Giáo án Thủ công Kĩ thuật - Lớp 1 đến 5 - Tuần 15

Giáo án Thủ công Kĩ thuật - Lớp 1 đến 5 - Tuần 15

Tiết 1, 2, 3 THỦ CÔNG

2C, 2A, 2B Gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều

 I. Mục tiêu: Giúp HS:

- Biết cách gấp, cắt dán biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều.

- Đường cắt có thể mấp mô, biển báo tương đối cân đối, có thể làm biển báo giao thông có kích thước to hoặc bé hơn kích thước GV quy định.

- Với HS khéo tay: Gấp, cắt dán được biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều, đường cắt ít mấp mô, biển báo cân đối.

II. Đồ dùng dạy - học:

- Tranh quy trỡnh gaỏp, caột daựn .

- Giaỏy thuỷ coõng vaứ giaỏy nhaựp, buựt chỡ, thửụực keỷ, hoà daựn.

 

doc 9 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 843Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Thủ công Kĩ thuật - Lớp 1 đến 5 - Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
Chiều
 Thứ hai ngày 5 tháng 12 năm 2011
Tiết 1, 2, 3
Thủ công
2C, 2A, 2B
Gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều
 I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết cách gấp, cắt dán biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều.
- Đường cắt có thể mấp mô, biển báo tương đối cân đối, có thể làm biển báo giao thông có kích thước to hoặc bé hơn kích thước GV quy định.
- Với HS khéo tay: Gấp, cắt dán được biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều, đường cắt ít mấp mô, biển báo cân đối.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh quy trỡnh gaỏp, caột daựn .........
- Giaỏy thuỷ coõng vaứ giaỏy nhaựp, buựt chỡ, thửụực keỷ, hoà daựn.......
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kieồm tra baứi cuừ:
- Kieồm tra ủoà duứng hoùc taọp cuỷa hoùc sinh. Nhử giaỏy maứu, buựt, thửụực, hoà daựn, 
- Neõu nhaọn xeựt.
2. Bài mới:
a. Hệ thống.
- GV gọi HS nêu lại các bước gấp, cắt dán biển báo giao thông chỉ lối đi thuận chiều.
- Nhận xét, bổ sung
b. Thực hành.
- Cho HS quan sát tranh quy trình gấp cắt dán biển báo giao thông cấm đi xe ngược chiều.
- Biển báo giao thông thuận chiều – ngược chiều có gì khác nhau?
- Tổ chức cho HS thực hành.
- GV nhắc lại cách dán sản phẩm.
- GV theo dõi, nhắc HS lúng túng.
c. Nhận xét, đánh giá.
- GV cho HS trưng bày sản phẩm
- GV và HS nhận xét.
- Tuyên dương một số em có sản phẩm đẹp.
- 1-2 HS nêu:
Bước 1: Gấp, cắt, dán...
Bước 2: Dán biển báo
- HS quan sát hiểu cách làm.
- 1-2 HS khá giỏi nêu: ngược chiều có gạch ngang màu trắng nằm giữa.
- HS thực hành.
- HS trưng bày sản phẩm lên bàn.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét sự chuẩn bị cho tiết học, sản phẩm của HS. 
- Dặn HS về nhà thực hành.
Sáng
Thứ ba ngày 6 tháng 12 năm 2011
Tiết 1, 4:
3B, 3A
Thủ công
Cắt, dán chữ E
 I. Mục tiêu: HS:
 - Biết cách kẻ, cắt, dán chữ E
 - Kẻ, cắt, dán được chữ E. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng.
 - Học sinh khéo tay:
 + Kẻ, cắt, dán chữ E. Các nét chữ thẳng và đều nhau. Chữ dán phẳng.
 + Có thể làm được sản phẩm mới có tính sáng tạo.
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Mẫu chữ E.
	- Giấy màu, giấy trắng để rời đủ lớn để cho HS quan sát
	- Giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, kéo,....
III. Hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra chuẩn bị dụng cụ cho môn học cho HS
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
a. Quan sát mẫu, nhận xét 
- GV treo mẫu
- Nhận xét chữ mẫu trên bảng
- Nhận xét, đánh giá.
b. Hướng dẫn mẫu
- Bước 1: Kẻ chữ E
+ Lật mặt sau tờ giấy thủ công cắt 1 hình chữ nhật dài 5 ô, rộng 2 ô rưỡi.
+ Chấm vào các điểm chữ E vào hình chữ nhật sau đó kẻ chữ E (Hình 2).
- Bước 2: Cắt chữ E.
+ Gấp đôi hình chữ nhật đã kẻ (H2) cắt theo đường kẻ chữ E (H2) bỏ phẩn gạch chéo mở ra được chữ E.
- Bước 3: Dán chữ E
- Kẻ 1 đường chuẩn, ướm chữ E cho cân, bôi hồ dán.
* Hướng dẫn HS thực hành.
- Cho HS nhắc lại quy trình cắt, dán chữ E.
- GV giúp đỡ HS còn yếu.
- Tổ chức cho HS thực hành.
- Cho HS trưng bày sản phẩm.
- GV và HS nhận xét.
- Tuyên dương một số HS.
- HS quan sát mẫu
- Nét chữ rộng 1 ô nửa phía trên, nửa phía dưới giống nhau.....
- HS theo dõi
2-3 HS nêu
- Bước 1: Kẻ chữ E
- Bước 2: Cắt chữ E.
- Bước 3: Dán chữ E
- HS thực hành 
- HS trưng bày sản phẩm lên bàn.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét sự chuẩn bị cho tiết học, sản phẩm của HS. 
- Dặn dò HS. 
 ----------------------------------------------------------------------------------
Tiết 2,3
 4A, 4C 
Kỹ thuật
Cắt, khâu thêu sản phẩm tự chọn (tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt khâu thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản, có thể chỉ vận dụng hai trong ba kỹ năng cắt, khâu thêu đã học.
- Với HS khéo tay: Vận dụng kiến thức, kỹ năng cắt, khâ, thêu để làm được đồ dùng đơn giản, phù hợp với HS.
II. Chuẩn bị:
 Vải, kim chỉ; phấn, thước...
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng thêu móc xích.
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Nội dung bài.
- GV cho HS ôn lại kiến thức đã học.
+Chúng ta đã được học những mũi thêu nào?
+Nêu quy trình và cách cắt vải theo đường vạch dấu?
+ Nêu quy trình thực hiện mũi khâu thường?
+ Nêu các bước khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường? 
+ Thế nào là mũi khâu đột thưa? Nêu các bước khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu đột thưa?
+ Thế nào là thêu móc xích?
 Nhận xét, đánh giá
- Tổ chức cho HS thực hành cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn
 GV theo dõi, uốn nắn.
- Nhận xét, đánh giá sản phẩm.
- HS nêu: Khâu thường; khâu đột thưa; thêu móc xích.
- 1-2 HS nêu.
- Vạch dấu đường khâu; khâu các mũi khâu theo đường vạch dấu.
- 1-2 HS khá giỏi nêu, bổ sung.
- 2 HS nêu, bổ sung.
- 1-2 HS nêu, nhận xét.
- HS thực hành cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét sự chuẩn bị cho tiết học, sản phẩm của HS. 
- Dặn dò HS. 
 --------------------------------------------------------------------------------------
Chiều
Tiết 1
4B
Kỹ thuật
Cắt, khâu thêu sản phẩm tự chọn (tiết 1)
 (Đã soạn dạy vào sáng thứ ba)
 -------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 2,3
 4A, 4C
Kĩ thuật tăng 
Thực hành thêu móc xích (Tiếp)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết thêu được mũi thêu móc xích. Các mũi thêu tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp tương đối đều nhau. Thêu được 15- 20 vòng móc xích, đường thêu không bị dúm.
- Với HS khéo tay:
 + Thêu được mũi thêu móc xích. Các mũi thêu tạo thành các vòng chỉ móc nối tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất 8 vòng móc xích và đường thêu ít bị dúm.
+ Có thể sử dụng thêu móc xích để tạo thành sản phẩm đơn giản.
 II. Đồ dùng dạy - học:
Một mảnh vải kích thước 20cm x 30cm.
Len, chỉ, kim khâu len, kim thêu, phấn, thước, kéo cắt.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài.
2. Ôn kiến thức.
- Cho HS nhắc lại đặc điểm của đường thêu móc xích? 
- Đó là những vòng tròn được nối với nhau. 
- Nêu ứng dụng của thêu móc xích?
 Nhận xét, đánh giá
- ... dùng thêu trang trí hoa lá, cảnh vật, con giống lên gối, cổ áo, gấu áo ...
3. Hướng dẫn thực hành.
- Cho HS khá giỏi nhắc lại quy trình thêu móc xích.
- 1-2 HS nêu, bổ sung.
+Bước 1: Vạch dấu.
+Bước 2: Thêu móc xích.
- Cho HS nhắc lại thao tác thêu và cách kết thúc đường thêu bằng vật liệu đã chuẩn bị.
- Tổ chức cho HS thực hành thêu móc xích. 
 GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
- Tổ chức trưng bày đánh giá sản phẩm.
 Nhận xét, tuyên dương sản phẩm làm đúng, đẹp.
- HS quan sát, nhớ lại cách thêu.
- HS thực hành thêu móc xích.
- HS trưng bày sản phẩm lên bàn, nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố, dặn dò:	
- Cho HS nhắc lại cách thêu móc xích. 
- Nhận xét giờ học.
________________________________________________________________________
Chiều
Thứ tư ngày 7 tháng 12 năm 2011
Tiết 1
 4B
Kĩ thuật tăng 
Thực hành thêu móc xích (Tiếp)
 (Đã soạn dạy vào chiều thứ tư)
 -----------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 2
 1C
Kĩ thuật 
Gấp cái quạt
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Biết cách gấp cái quạt.
- Gấp và dán nối được cái quạt bằng giấy, các nếp gấp có thể chưa đều, chưa thẳng theo đường kẻ.
 - Với HS khéo tay: Gấp và dán nối được cái quạt bằng giấy, đường dán nối quạt tương đối chắc chắn, các nếp gấp tương đối đều, thẳng, phẳng.
 II. Đồ dùng dạy - học:
Tranh qui trình gấp quạt giấy.
 Giấy màu, một sợi dây, kéo, hồ....
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài mới.
2. Thực hành:
a. Quan sát, nhận xét.
- GV cho HS quan sát mẫu: Cô có cái gì? được làm bằng gì? làm như thế nào?
- Cái quạt được làm bằng giấy các đoạn thẳng cách đều và 1 dây buộc.
- Nhận xét, đánh giá,
b. Hướng dẫn mẫu:
- Bước 1: Đặt giấy màu lên bàn, gấp các nếp gấp cách đều.
- Bước 2: Gấp đôi hình vừa gấp, lấy dây buộc chặt phần giữa và phết hồ dán nếp gấp ngoài cùng.
- Bước 3: Gấp đôi, dùng tay ép chặt để hai phần hồ vừa phết vừa đủ khô mở ra ta được cái quạt
c. Thực hành.
- Cho HS thực hành.
- Gv theo dõi, giúp đỡ HS.
 d. Đánh giá sản phẩm: 
- Tổ chức trưng bày sản phẩm.
- HS trưng bày sản phẩm của mình.
- GV nêu các tiêu chí đánh giá sản phẩm.
- Dựa vào tiêu chí, HS tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn.
- GV nhận xét đánh giá chung.
- Tuyên dương một số em có sản phẩm đẹp.
- HS nghe, rút kinh nghiệm.
3. Nhận xét - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà thực hành.
 -------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 3
3C
Thủ công
Cắt, dán chữ E
 (Đã soạn dạy vào sáng thứ ba)
________________________________________________________________________
Sáng
Thứ năm ngày 8 tháng 12 năm 2011
Tiết 1, 2, 3, 4:
5D, 5B, 5C, 5A
Kỹ thuật
Lợi ích của việc nuôi gà
I.Mục tiêu:
- Nêu được lợi ích của việc nuôi gà
- Biết liên hệ lợi ích của việc nuôi gà gia đình hoặc địa phương
- Có ý thức chăm sóc bảo vệ vật nuôi
II. Hoạt động dạy học
1. Bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Lợi ích của việc nuôi gà
- GV yêu câu HS đọc SGK liên hệ thực tế ở địa phương để tìm hiểu về lợi ích của việc chăn nuôi gà .
- Đại diện các nhóm trả lời
 GV nhận xét, chốt
- Cho HS liên hệ thực tế ở gia đình, địa phương mình.
 Nhận xét, tuyên dương
- Các sản phẩm của nuôi gà
 +Thịt gà, trứng gà
 + Lông gà
 + Phân gà
- Lợi ích
Gà lớn nhanh có khả năng đẻ nhiều trứng trong năm
- Cung cấp thịt, trứng dùng để làm thực phẩm hàng ngày
- Cung cấp nguyên vật liệu cho công nghiệp và chế biến thực phẩm.
- Đem lại nguồn thu nhập kinh tế....
- Cung cấp phân bón cho trồng trọt
- HS tự liên hệ bản thân.
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn về nhà áp dụng thực hành
 ----------------------------------------------------------------------------------
Chiều
Tiết 1
Thủ công
2D
Gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều
 ----------------------------------------------------------------------------------
Tiết 2
3D
Thủ công
Cắt, dán chữ E
 (Đã soạn dạy vào sáng tứ ba)
 -------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 3
 1C
Kĩ thuật 
Gấp cái quạt
 (Đã soạn dạy vào chiều thứ tư)
________________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 9 tháng 12 năm 2011
Chiều
Tiết 1,2
 1B, 1A
Kĩ thuật 
Gấp cái quạt
 (Đã soạn dạy vào chiều thứ tư)
Tiết 4 Kĩ thuật tăng
5A Thực hành nấu ăn tự chọn (Tiếp)
I. Mục tiêu: Giúp HS
- HS biết thực hành nấu ăn tự chọn.
- HS thêm yêu thích nấu nướng và vận dụng vào nấu nướng trong các bữa ăn ở gia đình.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Một số đồ dùng cho việc nấu nướng; Bộ đồ chơi dùng cho nấu ăn 
III. Hoạt động dạy - học: 
1. Giới thiệu bài:
- Giới thiệu bài và nêu mục đích bài học.
2. Thảo luận nhóm chọn bài nấu ăn để thực hành.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị nguyên vật liệu và dụng cụ thực hành của các nhóm.
- GV phân vị trí cho các nhóm thực hành.
- Tổ chức cho HS thực hành nấu ăn tự chọn: Tự chế biến một món ăn theo nội dung đã học hoặc chế biến một món ăn em đã học được ở gia đình, trên ti vi, qua sách báo
 GV theo dõi, uốn nắn HS
3. Đánh giá kết quả thực hành
- Tổ chức cho HS đánh giá chéo sản phẩm theo các tiêu chí đánh giá đã nêu.
- HS báo cáo kết quả đánh giá.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của các nhóm, cá nhân.
 Nhận xét, tuyên dương
- HS kiểm tra chéo theo nhóm nhỏ.
- HS thực hành nấu ăn tự chọn.
- HS dựa vào các tiêu chí đánh giá sản phẩm và báo cáo kết quả đánh giá.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV và HS hệ thống bài.
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần, thái độ học tập và kết quả thực hành của HS.
Tiết 4
5A
Kỹ thuật tăng
Lợi ích của việc nuôi gà
I.Mục tiêu:
- Nêu được lợi ích của việc nuôi gà
- Biết liên hệ lợi ích của việc nuôi gà gia đình hặc địa phương
- Có ý thức chăm sóc bảo vệ vật nuôi
II. Chuẩn bị:
III. Hoạt động dạy học
1. Bài cũ:
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Lợi ích của việc nuôi gà
- GV yêu cầu HS đọc SGK liên hệ thực tế ở địa phương để tìm hiểu về lợi ích của việc chăn nuôi gà .
- Đại diện các nhóm trả lời
 GV nhận xét, chốt
- Cho HS liên hệ thực tế ở gia đình, địa phương mình.
 Nhận xét, tuyên dương
- Các sản phẩm của nuôi gà
 +Thịt gà, trứng gà
 + Lông gà
 + Phân gà
- Lợi ích
Gà lớn nhanh có khả năng đẻ nhiều trứng trong năm
- Cung cấp thịt, trứng dùng để làm thực phẩm hàng ngày
- Cung cấp nguyên vật liệu cho công nghiệp và chế biến thực phẩm.
- Đem lại nguồn thu nhập kinh tế....
- Cung cấp phân bón cho trồng trọt
- HS tự liên hệ bản thân.
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn về nhà áp dụng thực hành
Tiết 1, 2, 3, 4:
4A
Kỹ thuật
Cắt, dán chữ E

Tài liệu đính kèm:

  • docNHUNG TUAN 15.doc.doc