Giáo án Thứ 3 - 6 Tuần 31 Lớp 3

Giáo án Thứ 3 - 6 Tuần 31 Lớp 3

Chính tả

Bác sĩ Y-éc-xanh

I/ Mục tiêu :

1. Kiến thức: HS nắm được cách trình bày một đoạn văn: chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào hai ô, kết thúc câu đặt dấu chấm.

2. Kĩ năng : Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp đoạn thuật lại lời bác sĩ Y-éc-xanh trong truyện Bác sĩ Y-éc-xanh. Trình bày bài viết rõ ràng, sạch sẽ.

- Làm đúng bài tập phân biệt các âm, dấu thanh dễ viết sai do phát âm sai: r/d/gi; dấu hỏi, dấu ngã. Viết đúng chính tả lời giải câu đố.

3. Thái độ : Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt

II/ Chuẩn bị : GV : bảng phụ viết nội dung bài tập ở BT1, 2

 

doc 32 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1083Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Thứ 3 - 6 Tuần 31 Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 31	 	Thứ Ba
Tiết : 	 Lớp 3
Chính tả
Bác sĩ Y-éc-xanh 
I/ Mục tiêu :
Kiến thức: HS nắm được cách trình bày một đoạn văn: chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào hai ô, kết thúc câu đặt dấu chấm. 
Kĩ năng : Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp đoạn thuật lại lời bác sĩ Y-éc-xanh trong truyện Bác sĩ Y-éc-xanh. Trình bày bài viết rõ ràng, sạch sẽ.
Làm đúng bài tập phân biệt các âm, dấu thanh dễ viết sai do phát âm sai: r/d/gi; dấu hỏi, dấu ngã. Viết đúng chính tả lời giải câu đố.
Thái độ : Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt 
II/ Chuẩn bị : GV : bảng phụ viết nội dung bài tập ở BT1, 2
HS : VBT
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : ( 4’ )
GV cho học sinh viết các từ đã học trong bài trước: bạc phếch, con rết, kết hoa, mũi hếch.
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
Nhận xét bài cũ.
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 1’ )
Hoạt động 1: hướng dẫn học sinh nghe viết 
Mục tiêu: giúp học sinh nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp đoạn thuật lại lời bác sĩ Y-éc-xanh trong truyện Bác sĩ Y-éc-xanh
Phương pháp: Vấn đáp, thực hành
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị 
Giáo viên đọc đoạn văn cần viết chính tả 1 lần.
Gọi học sinh đọc lại bài.
Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm nội dung nhận xét bài sẽ viết chính tả. 
+ Tên bài viết ở vị trí nào ?
+ Vì sao bác sĩ Y-éc-xanh là người Pháp nhưng lại ở Nha Trang?
+ Đoạn văn trên có mấy câu ?
Giáo viên gọi học sinh đọc từng câu.
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một vài tiếng khó, dễ viết sai: giúp đỡ, bổn phận, rộng mở, Y-éc-xanh
Giáo viên gạch chân những tiếng dễ viết sai, yêu cầu học sinh khi viết bài, không gạch chân các tiếng này.
Đọc cho học sinh viết
GV cho HS nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở.
Giáo viên đọc thong thả từng câu, từng cụm từ, mỗi câu đọc 2 lần cho học sinh viết vào vở.
Giáo viên theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của học sinh. Chú ý tới bài viết của những học sinh thường mắc lỗi chính tả.
Chấm, chữa bài
Giáo viên cho HS cầm bút chì chữa bài. 
GV đọc chậm rãi, để HS dò lại. 
GV dừng lại ở những chữ dễ sai chính tả để học sinh tự sửa lỗi. 
Sau mỗi câu GV hỏi: 
+ Bạn nào viết sai chữ nào?
GV hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai, sửa vào cuối bài chép. Hướng dẫn HS tự ghi số lỗi ra lề vở phía trên bài viết. HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau.
GV thu vở, chấm một số bài, sau đó nhận xét từng bài về các mặt: bài chép ( đúng / sai ) , chữ viết ( đúng / sai, sạch / bẩn, đẹp / xấu ) , cách trình bày ( đúng / sai, đẹp / xấu )
Hoạt động 2 : hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. ( 13’ )
Mục tiêu: Làm đúng bài tập phân biệt các âm, dấu thanh dễ viết sai do phát âm sai: r/d/gi; dấu hỏi, dấu ngã. Viết đúng chính tả lời giải câu đố
Phương pháp : Thực hành, thi đua 
Bài tập 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu 
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. 
Gọi học sinh đọc bài làm của mình:
Dáng hình không thấy, chỉ nghe
Chỉ nghe xào xạc vo ve trên cành
Vừa ào ào giữa rừng xanh
Đã về bên cửa rung mành leng keng.
Là gió.
Bài tập 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu 
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. 
Gọi học sinh đọc bài làm của mình:
Giọt gì từ biển, từ sông
Bay lên lơ lửng mênh mông lưng trời
Cõi tiên thơ thẩn rong chơi
Gặp miền giá rét lại rơi xuống trần.
Là giọt mưa 
Nhận xét 
Hát
Học sinh lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con
( 20’ )
Học sinh nghe Giáo viên đọc
2 – 3 học sinh đọc
Tên bài viết từ lề đỏ thụt vào 4 ô.
Bác sĩ Y-éc-xanh là người Pháp nhưng lại ở Nha Trang vì ông coi trái đất này là ngôi nhà chung. Những đứa con trong nhà phải biết thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau. Ông quyết định ở lại Nha Trang để nghiên cứu những bệnh nhiệt đới.
Đoạn văn trên có 5 câu 
Học sinh đọc
Học sinh viết vào bảng con
Cá nhân 
HS chép bài chính tả vào vở
Học sinh sửa bài 
Học sinh giơ tay.
Điền vào chỗ trống r, d hoặc gi. Giải câu đố:
Đặt trên những chữ in đậm dấu hỏi hoặc dấu ngã. Giải câu đố:
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Tuyên dương những học sinh viết bài sạch, đẹp, đúng chính tả.
Tuần : 31	 	Thứ Ba
Tiết : 	 Lớp 3
Toán
Luyện tập 
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức: giúp học sinh rèn luyện kĩ năng thực hiện phép nhân.
Rèn luyện kĩ năng tính nhẩm.
Kĩ năng: học sinh vận dụng phép nhân để làm tính và giải toán nhanh, đúng, chính xác. 
Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV : đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập
HS : vở bài tập Toán 3.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Nhân số có năm chữ số với số có một chữ số ( 4’ )
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Luyện tập ( 1’ )
Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hành : ( 33’ ) 
Mục tiêu: giúp học sinh rèn luyện kĩ năng thực hiện phép nhân và kĩ năng tính nhẩm nhanh, đúng, chính xác
Phương pháp: Thi đua, trò chơi
Bài 1: đặt tính rồi tính :
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Cho học sinh làm bài
GV cho 3 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
Lớp Nhận xét về cách đặt tính và cách tính của bạn
GV gọi HS nêu lại cách đặt tính và cách tính
GV Nhận xét
Bài 2 : 
GV gọi HS đọc đề bài. 
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
Giáo viên kết hợp ghi tóm tắt:
Có : 87 650 quyển sách
Đợt 1 lấy : 3 lần
Mỗi lần : 20 530 quyển
Đợt sau :  quyển sách ?
+ Để tính được đợt sau sẽ chuyển bao nhiêu quyển sách đến vùng lũ lụt ta phải biết được những gì ?
Giáo viên: vậy chúng ta phải tính được số số quyển sách đợt đầu đã chuyển trước, sau đó mới tính được số quyển sách đợt sau sẽ chuyển.
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét
Bài 3 : Tính giá trị biểu thức:
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Cho học sinh làm bài
Giáo viên hỏi:
+ Muốn tính giá trị biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia ta thực hiện theo thứ tự như thế nào?
GV cho 3 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
GV Nhận xét
Hoạt động 2:củng cố
Bài 4 : Tính nhẩm ( theo mẫu ):
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Yêu cầu học sinh làm bài
Cho học sinh thi đua sửa bài 
GV Nhận xét
Hát
HS nêu 
Học sinh làm bài
HS thi đua sửa bài
12125 x 3
x
12125
3
36375
20516 x 4
x
20516 4
82064
10513 x 5
x
10513 5
52565
12008 x 6
x
12008 6
 72048
Lớp nhận xét.
Học sinh nêu
HS đọc 
Người ta dự định chuyển 87 650 quyển sách đến vùng lũ lụt theo hai đợt. Đợt đầu sẽ chuyển 3 lần, mỗi lần 20 530 quyển. 
Hỏi đợt sau sẽ chuyển bao nhiêu quyển sách đến vùng lũ lụt ? 
Để tính được đợt sau sẽ chuyển bao nhiêu quyển sách đến vùng lũ lụt ta phải biết được số quyển sách đợt đầu đã chuyển. 
HS làm bài
Bài giải 
Số quyển sách đợt đầu chuyển là 
20 530 x 3 = 61 590 (quyển)
Số quyển sách đợt sau chuyển là
87 650 - 61 590 = 26 060 (quyển)
Đáp số: 26 060 quyển
HS nêu 
Học sinh làm bài
Muốn tính giá trị biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia ta thực hiện theo thứ tự nhân, chia trước, cộng, trừ sau.
HS thi đua sửa bài
21018 x 4 + 10975
 10819 x 5 - 24567
 12345 + 10203 x 7
98765 – 15026 x 4
= 84072 + 10975
= 95047
= 54095 – 24567
= 29528
= 12345 + 71421
= 83766
= 98765 – 60104 
= 38661
HS nêu 
Học sinh làm bài 
HS thi đua sửa bài
2000 x 2 = 4000
2000 x 4 = 8000
2000 x 5 = 10000
10000 x 2 = 20000
11000 x 3 = 33000
12000 x 4 = 48000
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Chia số có năm chữ số cho số có một chữ số. 
Tuần : 31	 	Thứ Ba
Tiết : 	 Lớp 3
Tự nhiên xã hội 
Bài 59: Trái đất là một hàng tinh trong hệ Mặt trời 
I/ Mục tiêu :
Kiến thức : giúp HS có khả năng:
Có biểu tượng ban đầu về hệ Mặt Trời.
Kĩ năng : học sinh nhận biết được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời.
Thái độ : Có ý thức giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp.
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên : các hình trang 116, 117 trong SGK. 
Học sinh : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ ) 
Bài cũ: Sự chuyển động của Trái Đất ( 4’ )
Trái Đất tham gia đồng thời mấy chuyển động? Đó là những chuyển động nào ?
Nhận xét về hướng chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và chuyển động quanh Mặt Trời (cùng hướng và đều ngược chiều kim đồng hồ khi nhìn từ cực Bắc xuống)
Nhận xét 
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Trái Đất là một hành tinh trong hệ Mặt trời ( 1’ )
Hoạt động 1: Quan sát tranh theo cặp ( 17’ )
Mục tiêu: Có biểu tượng ban đầu về hệ Mặt Trời
Nhận biết được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời
Phương pháp: thảo luận, giảng giải 
Cách tiến hành :
Giáo viên giảng cho học sinh biết: Hành tinh là thiên thể chuyển động quanh Mặt Trời 
Giáo viên cho học sinh quan sát hình 1 trong SGK trang 116 và trả lời với bạn các câu hỏi sau:
+ Quan sát hình 1, em hãy mô tả những gì em thấy trong hệ Mặt Trời ? Trong hệ ... éc nhở tư thế ngồi của học sinh. Chú ý tới bài viết của những học sinh thường mắc lỗi chính tả.
Chấm, chữa bài
Giáo viên cho HS cầm bút chì chữa bài. GV đọc chậm rãi, chỉ từng chữ trên bảng để HS dò lại. 
GV dừng lại ở những chữ dễ sai chính tả để học sinh tự sửa lỗi. Sau mỗi câu GV hỏi: Bạn nào viết sai chữ nào?
GV hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai, sửa vào cuối bài. Hướng dẫn HS tự ghi số lỗi ra lề vở phía trên bài viết
HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau.
GV thu vở, chấm một số bài, sau đó nhận xét từng bài về các mặt: bài chép (đúng/sai), chữ viết (đúng/sai, sạch/bẩn, đẹp/xấu), cách trình bày (đúng/sai, đẹp/xấu)
Hoạt động 2: hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả ( 10’ )
Mục tiêu: giúp học sinh làm đúng các bài tập điền vào chỗ trống các tiếng có âm, vần dễ lẫn: r/d/gi ; dấu hỏi/dấu ngã. Biết đặt câu với từ ngữ mới vừa hoàn chỉnh
Phương pháp : thực hành 
Bài tập 1a: Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần a
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. 
Gọi học sinh đọc bài làm của mình:
rong ruổi
rong chơi 
thong dong
trống giong cờ mở 
gánh hàng rong 
Bài tập 1b: Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần b
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. 
Gọi học sinh đọc bài làm của mình
cười rũ rượi 
nói chuyện rủ rỉ 
rủ nhau đi chơi 
lá rủ xuống mặt hồ 
Bài tập 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần b
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. 
Gọi học sinh đọc bài làm của mình
Hát
Học sinh lên bảng viết, cả lớp viết bảng con.
( 24’ )
Học sinh nghe Giáo viên đọc
2 – 3 học sinh đọc. 
Tên bài viết từ lề đỏ thụt vào 4 ô.
Đoạn thơ có 4 khổ 
Những chữ đầu mỗi câu, đầu đoạn, tên bài
Học sinh đọc
Học sinh viết vào bảng con
Cá nhân 
HS viết bài chính tả vào vở
Học sinh sửa bài 
Học sinh giơ tay.
Điền vào chỗ trống rong, dong hoặc giong:
Học sinh làm bài
Học sinh sửa bài 
Điền vào chỗ trống rủ hoặc rũ:
Học sinh làm bài
Học sinh sửa bài 
Chọn 2 từ ngữ mới hoàn chỉnh ở bài tập 1, đặt câu với mỗi từ ngữ đó:
Học sinh làm bài và sửa bài 
Sáng sớm, đoàn thuyền thong dong ra khơi.
Vào ngày hội, cả làng trống giong cờ mở chào quý khách.
Hàng ngày, bác Nga quẩy gánh hàng rong ra chợ.
Ngày mai, chúng em rủ nhau đi chơi công viên.
Đi làm cả ngày ai cũng mệt rũ người.
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Tuyên dương những học sinh viết bài sạch, đẹp, đúng chính tả.
Tuần : 31	Thứ sáu
Tiết : 	 Lớp 3
Toán
Luyện tập 
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức: giúp học sinh.
Biết cách thực hiện phép chia: trường hợp ở thương có chữ số 0.
Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép chia.
Rèn luyện kĩ năng giải toán có hai phép tính.
Kĩ năng: học sinh biết thực hiện phép chia: trường hợp ở thương có chữ số 0, rèn luyện kĩ năng thực hiện phép chia và giải toán có hai phép tính nhanh, đúng, chính xác. 
Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV : đồ dùng dạy học: trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập
HS : vở bài tập Toán 3.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Chia số có năm chữ số cho số có một chữ số ( 4’ )
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Luyện tập ( 1’ )
Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hành: ( 33’ ) 
Mục tiêu: giúp học sinh biết cộng, trừ ( nhẩm và viết ) các số trong phạm vi 100 000; giải bài toán bằng hai phép tính và bài toán rút về đơn vị nhanh, đúng, chính xác
Phương pháp: thực hành, thi đua 
Bài 1 : tính : 
GV gọi HS đọc yêu cầu và làm bài
GV cho 3 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
GV gọi HS nêu lại cách thực hiện 
GV Nhận xét
Bài 2 : Đặt tính rồi tính :
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên cho học sinh làm bài
GV cho 3 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
Lớp Nhận xét về cách đặt tính và cách tính của bạn
GV gọi HS nêu lại cách đặt tính và cách tính
GV Nhận xét
Bài 3: 
GV gọi HS đọc đề bài. 
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét
Hoạt động 2: Củng cố
Bài 4: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: Kết quả của phép tính 40050 : 5 là:
810
801 
81
8010
GV gọi HS đọc đề bài. 
Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét
Hát
HS nêu 
Học sinh thi đua sửa bài
18540
 05
 14
 00
 0 
2
9270
21421
 04
 12
 01
 1
3
7140
33686
 16
 08
 06
2
4
8421
HS nêu
HS nêu 
Học sinh làm bài
HS thi đua sửa bài
10600 : 5
24903 : 6
30175 : 7
10600 06
 10
 00
 0 
5
2120
24903 09
 30
 03
 3
6
4150
30175 21
 07
 05
5
7
4310
Lớp nhận xét.
Học sinh nêu
Học sinh đọc
Người ta đã chuẩn bị 10848kg đường kính và bột để làm bánh, số đó là đường kính.
Hỏi mỗi loại có bao nhiêu ki-lô-gam ?
Học sinh làm bài
Học sinh thi đua sửa bài
Bài giải
Số kg đường kính là : 
10 848 : 4 = 2712 ( kg )
Số kg bột là:
10 848 – 2712 = 8136 ( kg )
 Đáp số: 2712 kg, 8136 kg 
Học sinh đọc
Học sinh làm bài
Học sinh thi đua sửa bài: khoanh vào câu D
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Luyện tập chung. 
Tuần : 31	Thứ sáu
Tiết : 	 Lớp 3
Tập làm văn
Thảo luận về bảo vệ môi trường
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức: Thảo luận về bảo vệ môi trường.
Kĩ năng: Biết cùng các bạn trong nhóm tổ chức cuộc họp trao đổi về chủ đề Em cần làm gì để bảo vệ môi trường ?, bày tỏ được ý kiến của riêng mình ( nêu những việc làm thiết thực, cụ thể )
 Viết được một đoạn văn ngắn, thuật lại gọn, rõ, đầy đủ ý kiến của các bạn trong nhóm về những việc cần làm để bảo vệ môi trường.
Thái độ : học sinh tích cực tham gia phát biểu ý kiến.
GDBVMT : Giáo dục HS có ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường
II/ Chuẩn bị :
GV : bảng phụ viết những câu hỏi gợi ý để học sinh trao đổi trong cuộc họp, bảng phụ viết trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp; tranh, ảnh đẹp về cây hoa, về cảnh quan thiên nhiên, về môi trường bị ô nhiễm, huỷ hoại. 
HS : Vở bài tập
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : ( 4’ ) Viết thư 
Giáo viên cho học sinh đọc lá thư gửi bạn nước ngoài 
Giáo viên nhận xét
Bài mới :
Giới thiệu bài: ( 1’ )
Giáo viên giới thiệu: trong giờ tập làm văn hôm nay, các em sẽ cùng các bạn trong nhóm tổ chức cuộc họp trao đổi về chủ đề Em cần làm gì để bảo vệ môi trường ?.
Hoạt động 1: hướng dẫn học sinh thực hành 
Mục tiêu: Viết được một đoạn văn ngắn, thuật lại gọn, rõ, đầy đủ ý kiến của các bạn trong nhóm về những việc cần làm để bảo vệ môi trường
Phương pháp: thực hành 
Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài 
+ Nêu trình tự của một cuộc họp thông thường
+ Nội dung cuộc họp của chúng ta là gì ?
Giáo viên hướng dẫn: để trả lời câu hỏi trên, trước hết phải nêu lên những địa điểm sạch, đẹp và chưa sạch, đẹp cần cải tạo (trường, lớp, đường phố, làng xóm, ao, hồ, sông, ngòi,). Sau đó, nêu những việc cần làm thiết thực, cụ thể học sinh cần làm để bảo vệ hoặc làm cho môi trường sạch, đẹp.
Giáo viên chia lớp thành các nhóm. Mỗi nhóm chỉ định nhóm trưởng điều khiển cuộc họp.
Giáo viên cho các nhóm thi tổ chức cuộc họp.
Giáo viên cho cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm, bình chọn và tuyên dương tổ có cuộc họp tốt, đạt hiệu quả
Diễn biến cuộc họp: Em cần làm gì để bảo vệ môi trường ?
Nêu mục đích cuộc họp
Thưa các bạn! Hôm nay, tổ chúng ta họp bàn về vấn đề làm gì để bảo vệ môi trường
Nêu tình hình
Môi trường xung quanh trường, lớp, đường phố, làng xóm, ao, hồ, sông, ngòi đang bị ô nhiễm.
Nguyên nhân
Do rác thải bị vứt bừa bãi; do có quá nhiều xe, bụi; do nước thải thường xuyên bị đổ ra đường, ao, hồ
Cách giải quyết
Không vứt rác bừa bãi, không đổ nước thải ra đường, ao, hồ; thường xuyên dọn vệ sinh nhà cửa, ngõ xóm, trường lớp, không bẻ cành, ngắt lá cây và hoa nơi công cộng 
Giao việc cho mọi người
Tất cả các thành viên trong nhóm có trách nhiệm vận động gia đình không vứt rác bừa bãi, không để súc vật phóng uế bừa bãi, quét dọn nhà cửa hàng ngày cho sạch sẽ.
Hoạt động 2; Củng cố
-Giáo viên thu chấm một số bài làm xong trước.
-Nhận xét về cách viết của học sinh.
-Đọc cho cả lớp nghe bài làm tốt.
Hát
Học sinh đọc 
( 20’ )
Viết được một đoạn văn ngắn, thuật lại gọn, rõ, đầy đủ ý kiến của các bạn trong nhóm về những việc cần làm để bảo vệ môi trường 
Nêu mục đích cuộc họp => Nêu tình hình => Nêu nguyên nhân dẫn đến tình hình đó => Nêu cách giải quyết => Giao việc cho mọi người
Nội dung cuộc họp bàn về vấn đề làm gì để bảo vệ môi trường.
Học sinh lắng nghe. 
Các tổ HS tiến hành họp theo hướng dẫn. 
Cả lớp theo dõi và nhận xét cuộc họp của từng tổ 
4 tổ thi tổ chức cuộc họp 
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Nói, viết về bảo vệ môi trường. 

Tài liệu đính kèm:

  • docthu 3-6 2.doc