Giáo án Tích hợp các môn Lớp 3 - Tuần 29

Giáo án Tích hợp các môn Lớp 3 - Tuần 29

buổi học thể dục

I. Mụcđích yêu cầu:

A. Tập đọc:

1. Đọc thành tiếng:

 - Chú ý cách TN: Đê - rất – xi, Cô - rét – ti, Xtác - đi, Ga rô nê, Nen – li, khuyến khích, khuỷu tay.

 - Đọc đúng: Câu cảm, câu cầu khiến.

2. Đọc hiểu:

- Hiểu từ: Gà Tây, bò mộng, chật vật.

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi quyết tâm vợt khó của h/s bị khuyết tật.

B. Kể chuyện:

- Rèn kỹ năng nói: Dựa vào trí nhớ, h/s biết nhập vai, kể tự nhiên toàn bộ câu chuyện bằng lời của 1 nhân vật.

- Nghe và nhận xét lời của bạn.

 

doc 62 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 08/01/2022 Lượt xem 431Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tích hợp các môn Lớp 3 - Tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29 Thứ hai ngày 03 tháng 04 năm 2006
buổi học thể dục
I. Mụcđích yêu cầu:
A. Tập đọc:
1. Đọc thành tiếng:
	- Chú ý cách TN: Đê - rất – xi, Cô - rét – ti, Xtác - đi, Ga rô nê, Nen – li, khuyến khích, khuỷu tay.
	- Đọc đúng: Câu cảm, câu cầu khiến.
2. Đọc hiểu:
- Hiểu từ: Gà Tây, bò mộng, chật vật.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi quyết tâm vượt khó của h/s bị khuyết tật.
B. Kể chuyện:
- Rèn kỹ năng nói: Dựa vào trí nhớ, h/s biết nhập vai, kể tự nhiên toàn bộ câu chuyện bằng lời của 1 nhân vật.
- Nghe và nhận xét lời của bạn.
C. Giáo dục: Thông cảm, giúp đỡ học sinh tật nguyền.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK
III. Trọng tâm:
	- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng, đọc hiểu cho học sinh
IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
 Tập đọc
A. ổn định tổ chức.
 - Hát
B. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 2 h/s đọc thuộc bản tin thể thao và trả lời câu hỏi.
- 2 học sinh đọc
- Giáo viên nhận xét.
C. Dạy – học bài mới.
1. Giới thiệu bài:
 - Đưa tranh
 - Học sinh quan sát
 - Kiên trì luyện tập là 1 đức tính tốt của mỗi con người. Chúng ta đang là lứa tuổi h/s cần chăm luyện tập giúp chúng ta giỏi hơn , tiến bộ hơn .
 - Nghe giới thiệu
- Giới thiệu bài
- Ghi đầu bài.
2. Luyện đọc:
 a. Đọc mẫu.
 b. Hướng dẫn đọc và giải nghĩa từ
 + Đọc từng câu:
- Gv hướng dẫn đọc và giải nghĩa từ
 - Yêu cầu học sinh đọc từng câu cho đến hết bài
- Học sinh đọc
 - Trong bài có các tiếng nào khó đọc?
- Học sinh nêu
 - Giáo viên ghi bảng 
 - Luyện đọc
 - Đọc câu lần 2.
 c. Đọc đoạn
- Giáo viên gọi 3 học sinh nối tiếp đọc bài theo đoạn.
- 3 Học sinh đọc bài
- Nêu cách ngắt giọng 3 đoạn 1,2,3 như sách giáo khoa.
- Học sinh luyện đọc
- Yêu cầu học sinh đọc chú giải
- 1 Học sinh đọc, lớp theo dõi
- Gọi 3 học sinh khác tiếp nối đọc 3 đoạn.
- 3 Học sinh đọc
d. Luyện đọc theo nhóm
- Chia thành các nhóm 3 học sinh
- Học sinh đọc theo nhóm, chỉnh sửa lỗi cho nhau.
e. Đọc trước lớp.
- Gọi 3 học sinh bất kỳ yêu cầu tiếp nối đọc bài theo đoạn
g. Đọc đồng thanh.
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1
- Học sinh đọc và chỉnh lỗi cho nhau
3. Tìm hiểu bài:
- Giáo viên đọc lại bài
- Học sinh theo dõi sách giáo khoa
- Nêu yêu cầu của buổi học thể dục?
- Học sinh phải leo lên một cái cột thẳng đứng, sau đó đứng trên 1 chiếc xà ngang.
- Các bạn trong lớp thực hiện bài tập thể dục như thế nào?
- Đê - rốt- xi và cô-rét-ti leo như 2 con khỉ. Xtác-đi thì thở hồng hộc, mặt đỏ như chú gà tây. Ga-rô-nê leo dễ như không tưởng chừng câu có thể vác thêm 1 người nữa trên vai. 
- Vì sao Nen-li được miễn tập thể dục?
+ Theo em, vì sao Nen-Li cố xin thầy được cho tập như mọi người. 
- Vì Nen-Li không ngại khó, ngại khổ, cậu muốn làm được những việc mà các bạn khác của cậu vẫn làm.
- Những chi tiết nào nói lên quyết tâm của Nen-Li? 
- Cậu phải leo một cách chật vật, mặt cậu đỏ như lửa, trán ướt đẫm mò hôi, thầy giáo bảo cậu xuống nhưng cậu vẫn tiếp tục leo, thế là cậu nắm chắc được cái xà. Lúc ấy thày khen cậu giỏi.......mặt rạng rỡ vẻ chiến thắng.
- Tấm gương của Nen-Li và vận động viên Am-xtơ-rông có gì giống nhau?
- Đều cố gắng hết sức trong luyện tập để chiến thắng bản thân mình và đạt kết quả như mong muốn.
- Em học được gì qua câu chuyện?
- Cần kiên trì luyện tập thể thao và kiên trì khi gặp khó khăn. Quyết tâm cao độ, nỗ lực phấn đấu sẽ giúp chúng ta thành công.
- Em hãy tìm 1 tên thích hợp cho câu chuyện?
- Học sinh thảo luận, tìm: Nen-Li tấm gương sáng/ Quyết tâm Của Nen-Li/ Nen-Li đã leo cột như thế nào/ Vượt lên bệnh tật. 
4. Luyện đọc lại bài.
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài lần 2.
- Học sinh theo dõi
- Chia lớp thành các nhóm 3 học sinh. Yêu cầu luyện đọc theo nhóm.
- Học sinh luyện đọc và chỉnh lỗi cho nhau.
- 2 đến 3 nhóm thi đọc trước lớp theo hình thức tiếp nối.
- Các nhóm đọc bài, lớp theo dõi nhận xét và bình chọn nhóm đọc hay nhất.
- Nhận xét cho điểm
Kể chuyện
1. Xác định yêu cầu:
- Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu của phần kể chuyện trang 90.
- 1 học sinh đọc, lớp theo dõi
2. Hướng dẫn kể chuyện
- Em hiểu thế nào là kể lại truyện bằng lời của nhân vật?
- Tức là nhập vào vai của 1 nhân vật trong truyện để kể, khi kể xưng hô là “ là” “tớ” hoặc “mình”.
- Em có thể kể lại bằng lời của nhân vật nào?
- Bằng lời của thầy giáo
- Bằng lời của Đê-rốt-xi
- Bằng lời của Cô-ret-ti
 - Bằng lời của Ga-rô-nê
 - Bằng lời của xtac-đi
 - Bằng lời của Nen-li
hoặc 1 bạn trong lớp. 
- 3 học sinh tiếp nhau kể lại 3 đoạn câu chuyện
- 3 học sinh kể
(mỗi học sinh có thể kể = lời của nhân vật khác bạn)
- Nhận xét, rút kinh nghiệm.
3. Kể theo nhóm.
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 3 học sinh.
- Học sinh ngồi theo nhóm
- Yêu cầu các nhóm kể theo lời của 1 trong các nhân vật.
- Học sinh tập kể
- 3 học sinh nối tiếp nhau kể.
4. Kể chuyện:
 - Gọi 3 h/s kể lại toàn bộ câu chuyện theo lời của cùng 1 nhân vật.
- Lớp theo dõi nhận xét
 - Gv nhận xét
 - Yêu cầu một học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện.
- 1 học sinh kể
D. Củng cố - dặn dò:
 - Hiện nay học bài gì?
- học sinh nêu
 - Nội dung câu chuyện muốn nói điều gì?
- Nêu gương quyết tâm vượt khó của 1 học sinh tật nguyền.
 - Nhận xét tiết học
 + Khen 
 + Phê
 - Về kể lại câu chuyện cho ngươì thân nghe
Toán
Diện tích hình chữ nhật
I. Mục tiêu:
	- Biết được qui tắc tính diện tích hình chữ nhật khi biết số đo 2 cạnh của nó.
	- Vận dụng qui tắc tính diện tích hình chữ nhật để tính diện tích 1 số hình chữ nhật đơn giản theo đơn vị đo diện tích cm2.
	- Biết áp dụng linh hoạt trong thực tế.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Hình minh hoạ bài đọc SGK từng học sinh
	- Phấn màu.
	- Bảng phụ viết sẵn nội dung bài 1.
III. Trọng tâm:
	- Biết được qui tắc tính hình chữ nhật khi biết số đo 2 cạnh và vận dụng đúng khi giải toán.
IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu.
A. ổn định tổ chức.
- Hát
B. Kiểm tra bài cũ.
- 3 h/s làm bảng bài 3a, 3b, và 4.
- 3 học sinh làm
- Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm thế nào?
- học sinh nêu
* Nhận xét cho điểm.
C. Dạy – học bài mới .
1. Giới thiệu bài : trong giờ học hôm nay các em sẽ biết tính diện tích hình chữ nhật 
- Nghe giới thiệu 
 - ghi bảng.
2. Xây dựng qui tắc tính diện tích hình chữ nhật .
- H/s lấy hình chữ nhật trong bộ đồ dùng và tấm lưới.
- Học sinh lấy 
- Hình chữ nhật gồm bao nhiêu ô vuông
- 12 ô vuông
- Làm thế nào biết có 12 ô vuông
- Đếm
+ 4 + 4 + 4 = 12
+ 3 + 3 + 3 + 3 = 12
+ 3 x 4 = 12
+ 4 x 3 = 12 
- Cách nào con thấy dễ 
- Học sinh tự nêu 
* Gv hướng dẫn tìm số ô vuông trong hình chữ nhật. 
- Các ô vuông trong hình chữ nhật được chia làm mấy hình?
- 3 hình
- Mỗi hình có bao nhiêu ô vuông?
- 4 ô vuông
Vậy có tất cả bao nhiêu ô vuông
- 3 x 4 = 12 ô vuông
ghi bảng 2 dòng đầu SGK 
* Tô màu 1 ô vuông hỏi :
- Mỗi ô vuông có diện tích là bao nhiêu?
- Là 1 cm2. /0
-Vậy hình chữ nhật ABCD có diện tích là bao nhiêu?
- Là 12 cm2 /0
- Mỗi cạnh trong ô vuông là bao nhiêu
- 1cm2
- Cạnh rộng dài bao nhiêu cm?
- 3cm 
- Cạnh dài dài bao nhiêu cm?
- 4 cm
- Gv ghi phép tính 3 x 4 = 12( cm2)
chỉ nói : 4 là chiều dài HCN
 3 là chiều rộng HCN
- Muốn tính diện tích HCN ta làm thế nào?
- H/s nêu như SGK 
- Gv ghi bảng. Giải thích thêm về cùng 1 đơn vị đo.
- H/s đọc lại 
3. Luyện tập thực hành:
Bài 1: Bài toán cho biết gì?
- Cho biết chiều dài, chiều rộng
 Bài yêu cầu chúng ta làm gì 
- Yêu cầu tính chu vi và diện tích
- Muốn tính số HCN ta làm thế nào?
- Học sinh nêu
- Muốn tính chu vi HCN ta làm thế nào?
- Học sinh nêu 
- Gv hướng dẫn làm mẫu cột 1
- 2 học sinh thi đua làm cột 2, 3
- Học sinh nhận xét
- Gv nhận xét cho điểm
- Cách tính chu vi và diện tích HCN có gì khác nhau.
- Học sinh nêu :
 chu vi = (dài + rộng) x 2
 S = dài x rộng 
Bài 2. 
 - Gọi 1 học sinh đọc đề bài
- 1 học sinh đọc
- Bài toán cho biết gì?
- Chiều rộng : 5 cm
- Chiều dài : 14 cm 
Giáo viên ghi vào tóm tắt.
- Bài toán yêu cầu tính gì? 
- Tính S HCN 
- Muốn tính S HCN ta làm thế nào?
- Nêu lại qui tắc tính.
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- 1 học sinh làm bảng, lớp làm vở.
- Nhận xét cho điểm .
Bài 3:
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài
- 1 học sinh đọc 
- Em có nhận xét gì về số đo chiều dài và chiều rộng HCN trong phần b
- Chiều dài và chiều rộng không cùng đơn vị đo
- Vậy muốn tính diện tích HCN b, ta phải làm gì trước.
- Phải đổi số đo chiều dài thành cm
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài
- 2 học sinh làm bảng 
Lớp làm theo nhóm đôi
a. diện tích HCN là
5 x 3 = 15(cm2)
b. Đổi 2dm =20cm
diện tích HCN là
20 x 9 = 180( cm2)
- Nhận xét cho điểm 
- Con cần thật lưu ý gì khi tính diện tích HCN
- Phải cùng đơn vị đo
D. Củng cố – dặn dò:
- Nêu lại qui tắc tính diện tích HCN
- 1 học sinh tính trước lớp
- Nhận xét giờ học
- Bài tập về nhà: tiết 137.
Đạo đức
Chăm sóc cây trồng, vật nuôi ( tiết 1)
I.Mục tiêu: 
- Học sinh hiểu: Cây trồng, vật nuôi cung cấp lương thực, thực phẩm và tạo niềm vui cho con người. Vì vậy cần được chăm sóc, bảo vệ.
- Thực hiện chăm sóc cây trồng, vật nuôi đúng cách
- Học sinh ý thức chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
II. chuẩn bị.
 Giáo viên
 Học sinh
- Giấy khổ to, bút dạ
- Vở bài tập đạo đức
- Tranh ảnh cho HĐ1.
- Phiếu thảo luận
III. Trọng tâm:
- Hiểu tác dụng và nói được vì sao cần chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
A. Quan sát và trả lời câu hỏi.
- Treo tranh 
- H/s quan sát và trả lời các câu hỏi
- Trong tranh các bạn đang làm gì ?
- Học sinh nêu
- Làm như vậy có tác dụng gì?
- Cây trồng, vật nuôi có ích lợi gì đối với đời sống con người?
- Cung cấp thức ăn, rau xanh cho ta
- Với cây trồng, vật nuôi ta phải làm gì?
- Cần phải chăm sóc
Kl: Trong tranh các bạn nhỏ đang chăm sóc cây trồng, vật nuôi trong gia đình.
- Cây trồng, vật nuôi cung cấp cho con người thức ăn, lương thực, thực phẩm cân thiết với sức khoẻ.
- Để cây trồng, vật nuôi mau lớn khoẻ mạnh chúng ta cần chăm sóc.
 Hoạt động 2: Cách chăm sóc cây trồng, vật nuôi
- Chia lớp làm 4 nhóm
- Phát phiếu lớn
- H/s trao đổi thảo luận
 Nhóm 1 + 2
 Nhóm 3 + 4
Tên vật nuôi
Những việc em làm để chăm sóc
Những việc nên tránh để bảo vệ
Cây trồng
Những việc em làm để chăm sóc cây
Những việc nên tránh để bảo vệ
Con mèo
Cho ăn uống
Đuổi bắt
Na
Tưới, bắt sâu
Bẻ cành
- Các nhóm d ... hơi dẹt ở 2 đầu. Trái đất nằm lơ lửng trong vũ trụ.
- Giới thiệu về quả địa cầu cho học sinh thảo luận
- Nghe giới thiệu
- Học sinh thảo luận rồi làm bài
+ Trục của quả địa cầu nghiêng hay thẳng đứng so với mặt bàn?
- Nghiêng
+ Em có nhận xét gì về mầu sắc trên quả địa cầu?
- Màu khác nhau: Xanh nước biển, màu vàng, xanh lá cây, da cam....
+ Từ ngữ quan sát được trên mặt quả cầu, em hiểu thêm gì về bề mặt trái đất? 
- Trái đất có trục nghiêng, bề mặt trái đất không như nhau ở các vị trí.
* Hoạt động 2: Trò chơi: Tìm hiểu với quả địa cầu
Vòng 1: Tiếp sức
- Học sinh xếp thành 2 đội
- Giáo viên phát cho mỗi đội 1 tranh vẽ quả địa cầu và các thể chữ
- Học sinh dán các thẻ chữ vào phần phù hợp: Trục, giá đỡ, cực bắc, cực nam, xích đạo, Bắc bán cầu, Nam bán cầu.
- Giáo viên nhận xét cho điểm
Vòng 2: Thi hùng biện
- Các đội cử đại diện nói những hiểu biết của mình về quả địa cầu kết hợp chỉ trên mô hình quả địa cầu
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh hùng biện xuất sắc
Vòng 3: Vẽ quả địa cầu.
- Trong 3 phút các đội phải nhớ và vẽ lại được hình dạng quả địa cầu, chỉ định các vị trí trục, đường xích đạo, hai cực của quả địa cầu.
D. Nhận xét – dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Phát thưởng cho học sinh thắng cuộc
- Chuẩn bị bài sau
Tập viết
Ôn chữ hoa U
I. Mục tiêu: 	
	- Viết đẹp các chữ cái viết hoa U, B, D
	- Viết đúng, đẹp bằng cỡ chữ nhỏ tên riêng Uông Bí và câu ứng dụng:
	Uốn cây từ thủa còn non.
	Dạy con từ thủa con còn bi bô.
	- Giáo dục có ý thức rèn luyện chữ viết.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Mẫu chữ cái viết hoa U
	- Tên riêng và câu ứng dụng viết mẫu sẵn trên bảng lớp.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A. ổn định tổ chức
- Hát
B. Kiểm tra bài cũ
Thu vở 1 số vở của học sinh để chấm bài
- Gọi 1 số học sinh đọc thuộc từ và câu ứng dụng của tiết trước.
- 1 học sinh đọc: Trường Sơn.
“Trẻ em ...... là ngoan”
- Gọi 2 học sinh viết: Trường Sơn
- 2 học sinh viết bảng, lớp viết bảng con
- Nhận xét chỉnh sửa lỗi cho hs
- Nhận xét vở đã chấm
C. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài: Trong giờ tập viết này các em sẽ ôn lại cách viết hoa chữ u trong từ và câu ứng dụng.
- Nghe giới thiệu
2. Hướng dẫn viết chữ hoa
- Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào?
- Có các chữ U, B, D.
- Yêu cầu học sinh phân tích
- Học sinh đọc, phân tích chữ
- Học sinh viết các chữ hoa
- Nhận xét.
- Giáo viên nhận xét.
Nhắc lại quy trình viết các chữ hoa
3. Hướng dẫn viết từ ứng dụng
a. Giới thiệu từ ứng dụng:
- Gọi học sinh đọc từ ứng dụng
- 1 học sinh đọc: Uông Bí
Uông Bí là tên 1 thị xã ở tỉnh Quảng Ninh
b. Quan sát và nhận xét
- Trong từ ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào?
- Các chữ U, D, Y, B, cao 2 li rưỡi; Chữ T cao 2 li, các chữ còn lại cao 1 li
- Kiểu cách giữa các chữ bằng chừng nào?
- Bằng 1 con chữ 0.
c. Viết bảng
- Yêu cầu hs viết từ: Uông Bí
- Học sinh viết
Giáo viên chỉnh lỗi cho học sinh
Gv nhận xét sửa lỗi cho học sinh
4. Hướng dẫn viết câu ứng dụng
a. Giới thiệu câu ứng dụng
- Gọi học sinh đọc câu ứng dụng
- 1 học sinh đọc
Giải thích câu ca dao
b. Quan sát và nhận xét
- Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào?
- Các chữ U, D, Y, H, B. cao 2 li rưỡi; Chữ T câo 2 li, các chữ còn lại cao 1 li
c. Viết bảng.
- Yêu cầu học sinh viết từ: Uốn cây, dạy con.
- 2 học sinh viết bảng, lớp viết bảng con
- Học sinh nhận xét
- Giáo viên nhận xét cho điểm
5 Hướng dẫn viết vở tập viết
- Giáo viên hướng dẫn cách viết, yêu cầu của bài viết.
- Học sinh viết:
+ 1 dòng chữ u, cỡ nhỏ.
+ 1 dòng chữ B, D cỡ nhỏ
+ 2 dòng chữ Uông Bí, cỡ nhỏ
+ 4 dòng câu ứng dụng
Giáo viên quan sát sửa lỗi cho hs 
- Thu 5 đến 7 bài chấm cho điểm
d. Củng cố – dặn dò
- Nhận xét tiết học, chữ viết của học sinh
- Về hoàn thành bài viết
Thứ tư
Tập đọc.
Một mái nhà chung
I. Mục tiêu:
	1. Đọc thành tiếng: Đọc đúng các từ, tiếng khó: Lợp nghìn là biếc, rập rình, lợp hồng, lên trông...
	- Ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ và giữa các khổ thơ
	- Đọc trôi chảy được toàn bài, bước đầu biết đọc bài với nhịp ngắn giọng vui vẻ hồn nhiên, thân ái.
	2. Đọc hiểu:
	- Hiểu nghĩa các từ: Dìm gắc, cầu vồng
	- Hiểu nội dung bài thơ: Mỗi vật đều có mái nhà riêng cần yêu thương và bảo vệ mái nhà chung.
	3. Học thuộc lòng bài thơ.
	Giáo dục học sinh ham học môn học, yêu quí và bảo vệ trái đất
II. Đồ dùng dạy học:
	- Tranh vẽ phóng to.
	- Ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc
III.Trọng tâm:
	Rèn kỹ năng đọc hiểu cho học sinh
IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
A. ổn định tổ chức
- Hát
B. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 học sinh đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài: Gặp gỡ ở Lúc – Xăm - Bua
- 3 học sinh đọc yêu cầu của giáo viên
Nhận xét – cho điểm
C. Dạy – học bài mới
1. Giới thiệu bài: Trong giờ học này, chúng ta cùng tìm hiểu về mái nhà chung của vạn vật
- Nghe giới thiệu
- Ghi tên bài lên bảng
2. Luyện đọc
a. Đọc mẫu.
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài
- Nghe đọc 
b. Hướng dẫn đọc từng dòng thơ.
- Gv yêu cầu hs đọc toàn bài thơ.
- Mỗi hs đọc 1 câu cho đến hết bài
- Trong bài có những chữ nào khó đọc
- Học sinh nêu
- Giáo viên hướng dẫn cách đọc.
- Học sinh đọc lại đoạn lần 2.
Nhận xét cho điểm
c. Hướng dẫn đọc từng khổ thơ kết hợp giải nghĩa từ:
- Giáo viên yêu cầu 6 học sinh nối tiếp nhau đọc bài, mỗi học sinh đọc 1 khổ thơ
- 6 học sinh nối tiếp nhau đọc bài.
- Yêu cầu học sinh đọc chú giải
- Tìm hiểu nghĩa của từ
- Cho học sinh quan sát tranh minh hoạ
- Quan sát tranh, nghe giáo viên giới thiệu về từ mới: Nhím, giàn gấc, cầu vồng
- Yêu cầu 6 học sinh đọc lại bài lần 2
- 6 học sinh đọc bài lần 2.
- Giáo viên nhận xét.
d. Luyện đọc theo nhóm:
Chia học sinh thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm 6 học sinh yêu cầu luyện đọc theo nhóm
- Mỗi học sinh đọc 1 đoạn thơ, các bạn trong nhóm theo dõi và chỉnh lỗi cho nhau.
- Yêu cầu 3 đến 5 học sinh bất kỳ đọc bài trước lớp
- Nhóm học sinh đọc bài theo yêu cầu, lớp theo dõi và nhận xét.
e. Đọc đồng thanh
- Hs cả lớp đọc đồng thanh bài thơ.
3. Tìm hiểu bài
- Gọi 1 học sinh đọc lại toàn bài
- 1 hs đọc bài trước lớp, lớp đọc thầm
- Ba khổ thơ đầu nói đến những mái nhà riêng của những ai?
- Mái nhà riêng của Chim, cá dím, ốc, bạn nhỏ.
-Mỗi mái nhà riêng có nét gì đáng yêu?
- Học sinh nêu
- Mái nhà chung của muôn vật là gì?
- Là bầu trời xanh
- Hãy tả lại mái nhà chung của muôn vật bằng hai câu văn?
- Mái nhà của muôn vật là bầu trời xanh vô tận. Trên mái nhà ấy có 7 sắc cầu vồng rực rỡ.
- Em muốn nói gì với những người bạn cùng chung sống dưới một mái nhà
- Hãy yêu mái nhà chung
- Chúng ta cùng giữ gìn bảo vệ mái nhà chung.
- Chúng ta cùng sống trong một mái nhà nên hãy yêu thương và đoàn kết với nhau.
Giáo viên: Đó chính là điều mà bài thơ muốn nói, muốn nhắn nhủ với chúng ta. Mỗi vật đều có mái nhà riêng nhưng lại cùng sống chung trong mái nhà trái đất, cùng chung 1 bầu trời xanh. Vậy hãy thương yêu, đoàn kết và cùng nhau giữ gìn, bảo vệ mái nhà chung.
4. Luyện học thuộc bài thơ
- Mở bài thơ trên bảng
- Học sinh đọc đồng thanh toàn bài
- Giáo viên xoá dần
- Hs luyện đọc theo từng lần xoá bảng.
- Yêu cầu học sinh tự luyện đọc thuộc lòng.
- Các nhóm học sinh tự luyện đọc bài
- Học sinh đọc, nhận xét giúp đỡ nhau.
* Tổ chức cho học sinh thi đọc thuộc lòng bài thơ.
- Học sinh luyện đọc
- Lớp theo dõi, nhận xét
- Giáo viên nhận xét cho điểm
- Gọi 1 học sinh đọc hay nhất đọc lại cả bài
d. Củng cố – dặn dò:
- Học sinh luyện đọc.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh tích cực.
Nhắc nhở học sinh chưa có ý thức
- Giáo viên bắt nhịp
- Cả lớp hát bài: Trái đất này là của chúng mình
- Dặn dò: về học thuộc bài thơ.
Chuẩn bị bài sau
Toán
Tiền Việt Nam
I. Mục tiêu: 
	Giúp học sinh:
	- Nhận biết được các tờ giấy bạc 20.000 đồng, 50.000 đồng, 100.000 đồng.
	- Bước đầu biết đổi tiền (trong phạm vi: 100.000) 
	- Biết thực hiện các phép tính cộng, trừ các số với đơn vị tiền tệ Việt Nam.
	- Giáo dục biết áp dụng vào thực tế
II. Đồ dùng dạy – học:
	Giáo viên: Các tờ giấy bạc loại 20.000 đồng, 50.000 đồng, 100.000 đông.
	Học sinh: Vở ghi toán.
III. Trọng tâm:
	Bước đầu biết đổi tiền.
IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
A. ổn định tổ chức
- Hát
B. Kiểm tra bài cũ
- 2 học sinh làm bài 2,3 của tiết trước
- Nhận xét cho điểm
C. Dạy – học bài mới:
1. Giới thiệu bài: Trong giờ học này các em sẽ tiếp tục làm quen với 1 số tờ giấy bạc trong hệ thống tiền tệ Việt Nam
- Nghe giới thiệu.
Ghi bảng tên bài
2. Giới thiệu các tờ giấy bạc: 20.000 đồng, 50.000 đồng, 100.000 đông.
Giáo viên cho học sinh quan sát nhận biết giá trị các tờ giấy bạc bằng dòng chữ và con số ghi giá trị trên tờ giấy bạc.
- Học sinh quan sát và nhận biết .
Ví dụ: Tờ giấy bạc loại 20.000 đồng có dòng chữ hai mươi nghìn đồng và số 20.000
Ghi tên trị giá tờ giấy bạc
3. Luyện tập thực hành.
Bài 1: Yêu cầu học sinh đọc đề bài 
- 1 học sinh đọc
Bài toán hỏi gì?
- Bài toán hỏi trong mỗi chiếc ví có bao nhiêu tiền
- Để biết trong mỗi chiếc ví có bao nhiêu tiền, chúng ta làm như thế nào?
- Tính tổng các giá trị tờ giấy bạc trong từng chiếc ví. 
- Ví a có bao nhiêu tiền?
Chiếc ví a có số tiền là:
10.000 + 20.000 + 20.000 = 50.000
- Học sinh làm tiếp
 Ví b: 90.000 đ
 c: 90.000 đ
 d: 14.500 đ
 e: 50.700 đ
Bài 2: Gọi 1 học sinh đọc đề toán
- 1 học sinh đọc
Giáo viên hướng dẫn
- Học sinh tóm tắt
- Học sinh giải
- Học sinh nhận xét
- Nhận xét cho điểm
Bài 3: Học sinh đọc đề bài
- Lớp đọc thầm
- Mỗi cuốn vở có bao nhiêu tiền?
- Mỗi cuốn vở giá 1.200 đồng
- Các số cần điền vào ô trống là những số như thế nào?
- Là số tiền phẩi trả để mua 2, 3, 4. cuốn vở
- Muốn tính số tiền mua 2 cuốn vở ta làm như thế nào?
- Lấy số tiền 1 cuốn vở nhân với 2
- Yêu cầu học sinh làm bài sau đó chữa bài và cho điểm học sinh
- 1 học sinh làm bảng, lớp làm vở bài tập.
Bài 4:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu điền số thích hợp vào ô trống
- Em làm bài theo mẫu là như thế nào?
- Học sinh trả lời
Giáo viên giải thích: Đây là dạng bài đổi tiền
 Hướng dẫn làm.
- Có 90.000 đồng. Hỏi mỗi loai giấy bạc có mấy tờ
- Học sinh trả lời
- Tại sao em biết như vậy?
-Vì:10.000+10.000+ 20.000 
 + 50.000 = 90.000 đ
 Giáo viên nhận xét
- Học sinh làm bài.
D. Củng cố – dặn dò
- Nhận xét – dặn dò

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tich_hop_cac_mon_lop_3_tuan_29.doc