TẬP LÀM VĂN
Tiết 10:
Bài dạy KỂ VỀ NGƯỜI THÂN
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: -Dựa vào các câu hỏi kể lại một cách chân thật, tự nhiên về ông bà hoặc
người thân.
2.Kỹ năng: -Biết viết lại câu kể thành một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu.
3.Thái độ: -GD các em ham thích học tiếng việt.
II.Đồ dùng dạy học:
*GV: -Bảng ghi các câu hỏi bài tập 1.
*HS: -SGK, các đồ dùng cần thiết cho hs.
III. Phương pháp: Quan sát, hỏi đáp, giảng giải, gợi mở, thục hành, luyện tập.
Thứ 6 ngày 29 tháng 10 năm 2010 TẬP LÀM VĂN Tiết 10: Bài dạy KỂ VỀ NGƯỜI THÂN I.Mục tiêu: 1.Kiến thức: -Dựa vào các câu hỏi kể lại một cách chân thật, tự nhiên về ông bà hoặc người thân. 2.Kỹ năng: -Biết viết lại câu kể thành một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu. 3.Thái độ: -GD các em ham thích học tiếng việt. II.Đồ dùng dạy học: *GV: -Bảng ghi các câu hỏi bài tập 1. *HS: -SGK, các đồ dùng cần thiết cho hs. III. Phương pháp: Quan sát, hỏi đáp, giảng giải, gợi mở, thục hành, luyện tập. IV.Các hoạt động dạy học: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 4’ 1’ 30’ 4’ A.Kiểm tra bài cù: -Kiểm tra vở bài tập của một số hs. -GV nhận xét cho điểm hs. B.Dạy học bài mới: 1.Giới thiệu bài: Trong giờ tập làm văn tuần này, các em dựa vào các câu hỏi kể lại một cách chân thật, tự nhiên về ông bà hoặc người thân. Sâu đó các em viết lại các câu kể thành một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu. *Ghi đề bài lên bảng. 2.Hướng dẫn làm bài tập: *Bài 1: (Làm miệng) -Gọi 1 hs đọc yêu cầu. -GV nhắc; Các câu hỏi trong bài chỉ là gợi ý. Yêu cầu của bài tập là kể chữ không phải trả lời câu hỏi. -Gọi 1 hs làm mẫu, gv hỏi từng câu cho hs trả lời. -Yêu cầu hs làm việc theo cặp. -Gọi hs trình bày trước lớp, nghe và chính sửa lỗi cho hs. *Bài 2: -Yêu cầu hs viết bài vào vbt. -Chú ý nhắc các em viết câu văn liền mạch. Cuối câu có dấu chấm. Chữ đầu câu phải viết hoa, viết xong các con phải đọc lại bài , phát hiện và sử những chỗ sai. -Gọi một vài hs đọc lại bài viết của mình. -Nhận xét và cho điểm hs. 3.Củng cố – Dặn dò: -Nhận xét tiết học. -Dặn dò: Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau. -Thực hiện yêu cầu của gv. -Đọc đề bài. -Theo dõi. -Trả lời. Ví dụ: Ông của em năm nay đã ngoài 70 tuổi. Ông từng là một công nhân mỏ. Ôâng rất yêu quý em. Hằng ngày ông dạy em học bài rồi lại chơi trò chơi với em. Ông còn khuyên em chăm chỉ học tập. -Từng cặp hs hỏi đáp với nhau theo các câu hỏi của bài. -Một số hs trình bày, cả lớp theo dõi và nhận xét. -Viết bài. -Theo dõi và thực hiện yêu cầu. -Đọc bài viết trước lớp, cả lớp nghe và nhận xét. * Bổ sung, rút kinh nghiệm: TOÁN Tiết 50: Bài dạy : 51 – 15 I. Mục tiêu: 1.Kiến thức: -Biết cách thực hiện phép trừ có nhớ dạng 51 - 15 2.Kỹ năng: -Áp dụng để giải các bài toán có liên quan (tìm x, tìm hiệu). -Củng cố tên gọi các thành phần và kết quả trong phép tính trừ. -Củng cố biểu tượng về hình tam giác. 3.Thái độ: -Yêu thích môn Toán. Tính đúng nhanh, chính xác II.Phương pháp : -Trực quan – Quan sát, Thảo luận - Đàm thoại, Phân tích, Luyện tập III.Chuẩn bị *GV: -Que tính, bảng cài. *HS: -VBT, Que tính, bảng con. IV.Các hoạt động dạy- học: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 4’ 1’ 15’ 15’ 3’ A.Kiểm tra bài cũ : -Gọi 2 HS lên bảng thực hiện các yêu cầu sau: -Nhận xét và cho điểm HS. B.Dạy học bài mới: 1.Giới thiệu bài: Trong tiết học toán hôm nay, chúng ta cùng nhau học về cách thực hiện phép trừ dạng 51 – 15 và giải các bài toán có liên quan. *Ghi đề bài lean bảng. 2.Giới thiệu phép trừ 51 – 15: *Bước 1: Nêu vấn đề. *Nêu bài toán : Có 51 que tính, bớt 15 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính? +Muốn biết còn bao nhiêu que tính ta làm như thế nào ? *Viết lên bảng: 51 – 15 = ? Bước 2: Tìm kết quả. -Yêu cầu HS lấy 5 bó que tính và 1 que tính rời. -Yêu cầu 2 em ngồi cạnh nhau cùng thảo luận để tìm cách bớt đi 15 que tính và nêu kết quả -Yêu cầu HS nêu cách bớt. 51 que tính bout đi 15 que tính còn bao nhiêu que tính ? -Vậy 51 trừ 15 bằng bao nhiêu ? *Viết lên bảng: 51 – 15 = 36 *Bước 3: Đặt tính và thực hiện phép tính. - Gọi 1 HS lên bảng đặt tính và thực hiện tính. Hỏi: Em đã đặt tính như thế nào ? -Hỏi các em thực hiện tính như thế nào? -Yêu cầu một số HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính. 3.Luyện tập, thực hành: *Bài 1: -Yêu cầu HS tự làm bài vào Vở bài tập. Gọi 3 HS lên bảng làm bài. -Yêu cầu HS nhận xét bài của bạn. -Yêu cầu nêu cách tính của 81–46; 51–19; 61-25 -Nhận xét và cho điểm HS. *Bài 2: -Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài. *Hỏi: Muốn tính hiệu khi biết số bị trừ và số trừ ta làm thế nào? -Yêu cầu HS tự làm bài. Gọi 3 HS lên bảng. -Yêu cầu 3 HS lên bảng lần lượt nêu cách đặt tính và thực hiện từng phép tính. - GV và học sinh nhận xét . *Bài 3: -Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài. -Yêu cầu HS nhắc lại cách tìm số hạng trong một tổng sau đó cho HS tự làm bài. -GV nhận xét. *Bài 4: -Vẽ mẫu lên bảng và hỏi: Mẫu vẽ hình gì ? -Muốn vẽ được hình tam giác chúng ta phải nối mấy điểm với nhau ? -Yêu cầu HS tự vẽ hình. - GV nhận xét 4.Củng cố – Dặn dò: -Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính 51 – 15 -Nhận xét tiết học. -Dặn do:ø Về nhà ôn tập cách trừ phép trừ có nhớ dạng 51 – 15 (có thể cho một vài phép tính để HS làm ở nhà) +HS 1: Đặt tính rồi tính: 71 – 6 và nêu cách thực hiện phép tính. +HS 2: Tìm x: x + 7 = 51. Nêu cách thực hiện phép tính 51 - 7 - Nghe. Nhắc lại bài toán. Tự phân tích bài toán. - Thực hiện phép trừ 51 - 15 -Lấy que tính và nói: Có 51 que tính -Thao tác với que tính và trả lời, còn 36 que tính. - Nêu cách bớt. -Còn 36 que tính. -51 trừ 15 bằng 36 . 51 - 15 36 -Viết 51 rồi viết 15 dưới 51 sao cho 5 thẳng cột đơn vị, 1 thẳng cột chục. Viết dấu – và kẻ gạch ngang. -Thực hiện từ phải sang trái, nghĩa là 1 không trừ được 5, lấy 11 trừ 5 bằng 6, viết 6, nhớ 1. 1 thêm 1 bằng 2, 5 trừ 2 bằng 3, viết 3. -HS nêu. -HS làm bài -HS nhận xét bài của bạn. 2 HS ngồi cạnh đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. -3 HS lên bảng lần lượt trả lời. -Đọc yêu cầu. - Lấy số bị trừ trừ đi số trừ. - HS làm bài. Cả lớp nhận xét bài các bạn trên bảng. -HS thực hiện và nêu cách đặt tính. 81 51 91 - 44 - 25 - 9 37 26 82 -Đọc yêu cầu. -Nhắc lại quy tắc và làm bài. 3HS lên bảng ,cả lớp làm vào vở . HS nhận xét bài bạn làm. X + 16 = 41 ; x +34 = 81 X = 41 - 16 ; x = 81 - 34 X = 25 x = 47 19 + x = 61 x = 61 - 19 x = 42 -Hình tam giác. -Nối 3 điểm với nhau. -Vẽ hình. 2 HS ngồi cạnh đổi chéo vở để kiểm tra lẫn nhau. - HS nêu. *Bổ sung - Rútkinh nghiệm : TỰ NHIÊN XÃ HỘI Tiết 10: Bài dạy: ÔN TẬP CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ I.Mục tiêu : 1.Kiến thức: -Nhớ lại và khắc sâu một số kiến thức về hoạt động của cơ quan vận động và cơ quan tiêu hoá đã được học. 2.Kỹ năng: -Nhớ lại và khắc sâu một số kiến thức về vệ sinh ăn, uống đã học để hình thành thói quen: Ăn sạch, uống sạch, ở sạch. -Củng cố các hành vi cá nhân về : Vệ sinh cá nhân, hoạt động cá nhân 3.Thái độ: -GD các em biết ăn ở sạch sẽ. II.Phương pháp : -Quan sát, hỏi đáp, luyện tập, giảng giải, trò chơi, Thảo luận. III.Chuẩn bị: *GV: Các hình vẽ trong SGK, phiếu bài tập, phần thưởng, các câu hỏi. *HS: VBT IV.Các hoạt động dạy –học: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1’ 10’ 10’ 10’ A.Kiểm tra bài cũ: B.Dạy học bài mới: 1.Giới thiệu bài: Trong giờ học hôm nay chúng ta ôn lại con người và sức khoẻ. *Ghi đề bài lean bảng. *Hoạt động 1: (Nói tên các cơ, xương và khớp xương.) *Mục tiêu: Nêu đúng vị trí các cơ xương, khớp xương. *Bước 1: Trò chơi con voi. -HS hát và làm theo bài hát. -Trông đằng xa kia có cái con chi to ghê. Vuông vuông giống như xe hơi, lăn lăn bánh xe đi chơi. À thì ra con voi. Vậy mà tôi nghĩ ngợi hoài. Đằng sau có 1 cái đuôi và 1 cái đuôi trên đầu. *Bước 2: Thi đua giữa các nhóm thực hiện trò chơi “Xem cử động, nói tên các cơ, xương và khớp xương”. *GV quan sát các đội chơi, làm trọng tài phân xử khi cần thiết và phát phần thưởng cho đội thắng cuộc. *Hoạt động 2: (Cuộc thi tìm hiểu con người và sức khoẻ.) *Mục tiêu: Nêu được đủ, đúng nội dung bài đã học. 1.Hãy nêu tên các cơ quan vận động của cơ thể. Để phát triển tốt các cơ quan vận động ấy, bạn phải làm gì ? 2.Hãy nói đường đi của thức ăn trong ống tiêu hoá. 3.Hãy nêu các cơ quan tiêu hoá. 4.Thức ăn ở miệng và dạ dày được tiêu hoá như thế nào? 5.Một ngày bạn ăn mấy bữa? Đó là những bữa nào? 6.Để giữ cho cơ thể khoẻ mạnh, nên ăn uống như thế nào? 7.Để ăn sạch bạn phải làm gì 8.Thế nào là ăn uống sạch? 9.Giun thường sống ở đâu trong cơ thể? 10.Trứng giun đi vào cơ thể người bằng cách nào? 11.Làm cách nào để phòng bệnh giun? 12.Hãy nói về sự tiêu hoá thức ăn ở ruột non và ruột già. *Cách thi: Mỗi tổ cử 3 ban lean tham gia cuộc thi. -Mỗi cá nhân bốc thăm một câu hỏi và trả lời ngay sau 1 phút suy nghĩ. -Mỗi nhóm cử một đại diện làm giám khảo, đánh giá kết quả trả lời của từng cá nhân. *Cá nhân nào có số điềm cao nhất là người thắng cuộc. *Hoạt động 3: Làm “Phiếu bài tập” *Mục tiêu: HS biết tự ý thức bảo vệ cơ thể. -Cho HS làm vào VBT -GV phát phiếu bài tập -GV thu phiếu bài tập để chấm điểm. *Nội dung phiếu: 1. Đánh dấu x vào ô £ trước các câu em cho là đúng? £ a) Không nên mang vác nặng để tránh làm cong vẹo cột sống £ b) Phải ăn thật nhiều để xương và cơ phát triển tốt. £ c) Nên ăn nhanh, để tiết kiệm thời gian. £ d) Ăn no xong, có thể chạy nhảy, nô đùa. £ e) Phải ăn uống đầy đủ để có cơ thể khoẻ mạnh. £ g) Muốn phòng được bệnh giun, phải ăn sạch, uống sạch và ở sạch. £ h) Giun chỉ chui vào cơ thể người qua con đường ăn uống. 2. Hãy sắp xếp các từ sao cho đúng thứ tự đường đi của thức ăn trong ống tiêu hoá: Thực quản, hậu môn, dạ dày, ruột non, miệng, ruột già. 3. Hãy nêu 3 cách để đề phòng bệnh giun *Đáp án: -Bài 1: a, c, g. -Bài 2 : Miệng Thức quản Ruột già Ruột non Dạ dày -Bài 3: Đáp án mở. 4.Củng cố – Dặn dò Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Gia đình -Đại diện mỗi nhóm lên thực hiện một số động tác. Các nhóm ở dưới phải nhận xét xem thực hiện các động tác đó thì vùng cơ nào phải cử động. Nhóm nào giơ tay trước thì được trả lời. -Nếu câu trả lời đúng với đáp án của đội làm động tác đưa ra thì đội đó ghi điểm. -Kết quả cuối cùng, đội nào có số điểm cao hơn, đội đó sẽ thắng. *Cách thi: - Mỗi tổ cử 3 đại diện lên tham gia vào cuộc thi. - Mỗi cá nhân tự bốc thăm 1 câu hỏi trên cây và trả lời ngay sau phút suy nghĩ. - Mỗi đại diện của tổ cùng với GV làm Ban giám khảo sẽ đánh giá kết quả trả lời của các cá nhân. - Cá nhân nào có số điểm cao nhất sẽ là người thắng cuộc. -HS làm bài vào VBT - HS nêu *BỔ SUNG-RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: