cá nhân . Học sinh lắng nghe Học sinh viết vào vở. Cá nhân 4-5.CỦNG CỐ, DẶN DÒ: GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị : Nói về trí thức. Nghe – kể: Nâng niu từng hạt giống. Nói về ý thức. Nghe – kể: Nâng niu từng hạt giống. I/ Mục tiêu : - Nói về trí thức nói đúng về những trí thức được vẽ trong tranh và công việc họ đang làm.(BT1) - Nghe – kể: Nâng niu từng hạt giống. II/ Chuẩn bị : GV : tranh, ảnh minh hoạ trong SGK, mấy hạt thóc hoặc một bông lúa, bảng lớp viết 3 câu hỏi. HS : Vở bài tập III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS 1.Ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ : Báo cáo hoạt động Giáo viên cho một vài học sinh trình bày báo cáo trước lớp về hoạt động của tổ trong tháng vừa qua Nhận xét, chấm điểm theo các yêu cầu: viết đúng mẫu, đúng thực tế, viết thành câu, trình bày rõ ràng, rành mạch. 3.Bài mới : Giới thiệu bài: Nói về trí thức. Nghe – kể : Nâng niu từng hạt giống Hoạt động 1: Nói về trí thức Mục tiêu : Quan sát tranh, nói đúng về những trí thức được vẽ trong tranh và công việc họ đang làm Phương pháp : thực hành Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài Giáo viên cho học sinh quan sát 4 tranh, trao đổi, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: Gọi đại diện các nhóm trình bày Tranh 1: Người trí thức trong tranh là một bác sĩ, bác sĩ đang khám bệnh cho một cậu bé. Cậu bé nằm trên giường, đắp chăn. Cậu đang bị sốt. Bác sĩ xem nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ em. Tranh 2: Ba người trí thức trong tranh là kĩ sư cầu đường. Họ đang đứng trước mô hình một chiếc cầu hiện đại sắp được xây dựng. Họ trao đổi, bàn bạc về cách thiết kế cầu sao cho tiện lợi, hợp lí và tạo được vẻ đẹp cho thành phố. Tranh 3: Người trí thức trong tranh là một cô giáo. Cô đang dạy bài tập đọc. Trông cô dịu dàng, ân cần. Các bạn học sinh chăm chú nghe cô giảng bài. Tranh 4: Những người trí thức trong tranh là những nhà nghiên cứu. Họ đang chăm chú làm việc trong phòng thí nghiệm. Họ mặc trang phục của phòng thí nghiệm. Trong phòng có nhiều dụng cụ thí nghiệm. Hoạt động 2: Nghe – kể: Nâng niu từng hạt giốn ... đọc lại HS đọc đề HS viết bài . Nộp bài – đọc thư NX TD các bạn có bài làm hay Thực hành viết phong bì thư,dán tem, đặt lá thư vào phong bì thư . THẢO LUẬN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG I . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU . - Biết cùng các bạn trong nhóm tổ chức cuộc họp trao đổi về chủ đề “ Em cần làm gì để bảo vệ môi trường”. + Viết được môït đoạn văn ngắn, thuật lại gọn, rõ đầy đủ ý kiến của các bạn trong nhóm về những việc cần làm để bảo vệ môi trường. II . ĐỒ DÙNG DAỴ HỌC Tranh, ảnh minh hoạ SGK.sưu tầm các lọai tranh vẽ cảnh thiên nhiên đẹp, ảnh về môi trường bị tàn phá hủy hoại . Bảng lớp viết 3 câu hỏi (trong SGK) gợi ý III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ : 2 HS lên bảng - GV nhận xét – bài 3 .Bài mới - Giới thiệu bài : Nêu MĐ YC của tiết học . - Ghi tựa -Hướng dẫn làm bài tập Bài tập 1 : Gọi HS đọc đề GV hướng dẫn HS quan sát tranh và dựa vào trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp để thảo luận nhóm - GVChia nhóm nêu câu hỏi : + Em cần làm gì để bảo vệ môi trường? Mở bảng phụ Cho HS đọc từng nhóm HS thi tổ chức cuộc họp - Một số HS thi kể trước lớp các biện pháp bảo vệ môi trường . - GV –NX- TD những HS có nhiều biện pháp hay b)Bài tập 2 :HS nêu đề bài HS viết bài HS đọc lại bài đã viết trước lớp . Cả lớp và GVNX về bài của bạn GV cho HS NX về cách dùng từ, cách diễn đạt , 4-5.CỦNG CỐ, DẶN DÒ: NX tiết học Biểu dương những HS có bài viết hay . - Về nhà thực hiên bảo vệ môi trường nhắc nhở người thân cùng thực hiện và chuẩn bị cho tiết sau. Hai em lên bảng ( đọc lá thư viết để gửi cho bạn người nước ngoài ) Lớp theo dõi NX -3HS nhắc lại - 1 HS đọc yêu cầu của bài. 1 HS nắc lại trình tự 5 bước về tổ chức 1 cuộc họp - HS thảo luận nhóm - HS đọc yêu cầu của bài và các gợi ý. Từng nhóm HS báo cáo ND cuộc họp + Các nhóm thi nêu biện pháp bảo vệ môi trường Cả lớp bình chọn bạn kể tốt nhất . HS đọc đề HS viết bài . NÓI VIẾT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG I . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU . Rèn kĩ năng nói : Biết kể về một việc làm để bảo vệ mội trường theo trình tự hợp lí. Lời kể tự nhiên. Viết được một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) kể lại việc làm trên. Bài viết hợp lí, diễn đạt rõ ràng. II . ĐỒ DÙNG DAỴ HỌC Bảng lớpï viết các gợi ý và cách kể. Vài bức tranh về các việc làm để bảo vệ môi trường hoặc tình trạng môi trường. III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ : - GV nhận xét - Ghi điểm 3 .Dạy bài mới - Giới thiệu bài : - Ghi tựa -Hướng dẫn HS làm bài Bài tập 1 : + GV giối thiệu một số tranh ảnh về hoạt động bảo vệ môi trường. GV nhận xét, tuyên dương những em kể hay, việc làm tốt. Bài tập 2 : GV các em ghi lại lời kể ở BT1 thành 1 đoạn văn (từ 7 – 10 câu) - GV nhận xét GV chấm điểm một số bài. 4-5.CỦNG CỐ, DẶN DÒ: Nhận xét tiết học Biểu dương những HS kể hay. Những em viết chưa xong bài về nhà tiếp tục hoàn chỉnh đoạn văn. -3HS nhắc lại - 1 HS đọc yêu cầu của bài va gợi ý a và b. - HS chia nhóm nhỏ, kể cho nhau nghe việc làm tốt có ý nghĩa bảo vệ môi trường mình đã làm, - Một vài HS kể trước lớp. - HS khác nhận xét bổ sung. - 2 HS đọc yêu cầu bài tập 2 - 1 số HS đọc bài viết . - Cả lớp nhận xét (về lời kể, diễn đạt) bình chọn bạn kể hay, hấp dẫn người nghe. - HS đọc yêu cầu của bài GHI CHÉP SỔ TAY I . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU Hiểu được nội dung, nắm được ý chính trong bài báo A lô, Đô-rê-mon thần thông đây ! Biết ghi vào sổ tay những ý chính trong các câu trả lời của Đô -rê-mon. II . ĐỒ DÙNG DAỴ HỌC Tranh, ảnh một số loài động vật quý hiếm được nêu trong bài. Một cuốn truyện tranh Đô-rê-mon để HS biết nhân vật Đô-rê-mon. III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ : - GV nhận xét - Ghi điểm 3 .Dạy bài mới GT : -Hướng dẫn HS làm bài Bài tập 1 : + GV giối thiệu một số tranh ảnh về các loại động vật, thực vật quí hiếm được nêu tên trong bài. Bài tập 2 : Hướng dẫn HS làm bài GV phát phiếu A4 cho vài HS viết bài. GV nhận xét, chốt lại. Cả lớp viết vào sổ tay. VD : sách đỏ : loại sách nêu tên các loài dộng, thực vật quí hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cần bảo vệ. Ở Việt Nam những loài động , thực vật có nguy cơ tuyệt chủng như : sói đỏ, cáo, gấu chó, gấu ngựa, hổ, báo, báo hoa mai, tê giác, các loài thực vật quí hiếm ở Việt Nam như : trầm hương, trắc, kơ-nia, sâm ngọc linh, tam thất, Các loài động vật quí hiếm trên thế giới : chim kền kền ở mĩ còn 70 con, cá heo xanh Nam Cực còn 500 con, gấu trúc Trung quốc còn khoảng hơn 700 con, VD : Các loài quí hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Khu vực Động vật Thực vật Việt Nam Sói đỏ, cáo, gấu chó, gấu ngựa, báo hoa mai, tê giác Trầm hương, trắc, kơ-nia, sâm ngọc linh, tam thất. Thế giới Chim kền kền Mĩ (70) cá heo xanh Nam Cực (500) Gấu trúc Trung quốc (700) GV kiểm tra chấm điểm một số bài viết, nhận xét về các mặt : nội dung (nêu được ý chính, viết cô đọng ngắn gọn) về hình thức (trình bày sáng tạo, rõ). 4-5.CỦNG CỐ, DẶN DÒ: Nhận xét tiết học Những em viết chưa xong bài về nhà tiếp tục hoàn chỉnh đoạn văn. -3HS nhắc lại - 1 HS đọc cả bài Alô, Đô-rê-mon - 2HS đọc theo cách phân vai : - Một vài HS kể trước lớp. - HS khác nhận xét bổ sung. - 2 HS đọc yêu cầu bài tập 2 - HS trao đổi theo cặp, phát biểu ý kiến. Những HS làm trên giấy A 4 dán bài lên bảng lớp. - 1 số HS đọc bài viết . - Cả lớp nhận xét (về lời kể, diễn đạt) bình chọn bạn kể hay, hấp dẫn người nghe. - HS đọc yêu cầu của bài - Một số HS đọc trước lớp kết quả ghi chép những ý chính trong câu trả lời của Mon. Nghe kể: Vươn tới các vì sao. Ghi chép sổ tay I/ Mục tiêu : - Nghe và nói lại được thông tin trong bài Vươn tới các vì sao. - Ghi vào sổ tay những ý chính của một trong 3 thông tin nghe được. II/ Chuẩn bị : GV : ảnh minh hoạ từng mục trong bài Vươn tới các vì sao. HS : Vở bài tập, cuốn sổ tay nhỏ III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS 1.Ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ : Giáo viên cho học sinh đọc trong sổ tay ghi chép những ý chính trong các câu trả lời của Đô-rê-môn Giáo viên nhận xét 3.Bài mới : Giới thiệu bài: Vươn tới các vì sao. Ghi chép sổ tay Hoạt động 1: hướng dẫn học sinh thực hành Mục tiêu: Nghe đọc từng mục trong bài Vươn tới các vì sao, nhớ được nội dung, nói lại ( kể ) được thông tin về chuyến bay đầu tiên của con người vào vũ trụ, người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng, người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ Tiếp tục luyện cách ghi vào sổ tay những ý cơ bản nhất của bài vừa nghe Phương pháp: thực hành Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài Giáo viên cho học sinh quan sát từng ảnh minh hoạ (tàu vũ trụ Phương Đông 1, Am-xtơ-rông, Phạm Tuân) Yêu cầu học sinh đọc tên tàu vũ trụ và tên hai nhà du hành vũ trụ. Giáo viên yêu cầu học sinh lắng nghe bài, ghi ra nháp những nội dung chính, ghi lại chính xác những con số, tên riêng, sự kiện Giáo viên đọc bài với giọng chậm rãi, tự hào Đọc xong từng mục, Giáo viên hỏi học sinh: + Con tàu đầu tiên được phóng vào vũ trụ thành công có tên gì ? + Ngày, tháng, năm nào, Liên Xô phóng thành công tàu vũ trụ Phương Đông 1 ? + Ai là người bay trên con tàu đó ? + Con tàu đã bay mấy vòng quanh Trái Đất ? + Người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng là ai ? Vào ngày nào? + Con tàu nào đã đưa Am-xtơ-rông lên mặt trăng? + Ai là người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ ? + Anh hùng Phạm Tuân tham gia chuyến bay vũ trụ trên tàu nào ? Vào năm nào ? Giáo viên đọc lại lần thứ 3, cho học sinh theo dõi, bổ sung các thông tin Giáo viên cho học sinh làm bài Gọi một số học sinh đọc bài trước lớp. Giáo viên cho cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm Giáo viên chấm điểm một số bài viết, nhận xét về các mặt: + Nội dung: nêu được ý chính, viết cô đọng, ngắn gọn. + Hình thức: trình bày sáng tạo, rõ. Hát Học sinh đọc Ghi lại nội dung chính của từng mục trong bài Vươn tới các vì sao Học sinh quan sát Học sinh đọc Học sinh lắng nghe Con tàu đầu tiên được phóng vào vũ trụ thành công có tên là tàu Phương Đông 1 Ngày 12 – 4 – 1961, Liên Xô phóng thành công tàu vũ trụ Phương Đông 1 Nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin là người bay trên con tàu đó Con tàu đã bay 1vòng quanh Trái Đất Người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng là nhà du hành vũ trụ Am-xtơ-rông vào ngày 21 – 7 – 1969 Con tàu A-pô-lô đã đưa nhà du hành vũ trụ Am-xtơ-rông lên mặt trăng Anh hùng Phạm Tuân là người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ Anh hùng Phạm Tuân tham gia chuyến bay vũ trụ trên tàu Liên hợp của Liên Xô vào năm 1972 Học sinh theo dõi Học sinh làm bài Cá nhân Lớp nhận xét. 4-5.CỦNG CỐ, DẶN DÒ: GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Ôn tập cuối HKII.
Tài liệu đính kèm: