Giáo án Tích hợp các môn Lớp 3 - Tuần 12

Giáo án Tích hợp các môn Lớp 3 - Tuần 12

Tập đọc – kể chuyện

Nắng phơng Nam

I. Mục tiêu:

A. Tập đọc:

1. Đọc thành tiếng:

 - Đọc đúng các TN: đông nghịt ngời, lòng vòng, lạnh dễ sợ luôn, lạnh buốt, làm ma bụi.

 - Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các câu

 - Đọc trôi chảy đợc toàn bài, bé đầu diễn tả đợc giọng các nhân vật

2. Đọc hiểu:

 - Hiểu nghĩa của các TN trong bài: đờng Nguyễn Huệ, sắp nhỏ, lòng vòng, dân ca, xoắn xuýt, sửng sốt.

 - Hiểu đợc nội dung và ý nghĩa của câu chuyện. Câu chuyện cho ta thấy tình đoàn kết của thiếu nhi 2 miền Nam Bắc

 

doc 55 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 637Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tích hợp các môn Lớp 3 - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 Thứ hai ngày 21 tháng 11 năm 2005
Tập đọc – kể chuyện
Nắng phương Nam
I. Mục tiêu:
A. Tập đọc:
1. Đọc thành tiếng:
	- Đọc đúng các TN: đông nghịt người, lòng vòng, lạnh dễ sợ luôn, lạnh buốt, làm mưa bụi.
	- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các câu
	- Đọc trôi chảy được toàn bài, bé đầu diễn tả được giọng các nhân vật
2. Đọc hiểu:
	- Hiểu nghĩa của các TN trong bài: đường Nguyễn Huệ, sắp nhỏ, lòng vòng, dân ca, xoắn xuýt, sửng sốt.
	- Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện. Câu chuyện cho ta thấy tình đoàn kết của thiếu nhi 2 miền Nam Bắc
B. Kể chuyện:
	- Dựa vào các ý tóm tắt chuyện, kể lại được toàn bộ câu chuyện.
	- Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Tranh minh hoạ bài tập đọc
	- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc
III. Trọng tâm:
	- HS đọc trôi chảy toàn bài
	- Kể lại được toàn bộ câu chuyện
IV.cáC HOạT ĐộNG DạY Và HọC CHủ YếU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 hs lên bảng yêu cầu đọc và TLCH nội dung “ Chỗ bánh khúc của dì tôi”. 
- 2 học sinh lên bảng
- Nhận xét và cho điểm học sinh
2. Dạy – học bài mới:
2.1 Giới thiệu: Ghi đầu bài
2.2 Giảng luyện đọc:
a. Đọc mẫu:
GV đọc mẫu toàn bài, giọng thong thả, nhẹ nhàng, tình cảm
b. Luyện đọc từng câu và luyện phát âm từ khó
- Mỗi học sinh đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài
* Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó
- Đọc từng đoạn trong bài
* Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó
- Đọc từng đoạn trong bài
- * Hướng dẫn học sinh đọc từng đoạn trước lớp.
- Chú ý khi đọc các câu:
+ Nè, / sắp nhỏ kia, / đi đâu vậy?//
+ Tụi mình đi lòng vòng / tìm chút gì để kịp gửi ra Hà Nội cho Vân. //
+ Những dòng suối hoa / trôi dưới bầu trời xám đục / và làn mưa bụi trắng xoá. //
+ Một cành mai? -// Tất cả sửng sốt, / rồi cùng kêu lên - Đúng! / Một cành mai chở nắng phương Nam.// 
- Yêu cầu học sinh đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ khó.
- Thực hiện yêu cầu của giáo viên
- Giảng viên giảng thêm về hoa đào (hoa Tết của miền Bắc), hoa mai (hoa Tết của miền Nam)
* Yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm
- Mỗi nhóm 3 học sinh, lần lượt từng học sinh đọc 1 đoạn trong nhóm
* Tổ chức thi đọc giữa các nhóm
- 3 nhóm thi đọc tiếp nối
2.3. Tìm hiểu bài:
- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc lại cả bài trước lớp
- 1 học sinh đọc
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1
- 1 học sinh đọc trước lớp
- Uyên và các bạn đi đâu? Vào dịp nào?
- Uyên và các bạn đang đi chợ hoa vào ngày 28 Tết 
- Uyên và các bạn cùng đi chợ hoa để làm gì? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp đoạn 2.
- 1 học sinh đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm
- Uyên và các bạn ra chợ hoa ngày Tết để làm gì?
- Vân là ai? ở đâu?
- Vân là bạn của Phương, Uyên, Huê, ở tận ngoài Bắc
- Ba bạn nhớ trong Nam, tìm quà gửi cho bạn mình ở ngoài Bắc, điều đó cho thấy các bạn rất quý mến nhau.
- Các bạn đã quyết định gửi gì cho Vân?
- Các bạn quyết định gửi cho Vân 1 cành mai
- VS các bạn lại gửi cho Vân 1 cành mai?
- Học sinh tự do phát biểu
VD: Mai là loài hoa đặc trưng cho Tết của Miền Nam
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ, thảo luận với bạn bên cạnh để tìm tên khác cho câu chuyện trong các tên gọi. Câu chuyện cuối năm, tình bạn, Cành mai Tết 
- Học sinh thảo luận cặp đôi, sau đó phát biểu ý kiến.
+ Chọn “ Câu chuyện cuối năm “ vì câu chuyện xảy ra vào cuối năm
+ Chọn “Tình Bạn” vì câu chuyện ca ngợi tình bạn gắn bó, thân thiết giữa các bạn thiếu nhi Miền Nam với các bạn thiếu nhi Miền Bắc
2.4. Luyện đọc lại bài:
- Giáo viên đọc mẫu lần 2
- Chia nhóm và yêu cầu học sinh luyện đọc bài theo vai
- Mỗi nhóm 4 học sinh luyện đọc bài theo vai
- Gọi 2 nhóm đọc bài trước lớp
- Nhận xét và cho điểm học sinh
Kể chuyện
1. Xác định yêu cầu:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của phần kể chuyện
- 1 học sinh đọc yêu cầu, 3 học sinh khác lần lượt đọc gợi ý của 3 đoạn truyện
2. Kể mẫu:
- Gọi 3 học tiếp nối nhau kể lại từng đoạn của chuyện
- 3 học sinh kể
3. Kể theo nhóm:
- Lớp theo dõi và nhận xét
- Mỗi nhóm 3 học sinh, lần lượt từng học sinh kể 1 đoạn trong nhóm, các bạn trong nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau
4. Kể trước lớp:
- 2 nhóm học sinh kể trước lớp. Lớp theo dõi và bình chọn nhóm kể hay nhất
Củng cố, dặn dò
- Điều gì làm em xúc động nhất trong câu chuyện trên?
- Học sinh tự do phát biểu
- Nhận xét tiết học, dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
	Giúp học sinh:
	- Biết tiến hành nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số
	- áp dụng phép nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số để giải toán có liên quan.
	- Củng cố bài toán về gấp 1 số lên nhiều lần, giảm 1 số đi nhiều lần
	- Củng cố về tìm SBC chưa biết
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Phấn màu, bảng phụ
III. Trọng tâm:
	- HS tiến hành nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số đúng
IV.cáC HOạT ĐộNG DạY Và HọC CHủ YếU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 8 hs lên bảng làm bài tập về nhà của tiết 55
- 2 học sinh lên bảng
- Nhận xét và cho điểm học sinh
2. Dạy – học bài mới:
2.1 Giới thiệu: Ghi đầu bài
2.2. Luyện tập:
* Bài 1:
- Kẻ bảng nội dung bài tập 1
- Bài tập yêu cầu làm gì?
- Tính tích
- Muốn tính tích ta làm thế nào?
- Thực hiện phép nhân các TS
- Yêu cầu học sinh làm bài
- 2 học sinh lên bảng làm bài
- Chữa bài và cho điểm học sinh
* Bài 2:
- Yêu cầu học sinh cả lớp tự làm bài
- VS khi tìm x trong phần a con lại tính tích 212 x 3 = ?
a. x: 3 = 212 b. x : 5 = 141
 x = 212 x 3 x = 141 x 5
 x = 636 x = 705
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm học sinh 
* Bài 3:
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài
- Yêu cầu học sinh tự làm bài
Giải
Cả 4 hộp có số gói mì là:
120 x 4 = 480 (gói mì)
 Đáp số: 480 (gói mì)
- Chữa bài và cho điểm học sinh
* Bài 4:
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài
- Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu tính số đầu còn lại
- Muốn biết sau khi lấy ra 185 l dầu từ 3 thùng thì còn lại? l dầu ta phải biết điều gì trước?
- Phải biết lúc đầu có tất cả bao nhiêu lít?
- Yêu cầu học sinh tự làm tiếp bài
- 1 học sinh lên bảng làm, học sinh cả lớp làm vở bài tập
Giải
Số lít dầu trong 3 thùng là:
125 x 3 = 375 (lít)
Số lít dầu còn lại là:
375 – 185 = 190 (lít)
 ĐS; 190 (lít)
- Chữa bài và cho điểm học sinh
* Bài 5:
- Yêu cầu học sinh cả lớp đọc bài mẫu và cho biết cách làm bài của bài toán.
- Toán bài này phải thể hiện gấp 1 số lên 3 lần và giảm 1 số đi 3 lần
- Yêu cầu học sinh tự làm bài
- Tự làm bài
- Chữa bài và cho điểm học sinh
3. Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu về nhà luyện tập thêm về bài toán có liên quan đến nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số
- Nhận xét tiết học
tậP VIếT
ôN CHữ HOA H
I. Mục tiêu:
	- Củng cố cách viết chữ hoa H
	- Viết đúng, đẹp các chữ viết hoa H, N, V
	- Viết đúng, đẹp theo cỡ chữ nhỏ tên riêng Hàm Nghi và câu ứng dụng:
	Hải Vân bát ngát nghìn trùng
	Hòn Hồng sừng sứng đứng trong vịnh Hàn
	- Yêu cầu đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong từng cụm từ
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Mẫu chữ viết hoa H, N, V
	- Tên riêng và cụm từ ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp
	- Vở tập viết
III. Trọng tâm:
	- HS viết đúng, đẹp các chữ viết hoa H, N, V
IV.cáC HOạT ĐộNG DạY Và HọC CHủ YếU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Thu, chấm 1 số vở của học sinh
- 1 học sinh đọc: Ghềnh ráng
Ai về đến huyện Đông Anh
Ghé xem phong cảnh  Thục Vương
- Gọi học sinh lên bảng viết thành ngữ: Ghềnh Ráng, Ghé, Đông Anh, Loa Thành, Thục Vương.
- 4 học sinh lên bảng viết, lớp viết vở nháp 
- Nhận xét và cho điểm học sinh
2. Dạy – học bài mới:
2.1 Giới thiệu: Ghi đầu bài
2.2. HD viết chữ hoa:
a. Quan sát và nêu qui trình viết chữ H, N, V:
- Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ viết hoa nào?
- H, N, V
- Treo bảng các chữ viết hoa và gọi học sinh nhắc lại qui trình viết
- 3 học sinh nhắc lại
- Viết lại chữ mẫu cho học sinh quan sát, vừa viết vừa nhắc lại qui trình viết.
b. Viết bảng
- Yêu cầu học sinh viết các chữ hoa
- 4 học sinh lên bảng viết, lớp viết bảng con
2.3. HD viết từ ứng dụng:
a. Giới thiệu từ ứng dụng:
- Gọi học sinh đọc từ ứng dụng
- 2 học sinh đọc: Hàm Nghi
- Giới thiệu: Đây là tên 1 ông vua nước ta, ông làm vua khi 12 tuổi, ông có tinh thần yêu nước, chống thực dân Pháp và bị đưa đi đầy ở An – Giê - ri rồi mất ở đó.
b. Quan sát và nhận xét:
- Các chữ trong từ ứng dụng có chiều cao như thế nào?
- Chữ H, N, g, h cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li
- Yêu cầu học sinh viết: Hải Vân, Hòn Hồng, Hàn 
- 3 học sinh lên bảng viết, học sinh dưới lớp viết vào vở nháp
2.5. HD viết vào vở tập viết:
- Giáo viên chỉnh sửa lỗi
- Học sinh viết
- Thu và chấm 5 – 7 bài
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học, chữ viết hoa của học sinh
- Dặn học sinh về nhà luyện viết, học thuộc lòng câu ứng dụng và chuẩn bị bài sau
Thể dục
Ôn các động tác đã học của bài thể dục
I. Mục tiêu:
	- Ôn 6 động tác VT, T, C, L, B, TT của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác
	- Chơi TC “ Kết bạn”. Yêu cầu biết cách chơi và biết thời gian chơi 1 cách tương đối chủ động.
II.địa điểm, phương tiện
	- Địa điểm: Sân trường
	- Phương tiện: Còi, kẻ sẵn các vạch cho TC “ Kết bạn”
III. Trọng tâm:
	- HS tập chính xác 6 động tác thể dục đã học
IV.nội dung và phương pháp lên lớp
1. Phần mở đầu:
	- GVnhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học: 1 – 2’
	- Giậm chân tại chỗ, vỗ tay theo nhịp và hát: 1’
	- Chạy chậm thành vòng tròn quanh sân: 2’
	* Chơi TC “ Chẵn, lẻ”: 2-3’. Cả lớp đứng thành vòng tròn, mỗi em cách nhau 1 cánh tay. Khi nào GV hô “ chẵn thì từng đôi lại nắm tay nhau (cả 2 tay) nếu hô “lẻ” thì 3em nắm tay nhau, nếu em nào bị thừa sẽ phải nhảy lò cò 1 vòng xung quanh lớp.
2. Phần cơ bản:
	- Ôn 6 động tác VT, T, C, L, B và TT của bài TD: 1-2 lần tập luyện theo 4 hàng ngang.
	- Chia tổ ôn luyện 6 động tác đã học: 8-10’
	+ Giáo viên đi đến từng tổ quan sát, nhắc nhở kết hợp sửa chữa động tác sai cho học sinh. Các em trong tổ thay nhau hô cho bạn tập.
	+ Thi đua giữa các tổ tập 6 động tác thể dục đã học dưới sự điều khiển của giáo viên. Tổ nào tập đúng, đều nhất được biểu dương trước lớp.
	+ Chọn 5 – 6 em tập các động tác đúng, đẹp nhất lên biểu diễn. Giáo viên nhận xét trước lớp.
	- Chơi TC “ Kết bạn: 6 - 7’
	Giáo viên trực tiếp điều khiển TC, yêu cầu các em chơi nhiệt tình, vui vẻ,  ... hs về nhà đọc thuộc lòng bảng chia 8
- Nhận xét tiết học
Chính tả
Cảnh đẹp non sông
I. Mục tiêu:
	- Nhớ viết chính xác 4 câu ca dao cuối bài “ Cảnh đẹp non sông”
	- Tìm và viết đúng các tiếng có chứa âm đầu tr/ch hoặc vần at/ac
	- Viết đẹp, trình bày đúng các câu ca dao	
II.đồ dùng dạy - học:
	- Viết sẵn nội dung bài 2a lên bảng
III. Trọng tâm:
	HS nhớ – viết chính xác 4 câu ca dao cuối
IV.cáC HOạT ĐộNG DạY Và HọC CHủ YếU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi học sinh lên bảng tìm từ có tiếng bắt đầu bằng tr/ch hoặc có vần at/ac
- 3 hs lên bảng, lớp làm nháp
- Nhận xét, cho điểm học sinh
2. Dạy – học bài mới:
2.1 Giới thiệu: Ghi đầu bài
2.2. HD viết chính tả:
a. Tìm hiểu nội dung:
- GV đọc 4 câu ca dao 1 lượt
- Các câu ca dao đều nói lên điều gì?
- Đều ca ngợi cảnh đẹp của non sông đất nước ta
b. HD viết từ khó:
- Yêu cầu hs nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả
- Quanh quanh, non xanh, nghìn trùng, long lánh
- Yêu cầu hs đọc và viết các từ vừa tìm được
- 3 hs lên bảng viết, lớp viết vào vở nháp
c. HD cách trình bày:
- Bài chính tả có những tên riêng nào?
- Các tên riêng: Nghệ, Hải, Vân, Hồng, Hàn, Nhà Bè, Gia Định. Đồng Nai, Đồng Tháp Mười.
- 5 câu ca dao đầu viết theo thể thơ nào? Trình bày như thế nào cho đẹp?
- Thể thơ lục bát. Dòng 6 chữ viết bài vào 2 ô, dòng 8 chữ viết lùi vào 1 ô.
- Câu ca dao cuối trình bày như thế nào?
- Câu ca dao cuối, mỗi dòng có 7 chữ viết lùi vào ô, dòng dưới thẳng với dòng trên.
- Trong bài chính tả, những chữ nào viết hoa?
- Các chữ đầu câu và tên riêng phải viết hoa.
- Giữa 2 câu ca dao ta viết như thế nào?
- Để cách ra 1 dòng
d. Viết chính tả
e. Soát lỗi
- HS tự nhớ và viết lại bài vào vở. Nghe GV đọc và soát lỗi
g. Chấm bài
2.3. HD làm bài tập chính tả
* Bài 2a:
- GV gọi hs đọc yêu cầu
- 1 hs đọc yêu cầu SGK
- Phát giấy có viết đề bài và bút cho các nhóm
- Nhận đồ dùng học tập
- HS tự làm
- HS tự làm trong nhóm
- Gọi 2 nhóm lên dán lời giải. Các nhóm khác bổ sung nếu có ý kiến khác.
- Đọc lời giải và bổ sung
- Nhận xét chốt lại giải đúng
- Làm bài vào vở:
cây chuối – chữa bệnh – trông
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn hs về nhà tìm từ chứa tiếng có âm đầu ch/tr với mọi vần ac/at.
Luyện từ và câu
Ôn về từ chỉ hoạt động, trạng thái
So sánh
I. Mục tiêu:
	- Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái
	- Tìm hiểu về so sánh: so sánh hoạt động với hoạt động	
II.đồ dùng dạy - học:
	- Viết sẵn các đoạn thơ, đoạn văn trong bài tập lên bảng.
III. Trọng tâm:
	HS tìm được các từ chỉ hoạt động, trạng thái, so sánh
IV.cáC HOạT ĐộNG DạY Và HọC CHủ YếU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 học sinh lên bảng và yêu cầu học sinh làm miệng bt 1,4 của tiết trước.
- Nhận xét và cho điểm học sinh
2. Dạy – học bài mới:
2.1 Giới thiệu: Ghi đầu bài
2.2. Làm bài tập:
* Bài 1:
- Yêu cầu hs đọc đề bài
- 1 học sinh đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm
- Gọi hs lên bảng gạch chân các từ chỉ hđ có trong khổ thơ. Yêu cầu hs cả lớp làm bài vào vở.
- Làm bài
a. Từ chỉ hđ: chạy, lăn tròn
- Hđ chạy của chú gà con được miêu tả bằng cách nào? Vì sao có thể miêu tả như thế?
- Được miêu tả giống như hđ làm tròn của những hòn tơ nhỏ. Đó là miêu tả bằng cách so sánh. Có thể miêu tả bằng cách so sánh như vậy vì những chú gà, con lông thường, vàng óng như tơ, thân hình lại tròn nên trông các chú chạy giống như những hòn tơ đang lăn.
- Gv nhấn mạnh: Đây là cách so sánh hđ với hđ.
- Em có cảm nhận gì về hđ của những chú gà con?
- Ngộ nghĩnh, đáng yêu, dễ thương
- Nhận xét và cho điểm học sinh
* Bài 2:
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài
- 1 hs đọc
- Gọi 3 hs lên bảng thi làm bài nhanh, lớp làm vở
- HS gạch chân dưới các câu thơ, câu văn.
a. Chân đi như đập đất
b. Tàu (cau) vươn như tay vẫy
c. Đậu quanh thuyền lớn như nằm quanh bụng mẹ
Húc húc ( vào mạn thuyền mẹ) như đòi bú tí
- Theo em, vì sao có thể so sánh trâu đen đi như đập đất?
- Vì trâu đen rất to khoẻ, đi rất mạnh, đi đến đâu đất lún đến đấy nên có thể cói đi như đập đất
- Hỏi tương tự với các hình ảnh so sánh còn lại
- Nhận xét và cho điểm học sinh
* Bài 3:
- Gọi hs đọc yêu cầu của bài
- Tổ chức TC xì điện: Chia lớp thành 2 đội, Gv là người châm ngòi, đọc 1 ô thành ngữ ở cột A.
- Kết quả:
+ Những ruộng lúa cấy sớm - đã trở bông
+ Những chú voi thắng cuộc – hươ vòi chào khán giả.
+ Cây cầu làm bằng thân dừa bắc ngang dòng kênh
+ Con thuyền cắm cờ đỏ – lao băng băng trên sông
3. Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu hs nêu các nội dung đã luyện tập trong tiết học
- Nhận xét tiết học, yêu cầu học sinh về nhà ôn lại và chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày 25 tháng 11 năm 2005
Tập làm văn
Nói, viết về cảnh đẹp đất nước
I. Mục tiêu:
	- Dựa vào ảnh với mọi tranh về 1 cảnh đẹp đất nước, nói được những điều đã biết về cảnh đẹp đó
	- Viết những điều đã nói thành 1 đoạn văn	 ngắn. Chú ý viết thành câu, dùng từ đúng.
II.đồ dùng dạy - học:
	- Chuẩn bị tranh ảnh về một số cảnh đẹp đất nước vơi smọi các cảnh đẹp của địa phương gần gũi với học sinh.
III. Trọng tâm:
	HS viết được đoạn văn về cảnh đẹp đất nước
IV.cáC HOạT ĐộNG DạY Và HọC CHủ YếU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- gọi 2 hs lên bảng, 1 hs kể lại truyện vui “ Tôi có đọc đâu!”, 1 học sinh nói về quê hương em.
- 2 hs lên bảng, lớp theo dõi và nhận xét
- Nhận xét và cho điểm học sinh
2. Dạy – học bài mới:
2.1 Giới thiệu: Ghi đầu bài
2.2. Hướng dẫn kể:
- KT các bức tranh, ảnh của hs
- Trình bày tranh, ảnh đã chuẩn bị
- Theo bảng phụ có viết các gợi ý và yêu cầu cả lớp quan sát bức ảnh chụp bãi biển Phan Thiết
- Quan sát hình
- Gọi 1 học sinh khá nói mẫu về bãi biển Phan Thiết theo các câu hỏi gợi ý
- VD: Đây là bãi biển Phan Thiết, 1 cảnh đẹp nổi tiếng ở nước ta. Đến Phan Thiết, bạn sẽ gặp 1 không gian xanh rộng lớn, mênh mông. Biển xanh, trời xanhm núi xanh, rừng dừa xanh. Nổi bật lên giữa điệp trùng xanh ấy là bãi biển với dải cát vàng nhạt, tròn như giọt nước. Thật là một cảnh đẹp hiếm thấy.
- Yêu cầu quan sát tranh ảnh của mình và giới thiệu với bạn bên cạnh những điều em biết về cảnh đẹp đó.
- Làm việc theo cặp, sau đó 1 số hs lên trước lớp cho cả lớp quan sát ảnh của mình và giới thiệu về cảnh đẹp đó.
- GV nhận xét, sửa lỗi chưa thành câu, cách dùng từ và gợi ý cho hs phát hiện thêm những vẻ đẹp mà bức tranh, ảnh thể hiện.
- Tuyên dương những hs nói tốt
2.3. Viết đoạn văn:
- Gọi 2 hs đọc yêu cầu SGK
- Yêu cầu hs tự làm bài, chú ý nhắc hs phải viết thành câu.
- Gọi 1 số hs đọc bài làm của mình trước lớp
- 3 hs đọc
- Nhận xét, sửa lỗi cho từng hs
- Cho điểm những bài viết khá
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn học sinh về nhà viết lại đoạn văn
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
	Giúp học sinh:
	- Củng cố về phép chia trong bảng chia 8
	- Tìm 1/8 của một số
	- áp dụng để giải bài toán có lời văn bằng 1 phép chia	
II.Chuẩn bị:
	- Bài tập luyện tập
III. Trọng tâm:
	HS làm đúng các bài tập về phép chia 8, giải toán
IV.cáC HOạT ĐộNG DạY Và HọC CHủ YếU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra học thuộc lòng bảng chia 8 và bài tập về nhà của tiết 59
- 3 hs đọc thuộc lòng bảng chia 8
- 2 học sinh làm bài tập về nhà của tiết 59
- Nhận xét và cho điểm học sinh
2. Dạy – học bài mới:
2.1 Giới thiệu: Ghi đầu bài
2.2. Luyện tập:
* Bài 1:
- Yêu cầu suy nghĩ và tự làm phần a
- 4 hs lên bảng làm bài, lớp làm vở bài tập.
- Khi đã biết 8 x 6 = 48, có thể ghi ngay kết quả của 48:8 được không? Vì sao? 
– Có thể ghi ngay 48:8 = 6 vì nếu lấy tích chia cho TS này thì sẽ được TS kia.
- Yêu cầu hs giải thích tương tự với các trường hợp còn lại
- Yêu cầu hs đọc từng cặp phép tính trong bài
- Cho hs tự làm phần b
- HS làm bài
* Bài 2:
- Xác định yêu cầu của bài, sau đó yêu cầu hs làm bài
- 4 hs lên bảng làm, lớp làm vở bài tập
* Bài 3:
- Gọi 1 hs đọc đề bài
- Người đó có? con thỏ?
- Có 42 con thỏ
- Sau khi bán đi 10 con thỏ thì còn lại? con?
- Còn 42 – 10 = 32 (con)
- Người đó đã làm gì với số thỏ con lại.
- Nhốt đều vào 8 chuồng
- Hãy tính xem mỗi chuồng có? con thỏ?
- Yêu cầu làm bài vào vở. 1 hs lên bảng giải.
Giải
Số con thỏ còn lại sau khi bán 10 con thỏ là:
 42 – 10 = 32 (con thỏ)
Số con thỏ trong mỗi chuồng là 
32 :8 = 4 (con)
 ĐS: 4 con
* Bài 4:
- Bài tập yêu cầu làm gì?
- Tìm 1/8 số ô vuông có trong mỗi hình
- Hình a có tất cả? ô vuông? 
– 16 ô vuông
- Muốn tìm 1/8 số ô vuông trong hình a ta phải làm thế nào?
- Lấy 16 : 8 = 2(ô vuông)
- HD hs tô màu vào 2 ô vuông trong hình a
- Làm tiếp phần b
3. Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu về nhà bài tập thêm về phép chia
Thể dục
Học động tác nhảy của bài thể dục
I. Mục tiêu:
	- Ôn 6 động tác VT, T, C, L, B, TT của bài TD. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
	- Học động tác nhảy. Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng
	- Chơi TC “ Ném trúng đích”. Yêu cầu biết cách chơi và biết thời gian chơi 1 cách đúng tương đối chủ động.	
II.địa điểm, phương tiện:
	- Địa điểm: Sân trường
	- Phương tiện: còi, kẻ sẵn các vạch cho TC
III. Trọng tâm:
	HS thực hiện cơ bản đúng động tác nhảy
IV.nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu:
	- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học: 1-2’
	- Chạy chậm thành vòng tròn xung quanh sân: 1-2’
	- Chơi TC “ Chẵn, lẻ”: 2-3’. Nếu em nào bị thừa sẽ bị phải chạy 1 vòng xung quanh vòng tròn.
2. Phần cơ bản:
	- Chia tổ ôn luyện 6 động tác VT, T, C, L, B và TT: 7 – 8’
	+ Các tổ tập luyện theo 4 hàng ngang, GV đi đến từng tổ quan sát, nhắc nhở kết hợp sửa chữa động tác sai cho hs. Các em trong tổ thay nhau hô cho các bạn tập.
	+ Lần cuối thi đua giữa các tổ với nhau dưới sự điều khiển của GV.
	- Học động tác nhảy: 7-8’
	+ GV tập mẫu và phân tích động tác
	+ GV tập mẫu cho hs tập theo: Mỗi lần 2 x 8 nhịp
	+ GV hô cho hs tập: Sau mỗi lần tập cần nhận xét
	+ Lần 4: chỉ cần làm mẫu những nhịp cần nhấn mạnh
	Cần lưu ý hs ở nhịp 1 và 5, khi bật nhảy lên, 2 chân tách ra, sau đó rơi xuống 2 chân đứng rộng bằng vào.
	- Chơi TC “ Ném trúng đích”: 6 – 7’
	GV nhắc lại cách chơi đã học từ lớp 2 rồi cho chơi theo tổ.
3. Phần kết thúc:
	- Tập 1 số động tác hồi tỉnh: 2’
	- GV cùng hs hệ thống bài: 1-2’
	- Nhận xét giờ học: 1’
	- Giao bài tập về nhà: Ôn các động tác TD đã học

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tich_hop_cac_mon_lop_3_tuan_12.doc