Giáo án thi giảng môn Luyện từ và câu Lớp 3 - Đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì? Dấu hai chấm - Bùi Thị Nhã

Giáo án thi giảng môn Luyện từ và câu Lớp 3 - Đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì? Dấu hai chấm - Bùi Thị Nhã

I- Mục tiêu:

1. Kiến thức:

 - Giúp HS củng cố lại cách đặt câu hỏi: Bằng gì?

 - Tìm được bộ phận câu trả lời câu hỏi “ Bằng gì?” ( BT1).

 - Trả lời đúng các câu hỏi “ Bằng gì?” ( BT2,3)

 - Bước đầu nắm được cách dùng dấu hai chấm( BT4)

2. Kĩ năng:

 - Rèn kỹ năng viết câu có bộ phận trả lời câu hỏi bằng gì? và cách dùng dấu hai chấm.

3. Thái độ:

- Hứng thú, sôi nổi, yêu thích môn học.

II- Đồ dùng dạy học:

 - SGK.

- Máy soi.

 

docx 4 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 04/07/2022 Lượt xem 368Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án thi giảng môn Luyện từ và câu Lớp 3 - Đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì? Dấu hai chấm - Bùi Thị Nhã", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo sinh: Bùi Thị Nhã Lớp: Giáo dục Tiểu học 2.K16
GVHD: Vũ Thị Hằng Lớp dạy: 3A3
Ngày soạn: 26/03/2019
Ngày giảng: 03/04/2019 
GIÁO ÁN THI GIẢNG
MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 3
ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI: BẰNG GÌ? DẤU HAI CHẤM
I- Mục tiêu:
1. Kiến thức:
 - Giúp HS củng cố lại cách đặt câu hỏi: Bằng gì? 
 - Tìm được bộ phận câu trả lời câu hỏi “ Bằng gì?” ( BT1). 	
 - Trả lời đúng các câu hỏi “ Bằng gì?” ( BT2,3)
 - Bước đầu nắm được cách dùng dấu hai chấm( BT4)
2. Kĩ năng:
 - Rèn kỹ năng viết câu có bộ phận trả lời câu hỏi bằng gì? và cách dùng dấu hai chấm.
3. Thái độ:
- Hứng thú, sôi nổi, yêu thích môn học.
II- Đồ dùng dạy học:
 - SGK.
- Máy soi.
III- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ (3-5 phút)
Trước khi vào bài mới, cô kiểm tra bài cũ. Viết vào bảng con tên các môn thể thao bắt đầu bằng tiếng bóng.
 - GV lấy bảng của HS.
 - GV nhận xét.
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài (1-2 phút)
- Trong giờ luyện từ và câu hôm nay cô và các em sẽ học bài:
LTVC Đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì? Dấu hai chấm.
- Gọi 1 dãy HS nhắc lại tên bài.
- GV ghi tên bài lên bảng.
2.2. GV hướng dẫn HS làm bài tập (28-30 phút)
a) Bài tập 1 (5-6 phút)
- Các em hãy mở SGK/102.
- Gọi 1 HS đọc to yêu cầu bài tập 1.
- Các em hãy lấy bút chì gạch chân vào SGK dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Bằng gì?
- GV theo dõi HS làm bài.
- Cho HS đổi chéo kiểm tra. – NX bài bạn.
- Gv soi bài của 1 HS. Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, chốt đáp án đúng. (Chấm vào SGK)
- Các em nhìn vào bài tập 1 và cho cô biết bộ phận trả lời câu hỏi “Bằng gì?” thường bắt đầu bằng từ gì?
- Bộ phận trả lời cho câu hỏi “Bằng gì?” có tác dụng gì?
- Qua bài tập 1, cô thấy các em đã biết cách tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi “Bằng gì?”. Bây giờ chúng ta cùng nhau chuyển sang bài tập 2.
b) Bài tập 2 (10-12p)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 2.
- Yêu cầu HS viết câu trả lời vào vở.
- GV theo dõi HS làm bài. (Chấm vở).
- Gv soi vở của 1 HS.
- Gv nhận xét. Chốt đáp án đúng. (Chấm vở)
+ Hằng ngày em viết bài bằng bút bi / bằng bút máy. 
+ Chiếc bàn em ngồi học bằng gỗ. / bằng nhựa. / bằng đá. + Cá thở bằng mang. 
- Trong bài tập 2, các câu hỏi có gì giống nhau?
- Trong câu trả lời cho câu hỏi “Bằng gì?” cần có từ gì?
- GV nhận xét.
- Chốt: Ở bài tập này chúng ta đã được tìm hiểu về câu hỏi Bằng gì?, biết cách trả lời câu hỏi.Các em chú ý khi trả lời cho câu hỏi “Bằng gì?” cần trả lời đầy đủ ý, đúng nội dung câu hỏi, đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm. 
c) Bài tập 3: (6-7 ph)
- Gọi HS đọc yêu cầu của trò chơi. 
- Cho HS trao đổi cặp: 1 HS hỏi, 1 HS trả lời.
- Gọi HS trình bày trước lớp. 
- GV nhận xét.
- GV chốt: Bài tập 3 đcác em đã được đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ “Bằng gì?”. Khi hỏi, đáp phải diễn đạt đủ ý để người nghe hiểu.
c) Bài tập 4: (5-7ph)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 4.
- Yêu cầu làm trong SGK.
- Yêu cầu HS đổi chéo sách kiểm tra - NX.
- GV soi bài. GV chốt đáp án đúng. Chấm bài.
- GV hỏi:
+ Ở phần a, vì sao em điền dấu hai chấm vào ô trống?
+ Giải thích cách làm ở phần b, c: 
- Gọi 1 HS đọc lại 3 câu của bài 4.
- GV nhận xét, chốt: Dấu hai chấm được dùng để đặt trước lời nhân vật và trước ý liệt kê.
* *Khi đọc gặp dấu hai chấm ta phải nghỉ hơi.
III. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nêu ND bài học ?
- Dặn HS về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- GV nhận xét tiết học.
- Học sinh thực hiện vào bảng con.
- HS nhận xét.
- HS nhắc lại tên bài.
- 1 HS đọc.
- HS thực hiện vào SGK.
- HS đổi chéo SGK-NX.
- Bộ phận trả lời câu hỏi “Bằng gì?” thường bắt đầu bằng từ bằng.
-Bộ phận trả lời câu hỏi “Bằng gì?” thường nêu phương tiện dùng để tiến hành hoạt động nói đến trong câu.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.
- HS thực hiện vào vở.
- HS quan sát- nhận xét.
- Các câu hỏi đều có cụm từ Bằng gì? ở cuối câu.
- Trong câu trả lời cần có từ bằng.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc.
- HS làm việc nhóm đôi.
- 3 nhóm hỏi đáp trước lớp.
-1 HS đọc, lớp theo dõi.
- HS thực hiện vào SGK.
- HS đổi chéo - nhận xét.
- HS nhận xét.
Dự kiến:
+ Vì sau đó là lời nói của nhân vật.
+ Vì sau đó là các ý liệt kê. Phần b) Liệt kê các vật dụng cần thiết. Phần c) Liệt kê các nước thuộc Đông Nam Á.
- HS đọc.
- HS nhắc lại.
- Đặt và trả lời câu hỏi: Bằng gì? Dấu hai chấm.
- Lằng nghe.
Nhận xét của cô giáo hướng dẫn
....
 Chữ kí của GVHD

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_thi_giang_mon_luyen_tu_va_cau_lop_3_dat_va_tra_loi_c.docx