Tập đọc –kể chuyện
Cuộc chạy đua trong rừng
I/ Mục tiêu :
*Tập đọc :
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó, các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: sửa soạn, mải mê, chải chuốt, ngúng nguẩy, khoẻ khoắn, thảng thốt, tập tễnh,.
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa Ngựa Cha và Ngựa Con.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu :
- Hiểu các từ ngữ trong bài: nguyệt quế, móng, đối thủ, vận động viên, thảng thốt, chủ quan
- Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện: Làm việc gì cũng cẩn thận, chu đáo. Nếu chủ quan, coi thường những thứ tưởng chừng nhỏ thì sẽ bị thất bại.
Tuần : 28 Thứ Hai, ngày . . . tháng . . . năm . . . . . . . Tiết : Lớp 3 Chào cờ Tuần : 28 Thứ Hai Tiết : Lớp 3 Tập đọc –kể chuyện Cuộc chạy đua trong rừng I/ Mục tiêu : *Tập đọc : Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó, các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: sửa soạn, mải mê, chải chuốt, ngúng nguẩy, khoẻ khoắn, thảng thốt, tập tễnh,... Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa Ngựa Cha và Ngựa Con. Rèn kĩ năng đọc hiểu : Hiểu các từ ngữ trong bài: nguyệt quế, móng, đối thủ, vận động viên, thảng thốt, chủ quan Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện: Làm việc gì cũng cẩn thận, chu đáo. Nếu chủ quan, coi thường những thứ tưởng chừng nhỏ thì sẽ bị thất bại. 3. Thái độ: - GDHS thói quen cẩn thận, không chủ quan trong mọi việc. *Kể chuyện : Rèn kĩ năng nói : Dựa vào điểm tựa là các tranh minh hoạ từng đoạn câu truyện, học sinh kể lại được toàn bộ câu chuyện bằng lời của Ngựa Con. Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể linh hoạt cho phù hợp với diễn biến của câu chuyện. Rèn kĩ năng nghe : Biết tập trung theo dõi bạn kể chuyện. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời kể của bạn. GDBVMT : Các loài vật thật vui vẻ, đáng yêu chúng ta cần bảo vệ chúng và giữ gìn môi trường sống cho chúng II/ Chuẩn bị : GV : tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn. HS : SGK. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ: ( 4’ ) Giáo viên nhận xét bài kiểm tra giữa học kì 2 của học sinh về kĩ năng đọc thầm và đọc thành tiếng. Giáo viên tuyên dương những học sinh thi làm bài tốt. Bài mới : Giới thiệu bài : ( 2’ ) Cho học sinh quan sát tranh minh hoạ chủ điểm và hỏi: + Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì ? + Những hoạt động đó thuộc lĩnh vựa gì ? Giáo viên giới thiệu: chủ điểm Thể thao là chủ điểm nói về những hoạt động thể dục thể thao. Giáo viên treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi : + Tranh vẽ gì ? Giáo viên giới thiệu: Tranh minh hoạ cuộc chạy đua trong rừng của các con thú. Khi các con thú đang dồn hết sức mình cho cuộc chạy đua thì chú ngựa nâu lại đang cúi xuống xem xét cái chân của mình. Chuyện gì xảy ra với chú, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài: “Cuộc chạy đua trong rừng” để biết thêm điều này. Ghi bảng. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài ( 15’ ) Mục tiêu: giúp học sinh đọc đúng và đọc trôi chảy toàn bài. Nắm được nghĩa của các từ mới. Phương pháp : Trực quan, diễn giải, đàm thoại GV đọc mẫu toàn bài: Chú ý giọng đọc ở từng đoạn: Đoạn 1: giọng đọc sôi nổi, hào hứng. Nhấn giọng những từ ngữ thể hiện niềm vui thích của Ngựa Con khi sửa soạn cho cuộc đua với niềm tin chắc chắn mình sẽ giành được vòng nguyệt quế. Đoạn 2: lời khuyên nhủ của Ngựa Cha: đọc với giọng âu yếm, ân cần. Lồi đáp của Ngựa Con: tự tin, ngúng nguẩy ( cho lời cha dặn là thừa ) Đoạn 3: tả buổi sáng trong rừng, các muông thú chuẩn bị vào cuộc đua – giọng chậm, gọn, rõ. Đoạn 4: giọng nhanh, hồi hộp ở đoạn tả sự dốc sức của các vận động viên ; giọng chậm lại, nuối tiếc: đoạn tả Ngựa Con đành chịu thua vì đã chủ quan không kiểm tra bộ móng trước cuộc đua. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. GV hướng dẫn học sinh: đầu tiên luyện đọc từng câu, các em nhớ bạn nào đọc câu đầu tiên sẽ đọc luôn tựa bài Giáo viên nhắc các em ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, tạo nhịp đọc thong thả, chậm rãi. Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài. Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn: bài chia làm 4 đoạn. Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 1. Giáo viên gọi tiếp học sinh đọc từng đoạn. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy GV kết hợp giải nghĩa từ khó: nguyệt quế, móng, đối thủ, vận động viên, thảng thốt, chủ quan Giáo viên cho học sinh đọc nhỏ tiếp nối: 1 em đọc, 1 em nghe Giáo viên gọi từng tổ đọc. Cho 1 học sinh đọc lại đoạn 1, 2, 3, 4. Cho cả lớp đọc Đồng thanh Hoạt động 2: hướng dẫn tìm hiểu bài (18’ ) Mục tiêu: giúp học sinh nắm được những chi tiết quan trọng và diễn biến của câu chuyện. Phương pháp: thi đua, giảng giải, thảo luận Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 1 và hỏi : + Ngựa Con chuẩn bị tham dự hội thi như thế nào ? KL: Ngựa Con chỉ lo chải chuốt, tô điểm cho vẻ ngoài của mình. Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 2 và hỏi : + Ngựa Cha khuyên nhủ con điều gì ? + Nghe cha nói, Ngựa Con phản ứng như thế nào ? Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 3, 4 và hỏi : + Vì sao Ngựa Con không đạt kết quả trong hội thi ? + Ngựa Con rút ra bài học gì ? Hát 2 học sinh đọc Học sinh quan sát và trả lời Các bạn nhỏ trong tranh đang đánh cầu lông, nhảy dây, chạy, đá bóng Đó là những hoạt động thể dục thể thao. Học sinh quan sát và trả lời Học sinh lắng nghe. Cá nhân Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài. Cá nhân Cá nhân, Đồng thanh. HS giải nghĩa từ trong SGK. Học sinh đọc theo nhóm ba. Mỗi tổ đọc 1 đoạn tiếp nối. Cá nhân Đồng thanh Học sinh đọc thầm. Chú sửa soạn cuộc đua không biết chán. Chú mải mê soi bóng mình dưới dòng suối trong veo để thấy hình ảnh mình hiện lên với bộ đồ nâu tuyệt đẹp, với cái bờm dài được chải chuốt ra dáng một nhà vô địch. Ngựa Cha thấy con chỉ mải ngắm vuốt liền khuyên con: phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng. Nó cần thiết cho cuộc đua hơn là bộ đồ đẹp. Nghe cha nói, Ngựa Con ngúng nguẩy, đầy tự tin, đáp: Cha yên tâm đi, móng của con chắc lắm. Con nhất định sẽ thắng. Ngựa Con không đạt kết quả trong hội thi vì Ngựa Con chuẩn bị cuộc đua không chu đáo. Để đạt kết quả tốt trong cuộc thi, đáng lẽ phải lo sửa sang bộ móng sắt thì Ngựa Con lại chỉ lo chải chuốt, không nghe lời khuyên của cha. Giữa chừng cuộc đua, một cái móng lung lay rồi rời ra làm chú phải bở dở cuộc đua. Đừng bao giờ chủ quan, dù là việc nhỏ nhất. Tiết 2 Hoạt động 3 : luyện đọc lại ( 17’ ) Mục tiêu: giúp học sinh đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Phương pháp: Thực hành, thi đua Giáo viên chọn đọc mẫu 1 đoạn trong bài và lưu ý học sinh cách đọc đoạn văn. Giáo viên tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thì đọc bài tiếp nối Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất. Giáo viên cho một – hai tốp học sinh tự phân vai đọc lại câu chuyện. Hoạt động 4: hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh. ( 20’ ) Mục tiêu: giúp học sinh dựa vào 4 tranh minh hoạ 4 đoạn truyện và các tình tiết, học sinh đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện. Sau đó học sinh kể lại được từng đoạn câu chuyện Sự tích lễ hội Chữ Đồng Tử Phương pháp : Quan sát, kể chuyện Giáo viên nêu nhiệm vụ: trong phần kể chuyện hôm nay, các em hãy dựa vào 4 tranh minh hoạ 4 đoạn truyện kể lại câu chuyện bằng lời của Ngựa Con. Gọi học sinh đọc lại yêu cầu bài Giáo viên hỏi: + Kể lại câu chuyện bằng lời của Ngựa Con là như thế nào ? Giáo viên cho học sinh quan sát 4 tranh minh hoạ trong SGK và nêu nội dung từng tranh. Giáo viên cho 4 học sinh nối tiếp nhau kể lại câu chuyện theo lời Ngựa Con. Giáo viên chú ý học sinh: vì chuyện đã xảy ra nên phải thay từ Ngày mai bằng Năm ấy, Hôm ấy, Hồi ấy, Dạo ấy. Giáo viên cho cả lớp nhận xét, chốt lại. Gọi học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện Giáo viên cho cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm dựng lại câu chuyện hấp dẫn, sinh động nhất với yêu cầu : Về nội dung: Kể có đủ ý và đúng trình tự không? Về diễn đạt: Nói đã thành câu chưa? Dùng từ có hợp không? Về cách thể hiện: Giọng kể có thích hợp, có tự nhiên không? Đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt chưa? Giáo viên khen ngợi những học sinh có lời kể sáng tạo. Giáo viên cho 1 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện hoặc có thể cho một nhóm học sinh lên sắm vai. GDBVMT : Như ở MT Học sinh các nhóm thi đọc. Bạn nhận xét Học sinh phân vai: Người dẫn chuyện, Ngựa Cha, Ngựa Con. Dựa vào 4 tranh minh hoạ 4 đoạn truyện và các tình tiết, học sinh kể lại câu chuyện bằng lời của Ngựa Con. Kể lại câu chuyện bằng lời của Ngựa Con là nhập vai mình là Ngựa Con, kể lại câu chuyện, xưng “tôi” hoặc xưng “mình” Học sinh nêu: Tranh 1: Ngựa Con mải mê soi bóng mình dưới nước. Tranh 2: Ngựa Cha khuyên con đến gặp bác thợ rèn. Tranh 3: Cuộc thi. Các đối thủ đang ngắm nhau. Tranh 4: Ngựa Con phải bỏ dở cuộc đua vì hỏng móng. Học sinh nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Cá nhân Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Giáo viên động viên, khen ngợi học sinh kể hay. Khuyết khích học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Tuần : 28 Thứ Hai Tiết : Lớp 3 Toán So sánh các số trong phạm vi 100.000 I/ Mục tiêu : Kiến thức: giúp ... trong hai số có số chữ số khác nhau, số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn, số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn So sánh hai số có số chữ số bằng nhau Giáo viên hướng dẫn học sinh so sánh 76 200 và 76 199 + Hai số cùng có năm chữ số. + Ta so sánh từng cặp chữ số cùng hàng từ trái sang phải : Chữ số hàng chục nghìn đều là 7 Chữ số hàng nghìn đều là 6 Ở hàng trăm có 2 > 1 Vậy: 76 200 > 76 199 Giáo viên hướng dẫn học sinh tự nêu cách so sánh hai số đều có năm chữ số. Ví dụ 1: so sánh 73 250 với 71 699 Giáo viên cho học sinh tự nêu cách so sánh Ví dụ 1: so sánh 93 273 với 93 267 Giáo viên cho học sinh tự nêu cách so sánh Hoạt động 3: thực hành ( 8’ ) Mục tiêu: giúp học sinh biết so sánh các số trong phạm vi 100 000, tìm số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm các số các số có 5 chữ số nhanh, chính xác Phương pháp: thi đua, trò chơi Bài 1: Điền dấu >, <, =: GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho học sinh sửa bài Giáo viên yêu cầu học sinh giải thích cách làm Giáo viên cho lớp nhận xét Bài 2: Điền dấu >, <, =: GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho học sinh sửa bài Giáo viên yêu cầu học sinh giải thích cách làm Giáo viên cho lớp nhận xét Bài 3a: Khoanh vào số lớn nhất: GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho học sinh sửa bài Giáo viên yêu cầu học sinh giải thích cách làm Giáo viên cho lớp nhận xét Bài 3b: Khoanh vào số bé nhất: GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho học sinh sửa bài Giáo viên yêu cầu học sinh giải thích cách làm Giáo viên cho lớp nhận xét Bài 4: GV gọi HS đọc yêu cầu phần a Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài Giáo viên nhận xét. GV gọi HS đọc yêu cầu phần b Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài Giáo viên nhận xét. Bài 5: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: Số lớn nhất trong các số 49 376 ; 49 736 ; 38 999 ; 48 987 là: 49 376 49 736 38 999 48 987 GV gọi HS đọc yêu cầu và tự làm bài GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua nêu rồi viết số còn thiếu vào ô trống qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. Giáo viên cho lớp nhận xét Hát Học sinh điền dấu < và giải thích. Học sinh thực hiện theo sự hướng dẫn của Giáo viên Học sinh so sánh chữ số ở hàng nghìn, vì 4 < 5 nên 4597 < 5974 Vì chữ số hàng nghìn giống nhau nên ta so sánh chữ số ở hàng trăm, 7 > 6 nên 3772 > 3605 Vì chữ số hàng nghìn, hàng trăm giống nhau nên ta so sánh chữ số ở hàng chục, 1 > 0 nên 8513 > 8502 Vì 655 có ba chữ số, 1032 có bốn chữ số, mà ba chữ số ít hơn bốn chữ số. Vậy 655 < 1032 Học sinh điền dấu > và giải thích. Học sinh điền dấu < và giải thích. 937 có ba chữ số, 20 351 có năm chữ số, mà ba chữ số ít hơn năm chữ số. Vậy 937 < 20 351 Học sinh đếm số chữ số trong từng cặp số cần so sánh Học sinh thực hiện theo sự hướng dẫn của Giáo viên Vì chữ số hàng chục nghìn giống nhau nên ta so sánh chữ số ở hàng nghìn, 3 > 1 nên 73 250 > 71 699 Vì chữ số hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm giống nhau nên ta so sánh chữ số ở hàng chục, 7 > 6 nên 93 273 > 93 267 HS đọc HS làm bài Học sinh sửa bài 2543 < 2549 7000 > 6999 4271 = 4271 26 513 < 26 517 100 000 > 99 999 99 999 > 9999 Học sinh nêu HS làm bài Học sinh sửa bài 27 000 < 30 000 8000 > 9000 – 2000 43000 = 42000 + 1000 86 005 < 86 050 72 100 > 72 099 23400 = 23000+400 HS đọc HS làm bài Học sinh thi đua sửa bài: khoanh vào số 73 954 Vì số 73 954 là số có hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm lớn nhất trong các số đó. HS đọc HS làm bài Học sinh thi đua sửa bài: khoanh vào số 48 650 Vì số 48 650 là số có hàng chục nghìn bé nhất trong các số đó. HS đọc: Viết theo thứ tự từ bé đến lớn HS làm bài Học sinh thi đua sửa bài: 20 630 ; 30 026 ; 36 200 ; 60 302 HS đọc: Viết theo thứ tự từ lớn đến bé: HS làm bài Học sinh thi đua sửa bài: 65 347 ; 47 563 ; 36 574 ; 35 647 HS đọc và làm bài Học sinh thi đua sửa bài: Khoanh câu B Lớp nhận xét Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị : Luyện tập. Tuần : 28 Thứ Hai Tiết : Lớp 3 Đạo đức Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ( tiết 1 ) I/ Mục tiêu : Kiến thức : giúp HS hiểu : Nước là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống. Sự cần thiết phải sử dụng hợp lí và bảo vệ để nguồn nước không bị ô nhiễm. Kĩ năng : HS biết sử dụng tiết kiệm nước ; biết bảo vệ nguồn nước để không bị ô nhiễm. Thái độ : giáo dục học sinh có thái độ phản đối những hành vi sử dụng lãng phí nước và làm ô nhiễm nguồn nước. GDBVMT : Giáo dục HS biết tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước sẽ làm cho môi trường thêm sạch đẹp, góp phần BVMT II/ Chuẩn bị: Giáo viên: vở bài tập đạo đức, các tư liệu về việc sử dụng và tình hình ô nhiễm nước ở các địa phương, phiếu học tập cho hoạt động 2, 3 tiết 1. Học sinh : vở bài tập đạo đức. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ: Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác ( 4’ ) Như thế nào là tôn trọng thư từ , tài sản của người khác ? Nhận xét bài cũ. Các hoạt động : Giới thiệu bài: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ( tiết 1 )( 1’ ) Hoạt động 1: Vẽ tranh hoặc xem ảnh ( 20’ ) Mục tiêu: học sinh hiểu nước là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống. Được sử dụng nước sạch đầy đủ, trẻ em sẽ có sức khoẻ và phát triển tốt. Phương pháp: quan sát, giảng giải. Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ những gì cần thiết nhất cho cuộc sống hằng ngày Giáo viên cho học sinh chọn lọc từ tranh vẽ các đồ vật hoặc các từ: thức ăn, điện, củi, nước, nhà ở, ti vi, sách, đồ chơi, thuốc, xe đạp, bóng đá, những thứ cần thiết cho cuộc sống hằng ngày. Giáo viên yêu cầu các nhóm quan sát 3 bức ảnh và thảo luận, trả lời câu hỏi: + Trong mỗi tranh em thấy con người đang dùng nước để làm gì ? + Theo em nước được dùng để làm gì ? Nó có vai trò như thế nào đối với đời sống con người ? Giáo viên KL + GDBVMT : Nước là nhu cầu thiết yếu của con người, đảm bảo cho trẻ em sống và phát triển tốt Hoạt động 2: Thảo luận nhóm ( 13’ ) Mục tiêu: giúp học sinh biết nhận xét và đánh giá hành vi khi sử dụng nước và bảo vệ nguồn nước.. Phương pháp: thảo luận, đàm thoại, động não. Giáo viên chia nhóm, phát phiếu học tập cho học sinh và yêu cầu các nhóm thảo luận nhận xét việc làm trong mỗi trường hợp là đúng hay sai? Tại sao? Nếu em có mặt ở đấy, em sẽ làm gì? Vì sao? Tắm rửa cho trâu bò ở cạnh giếng nước ăn Đổ rác ở bờ ao, bờ hồ. Nước thải ở nhà máy và bệnh viện cần phải được xử lí . Vứt xác chuột chết , con vật chết xuống ao . Vứt vỏ chai đựng thuốc bảo vệ thực vật và thùng rác riêng. Để vòi nước chảy tràn bể mà không khoá lại. Tận dụng nước sinh hoạt để sản xuất , tưới cây Giáo viên cho các nhóm thảo luận Gọi đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận Giáo viên kết luận + GDBVMT : Như MT Không nên tắm rửa cho trâu bò ngay cạnh nước giếng ăn vì sẽ làm bẩn nước giếng, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Đổ rác ở bờ ao, bờ hồ là việc làm sai vì làm ô nhiễm nước. Vứt vỏ chai đựng thuốc bảo vệ thực vật và thùng rác riêng là đúng vì đã giữ sạch đồng ruộng và nước không bị nhiễm độc. Để vòi nước chảy tràn bể mà không khoá lại là việc làm sai vì đã lãng phí nước sạch. Không vứt rác là việc làm tốt để bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm ( 7’ ) Mục tiêu: Học sinh biết quan tâm tìm hiểu thực tế sử dụng nước nơi mình ở. Phương pháp : thực hành . Giáo viên chia học sinh thành các nhóm nhỏ và phát phiếu thảo luận cho các nhóm Giáo viên yêu cầu từng cặp học sinh trao đổi với nhau theo câu hỏi: Nước sinh hoạt nơi em đang ở thiếu, thừa hay đủ dùng? Nước sinh hoạt ở nơi em đang sống là sạch hay bị ô nhiễm? Ở nơi em sống, mọi người sử dụng nước như thế nào? (Tiết kiệm hay lãng phí? Giữ gìn sạch sẽ hay làm ô nhiễm nước? Gọi một số học sinh lên trình bày kết quả thảo luận Giáo viên tổng kết, khen ngợi những em đã biết quan tâm đến việc sử dụng nước ở nơi mình đang ở và đề nghị lớp noi theo. GDBVMT : Như ở MT Hát Học sinh trả lời Học sinh vẽ Học sinh quan sát, thảo luận và trả lời câu hỏi Dùng nước để tắm giặt, để tưới cây, để ăn uống, làm mát không khí. Nước được dùng để ăn, uống, sinh hoạt. Nước có vai trò quan trọng với con người Các nhóm thể hiện cách xử lý tình huống. Các nhóm khác theo dõi Học sinh thảo luận Đại diện học sinh lên trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác theo dõi và bổ sung Học sinh chia thành các nhóm nhỏ, trao đổi và thảo luận Học sinh thảo luận và trình bày kết quả. Học sinh trình bày. Những em khác có thể hỏi để làm rõ thêm những chi tiết mà mình quan tâm. Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài : Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ( tiết 2 )
Tài liệu đính kèm: