Giáo án Thứ 3 Tuần 16 Lớp 3

Giáo án Thứ 3 Tuần 16 Lớp 3

Thể dục Bài 31 : Ôn bài tập RLTT và kỹ năng vận động cơ bản Đội hình đội ngũ

 I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh

-Ôn tập hợp hàng ngang,dóng hàng,điểm số.Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.

-Ôn đi vượt chướng ngại vật,đi chuyển hướng phải,trái.Yêu cầu thực hiện tương đối chính xác

-Trò chơi Đua ngựa.Yêu cầu biết cách chơi và tham gia vào trò chơi tương đối chủ động.

II/ ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN:

- Địa điểm : San trường . 1 còi

III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:

 

doc 9 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1081Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Thứ 3 Tuần 16 Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 16	 Thứ Ba, ngày . . . tháng . . . năm . . . . . . .
Tiết : 	 Lớp 3
Thể dục
 I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh
-Ôn tập hợp hàng ngang,dóng hàng,điểm số.Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
-Ôn đi vượt chướng ngại vật,đi chuyển hướng phải,trái.Yêu cầu thực hiện tương đối chính xác
-Trò chơi Đua ngựa.Yêu cầu biết cách chơi và tham gia vào trò chơi tương đối chủ động.
II/ ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN: 
- Địa điểm : Sân trường . 1 còi
III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
NỘI DUNG
ĐỊNH LƯỢNG
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
 I/ MỞ ĐẦU
GV: Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
HS đứng tại chỗ vổ tay và hát
HS chạy một vòng trên sân tập
Trò chơi: Kết bạn
Kiểm tra bài cũ : 4 HS
Nhận xét
 II/ CƠ BẢN:
a.Ôn tập hợp hàng ngang,dóng hàng,điểm số.
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện tập
Nhận xét
*Các tổ luyện tập ĐHĐN
 Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh
Nhận xét
b.Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp
 và đi chuyển hướng phải,trái
Giáo viên hướng dẫn và tổ chức học sinh luyện tập
Nhận xét
c.Trò chơi : Đua ngựa
Giáo viên hướng dẫn và tổ chức cho HS chơi
 Nhận xét
III/ KẾT THÚC:
HS đứng tại chỗ vổ tay hát 
Hệ thống lại bài học và nhận xét giờ học
- Về nhà luyện tập bài TD phát triển chung
 5phút
27phút
9phút
 2-3lần
10phút
 8phút
 4phút
Đội Hình 
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 GV
Đội hình học tập
* * * * * * *
 * * * * * * *
* * * * * * *
 * * * * * * *
 GV
Đội Hình xuống lớp
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 GV
Tuần : 16	 	Thứ Ba
Tiết : 	 Lớp 3
Chính tả
I/ Mục tiêu :
Kiến thức : HS nắm được cách trình bày một đoạn văn : chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào hai ô, kết thúc câu đặt dấu chấm. 
Kĩ năng : Nghe - viết chính xác, trình bày đúng đoạn 3 trong bài Đôi bạn. Trình bày bài viết rõ ràng, sạch sẽ.
Làm bài tập phân biệt các tiếng có âm, vần dễ viết lẫn : tr / ch, dấu hỏi / dấu ngã.
Thái độ : Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt 
II/ Chuẩn bị : 	GV : bảng phụ viết nội dung bài tập ở BT1, 2
HS : VBT
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : ( 4’ )
GV cho học sinh viết các từ đã học trong bài trước : khung cửi, mát rượi, cưỡi ngựa, gửi thư, sưởi ấm, tưới cây.
Nhận xét bài cũ
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 1’ )
Hoạt động 1 : hướng dẫn học sinh nghe viết 
Mục tiêu : giúp học sinh nghe - viết chính xác, trình bày đúng đoạn 3 trong bài Đôi bạn ( 20’ )
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị 
Giáo viên đọc đoạn văn cần viết chính tả 1 lần.
Gọi học sinh đọc lại bài.
+ Lời của bố được viết như thế nào ?
+ Tên bài viết ở vị trí nào ?
+ Đoạn văn có mấy câu ?
Giáo viên gọi học sinh đọc từng câu.
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một vài tiếng khó, dễ viết sai : nghe chuyện, sẵn lòng, ngần ngại,  
Giáo viên gạch chân những tiếng dễ viết sai, yêu cầu học sinh khi viết bài, không gạch chân các tiếng này.
Đọc cho học sinh viết
GV cho HS nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở.
Giáo viên đọc thong thả từng câu, mỗi câu đọc 2 lần cho học sinh viết vào vở.
Giáo viên theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của học sinh. Chú ý tới bài viết của những học sinh thường mắc lỗi chính tả.
Chấm, chữa bài
Giáo viên cho HS cầm bút chì chữa bài. 
GV đọc chậm rãi, để HS dò lại. 
GV dừng lại ở những chữ dễ sai chính tả để học sinh tự sửa lỗi. Sau mỗi câu GV hỏi :
+ Bạn nào viết sai chữ nào?
GV hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai, sửa vào cuối bài chép. Hướng dẫn HS tự ghi số lỗi ra lề vở phía trên bài viết. HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau.
GV thu vở, chấm một số bài, sau đó nhận xét từng bài về các mặt : bài chép ( đúng / sai ) , chữ viết ( đúng / sai, sạch / bẩn, đẹp / xấu ) , cách trình bày ( đúng / sai, đẹp / xấu )
Hoạt động 2 : hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. ( 13’ )
Mục tiêu : Học sinh làm bài tập phân biệt các tiếng có âm, vần dễ viết lẫn : tr / ch, dấu hỏi / dấu ngã
Bài tập 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu 
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. 
Gọi học sinh đọc bài làm của mình :
( châu, trâu )
Bạn em đi chăn trâu, bắt được nhiều châu chấu.
( chật, trật )
Phòng họp chật chội và nóng bức nhưng mọi người vẫn rất trật tự.
( trầu, chầu )
Bọn trẻ ngồi chầu hẫu, chờ bà ăn trầu rồi kể chuyện cổ tích.
( bão, bảo )
Mọi người bảo nhau dọn dẹp đường làng sau cơn bão.
( vẽ, vẻ )
Em vẽ mấy bạn vẻ mặt tươi vui đang trò chuyện.
( sữa, sửa )
Mẹ em cho em bé uống sữa rồi sửa soạn đi tắm.
Bài tập 2 : Cho HS nêu yêu cầu
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng, mỗi dãy cử 2 bạn thi tiếp sức.
Gọi học sinh đọc bài làm của mình :
Bắt đầu bằng ch :
Bắt đầu bằng tr : 
Có thanh hỏi : 
Có thanh ngã : 
GV cho cả lớp nhận xét và kết luận nhóm thắng cuộc
Hát
Học sinh lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con.
Phương pháp : Vấn đáp, thực hành
Học sinh nghe Giáo viên đọc
2 – 3 học sinh đọc
Lời của bố được viết sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng.
Tên bài viết từ lề đỏ thụt vào 4 ô.
Bài văn có 6 câu
Học sinh đọc
Học sinh viết vào bảng con
Cá nhân 
HS chép bài chính tả vào vở
Học sinh sửa bài 
Học sinh giơ tay.
Phương pháp : Thực hành, thi đua 
Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống :
Tìm và ghi lại các tiếng có trong bài Đôi bạn :
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Tuyên dương những học sinh viết bài sạch, đẹp, đúng chính tả.
Tuần : 16	 	Thứ Ba
Tiết : 	 Lớp 3
Toán
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức: giúp học sinh :
Bước đầu cho học sinh làm quen với biểu thức và tính giá trị của biểu thức.
Kĩ năng: học sinh biết tính giá trị của các biểu thức đơn giản. 
Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :	GV : Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giải bài tập
HS : vở bài tập Toán 3
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Luyện tập chung ( 4’ )
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Làm quen với biểu thức 
Hoạt động 1: Làm quen với biểu thức – Một số ví dụ về biểu thức ( 8’ ) 
Mục tiêu : giúp học sinh làm quen với biểu thức
GV viết lên bảng : 126 + 51 và yêu cầu HS đọc.
Giáo viên giới thiệu : 126 + 51 được gọi là một biểu thức. Biểu thức 126 + 51
Gọi học sinh nhắc lại
GV viết lên bảng : 62 – 11 và yêu cầu HS đọc.
Giáo viên giới thiệu : 62 – 11 được gọi là một biểu thức. Biểu thức 62 – 11
Gọi học sinh nhắc lại
Giáo viên làm tương tự với các biểu thức : 13 x 3 ; 84 : 4 ; 125 + 10 – 4 
Giáo viên kết luận : biểu thức là một dãy các số, dấu phép tính viết xen kẽ với nhau
Hoạt động 2: Giá trị của biểu thức (8’) 
Mục tiêu : giúp học sinh làm quen với tính giá trị của biểu thức
Phương pháp : giảng giải, đàm thoại 
GV yêu cầu HS tính 126 + 51 và nêu kết quả
Giáo viên giới thiệu : vì 126 + 51 = 177 nên 177 được gọi là giá trị của biểu thức 126 + 51.
+ Giá trị của biểu thức 62 – 11 là bao nhiêu ?
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm giá trị của biểu thức đối với các biểu thức còn lại.
Hoạt động 2 : hướng dẫn học sinh thực hành ( 26’ ) 
Mục tiêu : giúp học sinh biết tính giá trị của các biểu thức đơn giản
Phương pháp : thi đua, trò chơi 
Bài 1 : Viết vào chỗ chấm ( theo mẫu ) : 
GV gọi HS đọc yêu cầu 
GV yêu cầu HS tính 284 + 10 và nêu kết quả
+ Giá trị của biểu thức 284 + 10 là bao nhiêu ?
Giáo viên cho học sinh dựa theo bài mẫu để thực hiện các biểu thức còn lại
GV cho 3 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài 
GV gọi HS nêu lại cách tính
GV Nhận xét
Bài 2 : Nối biểu thức với giá trị của nó ( theo mẫu ) : 
GV gọi HS đọc yêu cầu và làm bài
GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
GV gọi HS nêu lại cách thực hiện 
GV Nhận xét
Bài 3 : Viết số thích hợp vào ô trống 
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Cho học sinh làm bài
GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài 
GV gọi HS nêu lại cách thực hiện 
GV Nhận xét
Hát
( 1’ )
Phương pháp : giảng giải, đàm thoại 
HS đọc 
Cá nhân : Biểu thức 126 + 51
HS đọc 
Cá nhân : Biểu thức 62 – 11
126 + 51 = 177
Giá trị của biểu thức 62 – 11 là 51
Học sinh đọc
Học sinh tính và nêu kết quả : 284 + 10 = 294 
Giá trị của biểu thức 284 + 10 là 294
HS làm bài
Học sinh thi đua sửa bài
HS nêu
Lớp Nhận xét
Học sinh đọc
HS làm bài
Học sinh thi đua sửa bài
HS nêu
Lớp Nhận xét
Học sinh đọc
HS làm bài
Học sinh thi đua sửa bài
HS nêu
Lớp Nhận xét
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : Tính giá trị của biểu thức 
Tuần : 16	 	Thứ Ba
Tiết : 	 Lớp 3
Tự nhiên xã hội
I/ Mục tiêu :
Kiến thức : giúp HS biết :
Kể tên một số hoạt động công nghiệp, thương mại của tỉnh ( thành phố ) nơi các em đang sống.
Kĩ năng : HS nêu lợi ích của hoạt động công nghiệp, thương mại
Thái độ : HS có ý thức tham gia vào hoạt động công nghiệp, thương mại và trân trọng sản phẩm công nghiệp, thương mại.
	è GDBVMT : HS biết các hoạt động công nghiệp, thương mại, lợi ích và một số tác hại (nếu thực hiện sai) của các hoạt động đó (Liên hệ)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Các hình SGK/60;61.
Tranh ảnh sưu tầm về chợ hoặc cảnh mua bán một số đồ chơi, hàng hoá.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Khởi động (ổn định tổ chức).
2. Kiểm tra bài cũ: Hoạt động nông nghiệp.
Kể tên một số hoạt động nông nghiệp của tỉnh (thành phố) nơi em đang sống?
Nêu ích lợi của hoạt động nông nghiệp?
Nhận xét.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1. Làm việc theo cặp. 
Mục tiêu: Biết được các hoạt động công nghiệp của tỉnh nơi các em đang sống.
Cách tiến hành:
- Bước 1.
+ Từng cặp.
- Bước 2.
+ Giáo viên giới thiệu thêm một số hoạt động khai thác quặng kim loại, luyện thép, sản xuất lắp ráp ôtô, xe máy  đều gọi là hoạt động công nghiệp.
Hoạt động 2:Hoạt động theo nhóm.
Mục tiêu: Biết được các hoạt động công nghiệp và ích lợi của hoạt động đó.
Cách tiến hành:
- Bước 1.Làm việc cả lớp.
- Bước 2.
+ Nêu tên hình quan sát .
- Bước 3.
+ Nêu ích lợi của các hoạt động công nghiệp.
+ Giáo viên giới thiệu và cung cấp thêm về các hoạt động và sản phẩm từ các hoạt động đó.
- Khoan dầu khí cung cấp chất đốt và nhiên liệu để chạy xe máy.
- Khai thác than cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy, chất đốt sinh hoạt.
- Dệt cung cấp vải, lụa.
Kết luận: Các hoạt động khai thác than dầu khí, dệt  gọi là hoạt động công nghiệp.
GDBVMT : như MT
Hoạt động 3:Làm việc theo nhóm.
Mục tiêu: Kể được tên một số chợ, siêu thị, cửa hàng và một số mặt hàng được mua bán ở đó.
Cách tiến hành:
- Bước 1.
- Bước 2.
+ Giáo viên nêu gợi ý:
- Những hoạt động mua bán như trong hình 4;5/61 thường gọi là hoạt động gì?
- Hoạt động đó các em nhìn thấy ở đâu?
- Hãy kể tên một số chợ, siêu thị, cửa hàng ở quê em?
Giáo viên kết luận: Các hoạt động mua bán được gọi là hoạt động thương mại.
Hoạt động 4:Chơi trò chơi bán hàng.
Mục tiêu: Giúp học sinh làm quen với hoạt động mua bán.
Cách tiến hành:
- Bước 1. 
+ Giáo viên đặt tình huống.
- Bước 2.
+ Từng cặp học sinh kể cho nhau nghe về hoạt động công nghiệp ở nơi các em đang sống.
+ Một số cặp trình bày.
+ Các cặp khác bổ sung.
+ Vài học sinh đọc mục “bạn cần biết” SGK/61.
+ Từng cá nhân quan sát hình SGK/60;61.
+ Mỗi học sinh nêu được tên 1 hình đã quan sát được.
- Khai thác dầu khí.
- Lắp ráp ôtô.
- May xuất khẩu.
- Dầu khí à cung cấp chất đốt, xăng dầu để chạy xe máy.
- Lắp ráp ôtô à cung cấp xe, giao thông.
- May mặc thời trang, xuất khẩu.
+ Vài học sinh nêu lại kết luận của giáo viên.
+ Chia nhóm, thảo luận theo yêu cầu SGK/61.
+ Một số nhóm lên trình bày kết quả thảo luận  Các nhóm khác bổ sung.
Chợ Xóm Mới.
Cửa hàng Bách Hoá, Siêu Thị.
+ thương mại.
+ chợ, siêu thị, cửa hàng 
+ chợ Xóm Mới, cửa hàng bách hoá, tổng hợp.
+ Vài học sinh nêu lại kết luận của giáo viên.
+ Một số nhóm đóng vai, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
4. Củng cố & dặn dò:
+ Chốt nội dung. Vài học sinh nhắc lại mục “Bạn cần biết” SGK/61.
+ Nhận xét tiết học.
+ CBB: Làng quê và đô thị.
Tuần : 16	 	Thứ Ba
Tiết : 	 Lớp 3
Thủ công 
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức : Học sinh biết cách kẻ, cắt, dán chữ E. 
Kĩ năng : Học sinh kẻ, cắt, dán được chữ E đúng quy trình kĩ thuật.
Thái độ : Học sinh hứng thú với giờ học cắt, dán chữ.
II/ Chuẩn bị :
	GV : Mẫu chữ E cắt đã dán và mẫu chữ E cắt từ giấy màu hoặc giấy trắng có kích thước đủ lớn để học sinh quan sát 
Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ E
Kéo, thủ công, bút chì.
	HS : bút chì, kéo thủ công, giấy nháp.
III/ Các hoạt động:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Ổn định: ( 1’ ) 
Bài cũ: cắt, dán chữ V ( 4’ )
Kiểm tra đồ dùng của học sinh.
Tuyên dương những bạn gấp, cắt, dán các bài đẹp.
Bài mới:
Giới thiệu bài : Cắt, dán chữ E ( 1’ )
Hoạt động 1 : GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét ( 10’ )
Mục tiêu : giúp học sinh biết quan sát và nhận xét về hình dạng, kích thước của chữ E
Phương pháp : Trực quan, quan sát, đàm thoại
 Giáo viên giới thiệu cho học sinh mẫu các chữ E, yêu cầu học sinh quan sát và nhận xét :
+ Chữ E rộng mấy ô ?
+ Nhận xét về hình dáng chữ E ?
Giáo viên dùng chữ mẫu để rời gấp đôi theo chiều ngang và nói : Nếu gấp đôi chữ E theo chiều ngang thì nửa phía trên và nửa phía dưới của chữ E trùng khít nhau. Vì vậy, muốn cắt được chữ E chỉ cần kẻ chữ E rồi gấp giấy theo chiều ngang và cắt theo đường kẻ.
Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu (14’ )
Mục tiêu : giúp học sinh biết kẻ, cắt, dán được chữ E đúng quy trình kĩ thuật
Phương pháp : Trực quan, quan sát, đàm thoại
Bước 1 : Kẻ chữ E .
Giáo viên treo tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ E lên bảng.
Giáo viên hướng dẫn :
+ Lật mặt sau tờ giấy thủ công, kẻ, cắt 1 hình chữ nhật có chiều dài 5 ô, rộng 2 ô rưỡi.
+ Chấm các điểm đánh dấu hình chữ E vào 1 hình chữ nhật. Sau đó kẻ chữ E theo các điểm đã đánh dấu như hình 2. 
2 ô rưỡi
5 ô
Hình 2 
Bước 2 : Cắt chữ E .
Giáo viên hướng dẫn học sinh gấp đôi hình chữ nhật đã kẻ chữ E ( Hình 3 ) theo đường dấu giữa ( mặt trái ra ngoài ). Cắt theo đường kẻ nửa chữ E, bỏ phần gạch chéo ( Hình 3 ) Mở ra được chữ E như chữ mẫu ( Hình 1 )
Bước 3 : Dán chữ E .
Giáo viên hướng dẫn học sinh dán chữ E theo các bước sau :
+ Kẻ một đường chuẩn, sắp xếp các chữ cho cân đối trên đường chuẩn
+ Bôi hồ đều vào mặt kẻ ô và dán chữ vào vị trí đã định
+ Đặt tờ giấy nháp lên trên chữ vừa dán để miết cho phẳng ( Hình 4 ) 
Giáo viên vừa hướng dẫn cách dán, vừa thực hiện thao tác dán. Giáo viên yêu cầu 1 - 2 học sinh nhắc lại quy trình kẻ, cắt, dán chữ E và nhận xét. 
Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành kẻ, cắt, dán chữ E theo nhóm. Giáo viên quan sát, uốn nắn cho những học sinh gấp, cắt chưa đúng, giúp đỡ những em còn lúng túng. GV yêu cầu mỗi nhóm trình bày sản phẩm của mình.
Tổ chức trình bày sản phẩm, chọn sản phẩm đẹp để tuyên dương. Giáo viên đánh giá kết quả thực hành của học sinh.
Hát
Học sinh quan sát, nhận xét và trả lời câu hỏi. 
Chữ E rộng 1 ô.
Chữ E có nửa phía trên và nửa phía dưới giống nhau.
Hình 1
Hình 3
 Hình 4
Học sinh quan sát
Học sinh lắng nghe Giáo viên hướng dẫn.
Nhận xét, dặn dò: ( 1’ )
Chuẩn bị : kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ 
Nhận xét tiết học

Tài liệu đính kèm:

  • docthu 3 tuan 16.doc