Giáo án Tập viết 3 tuần 10 đến 18

Giáo án Tập viết 3 tuần 10 đến 18

Tuần : 10

Tiết : 10

TẬP VIẾT

 BÀI : Ôn chữ hoa G ( tiếp theo )

I.Mục đích, yêu cầu

KT - KN:

- Viết đúng chữ hoa G (1 dòng Gi), Ô, T (1 dòng); Viết đúng tên riêng Ông Gióng (1 dòng) và câu ứng dụng bằng chữ cỡ nhỏ:

Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.

TĐ: Rèn chữ viết đúng đẹp.

I- Đồ dùng dạy- học

 Mẫu chữ hoa :G, Ô , T

 Bảng phụ viết sẵn :Tên riêng và câu ca dao trong bài viết trên dòng kẻ ô li.

 

doc 17 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1078Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập viết 3 tuần 10 đến 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 22 / 10 /2011 Ngày dạy : 
Tuần : 10
Tiết : 10 
TẬP VIẾT
 BÀI : Ôn chữ hoa G ( tiếp theo )
I.Mục đích, yêu cầu
KT - KN: 
Viết đúng chữ hoa G (1 dòng Gi), Ô, T (1 dòng); Viết đúng tên riêng Ông Gióng (1 dòng) và câu ứng dụng bằng chữ cỡ nhỏ:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.
TĐ: Rèn chữ viết đúng đẹp.
Đồ dùng dạy- học
Mẫu chữ hoa :G, Ô , T 
Bảng phụ viết sẵn :Tên riêng và câu ca dao trong bài viết trên dòng kẻ ô li.
III- Các hoạt động dạy – học.
1-KTBC :
Yêu cầu HS:
-Viết lại chữ viết hoa và tên riêng đã học ở bài trước :G, Gò Công.
-Nhắc lại câu ứng dụng đã tập viết ở bài trước.
-Cho HS viết lại chữ có trường hợp nối nét khó : ngoan.
- Nhận xét, củng cố kiến thức, kĩ năng viết chữ đã học ở bài trước.
- Nhận xét chung bước kiểm tra bài cũ.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Ghi Chú
2- BÀI MỚI
a)Giới thiệu bài:
-Nêu yêu cầu của tiết học :Trong tiết tập viết hôm nay, thông qua viết từ ứng dụng Ông Gióng và viết câu ứng dụng 
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
các em sẽ tiếp tục ôn chữ hoa G.
- Ghi tên bài lên bảng lớp : Ôn chữ hoa G ( Tiếp theo ).
b) Luyện viết chữ hoa:
- Treo bảng phụ (đã chuẩn bị).
- Yêu cầu HS đọc bài và tìm các chữ hoa có trong bài.
- Nói : Tiết học hôm nay tiếp tục củng cố cách viết chữ hoa G trong chữ Gi.
- Gắn bìa chữ hoa G trên bảng cho HS quan sát.
 - Hỏi :
+Chữ G được viết mấy nét ?
+Nét 1 viết giống chữ hoa gì ?
+Nét 2 là nét gì ?
- Nói :Chữ hoa G được viết liền với chữ i thành chữ Gi. 
- Viết mẫu chữ Gi cỡ nhỏ trên dòng kẻ ô li ở bảng phụ ( vừa nói vừa viết ):Độ cao chữ G là 4 li, phần trên được viết gần giống chữ hoa C, cao hai li rưỡi, phần nét khuyết dưới cần viết thẳng và cân đối, kéo xuống một li rưỡi ; từ chữ hoa G nối sang chữ i tạo thàng chữ Gi.
- Yêu cầu HS tập viết vào bảng con chữ Gi.
- Nhận xét để HS rút kinh nghiệm
- Nói :Trong bài tập viết hôm nay, các em sẽ luyện viết thêm chữ hoa O và chữ hoa T.
- Gắn bìa chữ hoa Ô trên bảng cho HS quan sát.
- Hỏi : 
+Chữ hoa Ô được viết mấy nét ?
+ Đó là nét gì ?
- Viết mẫu chữ hoa O cỡ nhỏ trên dòng kẻ ô li ở bảng phụ ( vừa nói vừa viết ):Chữ hoa O cỡ nhỏ cao hai li rưỡi, được viết một nét, đó là nét cong kín, phần cuối nét lượn cong vào trong bụng chữ, không to quá hay nhỏ quá, tiếp theo viết dấu mũ xuôi trên đầu chữ O.
- Gắn bìa chữ hoa T trên bảng cho HS quan sát.
- Hỏi :
+Chữ hoa T được viết mấy nét ?
+Đó là những nét nào ?
- Viết mẫu chữ hoa T cỡ nhỏ trên dòng kẻ ô li ở bảng phụ ( vừa nói vừa viết ):Chữ hoa T cao bằng chữ hoa O, cũng được viết liền một nét, phần đầu nét viết phối hợp nét cong trái nhỏ và nét lượn ngang, sau đó lượn đầu bút trở lại tạo thành vòng xoắn nhỏ ở đầu chữ rồi viết tiếp nét cong trái to, phần cuối nét lượn cong vào trong.
- Yêu cầu HS tập viết vào bảng con chữ hoa Ô, chữ hoa T.
- Nhận xét để HS rút kinh nghiệm.
c) Luyện viết từ ứng dụng ( tên riêng )
- Gọi 1HS đọc tên riêng trên bảng phụ : Ông Gióng.
- Hỏi :
+Em biết gì về Ông Gióng ?
+Giới thiệu cho HS biết :Theo truyền thuyết, Ông Gióng (còn gọi là Thánh Gióng hay Phù Đổng Thiên Vương ) quê ở làng Gióng ( nay thuộc xã Phù Đổng, ngoại thành Hà Nội ), người sống vào thời vua Hùng, đã có công đáng đuổi giặc ngoại xâm.
- Gắn bìa chữ tên riêng Ông Gióng lên bảng lớp cho HS quan sát.
- Hỏi :
+Những chữ nào viết 2 li rưỡi?
+Chữ hoa nào viết 4 li ?
- Viết mẫu tên riêng theo cỡ nhỏ trên dòng kẻ ô li của bảng phụ, chú ý viết liền mạch ở chữ Gióng.
- Yêu cầu HS tập viết vào bảng con tên riêng Ông Gióng.
Nhận xét, uốn nắn về cách viết .
d) Luyện viết câu ứng dụng :
- Gọi 1HS đọc câu ứng dụng trên bảng phụ :
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.
- Nói cho HS biết :Câu ca dao tả cảnh đẹp và cuộc sống thanh bình trên đất nước ta. Trấn Vũ, Thọ Xương là những địa điểm thuộc Hà Nội trước đây ; tiếng chuông chùa Trấn Vũ và tiếng gà gáy sáng ở Thọ Xương gợi cho ta nghĩ đến một khung cảnh thật êm ả .
- Hỏi :
+Trong câu ca dao có những chữ nào được viết hoa ? Vì sao ?
- Gắn bìa chữ mẫu Trấn Vũ, Thọ Xương cho HS quan sát và chỉ dẫn thêm về cách viết chữ hoa V, X:
 +Chữ hoa V:Nét 1 và nét 2 cùa chữ hoa V viết gần giống như chữ hoa I, nhưng không vó nét tròn ở phía dưới, nét 3 đưa bút về phía trên hơi uốn lượn và tạo thành một nét vòng nhỏ.
 +Chữ hoa X:Về cơ bản chữ hoa X viết như chữ x, nhưng chữ hoa X viết cao 2 li rưỡi và khi viết đến cuối nét cong phải thì ta không nhấc bút mà tạo nét lượn nối với nét cong trái.
- Yêu cầu HS tập viết vào bảng con từng tên riêng đã nêu .
- Nhận xét, uốn nắn để HS rút kinh nghiệm.
3.HDHS VIẾT
 - Nêu yêu cầu :Viết chữ theo cỡ nhỏ .
+1 dòng chữ Gi, 1 dòng chữ hoa O và chữ hoa T.
+2 dòng rên riêng Ông Gióng.
+2 lần ( 4 dòng ) câu ca dao:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
- Yêu cầu HS tập viết vào vở: 
- Nhắc nhở HS ngồi đúng tư thế, lưu ý khoảng cách và độ cao giữa các chữ; trình bày câu ca dao theo đúng mẫu.
4.CHẤM CHỮA BÀI :
- Chấm nhanh khoảng 5, 7 bài.
- Nhận xét về các bài đã chấm để HS rút kinh nghiệm chung.
-HS lắng nghe.
-Hs quan sát.
-Chữ Ô ,G, T, V, X 
-HS theo dõi.
-Hs quan sát.
-2 nét.
-Chữ hoa C.
-Nét khuyết dưới
-HS lắng nghe và quan sát GV viết mẫu.
-Hs viết trên bảng con Gi
-HS theo dõi.
-Hs quan sát.
-1 nét.
-Nét cong kín.
-HS lắng nghe và quan sát GV viết mẫu.
Hs quan sát.
-3 nét.
-Nét cong trái nhỏ, nét lượn ngang và nét cong trái to.
-HS quan sát.
-Hs viết trên bảng con:Ô, T
-1 HS đọc.
-Hs phát biểu.
-Hs lắng nghe.
-Hs quan sát.
-Chữ G Ô
-Chữ.G
-HS lắng nghe và quan sát GV viết mẫu.
-Hs viết trên bảng con: Ông Gióng
-1 HS đọc .
-Hs lắng nghe.
-Chữ Gió, chữ Tiếng: chữ đầu dòng thơ.
Chữ Trấn Vũ, Thọ Xương : tên riêng.
-Hs quan sát chữ mẫu.
-Hs lắng nghe và theo dõi GV hướng dẫn.
-Hs viết bảng con : Trấn Vũ, Thọ Xương
-Hs mở vở TV .
-HS tập viết vào vở TV.HS lắng nghe.
-HS viết vào vở
-HS theo dõi.
5. CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
-Nhắc HS nào viết chưa xong viết tiếp vào tiết học chiều.
-Khuyến khích HS HTL câu ca dao.
- Tổ chức cho HS thi viết chữ đẹp: Viết tên riêng Tiền Giang ( một tỉnh thuộc miền tây Nam bộ của nước ta )-GV nhận xét, tuyên dương.
-GV nhận xét tiết học.
Điều chỉnh , bổ sung :
Ngày soạn : 22 / 10 /2011 Ngày dạy : 
Tuần : 11
Tiết : 11 
TẬP VIẾT
 BÀI : Ôn chữ hoa G (tiếp theo)
I.Mục đích, yêu cầu :
KT - KN: 
Viết đúng chữ hoa G (1 dòng Gh), R, Đ (1 dòng); Viết đúng tên riêng Ghềnh Ráng (1 dòng) và câu ứng dụng bằng chữ cỡ nhỏ:
Ai về đến huyện Đông Anh
Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương
TĐ: Rèn chữ viết đúng đẹp..
II.Đồ dùng dạy học
Mẫu các chữ viết hoa G, R, Đ
-Tên riêng và câu ca dao viết trên dòng kẻ li.
III.Các hoạt động dạy học
1.KIỂM TRA BÀI CŨ
-Gọi 3 HS lên bảng viết: G, Ong Gióng.
-GV nhận xét nhắc lại cách viết chữ G.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi Chú
2.BÀI MỚI.
Giới thiệu bài : Ghi bảng
-GV đính từ ứng dụng Ghềnh Ráng lên bảng.
-Trong từ ứng dụng trên chữ cái nào viết hoa?
- Ghềnh Ráng (còn gọi là Mộng Cầm) là một thắng cảnh ở Bình Định (cách Quy Nhơn 5 km),có bãi tắm rất đẹp.
-Trong câu ca dao trên chữ cái nào viết hoa?
-Câu ca dao này bộc lộ niềm tự hào về di tích lịch sử Loa Thành( Thành Cổ Loa, nay thuộc huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội)được xây theo hình xoắn như trôn ốc, từ thời An Dương Vương, tức Thục Phán( Thục Vương cách đây hàng nghìn năm)
+GV viết mẫu nhắc lại cách viết và hướng dẫn HS viết bảng con
*Luyện viết từ ứng dụng:
-GV viết mẫu Ghềnh Ráng ( chú ý nối nét cuối của chữ G với nét đầu tiên của chữ h)
-Gv nhận xét – uốn nắn, nhắc nhở cách nối nét giữa con chữ hoa với con chữ bình thường.
*Luyện viết câu ứng dụng.
-Trong câu ca dao trên, những chữ nào được viết hoa ? Vì sao?( Đông Anh, Loa Thành, Thục Vương )(vì đây là danh từ riêng) 
-Cho HS viết tên riêng: Đông Anh, Loa Thành, Thục Vương trên bảng con.
-GV nhận xét.
+GV nêu yêu cầu viết chữ theo cỡ nhỏ.
*Hướng dẫn HS viết vào vở TV
-HS viết vào vở.
-GV chấm 5-7 bài.
-Nhận xét từng bài.
-HS chú ý lắng nghe.
-Chữ G, R.
-HS theo dõi.
-Chữ A, L, G, L, T, V.
-HS theo dõi.
-HS chú ý quan sát GV viết.
-HS chú ý quan sát.
-HS nêu.
-Cho HS viết vào bảng con.
-HS theo dõi.
-HS viết vào vở tập viết.
-HS theo dõi.
3.CỦNG CỐ DẶN DÒ:
-Cho HS nhắc lại khi viết hoa tên riêng.
 -GV nhận xét tiết học,
-Bài luyện thêm trong vở TV sẽ viết vào buổi học chiều.
Điều chỉnh , bổ sung :
Ngày soạn : 6 / 11 /2011 Ngày dạy : 
Tuần : 12
Tiết : 12 
TẬP VIẾT
 BÀI : Ôn chữ hoa: H
I.Mục đích yêu cầu:
KT - KN: 
Viết đúng chữ hoa H (1 dòng ), N, V (1 dòng); Viết đúng tên riêng Hàm Nghi (1 dòng) và câu ứng dụng bằng chữ cỡ nhỏ: 
Hải Vân bát ngát nghìn trùng
Hòn Hồng sừng sững đứng trong vịnh Hàn.
TĐ: Rèn chữ viết đúng đẹp.
II.Đồ dùng dạy học:
-Mẫu chữ viết hoa H, N, V.
-Các chữ Hàm Nghi và câu lục bát viết trên dòng kẻ ô li.
III. Các hoạt động dạy học:
1.KIỂM TRA BÀI CŨ:
-GV kiểm tra bài viết của HS trong vở tập viết.
-Cho HS nhắc lại từ ứng dụng và câu ứng dụng(Ghềnh Ráng)
Ai về đến huyện Đông Anh
Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục
-Cho 2-3HS lên bảng lớp viết.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi Chú
2.BÀI MỚI.
*Giới thiệu bài: Ghi bảng
*Luyện viết chữ hoa.
-Trong từ ứng dụng những chữ cái nào viết hoa?( H Ng)
-Trong câu ứng dụng những chữ cái nào viết hoa?( H V )
-Vì sao viết hoa?(vì là danh từ riêng, đầu câu)
-GV viết mẫu: N,H, V trên khung chữ.
-Chữ N, V đã hướng dẫn ở tuần trước-*Hướng dẫn cách viết chữ H :
+ĐB trên ĐK5, viết nét cong trái rồi lượn ngang, DB trên ĐK6
+Từ điểm dừng bút của nét1, đổi chiều bút, viết nét khuyết ngược, nối liền sang nét khuyết xuôi. Cuối nét khuyết xuôi lượn lên viết nét móc phải, DB ở ĐK2.
+Lia bút lên quá ĐK4, viết nét thẳng đứng, cắt giữa đoạn nối 2 nét khuyết, DB trước ĐK2
-Cho HS luyện viết chữ N,H,V
-GV nhận xét
*Luyện viết từ ứng dụng: Hàm Nghi
-Cho HS đọc từ ứng dụng.
-GV giới thiệu: Hàm Nghi(1872-1943)làm vua năm 12 tuổi, có tinh thần yêu nước chống thực dân Pháp, bị thực dân Pháp bắt đưa đi đày ở An-giê –ri rồi mất ở đó.
-Cho HS viết từ ứng dụng.
*Luyện viết câu ứng dụng.
Hải Vân bát ngát nghìn trùng
Hòn Hồng sừng sững đứng trong vị ... học sinh
Ghi Chú
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
GV nêu mục tiêu bài - ghi tựa
2. Hướng dẫn HS viết trên bảng con
a.Luyện viết chữ hoa
-Trong từ ứng dụng chữ cái nào viết hoa? ( chữ Y, K)
-Trong câu ứng dụng chữ cái nào viết hoa? (K )
-GV cho học sinh quan sát mẫu chữ hoa K
- Chữ hoa K được viết bằng mấy nét? (+Chữ K gồm 3 nét; 2 nét đầu giống nét 1 và 2 của chữ I; nét 3 là kết hợp cơ bản- móc xuôi phải nối liền nhau, tạo thành một vòng xoắn nhỏ giữa thân chữ)
-GV vừa viết mau vừa hướng dẫn cách viết: Nét 1 và nét 2 viết như chừ I; nét 3 ĐB trên ĐK 5 viết nét móc xuôi phải, đền khoảng giữa thân chữ thì lựơn vào trong tạo vòng xoắn nhỏ rồi viết tiếp nét móc ngược phải, DB ở ĐK2.
-Học sinh viết bảng con.
b. Luyện viết từ ứng dụng.
-Cho HS đọc từ ứng dụng Yết Kiêu
-GV giải thích : Yết Kiêu là một tướng tài của Trần Hưng Đạo.Ông có tài bơi lặn như rái cá dưới nước nên đã đục thủng được nhiều thuyền chiến của giặc, lập nhiều chiến công trong kháng chiến chống giặc Mông Nguyên thời nhà Trần.
-Cho HS tập viết từ khó vào bảng con
c. Luyện viết câu ứng dụng
-Cho HS đọc câu ứng dụng : Khi đói cùng chung một dạ, khi rét cùng chung một lòng.
+Giúp HS hiểu câu tục ngữ: Câu tục ngữ khuyên con người phải đoàn kết, giúp đỡ nhau trong gian khổ.càng khó khăn, thiếu thốn thì càng phải đoàn kết, đùm bọc nhau.
- Cho HS tập viết chữ Khi vào bảng con
3. Hướng dẫn viết vào vở tập viết
Nhắc nhở HS cách để vở, cầm bút, khoảng cách giữa mắt và vở, tư thế ngồi viết rồi nêu yêu cầu: 
+ viết chữ K: 1 dòng
+ Viết chữ Kh, Y : 1 dòng
+ Viết tên riêng :2 dòng
+ Viết câu ứng dụng : 2 lần
Cho HS viết bài vào vở
4.GV chấm một số bài nhận xét.
-HS nhắc lại
--HS nêu. 
-HS quan sát mẫu chữ
-HS nêu
-HS theo dõi.
-HS viết bảng con
-HS đọc.
-HS theo dõi.
-HS viết bảng con
-HS đọc.
-HS theo dõi.
-HS tập viết vào bảng con
-HS theo dõi.
-HS theo dõi
.
-HS theo dõi.
K-G
5.Củng cố dặn dò:
-Biểu dương những học sinh viết đẹp.
-Khuyến khích học sinh học thuộc lòng câu ứng dụng
-GV nhận xét tiết học.
Điều chỉnh , bổ sung :
Ngày soạn : 26 / 11 /2011 Ngày dạy : 01 / 12 / 2011
Tuần : 15
Tiết : 15 
TẬP VIẾT
 BÀI : Ôn chữ hoa : L
I.Mục đích yêu cầu:
 KT - KN: 
 Viết đúng chữ hoa L (2 dòng ); Viết đúng tên riêng Lê Lợi (1 dòng) và câu ứng dụng bằng chữ cỡ nhỏ:
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
 TĐ: Rèn chữ viết đúng đẹp.
II.Đồ dùng dạy học:
-Mẫu chữ viết hoa L
-Tên riêng Lê Lợi và câu tục ngữ trên được viết trên dòng kẻ ô li.
III.Các hoạt động dạy học:
 1. Kiểm tra bài cũ:
-Cho HS viết chữ hoa K và viết từ ứng dụng Yết Kiêu, Khi trên bảng con và nhắc lại câu ứng dụng . GV nhận xét
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS 
Ghi Chú
2.Giới thiệu bài
1. Hướng dẫn HS viết trên bảng con
a.Luyện viết chữ hoa
-Trong từ Lê Lợi chữ cái nào được viết hoa? (Chữ L )
-Trong câu ứng dụng, chữ cái nào được viết hoa? (Chữ L )
GV cho học sinh quan sát mẫu chữ hoa cho L và cho biết chữ hoa L được viết bằng mấy nét? (chữ L là kết hợp của 3 nét cơ bản ;con dưới, lượndọc và lượn ngang)
-GV vừa viết mau vừa hướng dẫn cách viết :Cách viết:ĐB trên ĐK6, viết một nét cong lượn dưới như viết phần đầu các chữ C và G; sau đó, đổi chiều bút, viết nét lượn dọc (lượn 2 đầu); đến ĐK1 thì đổi chiều bút, viết nét lượn ngang, tạo một vòng xoắn nho ở chân chữ.)
-Học sinh viết bảng con.
b. Luyện viết từ ứng dụng.
-Cho HS đọc từ ứng dụng Lê Lợi
-GV giải thích :Lê Lợi là vị anh hùng dân tộc có công lớn đánh đuổi giặc Minh giành độc lập và lập ra triều Lê
 +Cho HS luyện viết từ ứng dụng trên bảng con
c. Luyện viết câu ứng dụng
-Cho HS nêu câu ứng dụng:
Lời nói chẳng mất tiền mua
 Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
Câu tục ngữ khuyên ta điều gì?
-GV: Câu tục ngữ khuyên ta với mọi ngườiphải biết lựa chọn lời nói để người nói chuyện thấy hài lòng., dễ chịu.
-Cho HS viết chữ Lời nói và Lựa lời vào bảng con
3. Hướng dẫn HS viết vào vở TV
Nhắc nhở HS cách để vở, cầm bút, khoảng cách giữa mắt và vở, tư thế ngồi viết rồi nêu yêu cầu: 
-Viết chữ L: 2 dòng
-Viết tên riêng Lê Lợi 2 dòng.
-Viết câu tục ngữ 2 lần.
-Cho HS viết bài vào vở.
4.Chấm bài, chữa bài:
GV chấm 5-7 bài nhận xét
-HS nêu.
-HS quan sát mẫu chữ và nêu.
-HS theo dõi,HS nhắc lại
-HS viết bảng con.
-HS đọc
-HS viết bảng con.
-HS 
-HS theo dõi,
-HS viết trên bảng con
-HS theo dõi,
Hs K-G
-HS viết bài vào vở
5.Củng cố dặn dò :
-Nhắc nhở HS viết chưa xong chiều viết tiếp, luyện viết thêm phần ở nhà cho đẹp.
- Khuyến khích HS học thuộc câu ứng dụng.
-GV nhận xét tiết học.
Điều chỉnh , bổ sung :
Ngày soạn : 6 / 12 /2011 Ngày dạy : 09 / 12 / 2011
Tuần : 16
Tiết : 16 
TẬP VIẾT
 BÀI : Ôn chữ hoa M
I.Mục đích , yêu cầu:
KT - KN: 
Viết đúng chữ hoa M (1 dòng ), T, B (1 dòng); Viết đúng tên riêng Mạc Thị Bưởi (1 dòng) và câu ứng dụng bằng chữ cỡ nhỏ:
Một cây làm chẳng lên non
Ba cây cây chụm lại thành hòn núi cao.
TĐ: Rèn chữ viết đúng đẹp.
II.Đồ dùng dạy học:
-Mẫu chữ viết hoa M.
-GV viết sẵn lên bảng tên riêng Mạc Thị Bưởi và câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Ghi Chú
A. Kiểm tra bài cũ:
-Cho 1HS nhắc lại từ , câu ứng dụng (Lê Lợi, Lời nói chẳng mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau)
-GV đọc cho HS viết bảng con: Lê Lợi, Lựa lời.
-GV nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
GV giới thiệu bài- ghi tựa
2. Hướng dẫn HS viết trên bảng con
a.Luyện viết chữ hoa
-Trong bài có những chữ cái nào được viết hoa ? (Chữ M,T,B)
-GV cho học sinh quan sát mẫu chữ hoa M 
-Chữ hoa M được viết bằng mấy nét? (chữ M gồm 4 nét: móc ngược trái, thẳng đứng, thẳng xiên và móc ngược phải)
-GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn cách viết:
+ Nét 1: ĐB trên ĐK2, viết nét móc từ dưới lên, lượn sang phải, DB ở ĐK6. 
+Nét 2: Từ điểm DB của nét 1, đổi chiều bút, viết một nét thẳng đứng xuống.
+ Nét 3: Từ trên DB của nét 2, đổi chiều bút, viết một nét thẳng xiên( hơi lượn hai đầu) lên ĐK6.
+Nét 4 : Từ điểm dừng bút của nét 3, đổi chiều bút, viết nét móc ngược phải, DB trên ĐK2.
-Học sinh viết bảng con.
b. Luyện viết từ ứng dụng.
-Cho HS đọc từ ứng dụng Mạc Thị Bưởi
-GV giải thích : Mạc Thị Bưởi là một nữ du kích quê ở Hải Dương trong thời kì kháng chiến chống Pháp.Bị địch bắt tra tấn dã man, chị vẫn không khai.Bọn giặc tàn ác đã cắt cổ chị.
-Trong tên riêng Mạc Thị Bưởi, chữ cái nào viết hoa ?
-Cho HS luyện viết từ ứng dụng trên bảng con
c. Luyện viết câu ứng dụng
 -HS đọc câu ứng dụng: 
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
-Câu tục ngữ khuyen con người phải đoàn kết.Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh.
-Cho HS viết bảng con các chữ: Một, Ba
3. Hướng dẫn HS viết vào vở TV
Nhắc nhở HS cách để vở, cầm bút, khoảng cách giữa mắt và vở, tư thế ngồi viết rồi nêu yêu cầu cho HS viết vào vở: 
-Viết chữ M: 1 dòng
-Viết chữ T, B: 1 dòng
-Viết tên riêng Mạc Thị Bươỉ 2 dòng.
-Viết câu tục ngữ 2 lần.
-HS viết bài vào vở
4. Chấm, chữa bài:
-GV chấm 5-7 bài nhận xét
dụng- Nhận xét tiết học.
-HS nhắc lại 
- HS viết bảng con
-HS theo dõi.
-HS nhắc lại
-HS nêu
-Học sinh quan sát
-HS nêu
-HS theo dõi.
-HS viết bảng con.
-HS đọc từ ứng dụng
-HS theo dõi.
( các chữ M, T, B)
-HS viết bảng con.
-HS đọc.
-HS theo dõi.
-HS viết bảng con.
5.Củng cố dặn dò :
-Nhắc nhở HS viết chu7a xong xong chiều viết tiếp, luyện viết thêm phần ở nhà cho đẹp.- Khuyến khích HS học thuộc câu ứng 
Điều chỉnh , bổ sung :
Ngày soạn : 6 / 12 /2011 Ngày dạy : 15 / 12 / 2011
Tuần : 17
Tiết : 17 
TẬP VIẾT
 BÀI : Ôn chữ hoa: N
I.Mục đích, yêu cầu:
KT - KN: 
Viết đúng chữ hoa N (1 dòng ), Q, Đ (1 dòng); Viết đúng tên riêng Ngô Qyền (1 dòng) và câu ứng dụng bằng chữ cỡ nhỏ:
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nươc biết như tranh hoạ đồ
TĐ: Rèn chữ viết đúng đẹp.
II.Đồ dùng dạy học:
-Mẫu chữ viết hoa N
-Tên riêng Ngô Quyền và câu ứng dụng viết trên dòng ô li.
III.Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
-Cho 1HS nhắc lại từ , câu ứng dụng .
-Cho 3 HS viết bảng lớp,Cả lớp viết bảng con chữ M và từ ứng dụng, chữ Một
 -GV nhận xét.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Ghi Chú
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu giờ học - ghi tựa
2. Hướng dẫn HS viết trên bảng con
a.Luyện viết chữ hoa
-Trong bài có những chữ cái nào được viết hoa? (Chữ N, Q. Đ)
-GV cho học sinh quan sát mẫu chữ hoa cho N 
-Chữ hoa N được viết bằng mấy nét? (chữ n gồm 3 nét:móc ngược trái, thẳng xiên, móc xuôi phải)
-GV vừa viết mau vừa hướng dẫn cách viết:
+Nét 1 ĐB trên ĐK2, viết nét móc ngược trái từ dưới lên, lượn sang phải, DB ở ĐK6.
+Nét 2: Từ điểm DB của nét 1, đổi chiều bút, viết một nét thẳng xiên xuống ĐK1.
+ Nét 3:Từ điểm DB của nét 2, đổi chiều bút, viết một nét móc xuôi phải lên ĐK 6, rồi uốn cong xuống ĐK5.
-GV hướng dẫn thêm chữ Q, Đ
-Học sinh viết bảng con.
b. Luyện viết từ ứng dụng.
-Cho HS đọc từ ứng dụng Ngô Qyền
GV giải thích: Ngô Quyền là vị anh hùng dân tộc. Năn 938 ông đã đã đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.
-Trong tên riêng Ngô Quyền những chữ cái nào được viết hoa? (N, Q.)
-Cho HS viết bảng con từ ứng dụng
c. Luyện viết câu ứng dụng
 -Cho HS đọc câu ứng dụng:
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nươc biết như tranh hoạ đồ.
Câu ca dao ca ngợi cảnh xứ Nghệ đẹp như tranh vẽ.
Trong câu ứng dụng những chữ cái nào viết hoa? ( N )
-Cho HS viết bảng con các chữ: Nghệ, Non
-GV nhận xét học sinh viết.
3. Hướng dẫn HS viết vào vở TV
Nhắc nhở HS cách để vở, cầm bút, khoảng cách giữa mắt và vở, tư thế ngồi viết rồi nêu yêu cầu cho HS viết vào vở: 
-Viết chữ N: 1 dòng
-Viết chữ Q, Đ: 1 dòng
-Viết tên riêng Ngô Quyền 2 dòng.
-Viết câu tục ngữ 2 lần.
 -Cho HS viết bài vào vở
4. Chấm, chữa bài.
-GV chấm 5-7 bài nhận xét
-HS nhắc lại.
 -HS viết bảng con
-HS theo dõi.
-HS nhắc lại
-HS quan sát. -HS nêu
-HS theo dõi.
-HS theo dõi.
-HS viết bảng con.
-HS đọc từ ứng dụng
Hs theo dõi
-HS viết bảng con.
-HS đọc
-HS theo dõi.
Hs y
-HS viết bảng con.
-HS theo dõi.
y
k-g
Y
5.Củng cố dặn dò :
-Cho HS thi viết : mỗi nhóm cử 3 em lên bảng thi viết lại từ ứng dụng đã học.
-GV nhận xét, tuyên dương
-Nhận xét tiết học
Điều chỉnh , bổ sung :
Tuần 18
Tiết 18 : Ôn tập và kiểm tra cuối học kì I

Tài liệu đính kèm:

  • doctap viet 3 tuan 1018.doc