Thể dục Bài 32 : Ôn tập RLTT và kỹ năng vận động cơ bản Đội hình đội ngũ
I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh
-Ôn tập hợp hàng ngang,dóng hàng,đi vượt chướng ngại vật,đi chuyển hướng phải,trái.Yêu
cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
-Trò chơi Con Cóc là cậu ông Trời.Yêu cầu biết cách chơi và tham gia vào trò chơi tương đối
chủ động
II/ ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN:
- Địa điểm : Sân trường . 1 còi
Tuần : 16 Thứ Năm, ngày . . . tháng . . . năm . . . . . . . Tiết : Lớp 3 Thể dục I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh -Ôn tập hợp hàng ngang,dóng hàng,đi vượt chướng ngại vật,đi chuyển hướng phải,trái.Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác. -Trò chơi Con Cóc là cậu ông Trời.Yêu cầu biết cách chơi và tham gia vào trò chơi tương đối chủ động II/ ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN: - Địa điểm : Sân trường . 1 còi III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP: NỘI DUNG ĐỊNH LƯỢNG PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC I/ MỞ ĐẦU GV: Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học HS đứng tại chỗ vổ tay và hát HS chạy một vòng trên sân tập Trò chơi: Tìm người chỉ huy Kiểm tra bài cũ : 4 HS Nhận xét II/ CƠ BẢN: a.Ôn tập hợp hàng ngang,dóng hàng,điểm số. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện tập Nhận xét *Các tổ luyện tập ĐHĐN Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh Nhận xét b.Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp và đi chuyển hướng phải,trái Giáo viên hướng dẫn và tổ chức học sinh luyện tập Nhận xét c.Trò chCon Cóc là cậu ông Trời Giáo viên hướng dẫn và tổ chức cho HS chơi Nhận xét III/ KẾT THÚC: HS đứng tại chỗ vổ tay hát Hệ thống lại bài học và nhận xét giờ học - Về nhà luyện tập bài TD phát triển chung 5p 27p 9p 2-3lần 10p 8p 4p Đội Hình * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * GV Đội hình học tập * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * GV Đội Hình xuống lớp * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * GV Tuần : 16 Thứ Năm Tiết : Lớp 3 Toán I/ Mục tiêu : Kiến thức: giúp học sinh biết cách tính giá trị của các biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia. Áp dụng cách tính giá trị của biểu thức để nhận xét giá trị đúng, sai của biểu thức. Kĩ năng: học sinh tính nhanh, chính xác. Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo II/ Chuẩn bị : GV : đồ dùng dạy học : trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập HS : vở bài tập Toán 3. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : Tính giá trị của biểu thức ( 4’ ) GV sửa bài tập sai nhiều của HS Nhận xét vở HS Các hoạt động : Giới thiệu bài : Tính giá trị của biểu thức ( tiếp theo ) (1’) Hoạt động 1 : Giáo viên nêu quy tắc tính giá trị của các biểu thức ( 8’ ) Mục tiêu : giúp học sinh biết quy tắc tính giá trị của biểu thức có phép tính cộng, trừ, nhân, chia Phương pháp : giảng giải, đàm thoại, quan sát GV viết lên bảng : 60 + 35 : 5 và yêu cầu HS đọc. + Các phép tính có trong biểu thức 60 + 35 : 5 là phép tính gì ? Giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ tính : 60 + 35 : 5 Giáo viên cho học sinh nêu lại cách làm Giáo viên chốt : Muốn tính giá trị của biểu thức 60 + 35 : 5 ta lấy 35 chia 5 trước rồi lấy 60 cộng với 7 được 75 Quy tắc : Nếu trong biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước, rồi thực hiện các phép tính cộng, trừ sau. Cho học sinh nêu quy tắc GV viết lên bảng : 86 – 10 x 4 và yêu cầu đọc. Giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ tính : 86 – 10 x 4 Giáo viên cho học sinh nêu lại cách làm Giáo viên chốt : Muốn tính giá trị của biểu thức 86 – 10 x 4 ta lấy 10 nhân 4 bằng 40 trước rồi lấy 86 trừ đi 40 được 46 Hoạt động 2: thực hành ( 8’ ) Mục tiêu : giúp học sinh biết tính nhẩm giá trị của biểu thức dạng có phép tính cộng, trừ, nhân, chia. Áp dụng cách tính giá trị của biểu thức để nhận xét giá trị đúng, sai của biểu thức Phương pháp : thi đua, trò chơi Bài 1 : Viết vào chỗ chấm cho thích hợp : GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên viết mẫu 1 biểu thức : 172 + 10 x 2 Giáo viên cho học sinh nêu cách làm Giáo viên cho học sinh tự làm bài Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả Giáo viên cho lớp nhận xét Bài 2 : Đúng ghi Đ, sai ghi S : GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên hướng dẫn học sinh làm theo thứ tự : Trước hết xác định phép tính cần thực hiện trước Tính ra kết quả Thực hiện tiếp phép tính còn lại So sánh với giá trị biểu thức đã ghi trong bài để biết đúng hay sai rồi ghi Đ hoặc S vào ô trống. GV gọi HS làm bài GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. GV gọi HS nêu lại cách thực hiện Giáo viên cho học sinh nêu nguyên nhân của các biểu thức bị tính sai Giáo viên cho học sinh thực hiện lại các biểu thức cho đúng . GV Nhận xét Bài 3 : GV gọi HS đọc đề bài. + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? Yêu cầu HS làm bài. Gọi học sinh lên sửa bài. Giáo viên nhận xét. Hát HS đọc Các phép tính có trong biểu thức 60 + 35 : 5 là phép tính cộng và chia Học sinh suy nghĩ, tính và nêu kết quả 60 + 35 : 5 = 60 + 7 = 67 Cá nhân HS đọc Học sinh suy nghĩ, tính và nêu kết quả Học sinh nêu HS đọc Học sinh nêu : Muốn tính giá trị của biểu thức 172 + 10 x 2 ta lấy 10 nhân 2 bằng 20 trước rồi lấy 172 cộng 20 được 192 HS làm bài Cá nhân Lớp nhận xét Học sinh đọc Học sinh lắng nghe. Học sinh làm bài. Học sinh thi đua sửa bài HS nêu Do thực hiện sai quy tắc ( tính từ trái sang phải mà không thực hiện phép nhân, chia trước, cộng, trừ sau ) Học sinh thực hiện lại Lớp Nhận xét HS đọc Có 24 bạn nam và 21 bạn nữ, các bạn đứng xếp thành 5 hàng đều nhau. Hỏi mỗi hàng có bao nhiêu bạn? Học sinh làm bài HS sửa bài. Lớp nhận xét Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị : bài Luyện tập Tuần : 16 Thứ Năm Tiết : Lớp 3 Tập viết I/ Mục tiêu : Kiến thức : củng cố cách viết chữ viết hoa M Viết tên riêng : Mạc Thị Bưởi bằng chữ cỡ nhỏ. Viết câu ứng dụng : Một cây làm chẳng nên non / Ba cây chụm lại nên hòn núi cao bằng chữ cỡ nhỏ. Kĩ năng : Viết đúng chữ viết hoa M, viết đúng tên riêng, câu ứng dụng viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ trong vở Tập viết. Thái độ : Cẩn thận khi luyện viết, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt II/ Chuẩn bị : GV : chữ mẫu M, tên riêng : Mạc Thị Bưởi và câu ca dao trên dòng kẻ ô li. HS : Vở tập viết, bảng con, phấn III/ Các hoạt động : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Ổn định: ( 1’ ) Bài cũ : ( 4’ ) Bài mới: Giới thiệu bài : ( 1’ ) Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết trên bảng con Mục tiêu : giúp học sinh viết chữ viết hoa M, viết tên riêng, câu ứng dụng Phương pháp : quan sát, thực hành, giảng giải Luyện viết chữ hoa GV gắn chữ M trên bảng + Chữ M được viết mấy nét ? + Độ cao chữ M hoa gồm mấy li ? Giáo viên chốt lại, vừa nói vừa chỉ vào chữ M hoa và nói : chữ M hoa cao 2 li rưỡi, gồm 4 nét Giáo viên viết chữ M, T, B hoa cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp cho học sinh quan sát vừa viết vừa nhắc lại cách viết. Giáo viên cho HS viết vào bảng con Chữ M hoa cỡ nhỏ : 2 lần Chữ T, B hoa cỡ nhỏ : 2 lần Giáo viên nhận xét. Luyện viết từ ngữ ứng dụng ( tên riêng ) GV cho học sinh đọc tên riêng : Mạc Thị Bưởi Giáo viên giới thiệu : Mạc Thị Bưởi quê ở Hải Dương là một nữ du kích hoạt động ở vùng địch tạm chiếm trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Bị địch bắt, tra tấn dã man, chị vẫn không khai. Bọn giặc tàn ác đã cắt cổ chị. Giáo viên cho học sinh quan sát và nhận xét các chữ cần lưu ý khi viết. + Trong từ ứng dụng, các chữ có chiều cao như thế nào ? + Khoảng cách giữa các con chữ như thế nào ? + Đọc lại từ ứng dụng GV viết mẫu tên riêng theo chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp, lưu ý cách nối giữa các con chữ và nhắc học sinh Mạc Thị Bưởi là tên riêng nên khi viết phải viết hoa 3 chữ cái đầu M, T, B Giáo viên cho HS viết vào bảng con từ Mạc Thị Bưởi 2 lần Giáo viên nhận xét, uốn nắn về cách viết. Luyện viết câu ứng dụng GV viết câu tục ngữ mẫu và cho học sinh đọc : Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao + Câu tục ngữ ý nói gì ? Giáo viên chốt : câu tục ngữ khuyên con người phải đoàn kết. Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh. + Các chữ đó có độ cao như thế nào ? + Câu tục ngữ có chữ nào được viết hoa ? Giáo viên yêu cầu học sinh Luyện viết trên bảng con chữ Một, Ba. Giáo viên nhận xét, uốn nắn Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết ( 16’ ) Mục tiêu : học sinh viết vào vở Tập viết chữ viết hoa M, viết tên riêng, câu ứng dụng Phương pháp : thực hành Giáo viên : trước khi viết bài, cô sẽ cho các em tập những động tác giúp cho các em bớt mệt mỏi và sau đó sẽ viết chữ đẹp hơn Viết mãi mỏi tay Ngồi mãi mỏi lưng Thể dục thế này Là hết mệt mỏi Gọi 1 HS nhắc lại tư thế ngồi viết Giáo viên nêu yêu cầu : + Viết chữ M : 1 dòng cỡ nhỏ + Viết chữ T, B : 1 dòng cỡ nhỏ + Viết tên Mạc Thị Bưởi: 2 dòng cỡ nhỏ + Viết câu tục ngữ : 2 lần Cho học sinh viết vào vở. GV quan sát, nhắc nhở HS ngồi chưa đúng tư thế và cầm bút sai, chú ý hướng dẫn các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ, trình bày câu tục ngữ theo đúng mẫu. Chấm, chữa bài Giáo viên thu vở chấm nhanh khoảng 5 – 7 bài Nêu nhận xét về các bài đã chấm để rút kinh nghiệm chung Thi đua : Giáo viên cho 4 tổ cử đại diện lên thi đua viết câu : “ Mẹ tròn con vuông” Nhận xét, tuyên dương học sinh viết đẹp. Hát ( 18’ ) Học sinh quan sát, thảo luận nhóm đôi 4 nét: Nét cong trái, nét sổ thẳng, nét lượn phải và nét thẳng cong phải Độ cao chữ M hoa gồm 2 li rưỡi Học sinh lắng nghe Học sinh viết bảng con Cá nhân Học sinh quan sát và nhận xét. Trong từ ứng dụng, các chữ M, T, B, h cao 2 li rưỡi, chữ a, c, i, ư, ơ cao 1 li. Khoảng cách giữa các con chữ bằng một con chữ o Cá nhân Học sinh viết bảng con Cá nhân Học sinh trả lời Chữ M, B, y, h, g, l, cao 2 li rưỡi Chữ t cao 1 li rưỡi Chữ ô, â, a, m, ă, n, ê, n, o, c, u, i cao 1 li Câu tục ngữ có chữ Một, Ba được viết hoa Học sinh viết bảng con Học sinh tập thể dục Học sinh nhắc : khi viết phải ngồi ngay ngắn thoải mái : Lưng thẳng Không tì ngực vào bàn Đầu hơi cuối Mắt cách vở 25 đến 35 cm Tay phải cầm bút, tay trái tì nhẹ lên mép vở để giữ Hai chân để song song, thoải mái. HS viết vở Cử đại diện lên thi đua Cả lớp viết vào bảng con Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Luyện viết thêm trong vở tập viết để rèn chữ đẹp. Chuẩn bị : bài : ôn chữ hoa N Tuần : 16 Thứ Năm Tiết : Lớp 3 Tự nhiên xã hội I/ Mục tiêu : Kiến thức : giúp HS có khả năng phân biệt sự khác nhau giữa làng quê và đô thị. Liên hệ với cuộc sống và sinh hoạt của nhân dân địa phương. Kĩ năng : HS kể tên được một số phong cảnh, công việc, đặc trưng ở làng quê và đô thị. Thái độ : HS thêm yêu quý và gắn bó với nơi mình đang sống. GDBVMT : HS nhận ra sự khác biệt giữa môi trường sống ở làng quê và đô thị II/ Chuẩn bị: Giáo viên : Hình vẽ trang 62, 63 SGK Học sinh : SGK. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : Hoạt động công nghiệp, thương mại Kể về hoạt động công nghiệp ở nơi các em đang sống. Giáo viên nhận xét, đánh giá. Nhận xét bài cũ Các hoạt động : Giới thiệu bài : ( 1’ ) Làng quê và đô thị Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm ( 7’ ) Mục tiêu : Tìm hiểu về phong cảnh, nhà cửa, đường sá ở làng quê và đô thị. Phương pháp : quan sát, giảng giải Cách tiến hành : Giáo viên chia lớp thành các nhóm, yêu cầu mỗi nhóm quan sát các hình trang 62, 63 SGK và thảo luận, nêu rõ sự khác nhau giữa làng quê và đô thị. Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Làng quê Đô thị Phong cảnh Nhiều cây cối, ruộng vườn Chật hẹp, ít cây cối Nhà cửa Nhà mái ngói có vườn cây nuôi động vật Nhà cao tầng không có vườn cây nuôi động vật Đường sá Đường làng, bờ ruộng Đường bê tông, lát gạch, đường nhựa Hoạt động giao thông Chủ yếu là đi bộ, ít xe cộ chỉ có xe bò, máy cày, xe đạp Nhiều xe cộ, nhất là xe máy, nhiều khi tắc đường. Hoạt động sinh sống chủ yếu của nhân dân. Làm ruộng, trồng rau, nuôi lợn, gà Làm việc ở các nhà máy, xí nghiệp, bán hàng Kết luận + GDBVMT : Ở làng quê, người dân thường sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi chài lưới và các nghề thủ công,; xung quanh nhà thường có vườn cây, chuồng trại,; đường làng nhỏ, ít người và xe cộ qua lại. Ở đô thị, người dân thường đi làm trong các công sở, cửa hàng, nhà máy,; nhà ở tập trung san sẻ đường phố có nhiều người và xe cộ đi lại. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm ( 7’ ) Mục tiêu : học sinh kể được tên những nghề nghiệp mà người dân ở làng quê và đô thị thường làm. Phương pháp : thảo luận, giảng giải Cách tiến hành : Giáo viên chia lớp thành các nhóm, yêu cầu mỗi nhóm căn cứ vào kết quả thảo luận ở hoạt động 1 để tìm ra sự khác biệt về nghề nghiệp của người dân ở làng quê và đô thị. Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Nghề nghiệp ở làng quê Nghề nghiệp ở đô thị Trồng trọt, làm ruộng, chăn nuôi, đánh cá, làm các nghề thủ công Buôn bán, xây dựng, kĩ sư xây dựng, kĩ thuật viên Giáo viên nhận xét. Kết luận : Ở làng quê, người dân thường sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi chài lưới và các nghề thủ công,. Ở đô thị, người dân thường đi làm trong các công sở, cửa hàng, nhà máy,. Hoạt động 3: vẽ tranh ( 7’ ) Mục tiêu : Khắc sâu và tăng thêm hiểu biết của học sinh về đất nước. Phương pháp : quan sát, thực hành Cách tiến hành : Giáo viên nêu chủ đề: Hãy vẽ về thành phố ( thị xã ) quê em Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ tranh giới thiệu bất kì một phong cảnh nào nơi em sinh sống và nghề nghiệp đặc trưng ở làng quê mình Giáo viên gợi ý : Vẽ cảnh gì ? Ở đâu ? Nơi đó có những ai, những nhân vật nào ? Con người ở đó làm nghề gì ? Phát cho mỗi nhóm một tờ giấy lớn yêu cầu mỗi nhóm trình bày tranh theo cách nghĩ và thảo luận của từng nhóm Giáo viên chấm điểm cho các nhóm và khen nhóm làm tốt nhất Giáo viên nhận xét. Hát ( 4’ ) Học sinh kể Học sinh quan sát và thảo luận Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình Các nhóm khác nghe và bổ sung. Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình Các nhóm khác nghe và bổ sung. Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. Học sinh tiến hành vẽ Học sinh trình bày về bức tranh của mình. Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị : bài 33 : An toàn khi đi xe đạp .
Tài liệu đính kèm: