Tập đọc Chú ở bên Bác Hồ
I/ Mục tiêu :
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: dài dằng dặc, đảo nổi, Kom Tum, Đắk Lắk, đỏ hoe, .,
- Biết ngắt nghỉ đúng nhịp giữa các dòng thơ, nghỉ hơi đúng giữa các khổ thơ.
- Biết đọc thầm, nắm ý cơ bản
Tuần : 20 Thứ Tư, ngày . . . tháng . . . năm . . . . . . . Tiết : Lớp 3 Mĩ thuật ( Giáo viên chuyên dạy ) Tuần : 20 Thứ tư Tiết : Lớp 3 Tập đọc I/ Mục tiêu : Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: dài dằng dặc, đảo nổi, Kom Tum, Đắk Lắk, đỏ hoe, ..., Biết ngắt nghỉ đúng nhịp giữa các dòng thơ, nghỉ hơi đúng giữa các khổ thơ. Biết đọc thầm, nắm ý cơ bản Rèn kĩ năng đọc hiểu : Hiểu các từ ngữ trong bài, biết được các địa danh trong bài Hiểu nội dung chính của bài thơ: Em bé ngây thơ nhớ người chú đi bộ đội đã lâu không về nên thường nhắc chú. Ba mẹ khôngmuốn nói với em: chú đã hi sinh, không thể trở về. Nhìn lên bàn thờ, ba bảo em: chú ở bên Bác Hồ. Bài thơ nói lên tình cảm thương nhớ và lòng biết ơn của mọi người trong gia đình em bé với liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc ( các liệt sĩ không mất, họ sống mãi trong lòng những người thân, trong lòng nhân dân ). Học thuộc lòng bài thơ. II/ Chuẩn bị : GV : tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, bảng phụ viết sẵn những khổ thơ cần hướng dẫn hướng dẫn luyện đọc và Học thuộc lòng, một số hình ảnh về bộ đội treo ở lớp, bản đồ để giải thích vị trí của dãy Trường Sơn, đảo Trường Sa, Kom Tum, Đắk Lắk. HS : SGK. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : Ở lại với chiến khu ( 4’ ) GV gọi 3 học sinh nối tiếp nhau kể lại câu chuyện : “Ở lại với chiến khu” và trả lời những câu hỏi về nội dung bài Giáo viên nhận xét, cho điểm. Nhận xét bài cũ. Bài mới : Giới thiệu bài : ( 1’ ) Hoạt động 1 : luyện đọc ( 16’ ) Mục tiêu : giúp học sinh đọc đúng và đọc trôi chảy toàn bài. Biết ngắt nghỉ đúng nhịp giữa các dòng thơ, nghỉ hơi đúng giữa các khổ thơ GV đọc mẫu bài thơ Giáo viên đọc mẫu bài thơ: hai khổ thơ đầu đọc với giọng ngây thơ, hồn nhiên, thể hiện băn khoăn, thắc mắc rất đáng yêu của bé Nga. Khổ cuối đọc với nhịp chậm, trầm lắng, thể hiện sự xúc động nghen ngào của bốmẹ bé Nga khi nhớ đến người đã hi sinh. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. Cho HS đọc nối tiếp câu Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài. Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi đúng, tự nhiên và thể hiện tình cảm qua giọng đọc. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng khổ thơ. Giáo viên nhắc nhở các em nghỉ hơi đúng; nhấn giọng từ ngữ biểu cảm và thể hiện tình cảm qua giọng đọc. GV giúp học sinh nắm các địa danh: Trường Sơn, Trường Sa, Kom Tum, Đắk Lắk Giáo viên giải nghĩa thêm những từ ngữ học sinh chưa hiểu : Bàn thờ: nơi thờ cúng những người đã mất; con cháu, người thân thắp hương tưởng nhớ vào những ngày giỗ, Tết. Giáo viên gọi học sinh đọc khổ 1 Giáo viên : các em chú ý ngắt, nghỉ hơi đúng, tự nhiên sau các dấu câu, nghỉ hơi giữa các dòng thơ ngắn hơn giữa các khổ thơ. Giáo viên hướng dẫn học sinh ngắt giọng cho đúng nhịp, ý thơ Giáo viên cho học sinh đọc theo nhóm GV gọi từng tổ, mỗi tổ đọc tiếp nối 1 khổ thơ Cho cả lớp đọc bài thơ Hoạt động 2 : hướng dẫn tìm hiểu bài ( 9’ ) Mục tiêu : giúp học sinh nắm được những chi tiết quan trọng và diễn biến của bài thơ. GV cho học sinh đọc thầm cả bài thơ và hỏi: + Những câu thơ nào cho thấy Nga rất mong nhớ chú ? + Khi Nga nhắc đến chú, thái độ của ba và mẹ ra sao ? + Em hiểu câu nói của ba bạn Nga như thế nào ? + Vì sao những chiến sĩ hi sinh vì Tổ quốc được nhớ mãi ? Giáo viên chốt: Vì những chiến sĩ đó đã hiến dâng cả cuộc đời cho hạnh phúc và sự bình dân của nhân dân, cho độc lập tự do của Tổ quốc. Người thân của họ và nhân dân không bao giờ quên họ. + Bài thơ giúp em hiểu điều gì ? Giáo viên: Bài thơ nói lên tình cảm thương nhớ và lòng biết ơn của mọi người trong gia đình em bé với liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc ( các liệt sĩ không mất, họ sống mãi trong lòng những người thân, trong lòng nhân dân ). Hoạt động 3 : học thuộc lòng bài thơ ( 8’ ) Mục tiêu : giúp học sinh học thuộc lòng bài thơ Chú ở bên Bác Hồ. Giáo viên treo bảng phụ viết sẵn bài thơ, cho học sinh đọc. Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ Giáo viên hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ hơi đúng, tự nhiên và thể hiện tình cảm qua giọng đọc. Giáo viên xoá dần các từ, cụm từ chỉ để lại những chữ đầu của mỗi dòng thơ Giáo viên gọi từng dãy học sinh nhìn bảng học thuộc lòng từng dòng thơ. Gọi học sinh học thuộc lòng khổ thơ. Giáo viên tiến hành tương tự với khổ thơ còn lại. Giáo viên cho học sinh thi học thuộc lòng bài thơ : cho 2 tổ thi đọc tiếp sức, tổ 1 đọc trước, tiếp đến tổ 2, tổ nào đọc nhanh, đúng là tổ đó thắng. Cho cả lớp nhận xét. Giáo viên cho học sinh thi học thuộc cả khổ thơ qua trò chơi : “Hái hoa”: học sinh lên hái những bông hoa mà Giáo viên đã viết trong mỗi bông hoa tiếng đầu tiên của mỗi khổ thơ Giáo viên cho học sinh thi đọc thuộc lòng cả bài thơ. Giáo viên cho lớp nhận xét chọn bạn đọc đúng, hay Hát Học sinh nối tiếp nhau kể Phương pháp : Trực quan, diễn giải, đàm thoại Học sinh lắng nghe. Học sinh đọc tiếp nối 1- 2 lượt bài. Học sinh đọc tiếp nối 1 - 2 lượt bài HS giải nghĩa từ trong SGK. Cá nhân 4 học sinh đọc Mỗi tổ đọc tiếp nối Đồng thanh Phương pháp : thi đua, giảng giải, thảo luận Học sinh đọc thầm Sao lâu quá là lâu ! Chú bây giờ ở đâu? Chú ở đâu, ở đâu ?. Mẹ thương chú, khóc đỏ hoe đôi mắt. Ba nhớ chú ngước lên bàn thờ, không muốnnói với con rằng chú đã hi sinh, không thể trở về. Ba giải thích với bé Nga: Chú ở bên Bác Hồ. Học sinh phát biểu ý kiến theo suy nghĩ: Chú đã hi sinh./ Bác Hồ đã mất. Chú ở bên Bác Hồ trong thế giới của những người đã khuất./ Bác Hồ không còn nữa. Chú đã hi sinh và được ở bên Bác. Học sinh phát biểu ý kiến theo suy nghĩ Học sinh phát biểu ý kiến theo suy nghĩ Học sinh lắng nghe Phương pháp : Thực hành, thi đua HS Học thuộc lòng theo sự hướng dẫn của GV Mỗi học sinh tiếp nối nhau đọc 2 dòng thơ đến hết bài. Cá nhân Học sinh mỗi tổ thi đọc tiếp sức Lớp nhận xét. Học sinh hái hoa và đọc thuộc cả khổ thơ. 2 - 3 học sinh thi đọc Lớp nhận xét Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) Về nhà tiếp tục Học thuộc lòng cả bài thơ. GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài : Trên đường mòn Hồ Chí Minh Tuần : 20 Thứ tư Tiết : Lớp 3 Toán I/ Mục tiêu : Kiến thức: giúp học sinh : Nhận biết các dấu hiệu và cách so sánh các số trong phạm vi 10 000 Củng cố về tìm số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm các số; củng cố về quan hệ giữa một số đơn vị đo đại lượng cùng loại. Kĩ năng: học sinh nhận biết các dấu hiệu và cách so sánh các số trong phạm vi 10 000, tìm số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm các số, quan hệ giữa một số đơn vị đo đại lượng cùng loại nhanh, chính xác. Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo II/ Chuẩn bị : GV : Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giải bài tập HS : vở bài tập Toán 3 III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : Luyện tập ( 4’ ) GV sửa bài tập sai nhiều của HS Nhận xét vở HS Các hoạt động : Giới thiệu bài: So sánh các số trong phạm vi 10 000 Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận biết dấu hiệu và cách so sánh hai số trong phạm vi 10 000 (25’ ) Mục tiêu : giúp học sinh nhận biết các dấu hiệu và cách so sánh các số trong phạm vi 10 000 Tiếp tục nhận ra thứ tự các số trong một nhóm các số có bốn chữ số So sánh hai số có số chữ số khác nhau Giáo viên viết lên bảng: 999 1000 và yêu cầu điền dấu thích hợp ( >, <, = ) vào chỗ chấm rồi giải thích tại sao chọn dấu đó. Giáo viên hướng dẫn học sinh dấu hiệu dễ nhận biết: chỉ cần đếm số chữ số của mỗi số rồi so sánh các số chữ số đó: 999 có ba chữ số, 1000 có bốn chữ số, mà ba chữ số ít hơn bốn chữ số. Vậy 999 < 1000 Giáo viên hướng dẫn học sinh so sánh 9999 và 10 000 tương tự như trên Giáo viên nêu nhận xét: trong hai số có số chữ số khác nhau, số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn, số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn So sánh hai số có số chữ số bằng nhau Giáo viên hướng dẫn học sinh tự nêu cách so sánh hai số đều có bốn chữ số. Ví dụ 1: so sánh 9000 với 8999 Giáo viên cho học sinh tự nêu cách so sánh Ví dụ 2: so sánh 6579 với 6580 Giáo viên cho học sinh tự nêu cách so sánh Giáo viên: đối với hai số có cùng chữ số, bao giờ cũng bắt đầu từ cặp chữ sốđầu tiên ở bên trái, nếu bằng nhau thì so sánh cặp số tiếp theo, do đó so sánh tiếp cặp số hàng chục, ở đây 7 < 8 nên 6579 < 6580. Giáo viên cho học sinh nêu nhận xét chung ở trong SGK Hoạt động 2 : thực hành ( 8’ ) Mục tiêu : giúp học sinh nhận biết các dấu hiệu và cách so sánh các số trong phạm vi 10 000, tìm số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm các số, quan hệ giữa một số đơn vị đo đại lượng cùng loại nhanh, chính xác Bài 1 : Điền dấu >, <, =: GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên hướng dẫn cho học sinh nêu bài mẫu tương tự như bài học Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho học sinh sửa bài Giáo viên yêu cầu học sinh giải thích cách làm Giáo viên cho lớp nhận xét Bài 2: Điền dấu >, <, =: GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh nêu bài mẫu Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho học sinh sửa bài Giáo viên yêu cầu học sinh giải thích cách làm Giáo viên cho lớp nhận xét Bài 3: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua nêu rồi viết số còn thiếu vào ô trống qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. Giáo viên cho lớp nhận xét Bài 4: đo rồi viết số đo độ dài và tính chu vi của hình vuông bên: GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài Giáo viên nhận xét. Hát ( 1’ ) Phương pháp : giảng giải, đàm thoại, quan sát Học sinh điền dấu < và giải thích. Học sinh thực hiện theo sự hướng dẫn của Giáo viên Học sinh so sánh chữ số ở hàng nghìn, vì 9 > 8 nên 9000 > 8999 Vì chữ số hàng nghìn, hàng trăm giống nhau nên ta so sánh chữ số ở hàng chục, 7 < 8 nên 6579 < 6580 Nếu hai số có cùng số chữ số và từng cặp chữ số ở cùng một hàng đều giống nhau thì hai số đó bằng nhau Phương pháp : thi đua, trò chơi HS đọc HS làm bài Học sinh sửa bài Học sinh giải thích HS đọc Học sinh nêu HS làm bài Học sinh sửa bài Học sinh giải thích HS đọc HS làm bài Học sinh thi đua sửa bài Lớp nhận xét HS đọc HS làm bài Học sinh thi đua sửa bài Lớp nhận xét Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị : Luyện tập . Tuần : 20 Thứ tư Tiết : Lớp 3 Luyện từ và câu I/ Mục tiêu : Kiến thức: Mở rộng vốn từ : Tổ quốc. Dấu phẩy Kĩ năng : Học sinh biết thêm về một số vị anh hùng dân tộc đã có công lao to lớn trong sự nghiệp bảo vệ đất nước. Tiếp tục ôn luyện về dấu phẩy Thái độ : thông qua việc mở rộng vốn từ, các em yêu thích môn Tiếng Việt. II/ Chuẩn bị : GV : bảng phụ viết nội dung ở BT1, 2, 3. HS : VBT. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : ( 4’ ) Nhân hoá. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Khi nào ? Giáo viên gọi học sinh nhắc lại : Nhân hoá là gì ? Nêu ví dụ về những con vật được nhân hoá trong bài “Anh đom đóm” hoặcmột bài thơ, văn bất kì. Gọi hoặc tả con vật, đồ vật, cây cối, bằng những từ ngữ vốn để gọi và tả con người là nhân hoá Giáo viên nhận xét, cho điểm Nhận xét bài cũ Bài mới : Giới thiệu bài : ( 1’ ) Hoạt động 1 : Mở rộng vốn từ : Tổ quốc. ( 17’ ) Mục tiêu : giúp học sinh hiểu biết thêm về một số vị anh hùng dân tộc đã có công lao to lớn trong sự nghiệp bảo vệ đất nước Bài tập 1 Giáo viên cho học sinh mở VBT và nêu yêu cầu Giáo viên cho học sinh làm bài Cho 3 học sinh làm bài trên bảng và gọi học sinh đọc bài làm : Những từ cùng nghĩa với Tổ quốc Đất nước, nước nhà, non sông, giang sơn Những từ cùng nghĩa với bảo vệ Giữ gìn, gìn giữ Những từ cùng nghĩa với xây dựng Dựng xây, kiến thiết Bài tập 2 Giáo viên cho học sinh mở VBT và nêu yêu cầu Giáo viên nhắc học sinh : kể tự do, thoải mái và ngắn gọn những gì em biết về một số vị anh hùng, chú ý nói về công lao to lớn của các vị đó đối với sự nghiệp bảo vệ đất nước. Có thể kể về vị anh hùng các em đã biết qua các bài tập đọc, kể chuyện. Cũng có thể kể về vị anh hùng các em được biết qua đọc sách báo, sưu tầm ngoài nhà trường. Giáo viên cho học sinh làm bài Cho học sinh thi kể Hoạt động 2 : Dấu phẩy ( 17’ ) Mục tiêu : giúp học sinh tiếp tục ôn luyện về dấu phẩy Bài tập 3 Giáo viên cho học sinh mở VBT và nêu yêu cầu Giáo viên giảng thêm về anh hùng Lê Lai : Lê Lai quê ở Thanh Hoá, là một trong 17 người cùng Lê Lợi tham gia hội thề Lũng Nhai nấm. Năm 1419, ông giả làm Lê Lợi, phá vòng vâyvà bị giặc bắt. Nhờ sự hi sinh của ông, Lê Lợi cùng các tướng sĩ khác đã được thoát hiểm. Các con của ông là Lê Lô, Lê Lộ và Lê Lâm đều là tướng tài, có nhiều công lao và đều hi sinh vì việc nước Giáo viên cho học sinh làm bài Giáo viên cho học sinh gạch 1 gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi Khi nào? Gọi học sinh đọc bài làm : Bấy giờ, ở Lam Sơn có ông Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa. Trong những năm đầu, nghĩa quân còn yếu, thường bị giặc vây. Có lần, giặc vây rất ngặt, quyết bắt bằng được chủ tướng Lê Lợi. Hát Học sinh sửa bài Phương pháp : thi đua, động não Xếp các từ ngữ sau vào nhóm thích hợp: Học sinh làm bài Cá nhân Hãy viết vắn tắt những điều em biết về một vị anh hùng có công lao to lớn trong sự nghiệp bảo vệ đất nước để chuẩn bị cho bài nói về vị anh hùng đó Học sinh làm bài Cá nhân Phương pháp : thi đua, động não Đặt thêm dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu in nghiêng: HS làm bài trên bảng, cả lớp làm bài vào vở bài tập Nhận xét bài của bạn, chữa bài theo bài chữa của GV nếu sai Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài : Nhân hoá. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Ở đâu ?.
Tài liệu đính kèm: