I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng nói : Nghe kể câu chuyện Chàng trai làng Phù Ủng, nhớ nội dung câu chuyện, kể lại đúng, tự nhiên.
2. Rèn kĩ năng viết : Viết lại câu trả lời cho câu hỏi b, hoặc c, đúng nội dung, đúng ngữ pháp (viết thành câu), rõ ràng, đủ ý.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ truyện
- Bảng lớp viết :
+ 3 câu hỏi gợi ý
+ Tên : Phạm Ngũ Lão (1255 – 1320)
Môn : Tập làm văn Thứ.... ngày.... tháng..... năm 2011 Tiết : Nghe – kể : Chàng trai làng Phù Đổng Tuần : 19 Lớp : 3A3 I. Mục tiêu: Rèn kĩ năng nói : Nghe kể câu chuyện Chàng trai làng Phù ủng, nhớ nội dung câu chuyện, kể lại đúng, tự nhiên. Rèn kĩ năng viết : Viết lại câu trả lời cho câu hỏi b, hoặc c, đúng nội dung, đúng ngữ pháp (viết thành câu), rõ ràng, đủ ý. II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ truyện Bảng lớp viết : + 3 câu hỏi gợi ý + Tên : Phạm Ngũ Lão (1255 – 1320) III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học Phơng pháp, hình thức tổ chức dạy học tơng ứng 4’ A. Mở đầu - Chương trình Tập làm văn của học kì II : + Tiếp tục rèn kĩ năng nghe kể một số câu chuyện + Tập điều khiển một số cuộc họp tổ, họp lớp; tập viết thư, ghi chép sổ tay; thuật lại một nội dung quảng cáo hoặc một tin tức, viết đoạn văn kể và tả hợp chủ điểm * Pp thuyết trình - HS quan sát SGK – GV giới thiệu. 34’ B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - Câu chuyện : Chàng trai làng Phù ủng – câu chuyện về Phạm Ngũ Lão – một danh tướng thời Trần * PP trực tiếp - GV giới thiệu, ghi tên bài. - HS ghi vở. 2. Hướng dẫn HS nghe – kể chuyện : Bài tập 1: Nghe và kể lại câu chuyện Chàng trai làng Phù ủng ã Gợi ý : a) Chàng trai ngồi bên vệ đường làm gì ? (... ngồi đan sọt) b) Vì sao quân lính đâm giáo vào đùi chàng trai ? c) Vì sao Trần Hưng Đạo đưa chàng trai về kinh đô ? ã Câu hỏi thêm: - Bức tranh vẽ cảnh gì ? ( một chàng trai ngồi đan sọt giữa đường, bị quan lính đâm giáo vào đùi) - Truyện có những nhân vật nào ? (Chàng trai làng Phù ủng, TRần Hưng Đạo, quân lính ) - Trần Hưng Đạo là ai ? (... tên thật là Trần Quốc Tuấn, thống lĩnh quân đội nhà Trần, hai lần đánh thắng quân Nguyên năm 1285 và 1288,...) ã Nội dung câu chuyện Chàng trai làng Phù ủng Sáng hôm ấy, bên vệ đường làng Phù ủng có một chàng trai đội nắng ngồi đan sọt. Những giọt mồ hôi lấm tấm trên khuôn mặt trẻ trung. Thỉnh thoảng, chàng ngừng tay, đăm chiêu suy nghĩ, rồi lại cúi xuống đan thoăn thoắt. Giữa lúc ấy, đoàn quân đưa Trần Hưng Đạo đi qua làng. Lối hẹp, quân đông, võng xe chật đường, loa hét đinh tai. Vậy mà chàng vẫn ngồi điềm nhiên, mải mê đan sọt. Quân mở đường giận dữ, lấy giáo đâm vào đùi, máu chảy, chàng vẫn không ngẩng mặt. Kiệu Hưng Đạo Vương xịch đến. Lúc ấy, như sực tỉnh, chàng trai vội đứng dậy, vái chào. Hưng Đạo Vương hỏi : - Đùi bị đâm chảy máu thế kia, ngươi không biết sao ? Chàng trai đáp: - Tôi đang mải nghĩ mấy câu trong sách Binh thư nên không để ý. Xin Đại Vương đại xá cho. Trần Hưng Đạo hỏi tên, chàng trai xưng là Phạm Ngũ Lão. Hỏi đến phép dùng binh, chàng trả lời rất trôi chảy. Hưng Đạo Vương tỏ lòng mến trọng, đưa theo về kinh đô. Về sau, Phạm Ngũ Lão cầm quân đánh giặc, lập được nhiều chiến công lớn. Theo Nghìn xưa văn hiến * Pp trực quan, kể chuyện - GV treo tranh và bảng phụ ghi câu hỏi gợi ý. - 1 HS đọc yêu cầu. - HS miêu tả bức tranh. - HS nhận xét. - GV nhận xét, kể chuyện . - GV nêu câu hỏi thêm 2 và 3. - HS trả lời. - HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kể lần 2 kết hợp tranh. - HS trả lời các câu hỏi gợi ý. - HS khác nhận xét. - GV nhận xét. - HS kể theo nhóm đôi. - HS thi kể. - HS và GV nhận xét, bình chọn người kể hay. Bài tập 2: Viết lại câu trả lời cho câu hỏi b hoặc c. b) Vì sao quân lính đâm giáo vào đùi chàng trai ? ( Chàng trai mải mê đan sọt không để ý thấy kiệu của Trần Hưng Đạo đến. Quân mở đường giận dữ, lấy giáo đâm vào đùi để chàng tỉnh ra, dời khỏi chỗ ngồi,...) c) Vì sao Trần Hưng Đạo đưa chàng trai về kinh đô ? (... Trần Hưng Đạo mến trọng chàng trai giàu lòng yêu nước và có tài, nói năng rất trôi chảy về việc dùng binh) * PP luyện tập , thực hành - 1 HS đọc yêu cầu. - HS trả lời vào vở. - HS đọc nối tiếp câu trả lời. - HS khác nhận xét. - GV nhận xét, chấm điểm. 1’ C. Củng cố – dặn dò + Tâp kể lại câu chuyện - GV nhận xét tiết học, dặn dò. * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ................................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: