1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi 2 HS lên bảng kể lại chuyện “Dại gì mà đổi”.
- Trả bài viết điện báo của giờ tập làm văn tuần 4.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu của giờ học.
2.2. Hướng dẫn cách tiến hành cuộc họp
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của giờ tập làm văn.
- Hỏi: Nội dung của cuộc họp tổ là gì?
- Nêu trình tự của một cuộc họp thông thường.
- Ai là người nêu mục đích cuộc họp, tình hình của tổ?
- Ai là người nêu nguyên nhân của tình hình đó?
- Làm thế nào để tìm cách giải quyết vấn đề trên?
- Giao việc cho mọi người bằng cách nào?
- GV thống nhất lại những điều cần chú ý khi tiến hành cuộc họp.
2.3. Tiến hành họp tổ
- Giao cho mỗi tổ một trong các nội dung mà SGK đẫ gợi ý, yêu cầu các tổ tiến hành cuộc họp.
- Theo dõi và giúp đỡ HS từng tổ.
2.4. Thi tổ chức cuộc họp
- 4 tổ thi tổ chức cuộc họp trước lớp, GV là giám khảo.
- Kết luận và tuyên dương tổ có cuộc họp tốt, đạt hiệu quả.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Yêu cầu HS nêu lại trình tự diễn biến của cuộc họp.
- Nhận xét tiết học và dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
*VD về các cuộc họp theo gợi ý của SGK
Tuần 5 Bài 5: Tập Tổ Chức Cuộc Họp I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Bước đầu HS biết xác định nội dung cuộc họp. - Biết tập tổ chức cuộc họp theo đúng trình tự đã nêu ở bài tập đọc “Cuộc họp của chữ viết” (SGK). II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Bảng lớp viết sẵn các gợi ý về nội dung trao đổi trong cuộc họp. - Bảng phụ viết sẵn trình tự diễn biến của cuộc họp như ở bài tập đọc Cuộc họp chữ viết III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học Bổ sung 1. KIỂM TRA BÀI CŨ - Gọi 2 HS lên bảng kể lại chuyện “Dạïi gì mà đổi”. - Trả bài viết điện báo của giờ tập làm văn tuần 4. 2. DẠY – HỌC BÀI MỚI 2.1. Giới thiệu bài - GV nêu mục tiêu của giờ học. 2.2. Hướng dẫn cách tiến hành cuộc họp - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của giờ tập làm văn. - Hỏi: Nội dung của cuộc họp tổ là gì? - Nêu trình tự của một cuộc họp thông thường. - Ai là người nêu mục đích cuộc họp, tình hình của tổ? - Ai là người nêu nguyên nhân của tình hình đó? - Làm thế nào để tìm cách giải quyết vấn đề trên? - Giao việc cho mọi người bằng cách nào? - GV thống nhất lại những điều cần chú ý khi tiến hành cuộc họp. 2.3. Tiến hành họp tổ - Giao cho mỗi tổ một trong các nội dung mà SGK đẫ gợi ý, yêu cầu các tổ tiến hành cuộc họp. - Theo dõi và giúp đỡ HS từng tổ. 2.4. Thi tổ chức cuộc họp - 4 tổ thi tổ chức cuộc họp trước lớp, GV là giám khảo. - Kết luận và tuyên dương tổ có cuộc họp tốt, đạt hiệu quả. 3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Yêu cầu HS nêu lại trình tự diễn biến của cuộc họp. - Nhận xét tiết học và dặn dò HS chuẩn bị bài sau. *VD về các cuộc họp theo gợi ý của SGK - 2 HS kể. - Nghe GV giới thiệu bài. - 1 HS đọc thành tiếng, HS cả lớp đọc thầm. - HS nêu các nội dung mà SGK gợi ý hoặc nội dung do các em thấy đó là vấn đề cần giải quyết trong tổ (VD: Giúp một bạn học kém; Đi thăm gia đình thương binh, liệt sĩ; Tiến hành làm công trình măng non của tổ;) - HS nêu nhữ đã giới thiệu ở giờ tập đọc Cuộc họp của chữ viết. - Người chủ toạ cuộc họp (có thể là tổ trưởng hoặc HS làm chủ toạ để các em có cơ hội tập dượt) - Tổ trưởng nêu, sau đó các thành viên trong tổ đóng góp ý kiến. - Cả tổ bàn bạc, thảo luận, thống nhất cách giải quyết, tổ trưởng tổng hợp ý kiến của các bạn. - Cả tổ bàn bạc để phân công, sau đó tổ trưởng chốt lại ý kiến của cả tổ. - Các tổ HS tiến hành họp theo hướng dẫn. - Cả lớp theo dõi và nhận xét cuộc họp của từng tổ. *Chú ý : HS khá, giỏi biết tổ chức cuộc họp theo đúng trình tự . _________________________________________________________________________ Tuần 6 Bài 6: Kể Lại Buổi Đầu Em Đi Học . I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Bước đầu kể lại được một vài ý nói về buổi đi học đầu tiên của mình. - Viết lại được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu). II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Ghi sẵn các câu hỏi gợi ý trên bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học Bổ sung 1. KIỂM TRA BÀI CŨ - Gọi 2 HS lên bảng trả lời các câu hỏi: + Nêu trình tự các nội dung của một cuộc họp thông thường. + Nêu mục đích cuộc họp có nội dung là chuẩn bị các tiết mục văn nghệ chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8 – 3. -Nhận xét và cho điểm HS. 2. DẠY - HỌC BÀI MỚI 2.1. Giới thiệu bài Trong giờ Tập làm văn này các em sẽ kể lại buổi đầu đi học của mình, sau đó viết lại thành một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu. 2.2. Kể lại buổi đầu đi học - Hướng dẫn: Để kể lại buổi đầu đi học của mình em cần nhớ lại xem buổi đầu mình đã đi học như thế nào? Đó là buổi sáng hay buổi chiều? Buổi đó cách đây bao lâu? Em đã chuẩn bị cho buổi đi học đó thế nào? Ai là người đưa em đến trường? Hôm đó, trường học trông như thế nào? Lúc đầu em bỡ ngỡ ra sao? Buổi đầu đi học kết thúc như thế nào? Em nghĩ gì về buổi đầu đi học đó? - Gọi 1 Đến 2 HS khá kể trước lớp để làm mẫu. - Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh kể cho nhau nghe về buổi đầu đi học của mình. - Gọi một số HS kể trước lớp. - Nhận xét bài kể của HS. 2.3. Viết đoạn văn - Yêu cầu HS đọc yêu cầu 2, sau đó cho các em tự viết vào vở bài tập. Nhắc HS khi viết cần đọc lại kĩ trước khi chấm câu để biết câu đó đã thành câu hay chưa. - Yêu cầu một số HS đọc bài trước lớp. - Nhận xét và cho điểm HS. Số bài còn lại GV thu để chấm sau tiết học. 3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Yêu cầu HS về tập kể lại buổi đầu đi học đó với một người thân trong gia đình. - Nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau. - 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, các HS nghe và nhận xét. - 1 đến 2 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét xem bạn kể có tự nhiên không, nói đã thành câu chưa. - Làm việc theo cặp. - Từ 5 đến 6 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét. - Viết bài. - 3 đến 5 HS đọc, cả lớp theo dõi và nhận xét. ____________________________________________________________________________ Tuần 7 Bài 7: Nghe – kể Không nỡ nhìn – Tập Tổ Chức Cuộc Họp I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Nghe – kể lại được câu chuyện “Không nỡ nhìn”. - Bước đầu biết cùng các bạn tổ chức cuộc họp traao đổi về một vấn đề liên quan tới trách nhiệm của HS trong cộng đồng hoặc một vấn đề đơn giản do GV gợi ý (BT2). II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Viết sẵn các gợi ý về nội dung cuộc họp trên bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học 1. KIỂM TRA BÀI CŨ - Trả bài và nhận xét về bài tập làm văn Kể lại buổi đầu đi học của em. 2. DẠY - HỌC BÀI MỚI 2.1. Giới thiệu bài - GV nêu mục tiêu và ghi tên bài lên bảng. 2.2. Kể lại câu chuyện Không nỡ nhìn - GV kể câu chuyện lần 1. - Nêu từng câu hỏi về nội dung truyện cho HS trả lời. + Anh thanh niên làm gì trên chuyến xe buýt? + Bà cụ ngồi bên cạnh anh nói gì? + Anh trả lời thế nào? - GV kể lại câu chuyện lần 2. - Gọi 1 HS khá kể lại câu chuyện. - Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau kể lại câu chuyện cho nhau nghe. - Tổ chức cho HS thi kể lại câu chuyện. - Yêu cầu HS kể hay nhất trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về anh thanh niên trong câu chuyện trên? - GV nghe HS trả lời và tổng kết: Anh thanh niên trong câu chuyện thật đáng chê cười. Trên xe buýt đông người, anh đã không biết nhường chỗ cho cụ già và phụ nữ lại còn che mặt và trả lời rằng không nỡ nhìn cụ già và phụ nữ phải đứng. Khi tham gia sinh hoạt ở những nơi công cộng, các con cần tôn trọng nội quy chung và biết nhường chỗ, nhường đường cho các cụ già, em nhỏ, phụ nữ, người tàn tật, 2.3. Tổ chức cuộc họp tổ - Gọi HS đọc yêu cầu của bài 2. - Hỏi: Nội dung của cuộc họp tổ là gì? - Nêu trình tự của một cuộc họp thông thường. - GV nêu lại những điều cần chú ý khi tiến hành cuộc họp. 2.4. Tiến hành họp tổ - Giao cho mỗi tổ 1 trong các nội dung mà SGK đã gợi ý, yêu cầu các tổ tiến hành họp tổ. (Chú ý HS đã làm chủ toạ của những lần trước không làm lại.) - Theo dõi và giúp đỡ HS từng tổ. 2.5. Thi tổ chức cuộc họp - 4 tổ thi tổ chức cuộc họp trước lớp. GV làm giám khảo. - Kết luận và tuyên dương tổ có cuộc họp tốt, đạt hiệu quả. 3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Yêu cầu HS nêu lại trình tự diễn biến của cuộc họp. - Nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau. - Nghe GV giới thiệu bài. - HS cả lớp theo dõi. - Nghe câu hỏi, nhớ lại nội dung truyện và trả lời câu hỏi. + Anh ngồi, hai tay ôm lấy mặt. + Bà cụ thấy vậy liền hỏi anh: “Cháu nhức đầu à? Có cần dầu xoa không?” + Anh nói nhỏ: “Không ạ. Cháu không nỡ ngồi nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng” - Nghe kể chuyện. - 1 HS kể, lớp theo dõi và nhận xét. - Làm việc theo cặp. - 3 đến 5 HS thi kể, cả lớp bình chọn bạn kể hay nhất. - Anh thanh niên là đàn ông khoẻ mạnh mà không biết nhường chỗ cho cụ già và phụ nữ. - Anh thanh niên ích kỉ không muốn nhường chỗ cho các cụ già và phụ nữ nhưng lại giả vờ lịch sự là mình không nỡ nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng. - Anh thanh niên thật vô tình vì không biết nhường chỗ cho các cụ già và phụ nữ, - 1 HS đọc thành tiếng, HS cả lớp đọc thầm. - HS nêu các nội dung mà SGK gợi ý. - HS nêu như đã giới thiệu ở giờ tập đọc Cuộc họp của chữ viết. - Các tổ HS tiến hành họp theo hướng dẫn. - Cả lớp theo dõi và nhận xét cuộc họp của từng tổ. __________________________________________________________________________ Tuần 8 Bài 8: Kể Về Người Hàng Xóm I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Biết kể về người hàng xóm theo gợi ý (BT1). - Viết lại những điều vừa kể thành một đoạn văn (khoảng 5 câu) (BT2). II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Viết sẵn các câu hỏi gợi ý để kể trên bảng. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học 1. KIỂM TRA BÀI CŨ - Gọi 2 HS lên bảng kể lại câu chuyện Không nỡ nhìn và nêu nội dung câu chuyện. - Nhận xét, cho điểm HS. 2. DẠY – HỌC BÀI MỚI 2.1. Giới thiệu bài - Chúng ta ai cũng có hàng xóm láng giềng, trong giờ Tập làm văn này, các em sẽ kể về một người hàng xóm mà mình yêu quý. 2.2. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS suy nghĩ và nhớ lại những đặc điểm của người hàng xóm mà mình định k ... nh cảm nhận được qua tranh, ảnh của bạn - 2 HS đọc trước lớp. - Làm bài vào vở theo yêu cầu. - Khoảng 3 HS đọc, cả lớp theo dõi và nhận xét bài viết của bạn. Tỉ trëng kiĨm tra Ban gi¸m hiƯu (DuyƯt) Tuần 13 Thứ ngày tháng năm 2009 TẬP LÀM VĂN Viết Thư . I. MỤC TIÊU Biết viết được một bức thư ngắn theo gợi ý. Viết thành câu, dùng từ đúng. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Viết sẵn nội dung gợi ý của bài lên bảng lớp. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động dạy Hoạt động học Bổ sung 1. KIỂM TRA BÀI CŨ - Gọi 2 đến 3 HS lên bảng đọc đoạn văn viết về một cảnh đẹp đất nước. - Nhận xét và cho điểm HS . 2. DẠY – HỌC BÀI MỚI 2.1. Giới thiệu bài - Trong giờ học này, các em sẽ viết một bức thư gửi cho một bạn ở miềm Nam (hoặc miền Bắc, miền Trung) để làm quen với bạn và hẹn cùng bạn thi đua học tốt. 2.2. Hướng dẫn viết thư - Yêu cầu HS đọc yêu cầu của giờ Tập làm văn. + Em sẽ viết thư cho ai? + Em viết thư để làm gì? + Hãy nhắc lại cách trình bày một bức thư. - GV bổ sung cho đủ các nội dung chính thường có trong một bức thư, sau đó hướng dẫn HS viết từng phần. + Em định viết thư cho ai? Hãy nêu tên và địa chỉ của người đó. - Hướng dẫn: Vì là thư làm quen nên đầu thư, các em cần nêu lí do và sao em biết được địa chỉ và muốn làm quen với bạn, sau đó tự giới thiệu mình với bạn. Em có thể nói với bạn rằng em được biết bạn qua đài, báo, truyền hình, và thấy quý mến, cảm phục bạn, nên viết thư xin được làm quen. - Hướng dẫn: Sau khi đã nêu lí do viết thư và tự giới thiệu mình, em có thể hỏi thăm về tình hình sức khoẻ, học tập của bạn, sau đó hẹn cùng bạn thi đua học tốt. - Cuối thư, em nên thể hiện tình cảm chân thành của mình với bạn, và nhớ ghi rõ tên, địa chỉ của mình để bạn viết thư trả lời. - Yêu cầu HS tự viết thư. - Gọi một số HS đọc thư của mình trước lớp, sau đó nhận xét, bổ sung và cho điểm HS. 3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà hoàn thành bức thư và gửi cho bạn,chuẩn bị bài sau. - HS thực hiện yêu cầu, cả lớp theo dõi và nhận xét. - Nghe GV giới thiệu bài. - 2 HS đọc. + Em sẽ viết thư cho một bạn ở miền Nam (Trung hoặc Bắc) + Em viết thư để làm quen và để hẹn cùng bạn thi đua học tốt. - HS đọc thầm lại bài tập đọc Thư gửi bà và nêu cách trình bày 1 bức thư. - 3 đến 5 HS trả lời. - HS nghe giảng, sau đó 1 HS nói phần mở đầu thư trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét. - Nghe hướng dẫn, sau đó 1 HS nói nội dung này trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét. - Làm việc cá nhân. - 4 đến 5 HS đọc, cả lớp theo dõi và nhận xét. Tuần 14 Thứ ngày tháng năm 2009 TẬP LÀM VĂN : Nghe – kể Tôi Cũng Như Bác . Giới thiệu Hoạt Động . I. MỤC TIÊU Dựa vào gợi ý kể lại được truyện vui Tôi cũng như bác, tìm được chi tiết gây cười của câu chuyện. Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn. Dựa vào gợi ý kể lại được những hoạt động của tổ trong tháng vừa qua. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Viết sẵn nội dung gợi ý của các bài tập trên bảng. HS chuẩn bị bảng thống kê các hoạt động của tổ trong tháng vừa qua. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động dạy Hoạt động học Bổ sung 1. KIỂM TRA BÀI CŨ - Trả bài và nhận xét về bài tập làm văn viết thư tuần 13. 2. DẠY – HỌC BÀI MỚI 2.1. Giới thiệu bài Trong giờ Tập làm văn này các em sẽ nghe và kể lại truyện vui Tôi cũng như bác, sau đó dựa vào gợi ý kể lại hoạt động của tổ mình trong tháng vừa qua. 2.2. Hướng dẫn kể chuyện - GV kể câu chuyện 2 lần. - Hỏi: Vì sao nhà văn không đọc được bản thông báo? - Ông nói gì với người đứng cạnh? - Người đó trả lời ra sao? - Câu trả lời có gì đáng buồn cười? - Yêu cầu 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp. - Yêu cầu HS thực hành kể chuyện theo cặp. - Gọi một số HS kể lại câu chuyện trước lớp. - Nhận xét và cho điểm HS. Nội dung truyện. 2.3 Kể về hoạt động của tổ em - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài 2. - Bài tập yêu cầu em giới thiệu điều gì? - Em giới thiệu những điều này với ai? - Hướng dẫn: Đoàn khách đến thăm lớp có thể là các thầy cô trong trường, ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô của trường khác, hội phụ huynh của trường, vì thế khi tiếp đón họ các em phải thể hiện sự lễ phép, lịch sự. Trước khi giới thiệu về tổ mình, các em cần có lời chào hỏi ban đầu. Khi giới thiệu về tổ, các em có thể dựa vào gợi ý của SGK, có thể thêm các nội dung khác nhưng cần cố gắng nói thành câu, nói rõ ràng và tự nhiên. - Gọi 1 HS khá nói tiếp các nội dung còn lại theo gợi ý của bài. - Chia HS thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 4 đến 6 HS và yêu cầu HS tập giới thiệu trong nhóm. Khi giới thiệu có thể kèm theo cử chỉ điệu bộ (VD: Giới thiệu đến bạn nào trong tổ thì chỉ vào bạn đó, giới thiệu về các hoạt động trong tổ, nếu là hoạt động có sản phẩm thì mang sản phẩm ra trình bày trước lớp) - Nhận xét và cho điểm HS. 3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện Tôi cũng như bác và hoàn thành bài giới thiệu về tổ mình. Ví dụ về bài: - Nghe GV nhận xét bài. - Nghe GV kể chuyện. - Vì nhà văn quên không mang kính. - Ông nói: “Phiền bác đọc giúp tôi tờ thông báo này với.” - Người đó trả lời: “Xin lỗi. Tôi cũng như bác thôi, vì lúc bé không được học nên bây giờ đành chịu mù chữ.” - Câu trả lời đáng buồn cười là người đó thấy nhà văn không đọc được bản thông báo như mình thì nghĩ ngay rằng nhà văn cũng mù chữ. - 1 HS khá kể, cả lớp theo dõi và nhận xét phần kể chuyện của bạn. - 2 HS ngồi cạnh nhau kể lại câu chuyện cho nhau nghe. - 3 đến 5 HS thực hành kể trước lớp. - 1 HS đọc yêu cầu, 1 HS đọc nội dung gợi ý, cả lớp đọc thầm đề bài. - Giới thiệu về tổ em và hoạt động của tổ em trong tháng vừa qua. - Em giới thiệu với một đoàn khách đến thăm lớp. - 2 đến 3 HS nói lời chào mở đầu. Ví dụ: Thưa các bác, các chú, các cô, cháu là Hằng, học sinh tổ Ba Chúng cháu rất vui được đón các bác, các chú, các cô đến thăm lớp và đặc biệt được giới thiệu với các bác, các chú, các cô về tổ Ba thân yêu của chúng cháu/ Thay mặt cho các bạn HS tổ Một, em xin chào các thầy cô và chúc các thầy cô mạnh khoẻ. Hôm nay, chúng em rất vui mừng được đón các thầy cô đến thăm lớp và thăm tổ Một của chúng em - 1 HS nói trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét, bổ sung, nếu cần. - Hoạt động theo nhóm nhỏ, sau đó một số HS trình bày trước lớp. Cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn bạn kể đúng, kể tự nhiên và hay nhất về tổ của mình. Tuần 15 Thứ ngày tháng năm 2009 TẬP LÀM VĂN Nghe – kể : Giấu Cày . Giới Thiệu Tổ Em . I. MỤC TIÊU Nghe và kể lại được câu chuyện Giấu cày. Hiểu nội dung câu chuyện và tìm được chi tiết gây cười của truyện. Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn. Dựa vào bài tập làm văn tuần 14, viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về tổ của em. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Viết sẵn nội dung các bài tập chính tả trên bảng lớp, bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động dạy Hoạt động học Bổ sung 1. KIỂM TRA BÀI CŨ - Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu kể lại câu chuyện Tôi cũng như bác và giới thiệu về tổ của em. - Nhận xét, cho điểm HS. 2. DẠY – HỌC BÀI MỚI 2.1. Giới thiệu bài - GV nêu mục tiêu bài học và ghi tên bài lên bảng. 2.2. Hướng dẫn kể chuyện - GV kể câu chuyện 2 lần. - Hỏi: + Khi được gọi về ăn cơm bác nông dân nói thế nào? + Vì sao bác bị vợ trách? + Khi thấy mất cày, bác làm gì? + Vì sao câu chuyện đáng cười? - Yêu cầu 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp. - Yêu cầu HS thực hành kể chuyện theo cặp. - Gọi một số HS kể lại câu chuyện trước lớp. - Nhận xét và cho điểm HS. Nội dung truyện 2.3. Viết đoạn văn kể về tổ của em: - Gọi 1 đến 2 HS đọc lại phần gợi ý của giờ tập làm văn tuần 14. - Gọi 1 HS kể mẫu về tổ của em. - Yêu cầu HS dựa vào gợi ý và phần kể đã trình bày ở tiết trước và viết đoạn văn vào vở. - Gọi 5 HS đọc bài trước lớp, sau đó nhận xét và cho điểm từng HS. - Thu để chấm các bài còn lại của lớp. 3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS về nhà kể câu chuyện “Giấu cày” cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau. - 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS cả lớp theo dõi và nhận xét. - Nghe GV kể chuyện. + Bác nông dân nói to: “ Để tôi giấu cái cày vào bụi đã.” + Vợ bác trách vì bác đã giấu cày mà lại la to như thế thì kẻ gian biết lấy mất. + Bác chạy về nhà thì thào vào tai vợ: “Nó lấy mất cày rồi.” + Vì bác nông dân ngốc nghếch, khi giấu cày cần kín đáo để mọi người không biết thì bác lại la thật to chỗ bác giấu cày, khi mất cày đáng lẽ phải hô to cho mọi người biết mà tìm giúp thì bác lại chạy về nhà thì thào vào tai vợ. - 1 HS khá kể, cả lớp theo dõi và nhận xét phần kể chuyện của bạn. - 2 HS ngồi cạnh nhau kể lại câu chuyện cho nhau nghe. - 3 đến 5 HS thực hành kể trước lớp. - HS đọc trước lớp. - 1 HS kể mẫu, HS cả lớp theo dõi và nhận xét. - Viết bài theo yêu cầu. - 5 HS lần lượt trình bày bài viết, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
Tài liệu đính kèm: