Giáo án Thể dục Lớp 3 - Bài 1 đến 4

Giáo án Thể dục Lớp 3 - Bài 1 đến 4

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

Sau bài học này, HS sẽ:

- Biết và thực hiện được động tác chạy vượt chướng ngại vật theo đường thẳng.

- Chủ động và tích cực tham gia các trò chơi và bài tập.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

● Có ý thức tự giác thực hiện các động tác bài tập thể dục ngoài giờ trên lớp để rèn luyện sức khỏe.

● Biết nhận biết, trao đổi, hỗ trợ và giúp đỡ bạn cùng học thực hiện đúng động tác bài tập thể dục trong luyện tập.

- Năng lực thể chất:

● Bước đầu biết lựa chọn môi trường phù hợp với nội dung luyện tập.

● Biết và thực hiện được động tác vươn thở và động tác chân và động tác lườn đúng nhịp theo hướng dẫn của giáo viên.

● Chủ động, tích cực tham gia luyện tập các động tác bài tập thể dục và trò chơi vận động theo yêu cầu của GV.

3. Phẩm chất: Chăm chỉ, tich cực, nhân ái, biết giúp đỡ nhau tham gia tập luyện bài thế dục và trò chơi vận động.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

● Sân bãi sạch sẽ, không ẩm ướt hay trơn trượt

● Đồng hồ bấm giờ, còi

Bóng nhỏ, rổ đựng bóng, phấn.

 

docx 41 trang Người đăng Đặng Tiến Hải Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 327Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Thể dục Lớp 3 - Bài 1 đến 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn://
Ngày dạy://
CHỦ ĐỀ. BÀI TẬP THỂ DỤC
BÀI 1. ĐỘNG TÁC VƯƠN THỞ VÀ ĐỘNG TÁC TAY
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Sau bài học này, HS sẽ:
Biết và thực hiện được động tác vươn thở và động tác tay đúng nhịp theo hướng dẫn của giáo viên.
Đoàn kết, giúp đỡ nhau tham gia tập luyện và trò chơi vận động.
2. Năng lực
Năng lực chung: 
Có ý thức thường xuyên thực hiện các động tác bài tập thể dục ngoài giờ trên lớp để rèn luyện sức khỏe. 
Biết nhận xét, hỗ trợ và giúp đỡ bạn cùng học thực hiện đúng động tác bài tập thể dục.
Năng lực thể chất: 
Bước đầu biết lựa chọn môi trường phù hợp với nội dung luyện tập. 
Biết và thực hiện được động tác vươn thở và động tác tay đúng nhịp theo hướng dẫn của giáo viên. 
Chủ động tham gia trò chơi vận động để rèn luyện khả năng khéo léo. 
3. Phẩm chất: 
Chăm chỉ, trung thực, tự giác trong tập luyện. 
Đoàn kết, giúp đỡ nhau tham gia tập luyện và trò chơi vận động.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 
1. Phương pháp dạy học: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
Sân bãi sạch sẽ, không ẩm ướt hay trơn trượt
Đồng hồ bấm giờ, còi
Bìa cứng (khổ A4), bóng nhớ, rổ đựng bóng, phấn.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học. 
b. Cách thức thực hiện: 
Hoạt động 1: Khởi động:
- Xoay các khớp: GV cho HS xếp thành hàng ngang thực hiện các động tác xoay các khớp kết hợp với nhịp đếm theo thứ tự : xoay cổ, xoay vai, xoay cánh tay, xoay khuỷu tay, xoay cổ tay, xoay hông, xoay gối, xoay cổ chân.
- Căng cơ: GV cho HS tại chỗ thực hiện động tác đánh tay cao – tay thấp và căng cơ tay:
Hoạt động 2: Trò chơi hỗ trợ khởi động:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: «Lăn sóng».
- GV chuẩn bị: Sân bãi rộng rãi, sạch sẽ, còi
- GV phổ biến luật chơi : GV cho HS xếp thành vòng tròn nắm tay nhau, giáo viên đứng giữa vòng tròn. Khi giáo viên đưa tay tới đầu thì HS sẽ giơ tay lên cao rồi bỏ tay xuống để tạo thành làn sóng. HS nào bị rời tay hoặc không giơ lên cao theo hiệu lệnh của GV là thua cuộc. 
- GV nhận xét, đánh giá. 
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Trong chủ đề mới ngày hôm nay, chúng ta sẽ được học và thực hành rất nhiều những bài tập thể dục mới để rèn luyện cho sức khỏe. Chúng ta cùng bước vào Bài 1 – Động tác vươn thở và động tác tay 
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1. Tập luyện động tác vươn thở
a. Mục tiêu: HS nghe khẩu lệnh và biết cách tập luyện động tác vươn thở
b. Cách thức thực hiện :
- GV cho lớp xếp thành đội hình 1 hàng dọc, nếu lớp đông thì cắt xuống thành 2, 3 hàng xếp theo chiều cao.
- GV làm mẫu động tác 2-3 lần
- GV phát khẩu lệnh tập :
+ TTCB : Đứng nghiêm
+ Nhịp 1 : Bước chân trái lên trước khụy gối, chân phải kiễng gót, đồng thời đưa hai tay ra trước – lên cao hình chữ V, lòng bàn tay hướng vào nhau, ngửa mặt, hít sâu bằng mũi.
+ Nhịp 2 : Thu chân trái, hai tay hạ xuống dọc thân người, cúi đầu, thở ra từ tù bằng miệng
+ Nhịp 3 : Như nhịp 1 những bước chân phải lên trước, hít sâu vào bằng mũi
+ Nhịp 4 : Về TTCB, thở ra từ từ bằng miệng.
+ Nhịp 5, 6, 7, 8 : Thực hiện giống nhịp 1, 2, 3, 4
- GV chú ý cho HS tập chậm từng động tác đúng kĩ thuật và nhắc nhở HS nhịp hít vào và thở ra.
Hoạt động 2. Tập luyện động tác tay
a. Mục tiêu: HS nghe khẩu lệnh và biết cách tập luyện động tác tay
b. Cách thức thực hiện :
- GV yêu cầu HS chỉnh đốn lại hàng lối cho thẳng hàng và dễ quan sát
- GV làm mẫu động tác 2 -3 lần :
- GV phát khẩu lệnh tập :
+ TTCB : Đứng nghiêm
+ Nhịp 1 : Bước chân trái sang ngang rộng bằng vai, đưa hai tay ra trước, lòng bàn tay hướng vào nhau, ngón tay khép.
+ Nhịp 2 : Đưa hai tay lên cao, lòng bàn tay hướng vào nhau, ngửa mặt.
+ Nhịp 3 : Hạ hai tay xuống ngang vai, lòng bàn tay sấp
+ Nhịp 4 : Về TTCB
+ Nhịp 5, 6, 7, 8 thực hiện giống nhịp 1, 2, 3, 4 nhưng bước chân phải sang ngang.
- GV giúp HS xác định đúng phương hướng chuyển động của tay (tay ra trước, lên cao, dang ngang), tập chậm và nhắc HS quan sát, tự sửa lỗi sai khi thực hiện.
- Khi làm mẫu động tác, GV cần lưu ý : 
+ Lần 1: Thực hiện mẫu toàn động tác để HS có thể quan sát, nắm được biểu tượng khái quát ban đầu của động tác vươn thở và động tác tay.
+ Lần 2: Thực hiện động tác kết hợp miêu tả, giải thích từng nhịp. Đối với động tác vươn thở, giáo viên chú ý nhắc HS hít vào và thở ra khi thực hiện động tác.
+ Lần 3: Thực hiện lại để HS có thể nắm vững toàn bộ động tác. GV có thể mời 2-4 HS bất kì lên thực hiện để cả lớp quan sát, nhận xét và sửa lỗi sai.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Hoạt động 1 : Luyện tập đồng loạt – theo nhóm
a. Mục tiêu: HS tiến hành tập luyện cả lớp và nhóm để cùng nắm được những động tác cơ bản.
b. Cách thức thực hiện:
Luyện tập đồng loại:
- GV cho cả lớp xếp thành 3-4 hàng ngang, mỗi HS cách nhau một cánh tay để tiến hành tập luyện đồng loạt cả lớp.
- Ban đầu GV đếm nhịp và thực hiện động tác để HS thực hiện (chú ý đếm chậm, thực hiện cùng hướng với HS và nhắc HS chú ý các lỗi sai).
- GV chỉ định 1 HS (lớp trưởng) đếm để các bạn thực hiện thao
- GV quan sát và sửa sai cho từng HS
Luyện tập theo nhóm :
- GV chia lớp thành các nhóm từ 8 – 10 HS để tiến hành tập luyện theo nhóm và phân khu vực cho từng nhóm.
- GV quan sát, hướng dẫn và điều chỉnh động tác cho từng nhóm khi cần thiết.
- GV cho các nhóm thi đua, trình diễn với nhau thực hiện động tác.
Hoạt động 2 : Luyện tập cá nhân – cặp đôi
a. Mục tiêu : HS cùng giúp nhau tập luyện, phát triển năng lực giao tiếp và biết giúp đỡ nhau trong quá trình tập luyện.
b. Cách tiến hành
- GV cho HS bắt cặp với nhau và tiến hành thực hiện động tác vươn thở và động tác tay. Khi thực hiện luyện tập cặp đôi, 1 HS đếm nhịp và HS còn lại thực hiện động tác
- GV theo dõi, quan sát các cặp đôi cùng thực hiện và hỗ trợ.
Hoạt động 3: Trò chơi bổ trợ khéo léo
a. Mục tiêu: Giúp HS nâng cao khả năng khéo léo và phối hợp làm việc nhóm.
b. Cách tiến hành :
- GV tổ chức trò chơi «Đôi tay khéo léo».
- GV chuẩn bị bìa cứng (khổ A4), bóng nhỏ (óng bản), còi, phấn.
- GV phổ biến cách chơi : 
+ GV chia lớp thành các nhóm nhỏ xếp thành 2 – 4 hàng dọc đều nhau, mỗi HS cần 1 tấm bìa cứng.
+ Khi có hiệu lệnh, HS đứng đầu mỗi hàng sẽ lấy bóng tại rổ, để lên trên bìa cứng và chuyển cho bạn phía sau, HS phía sau dùng bìa cứng đỡ bóng và tiếp tục chuyển tới bạn cuối hàng để bỏ vào rổ của hàng mà không làm rơi bóng (nếu bóng rơi khỏi bìa hoặc tay chạm vào bòng, thì quả bóng đó sẽ không được tính).
+ Sau thời gian quy định, nhóm nào có nhiều bóng hơn là nhóm đó chiến thắng.
- GV yêu cầu HS tham gia trò chơi.
- GV nhận xét, tuyên dương tinh thần tập luyện của các nhóm. 
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Giúp HS ghi nhớ lại kiến thức đã học, áp dụng kiến thức vào thực tế để thực hiện.
b. Cách thức thực hiện: 
- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS quan sát và chọn đáp án đúng: Hình nào dưới đây thể hiện đúng nhịp 1 của động tác vươn thở ?
- GV nhận xét, chốt đáp án chính xác là hình 4
- GV gợi ý cho HS nên thực hiện động tác vươn thở vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy.
*Củng cố, dặn dò :
- GV yêu cầu HS về nhà ôn lại những động tác đã học trong hôm nay. 
- GV nhận xét quá trình học tập của HS, đánh giá kết quả đạt được, tuyên dương và khuyến khích HS.
- GV yêu cầu HS tích cực rèn luyện TDTT tại nhà và đọc và chuẩn bị trước Bài 2 – Động tác chân và động tác lườn
- HS khởi động xoay các khớp
- HS khởi động căng các cơ
- HS lắng nghe GV phổ biến luật chơi và tham gia trò chơi với tâm thế hào hứng.
- HS chăm chú lắng nghe và tiếp thu
- HS xếp thành 1 hoặc 2-3 hàng dọc.
- HS quan sát, tập trung chú ý lắng nghe GV thực hiện mẫu.
- HS chú ý nghe và bắt đầu tập luyện.
- HS không kết hợp hít thở sâu khi thực hiện động tác hoặc hít thở quá nông, nhanh.
- HS quan sát, chỉnh đốn lại hàng lối
- HS quan sát, tập trung chú ý lắng nghe GV thực hiện mẫu.
- HS chú ý nghe và bắt đầu tập luyện
- HS thường thực hiện tư thế tay không chính xác về góc độ (tay dang ngang thấp hoặc cao hơn vai), hai tay không duỗi thẳng, tay cao tay tháp, lòng bàn tay không đúng, phương hướng chuyển động của tay không chính xác.
- HS xếp dàn hàng ngang theo đúng yêu cầu
- HS quan sát, lắng nghe GV dếm nhịp và tập
- Lớp trưởng đếm nhịp cho cả lớp tập luyện sau khi HS nắm sơ bộ động tác
- HS lắng nghe và tiếp thu
- Các nhóm tiến hành luyện tập theo nhóm đã được phân công
- HS lắng nghe và điều chỉnh
- Một nhóm thực hiện, các nhóm còn lại quan sát và nhận xét. 
- HS chủ động bắt cặp và cùng nhau tập luyện.
- HS quan sát và sửa sai cho bạn cùng tập trong quá trình tập luyện
- HS chăm chú lắng nghe luật chơi.
- HS hào hứng, tích cực tham gia trò chơi
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS quan sát, suy nghĩ và trả lời 
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- HS lắng nghe và ghi nhớ để thực hiện
- HS ghi nhớ lại kiến thức
- HS lắng nghe và rút kinh nghiệm.
- HS tiếp thu nhiệm vụ
Ngày soạn://
Ngày dạy://
BÀI 2. ĐỘNG TÁC CHÂN VÀ ĐỘNG TÁC LƯỜN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Sau bài học này, HS sẽ:
Biết và thực hiện được động tác chạy vượt chướng ngại vật theo đường thẳng.
Chủ động và tích cực tham gia các trò chơi và bài tập.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Có ý thức tự giác thực hiện các động tác bài tập thể dục ngoài giờ trên lớp để rèn luyện sức khỏe. 
Biết nhận biết, trao đổi, hỗ trợ và giúp đỡ bạn cùng học thực hiện đúng động tác bài tập thể dục trong luyện tập.
Năng lực thể chất: 
Bước đầu biết lựa chọn môi trường phù hợp với nội dung luyện tập. 
Biết và thực hiện được động tác vươn thở và động tác chân và động tác lườn đúng nhịp theo hướng dẫn của giáo viên. 
Chủ động, tích cực tham gia luyện tập các động tác bài tập thể dục và trò chơi vận động theo yêu cầu của GV.
3. Phẩm chất: Chăm chỉ, tich cực, nhân ái, biết giúp đỡ nhau tham gia tập luyện bài thế dục và trò chơi vận động.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 
1. Phương pháp dạy học: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
Sân bãi sạch sẽ, không ẩm ướt hay trơn trượt
Đồng hồ bấm giờ, còi
Bóng nhỏ, rổ đựng bóng, phấn.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 ... am gia trò chơi với tâm thế hào hứng.
- HS chăm chú lắng nghe và tiếp thu
- HS xếp thành 1 hoặc 2-3 hàng dọc.
- HS tập luyện, ôn tập lại động tác cũ
- HS quan sát, tập trung chú ý lắng nghe GV thực hiện mẫu.
- HS chú ý nghe và bắt đầu tập luyện.
- HS khi cúi người thường hay bị co gối.
- HS quan sát, chỉnh đốn lại hàng lối
- HS quan sát, tập trung chú ý lắng nghe GV thực hiện mẫu.
- HS chú ý nghe và bắt đầu tập luyện
- HS khi bước chân ra trước, không dồn trọng tâm vào chân trước nên chân sau thường bị co gối. HS thường mất thăng bằng khi thực hiện bằng chân và ngồi xổm ở nhịp 2 và nhịp 6.
- HS xếp dàn hàng ngang theo đúng yêu cầu
- HS quan sát, lắng nghe GV dếm nhịp và tập.
- Lớp trưởng đếm nhịp cho cả lớp tập luyện sau khi HS nắm sơ bộ động tác.
- HS lắng nghe và tiếp thu
- Các nhóm tiến hành luyện tập theo nhóm đã được phân công
- HS lắng nghe và điều chỉnh
- Một nhóm thực hiện, các nhóm còn lại quan sát và nhận xét. 
- HS chủ động bắt cặp và cùng nhau tập luyện.
- HS quan sát và sửa sai cho bạn cùng tập trong quá trình tập luyện
- HS chăm chú lắng nghe luật chơi.
- HS hào hứng, tích cực tham gia trò chơi
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS quan sát, suy nghĩ và trả lời 
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- HS lắng nghe và ghi nhớ để thực hiện
- HS ghi nhớ lại kiến thức
- HS lắng nghe và rút kinh nghiệm.
- HS lắng nghe và tiếp thu nhiệm vụ
Ngày soạn://
Ngày dạy://
BÀI 4. ĐỘNG TÁC NHẢY VÀ ĐỘNG TÁC ĐIỀU HÒA
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Sau bài học này, HS sẽ:
Biết và thực hiện được động tác nhảy và động tác điều hòa.
Chăm chỉ, tự giác tham gia tập luyện.
2. Năng lực
Năng lực chung: 
Chủ động thực hiện các bài tập tại nhà và ngoài giờ học. 
Nhận xét và giúp đỡ bạn trong quá trình thực hiện động tác. 
Sáng tạo trong giải quyết các yêu cầu của trò chơi vận động.
Năng lực thể chất: 
Biết quan sát tranh ánh và động tác làm mẫu của GV để tập luyện. 
Thực hiện được các động tác nhảy và động tác điều hòa. 
Hoàn thành lượng vận động của bài tập. 
3. Phẩm chất: 
Biết giúp đỡ bạn khi tập luyện các động tác của bài thể dục và tham gia trò chơi bổ trợ khéo léo. 
Có ý thức trách nhiệm với bản thân trong việc tập luyện nâng cao sức khỏe. 
Trung thực khi tham gia tập luyện và trò chơi vận động trên lớp.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 
1. Phương pháp dạy học: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
Sân bãi sạch sẽ, không ẩm ướt hay trơn trượt
Đồng hồ bấm giờ, còi
Bục, chuông, dây, phấn.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học. 
b. Cách thức thực hiện: 
Hoạt động 1: Khởi động:
- GV bật nhạc tập luyện để tăng hứng thú cho HS khi thực hiện các động tác khởi động.
- Xoay các khớp: GV cho HS xếp thành hàng ngang thực hiện các động tác xoay các khớp kết hợp với nhịp đếm theo thứ tự : xoay cổ, xoay vai, xoay cánh tay, xoay khuỷu tay, xoay cổ tay, xoay hông, xoay gối, xoay cổ chân.
- Căng cơ: GV cho HS tại chỗ thực hiện động tác gập, duỗi, ép dẻo dọc, ép dẻo ngang.
Hoạt động 2: Trò chơi hỗ trợ khởi động:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: «Nhảy theo tiếng nhạc»
- GV chuẩn bị: Máy phát nhạc.
- GV phổ biến luật chơi : 
+ GV cho HS xếp thành vòng tròn, mặt hướng tâm.
+ GV bật nhạc và HS vận động tự do theo nhạc, khi tiếng nhạc dừng lại thì HS giữ nguyên tư thế, không được di chuyển, bạn nào di chuyển xem như thua cuộc.
- GV nhận xét, đánh giá. 
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Ở những bài học trước trong chủ đề, chúng ta đã được học rất nhiều bài tập động tác bổ trợ khác nhau. Trong bài học cuối cùng của chủ đề này, chúng ta sẽ được học và thực hành rất nhiều những bài tập thể dục mới để rèn luyện cho sức khỏe. Chúng ta cùng bước vào Bài 4 – Động tác nhảy và động tác điều hòa 
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1. Tập luyện động tác nhảy
a. Mục tiêu: HS nghe khẩu lệnh và biết cách tập luyện động tác nhảy.
b. Cách thức thực hiện :
- GV cho lớp xếp thành đội hình 1 hàng dọc, nếu lớp đông thì cắt xuống thành 2, 3 hàng xếp theo chiều cao.
- GV tổ chức cho cả lớp ôn tập đồng loạt các động tác đã học của bài tập thể dục từ 1-2 lần trước và sau khi hướng dẫn động tác bụng và động tác toàn thân.
- GV làm mẫu động tác 2-3 lần
- GV phát khẩu lệnh tập :
+ TTCB : Đứng nghiêm
+ Nhịp 1 : Bật nhảy lên (tách hai chân), đồng thời vỗ hai tay trước ngực, khi rơi xuống đứng hai chân rộng bằng vai.
+ Nhịp 2 : Bật nhảy về TTCB
+ Nhịp 3 : Như nhịp 1, những đưa hai tay sang gang – lên cao vỗ vào nhau, ngứa mắt.
+ Nhịp 4 : Bât nhảy về TTCB.
+ Nhịp 5, 6, 7, 8 : Thực hiện giống nhịp 1, 2, 3, 4 
- GV cho HS thực hiện nhịp chậm trước rồi mới tăng dần nhịp đếm nhanh, nhắc HS chú ý thẳng tay khi về trước mặt và trên cao.
Hoạt động 2. Tập luyện động tác điều hòa
a. Mục tiêu: HS nghe khẩu lệnh và biết cách tập luyện động tác điều hòa
b. Cách thức thực hiện :
- GV yêu cầu HS chỉnh đốn lại hàng lối cho thẳng hàng và dễ quan sát
- GV làm mẫu động tác 2 -3 lần :
- GV phát khẩu lệnh tập :
+ TTCB : Đứng nghiêm
+ Nhịp 1 : Nâng đùi trái lên, đồng thời đưa hai tay sang ngang, bàn tay sấp (thả lòng tự nhiên), hít sâu vào bằng mũi.
+ Nhịp 2 : Hạ chân trái xuống, đồng thời đưa hai tay xuống dưới bắt chéo trước bụng, đầu cúi và thở ra từ từ bằng miệng. 
+ Nhịp 3 : Như nhịp 1 những nâng đùi phải lên, hít sâu vào bằng mũi.
+ Nhịp 4 : Về TTCB, thở ra từ từ bằng miệng.
+ Nhịp 5, 6, 7, 8 thực hiện giống nhịp 1, 2, 3, 4.
- GV nhắc HS chú ý nhịp hít thở theo động tác.
- Khi làm mẫu động tác, GV cần lưu ý: 
+ Lần 1: Thực hiện mẫu toàn động tác để HS có thể quan sát, nắm được biểu tượng khái quát ban đầu của động tác nhảy và động tác điều hòa.
+ Lần 2: Thực hiện động tác kết hợp miêu tả, giải thích từng nhịp. GV nhắc HS chú ý phân biệt giữa động tác vươn thở và động tác điều hòa. 
+ Lần 3: Thực hiện lại để HS có thể nắm vững toàn bộ động tác. GV có thể mời 2-4 HS bất kì lên thực hiện để cả lớp quan sát, nhận xét và sửa lỗi sai.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Hoạt động 1 : Luyện tập đồng loạt – theo nhóm
a. Mục tiêu: HS tiến hành tập luyện cả lớp và nhóm để cùng nắm được những động tác cơ bản 
b. Cách thức thực hiện:
Luyện tập đồng loại:
- GV cho cả lớp xếp thành 3-4 hàng ngang, mỗi HS cách nhau một cánh tay để tiến hành tập luyện đồng loạt cả lớp.
- Ban đầu GV đếm nhịp và thực hiện động tác để HS thực hiện (chú ý đếm chậm, thực hiện cùng hướng với HS và nhắc HS chú ý các lỗi sai).
- GV chỉ định 1 HS (lớp trưởng) đếm để các bạn thực hiện thao 
- GV quan sát và sửa sai cho từng HS 
Luyện tập theo nhóm :
- GV chia lớp thành các nhóm từ 8 – 10 HS để tiến hành tập luyện theo nhóm và phân khu vực cho từng nhóm.
- GV quan sát, hướng dẫn và điều chỉnh động tác cho từng nhóm khi cần thiết.
- GV cho các nhóm thi đua, trình diễn với nhau thực hiện động tác.
Hoạt động 2 : Luyện tập cá nhân – cặp đôi
a. Mục tiêu : HS cùng giúp nhau tập luyện, phát triển năng lực giao tiếp và biết giúp đỡ nhau trong quá trình tập luyện.
b. Cách tiến hành
- GV cho HS bắt cặp với nhau và tiến hành thực hiện động tác vươn thở và động tác tay. Khi thực hiện luyện tập cặp đôi, 1 HS đếm nhịp và HS còn lại thực hiện động tác.
- GV theo dõi, quan sát các cặp đôi cùng thực hiện và hỗ trợ.
Hoạt động 3: Trò chơi bổ trợ khéo léo
a. Mục tiêu: Giúp HS tăng khả năng khéo léo, sức mạnh của nhóm cơ chân và khả năng phối hợp vận động theo nhóm.
b. Cách tiến hành :
- GV tổ chức trò chơi «Cùng vượt sông»
- GV chuẩn bị bóng, rổ đựng bóng, còi.
- GV phổ biến cách chơi : 
+ GV chia lớp thành các nhóm từ 3-5 HS, các thành viên trong nhóm nắm tay nhau và xếp hàng ngang trước vạch xuất phát.
+ Khi có hiệu lệnh, HS ở các nhóm co một chân và cùng nhua bật nhảy một chân ề vạch đích.
+ Khi di chuyển, các thành viên trong nhóm không được buông tay nhau, không được đổi chân bật nhảy.
+ Nhóm nào về đích sớm nhất và không phạm lỗi là nhóm chiến thắng. 
- GV yêu cầu HS tham gia trò chơi.
- GV nhận xét, tuyên dương tinh thần tập luyện của các nhóm. 
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Giúp HS ghi nhớ lại kiến thức đã học, áp dụng kiến thức vào thực tế để thực hiện.
b. Cách thức thực hiện: 
- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS quan sát và chọn đáp án đúng: Hình nào thể hiện nhịp 3 của động tác nhảy ?
- GV nhận xét, chốt đáp án chính xác là nhịp 4
- GV gọi ý HS cùng gia đình tập các bài tập thể dục vào mỗi buổi sáng thức dậy
*Củng cố, dặn dò :
- GV yêu cầu HS về nhà ôn lại những động tác đã học trong hôm nay. 
- GV nhận xét quá trình học tập của HS, đánh giá kết quả đạt được, tuyên dương và khuyến khích HS.
- GV yêu cầu HS tích cực rèn luyện TDTT tại nhà và đọc và chuẩn bị trước Chủ để Tư thế và kỹ năng vận động cơ bản, bài 1 – Đi vượt chướng ngại vật.
- HS khởi động xoay các khớp
- HS khởi động căng các cơ.
- HS lắng nghe GV phổ biến luật chơi và tham gia trò chơi với tâm thế hào hứng.
- HS chăm chú lắng nghe và tiếp thu
- HS xếp thành 1 hoặc 2-3 hàng dọc.
- HS tập luyện, ôn tập lại động tác cũ
- HS quan sát, tập trung chú ý lắng nghe GV thực hiện mẫu.
- HS chú ý nghe và bắt đầu tập luyện.
- HS thường không theo kịp nhịp đếm của động tác, chưa thẳng tay khi vỗ tay trước mặt và trên cao
- HS quan sát, chỉnh đốn lại hàng lối
- HS quan sát, tập trung chú ý lắng nghe GV thực hiện mẫu.
- HS chú ý nghe và bắt đầu tập luyện
- HS thường không thả lòng và hít sâu
- HS xếp dàn hàng ngang theo đúng yêu cầu
- HS quan sát, lắng nghe GV đếm nhịp và tập
- Lớp trưởng đếm nhịp cho cả lớp tập luyện sau khi HS nắm sơ bộ động tác
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- Các nhóm tiến hành luyện tập theo nhóm đã được phân công
- HS lắng nghe và điều chỉnh
- Một nhóm thực hiện, các nhóm còn lị quan sát và nhận xét. 
- HS chủ động bắt cặp và cùng nhau tập luyện.
- HS quan sát và sửa sai cho bạn cùng tập trong quá trình tập luyện
- HS chăm chú lắng nghe luật chơi.
- HS hào hứng, tích cực tham gia trò chơi
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS quan sát, suy nghĩ và trả lời 
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- HS lắng nghe và ghi nhớ để thực hiện
- HS ghi nhớ lại kiến thức
- HS lắng nghe và rút kinh nghiệm.
- HS lắng nghe và tiếp thu nhiệm vụ

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_the_duc_lop_3_bai_01_den_04.docx