Tập đọc Bàn tay cô giáo
I/ Mục tiêu :
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: cong cong, thoắt cái, toả, dập dềnh, rì rào, .,
- Biết ngắt nghỉ đúng nhịp giữa các dòng thơ, nghỉ hơi đúng giữa các khổ thơ.
- Biết đọc bài thơ với giọng ngạc nhiên, khâm phục
- Biết đọc thầm, nắm ý cơ bản
Tuần : 21 Thứ Tư, ngày . . . tháng . . . năm . . . . . . . Tiết : Lớp 3 Mĩ thuật ( Giáo viên chuyên dạy ) Tuần : 21 Thứ tư Tiết : Lớp 3 Tập đọc I/ Mục tiêu : Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: cong cong, thoắt cái, toả, dập dềnh, rì rào, ..., Biết ngắt nghỉ đúng nhịp giữa các dòng thơ, nghỉ hơi đúng giữa các khổ thơ. Biết đọc bài thơ với giọng ngạc nhiên, khâm phục Biết đọc thầm, nắm ý cơ bản Rèn kĩ năng đọc hiểu : Hiểu các từ ngữ trong bài và biết cách dùng từ mới: phô Hiểu nội dung chính của bài thơ: ca ngợi bàn tay kì diệu của cô giáo. Cô đã tạo ra biết bao điều lạ từ đôi bàn tay khéo léo. Học thuộc lòng bài thơ. II/ Chuẩn bị : GV : tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, bảng phụ viết sẵn những khổ thơ cần hướng dẫn hướng dẫn luyện đọc và Học thuộc lòng. HS : SGK. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : Ông tổ nghề thêu ( 4’ ) GV gọi 3 học sinh nối tiếp nhau kể lại câu chuyện : Ông tổ nghề thêu và trả lời những câu hỏi về nội dung bài Giáo viên nhận xét, cho điểm. Bài mới : Giới thiệu bài : ( 1’ ) Hoạt động 1 : luyện đọc ( 16’ ) Mục tiêu : giúp học sinh đọc đúng và đọc trôi chảy toàn bài. Biết ngắt nghỉ đúng nhịp giữa các dòng thơ, nghỉ hơi đúng giữa các khổ thơ Biết đọc bài thơ với giọng ngạc nhiên, khâm phục GV đọc mẫu bài thơ Giáo viên đọc mẫu bài thơ: giọng ngạc nhiên, khâm phục. Nhấn giọng những từ thể hiện sự nhanh nhẹn, khéo léo, mầu nhiệm của bàn tay cô giáo. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. GV hướng dẫn học sinh: đầu tiên luyện đọc từng dòng thơ, mỗi bạn đọc tiếp nối 2 dòng thơ Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài. Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi đúng, tự nhiên và thể hiện tình cảm qua giọng đọc. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng khổ thơ. Giáo viên nhắc nhở các em nghỉ hơi đúng; nhấn giọng từ ngữ biểu cảm và thể hiện tình cảm qua giọng đọc. GV giúp học sinh giải nghĩa thêm những từ ngữ học sinh chưa hiểu: phô Giáo viên giải nghĩa thêm những từ ngữ học sinh chưa hiểu Giáo viên gọi học sinh đọc khổ 1 Giáo viên : các em chú ý ngắt, nghỉ hơi đúng, tự nhiên sau các dấu câu, nghỉ hơi giữa các dòng thơ ngắn hơn giữa các khổ thơ. Giáo viên hướng dẫn học sinh ngắt giọng cho đúng nhịp, ý thơ Giáo viên cho học sinh đọc theo nhóm Giáo viên gọi từng tổ, mỗi tổ đọc tiếp nối 1 khổ thơ Cho cả lớp đọc bài thơ Hoạt động 2 : hướng dẫn tìm hiểu bài ( 9’ ) Mục tiêu : giúp học sinh nắm được những chi tiết quan trọng và diễn biến của bài thơ. Giáo viên cho học sinh đọc thầm cả bài thơ và hỏi: + Từ mỗi tờ giấy, cô giáo đã làm ra những gì ? + Hãy tả bức tranh cắt dán giấy của cô giáo. + Em hiểu hai dòng thơ cuối bài như thế nào ? + Bài thơ giúp em hiểu điều gì ? Giáo viên: Bàn tay cô giáo khéo léo, mềm mại, như có phép nhiệm màu. Cô đã tạo ra biết bao điều lạ và mang lại niềm vui cho các em học sinh. Các em say sưa theo dõi cô gấp giấy, cắt dán giấy để tạo nên cảmột quang cảnh biển thật đẹp lúc bình minh. Hoạt động 3 : học thuộc lòng bài thơ ( 8’ ) Mục tiêu : giúp học sinh học thuộc lòng bài thơ Bàn tay cô giáo. Giáo viên treo bảng phụ viết sẵn bài thơ, cho học sinh đọc. Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ Giáo viên hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ hơi đúng, tự nhiên và thể hiện tình cảm qua giọng đọc. Giáo viên xoá dần các từ, cụm từ chỉ để lại những chữ đầu của mỗi dòng thơ Giáo viên gọi từng dãy học sinh nhìn bảng học thuộc lòng từng dòng thơ. Gọi học sinh học thuộc lòng khổ thơ. Giáo viên tiến hành tương tự với khổ thơ còn lại. Giáo viên cho học sinh thi học thuộc lòng bài thơ: cho 2 tổ thi đọc tiếp sức, tổ 1 đọc trước, tiếp đến tổ 2, tổ nào đọc nhanh, đúng là tổ đó thắng. Giáo viên cho học sinh thi học thuộc cả khổ thơ qua trò chơi : “Hái hoa”: học sinh lên hái những bông hoa mà Giáo viên đã viết trong mỗi bông hoa tiếng đầu tiên của mỗi khổ thơ Giáo viên cho học sinh thi đọc thuộc lòng cả bài thơ. Giáo viên cho lớp nhận xét chọn bạn đọc đúng, hay Hát Học sinh nối tiếp nhau kể Phương pháp : Trực quan, diễn giải, đàm thoại Học sinh lắng nghe. Học sinh đọc tiếp nối 1- 2 lượt bài. Học sinh đọc tiếp nối 1 - 2 lượt bài HS giải nghĩa từ trong SGK. Cá nhân 4 học sinh đọc Mỗi tổ đọc tiếp nối Đồng thanh Phương pháp : thi đua, giảng giải, thảo luận Học sinh đọc thầm Từ một tờ giấy trắng, thoắt một cái cô đã gấp xong một chiếc thuyền cong cong rất xinh; với một tờ giấy đỏ, bàn tay mềm mại của cô đã làm ra một mặt trời với nhiều tia nắng toả; thêm một tờ giấy xanh, cô cắt rất nhanh, tạo ra một mặt nước dập dềnh, những làn sóng lượn quanh thuyền. Một chiếc thuyền trắng rất xinh dập dềnh trên mặt biển xanh. Mặt trời đỏ ối phô những tia nắng hồng. Đó là cảnh biển biếc lúc bình minh. Đó là một bức tranh miêu tả cảnh đẹp của biển trong buổi sáng bình minh. Mặt biển dập dềnh, một chiếc thuyền trắng đậu trên mặt biển, những làn sóng vỗ nhẹ quanh mạn thuyền. Phía trên, một vầng mặt trời đỏ ối đang toả ngàn tia nắng vàng rực rỡ Học sinh phát biểu ý kiến theo suy nghĩ: Cô giáo rất khéo tay. / bàn tay cô giáo như có phép màu. / Bàn tay cô giáo tạo nên bao điều lạ Học sinh phát biểu ý kiến theo suy nghĩ Phương pháp : Thực hành, thi đua HS Học thuộc lòng theo sự hướng dẫn của GV Mỗi học sinh tiếp nối nhau đọc 2 dòng thơ đến hết bài. Cá nhân Học sinh mỗi tổ thi đọc tiếp sức Học sinh hái hoa và đọc thuộc cả khổ thơ. 2 - 3 học sinh thi đọc Lớp nhận xét Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) Về nhà tiếp tục Học thuộc lòng cả bài thơ. GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài : Người trí thức yêu nước Tuần : 21 Thứ tư Tiết : Lớp 3 Toán I/ Mục tiêu : Kiến thức: giúp học sinh : Biết trừ nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm có đến bốn chữ số. Củng cố về thực hiện phép trừ các số có đến bốn chữ số và giải bài toán bằng 2 phép tính. Kĩ năng: học sinh thực hiện các phép tính nhanh, đúng, chính xác. Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo II/ Chuẩn bị : GV : Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giải bài tập HS : vở bài tập Toán 3 III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : Phép trừ các số trong phạm vi 10 000 ( 4’ ) GV sửa bài tập sai nhiều của HS Nhận xét vở HS Các hoạt động : Giới thiệu bài: Luyện tập ( 1’ ) Hướng dẫn thực hành: Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện trừ nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm ( 25’ ) Mục tiêu : giúp học sinh biết trừ nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm có đến bốn chữ số. Củng cố về thực hiện phép trừ các số có đến bốn chữ số và giải bài toán bằng 2 phép tính Bài 1 : Tính nhẩm: GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên viết lên bảng phép trừ 9000 – 7000 và yêu cầu học sinh tính nhẩm Giáo viên giới thiệu cách trừ nhẩm: 9 nghìn - 7 nghìn = 2 nghìn. Vậy 9000 – 7000 = 2000 Giáo viên cho học sinh nêu lại cách trừ nhẩm. Giáo viên cho học sinh tự làm bài GV cho học sinh sửa bài Giáo viên cho lớp nhận xét Bài 2: Đặt tính rồi tính: GV gọi HS đọc yêu cầu + Khi đặt tính ta cần lưu ý điều gì ? GV cho HS tự đặt tính rồi tính kết quả GV cho 3 dãy cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. GV gọi HS nêu lại cách đặt tính và cách tính GV Nhận xét Bài 3: GV gọi HS đọc đề bài GV hỏi : + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? + Bài toán này thuộc dạng gì ? Yêu cầu HS làm bài theo 2 cách. Gọi học sinh lên sửa bài: Cách 1: Số ki-lô-gam cá còn lại sau khi bán buổi sáng là: 3650 – 1800 = 1850 ( kg ) Số ki-lô-gam cá còn lại sau khi bán buổi chiều là: 1850 – 1150 = 700 ( kg ) Đáp số: 700 kg Cách 2: Số ki-lô-gam cá cả hai buổi bán được là: 1800 + 1150 = 2950 ( kg ) Số ki-lô-gam cá quầy đó còn lại là: 3650 – 2950 = 700 ( kg ) Đáp số: 700 kg Hát Phương pháp : thi đua, trò chơi HS đọc Học sinh tự nêu cách tính nhẩm. HS nêu lại cách trừ nhẩm HS làm bài Học sinh sửa bài HS đọc. Ta đặt tính sao cho hàng đơn vị thẳng hàng với đơn vị, chục thẳng hàng với chục, trăm thẳng hàng với trăm, hàng nghìn thẳng cột với hàng nghìn. HS làm bài HS thi đua sửa bài Học sinh nêu Học sinh đọc Một quầy bán thực phẩm có 3650kg cá, buổi sáng bán được 1800kg cá, buổi chiều bán được 1150kg cá. Hỏi quầy đó còn bao nhiêu ki-lô-gam cá ? Bài toán này thuộc dạng bài toán giải bằng hai phép tính 1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vở. Lớp nhận xét Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị : Luyện tập chung. Tuần : 21 Thứ tư Tiết : Lớp 3 Luyện từ và câu I/ Mục tiêu : Kiến thức: tiếp tục học về nhân hoá. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Ở đâu ? Kĩ năng : Học sinh nắm được 3 cách nhân hoá. Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi Ở đâu ?, tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ở đâu ?, trả lời đúng các câu hỏi. Thái độ : thông qua việc mở rộng vốn từ, các em yêu thích môn Tiếng Việt. II/ Chuẩn bị : GV : bảng phụ viết nội dung ở BT1, 2, 3. HS : VBT. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : ( 4’ ) Mở rộng vốn từ : Tổ quốc. Dấu phẩy Giáo viên cho học sinh sửa lại bài tập đã làm. Giáo viên nhận xét, cho điểm Nhận xét bài cũ Bài mới : Giới thiệu bài : ( 1’ ) Hoạt động 1 : Nhân hoá. ( 17’ ) Mục tiêu : giúp học sinh nắm được 3 cách nhân hoá Bài tập 1 Giáo viên cho học sinh mở VBT và nêu yêu cầu phần a Giáo viên cho học sinh đọc thầm bài thơ để tìm những sự vật được nhân hoá Giáo viên giải thích: “loè”, “soi sáng” không phải là từ chỉ hành động của người Giáo viên cho học sinh làm bài Cho 3 học sinh làm bài trên bảng và gọi học sinh đọc bài làm : Tên sự vật được nhân hoá Cách nhân hoá Các sự vật được gọi bằng Các sự vật được tả bằng những từ ngữ Mặt trời ông bật lửa Mây chị kéo đến Trăng sao trốn Đất nóng lòng chờ đợi, hả hê uống nước Mưa xuống Sấm ông vỗ tay cười Giáo viên hỏi: + Qua bài tập trên, các em thấy có mấy cách nhân hoá sự vật ? Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu phần b Giáo viên cho học sinh làm bài Giáo viên gọi học sinh đọc bài làm : Trong câu Xuống đi nào,mưa ơi! tác giả nói với mưa thân mật như với một người bạn. Hoạt động 2 : Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Ở đâu ? ( 17’ ) Mục tiêu : giúp học sinh tiếp tục ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi Ở đâu?, tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ở đâu?, trả lời đúng các câu hỏi Bài tập 2 Giáo viên cho học sinh mở VBT và nêu yêu cầu Giáo viên cho học sinh làm bài Giáo viên cho học sinh gạch 1 gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi Ở đâu ? Giáo viên gọi học sinh đọc bài làm : Trần Quốc Khái quê ở huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây Ông học được nghề thêu ở Trung Quốc trong một lần đi sứ Để tưởng nhớ công lao của Trần Quốc Khái, nhân dân lập đền thờ ở quê hương ông. Bài tập 3 Giáo viên cho học sinh mở VBT và nêu yêu cầu Giáo viên cho học sinh làm bài Gọi học sinh đọc bài làm : Câu chuyện kể trong bài diễn ra vào thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, ở chiến khu. Giáo viên nói rõ thêm: chiến khu Bình – Trị – Thiên Trên chiến khu, các chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi sống ở trong lán Vì lo cho các chiến sĩ nhỏ tuổi, trung đoàn trưởng khuyên họ trở về sống với gia đình. Hát Học sinh sửa bài Phương pháp : thi đua, động não Đọc bài thơ và ghi vào chỗ trống trong bảng dưới đây: Trong bài thơ, có 6 sự vật được nhân hoá: mặt trời, mây, trăng sao, đất, mưa, sấm Học sinh làm bài Cá nhân Có 3 cách nhân hoá: Gọi sự vật bằng từ dùng để gọi con người: ông, chị Tả bằng những từ dùng để tả người: bật lửa, kéo đến, trốn, nóng lòng chờ đợi, hả hê uống nước, xuống, vỗ tay cười Nói với sự thân mật như nói với con người: goi mưa xuống thân ái như gọi một người bạn. Phương pháp : thi đua, động não Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Ở đâu?” Học sinh làm bài Cá nhân Đọc lại bài tập đọc Ở lại với chiến khu và trả lời câu hỏi: HS làm bài trên bảng, cả lớp làm bài vào vở bài tập Nhận xét bài của bạn, chữa bài theo bài chữa của GV nếu sai Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài : Nhân hoá. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Ở đâu ?.
Tài liệu đính kèm: