Giáo án Tích hợp các môn Lớp 3 - Tuần 33

Giáo án Tích hợp các môn Lớp 3 - Tuần 33

I. Mục tiêu

A. Tập đọc

1. Đọc thành tiếng

- Đọc đúng các từ và tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hởng của phơng ngữ:

 nắng hạn, nứt nẻ, chum nớc, nấp, náo động, nổi giận, lỡi tầm sét, lâu lắm rồi, nổi loạn.

- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

- Đọc trôi chảy đợc toàn bài, bớc đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung của truyện.

 

doc 47 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 08/01/2022 Lượt xem 418Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tích hợp các môn Lớp 3 - Tuần 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33
Thứ hai ngày........ tháng......... năm..........
Tập đọc – Kể chuyện
Cóc kiện trời
I. Mục tiêu
A. Tập đọc
1. Đọc thành tiếng
Đọc đúng các từ và tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: 
 nắng hạn, nứt nẻ, chum nước, nấp, náo động, nổi giận, lưỡi tầm sét, lâu lắm rồi, nổi loạn...
Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
Đọc trôi chảy được toàn bài, bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung của truyện.
2. Đọc hiểu
Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: thiên đình, náo động, lưỡi tầm sét, địch thủ, túng thế, trần gian...
Hiểu được nội dung: Nhờ sự dũng cảm, lòng quyết tâm và biết phối hợp với nhau nên Cóc và bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của nhà Trời, buộc Trời phải làm mưa cho hạ giới.
	B. Kể chuyện
Dựa vào nội dung truyện và tranh minh họa kể lại được câu chuyện bằng lời của một nhân vật. Kể tự nhiên, đúng nội dung truyện, biết phối hợp cử chỉ, nét mặt khi kể.
Biết nghe và nhận xét lời kể của các bạn.
C. Giáo dục: Đoàn kết, quyết tâm trong công việc.
II- Đồ dùng dạy học
Tranh minh họa bài tập đọc, các đoạn truyện (phóng to, nếu có thể).
Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc
III- Trọng tâm: Rèn kỹ năng đọc hiểu.
IV- Các hoạt động dạy-học chủ yếu
Tập đọc
 A. ổn định tổ chức:
 B. Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên gọi 3 HS lên bảng yêu cầu đọc và trả lời các câu hỏi về bài Cuốn sổ tay.
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.
 C. Dạy – học bài mới
 1. Giới thiệu chủ điểm và bài mới
- GV yêu cầu HS mở SGK trang 121 và yêu cầu HS đọc tên chủ điểm.
- Bầu trời và mặt đất.
- GV: Qua các bài học của chủ điểm bầu trời và mặt đất các em sẽ được tìm hiểu về các hiện tượng thiên nhiên, vũ trụ và quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên xung quanh.
- Nghe GV giới thiệu chủ điểm.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa bài tập đọc và hỏi: Tranh vẽ cảnh gì? ở đâu ?
- HS quan sát tranh và trả lời: Bức tranh vẽ nhiều mây, dây là cảnh ở trên trời. Cóc đang đánh trống, xung quanh có Cọp, Gấu, Cáo, Ong,... hỗ trợ. Phía sau bức tranh là thần sét và trời đang rất hốt hoảng.
- Đó là một cảnh trong cuộc náo động thiên đình của Cóc và các con vật cùng đi. Chúng ta học bài hôm nay để biết chú Cóc nhỏ bé, xấu xí làm được những gì nhé.
2. Luyện đọc
a) Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt, chú ý giọng đọc của từng đoạn:
+ Đoạn 1: đọc với giọng kể, chậm, khoan thai.
+ Đoạn 2: Lời của Cóc đọc dõng dạc, đoạn kể lại cuộc chiến của Cóc và các bạn với quân nhà Trời đọc giọng nhanh, hồi hộp.
+ Đoạn 3: Giọng của Trời thể hiện sự xoa dịu với Cóc, phần cuối đọc với giọng phấn chấn thể hiện niềm vui chiến thắng.
b) Đọc từng câu
- GV treo bảng phụ viết sẵn các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ và yêu cầu HS đọc.
- Luyện phát âm từ khó.
- GV yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài, theo dõi và chỉnh sửa lỗi phát âm của HS.
- Đọc bài tiếp nối theo tổ, dãy bàn hoặc nhóm. Mỗi HS đọc 1 câu.
c) Đọc từng đoạn
- GV gọi 3 HS đọc bài tiếp nối theo đoạn. Nhắc HS chú ý ngắt giọng ở vị trí các dấu câu.
- 3 HS đọc, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- Yêu cầu HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ mới.
- 1 HS đọc trước lớp, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- GV gọi 3 HS khác yêu cầu tiếp nối nhau đọc bài theo đoạn, lần 2. 
- 3 HS đọc trước lớp, cả lớp theo dõi bài và nhận xét.
d) Luyện đọc theo nhóm
- Chia nhóm và yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Mỗi nhóm 3 HS lần lượt đọc một đoạn trước nhóm, HS trong cùng nhóm theo dõi và chỉnh sửa cho nhau.
e) Đọc trước lớp
- Gọi 3 HS bất kỳ yêu cầu tiếp nối nhau đọc bài theo đoạn.
- 3 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
g) Đọc đồng thanh
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh đoạn 2.
3. Tìm hiểu bài
- GV hoặc 1 HS đọc lại cả bài.
- Theo dõi bài trong SGK.
- GV đặt câu hỏi giúp HS tìm hiểu bài.
- Trả lời câu hỏi của GV.
+ Vì sao Cóc phải lên kiện Trời ?
+ Vì đã lâu ngày trời không làm mưa, hạ giới bị hạn hán, muôn loài đều khổ sở.
+ Cóc cùng những bạn nào lên kiện Trời?
+ Trên đường đi kiện Trời, Cóc gặp Cua, Gấu, Cọp, Ong và Cáo, vậy là tất cả cùng theo Cóc lên kiện trời.
- GV: Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp đoạn 2 để biết cuộc chiến giữa Cóc và các bạn với đội quân nhà Trời như thế nào.
- 1 HS đọc lại đoạn 2 trước lớp, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
+ Cóc sắp xếp đội ngũ thế nào trước khi đánh trống ?
+ Trước khi đánh trống, Cóc bảo Cua bò vào chum nước, Ong đợi sau cánh cửa, Cáo, Gấu, Cọp thì nấp ở hai bên.
+ Đội quân của nhà Trời gồm những ai ?
+ Đội quân của nhà Trời có Gà, Chó, Thần Sét.
+ Em hãy kể lại cuộc chiến giữa Cóc và các bạn với đội quân của nhà Trời.
+ HS đọc thầm lại đoạn 2 và trả lời. Sắp đặt xong Cóc lấy dùi đánh ba hồi trống. Trời thấy chú Cóc bé tí tẹo dám làm náo động cả thiên đình thì tức quá liền sai Gà ra trị tội Cóc. Gà vừa bay ra, Cóc liền ra hiệu cho Cáo nhảy xổ ra cắn cổ Gà tha đi. Trời liền sai Chó ra trị tội Cáo, Chó vừa ra đến cửa thì đã bị Gấu quật chết tuơi. Trời càng tức, liền sai Thần Sét ra trị tội Gấu, Thần Sét hùng hổ cầm lưỡi tầm sét đi ra, chưa nhìn thấy địch thủ đã bị Ong từ sau cánh cửa bay ra đốt túi bụi. Thần vội nhảy vào chum nước thì bị Cua giơ càng cắp. Thần đau quá, nhảy ra thì bị Cọp vồ.
+ Theo em, vì sao Cóc và các bạn lại thắng được đội quân hùng hậu của Trời?
+ Cóc và các bạn thắng được đội quân nhà Trời vì các bạn dũng cảm và biết phối hợp với nhau./ Cóc và các bạn đại diện cho lẽ phải.
+ Sau cuộc chiến, thái độ của Trời thay đổi thế nào?
+ Lúc đầu, Trời tức giận, sau cuộc chiến thấy mình núng thế Trời đành mời Cóc vào nói chuyện.
+ Trời đã đồng ý với Cóc những gì?
+ Trời hứa sẽ làm mưa ngay cho hạ giới và còn dặn Cóc lần sau chỉ cần nghiến răng báo hiệu là Trời sẽ làm mưa ngay chứ không cần lên tận thiên đình.
+ GV: Trong thực tế, khi nhân dân ta thấy Cóc nghiến răng là trời sẽ đổ mưa. Chính vì thế mà từ xa xưa nhân dân đã có câu ca:
 Con Cóc là cậu ông Trời.
 Hễ ai đánh Cóc thì Trời đánh cho.
+ Qua phần đọc và tìm hiểu truyện, em thấy Cóc có gì đáng khen?
- GV giảng thêm: Cóc đại diện cho nguyện vọng của người nông dân, luôn mong muốn mưa thuận gió hòa để sản xuất. 
+ HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến: Cóc thuật dũng cảm, dám lên kiện Trời; Cóc biết sắp xếp, phân công các bạn một cách hợp lí nên đã thắng được đội quân hùng hậu của Trời; Cóc thương muôn loài dưới hạ giới...
3. Luyện đọc lại bài
- GV đọc mẫu đoạn toàn bài lần hai (hoặc gọi 1 HS khá đọc).
- HS theo dõi bài đọc mẫu.
- GV gọi 3 HS yêu cầu đọc bài trước lớp theo ba vai Trời, Cóc, người dẫn chuyện.
- 3 HS đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- GV chia lớp thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm 3 HS yêu cầu luyện đọc theo nhóm.
- HS trong nhóm phân vai để đọc lại bài.
- Tổ chức cho 3 nhóm thi đọc bài theo vai trước lớp.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn nhóm đọc hay nhất.
Kể chuyện
1. Xác định yêu cầu
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu của phần Kể chuyện trang 123, SGK.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi.
2. Hướng dẫn kể chuyện
- Chúng ta phải kể lại câu chuyện bằng lời của ai?
- Bằng lời của một nhân vật trong truyện.
- Trong chuyện có nhiều nhân vật, em có thể chọn kể bằng lời của Cóc, các bạn của Cóc, Trời nhưng lưu ý không kể bằng lời của các nhân vật chết trong cuộc chiến đấu.
- HS nghe GV hướng dẫn.
- GV yêu cầu HS suy nghĩ để chọn một nhân vật mà mình sẽ kể theo lời của nhân vật đó.
- HS tiếp nối nhau trả lời trước lớp: Em kể theo lời của Cóc./ Em kể theo lời của Trời./...
- Chúng ta phải xưng hô như thế nào khi kể theo lời của một nhân vật trong truyện?
- Xưng là “tôi”.
- GV yêu cầu HS quan sát để nêu nội dung tranh các bức tranh.
- 4 HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến:
+ Tranh 1: Cóc và các bạn trên đường đi kiện trời. 
+ Tranh 2: Cuộc chiến giữa Cóc và các bạn với quân nhà Trời.
+ Tranh 3: Trời thương lượng với Cóc.
+ Tranh 4: Trời làm mưa.
- GV gọi 1 HS khá, yêu cầu kể lại đoạn đầu của câu chuyện.
- Nhận xét.
3. Kể theo nhóm.
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 3 HS.
- Tập kể theo nhóm, các HS trong nhóm theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
4. Kể chuyện
- GV gọi 3 HS kể tiếp nối câu chuyện trước lớp.
- Cả lớp theo dõi và nhận xét.
- GV nhận xét.
- Gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
5. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
Thủ công
làm quạt giấy tròn
(Đ/c giáo viên bộ môn dạy)
Toán
Kiểm tra cuối học kỳ II
I. Mục tiêu
Kiểm tra kết quả học tập toán của HS cuối học kỳ II, tập trung vào các nội dung kiến thức sau:
+ Về số học: đọc, viết các số có đến năm chữ số; tìm số liền trước, liền sau của một số có 5 chữ số; sắp xếp các số có năm chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn (từ lớn đến bé); thực hiện cộng, trừ các số có năm chữ số; thực hiện nhân số có năm chữ số với số có một chữ số, chia số có năm chữ số cho số có một chữ số.
	+ Về đại lượng: Xem đồng hồ.
	+ Về giải toán có lời văn: giải bài toán bằng hai phép tính.
	+ Về hình học: Tính diện tích hình chữ nhật theo xăng-ti-mét vuông.
II- Chuẩn bị:
Phô tô đề bài.
III- đề kiểm tra: 
Phần 1: Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng cho mỗi bài tập dưới đây:
Số liền trước của số 21345 là:
 A. 21355	 B. 21346	C. 21335	 D. 21344
Các số 21345, 21543, 21453, 21354 sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là:
21345, 21543, 21453, 21354
21345, 21354, 21543, 21453
21345, 21354, 21453, 21543
21354, 21345, 21453, 21543
Kết quả của phép cộng 45621 + 30789 là:
 A.76410 B. 76400 C. 75410 D. 76310
 4) Kết quả của phép trừ 97881 – 75937 là:
	 A. 21954 B. 21944	C. 21844	D. 21934
	5) Diện tích của hình chữ nhật ABCD là:
210cm2 A 70mm B
200cm2 3cm
21cm2 
20cm2 D C
Phần 2: Làm các bài tập sau:
 1) Đặt tính rồi tính: 
 12436 x 3 98707: 5
 2) Mỗi đồng hồ sau chỉ mấy giờ?
 3) Quận Ba Đình có 24040 học sinh tiểu học. Có một phần năm số học sinh đó tham dự kì thi tốt nghiệp tiểu học. Số học sinh nữ tham dự kì thi là 2612 học sinh. Hỏi quận Ba Đình có bao nhiêu học sinh nam đã tham gia kì thi tốt nghiệp tiểu học?
IV- Hướng dẫn đánh giá
Phần 1 (3 điểm) Mỗi lần khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng được 3/5 điểm. Các câu trả lời đúng là:
Khoanh vào D
 Khoanh vào C
Khoanh vào A
Khoanh vào B
Khoanh vào C
Phần 2: (7 điểm)
Bài 1: (2 điểm) Đặt tính rồi tính đ ... c vẻ đẹp của các hình ảnh nhân hóa.
Viết được một đoạn văn ngắn có hình ảnh nhân hóa.
Giáo dục: Cảm nhận được vẻ đẹp của các hình ảnh nhân hóa.
II- Đồ dùng dạy học
Bảng phụ (giấy khổ to) kẻ sẵn bảng sau:
Sự vật được nhân hóa
Cách nhân hóa
Bằng từ chỉ người, chỉ bộ phận của người
Bằng từ tả đặc điểm, hoạt động của người
III- Trọng tâm
Học về nhân hóa.
IV- Các hoạt động dạy– học chủ yếu
 A. ổn định tổ chức:
 B. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu làm các bài tập sau:
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.
+ HS1: Điền dấu câu thích hợp vào các ô trống trong đoạn sau: 
+ HS2: Gạch chân dưới bộ phận trả lời câu hỏi “Bằng gì?” trong các câu sau:
Bồ Chao kể tiếp 
- Đầu đuôi là thế này  Tôi và Tu Hú đang bay dọc một con sông lớn. Chợt Tu Hú gọi tôi  “Kìa, hai cái trụ chống trời !”.
a) Cốm làng Vòng được làm ra bằng một bí quyết riêng được gìn giữ từ đời này sang đời khác.
b) Tâm đã đạt được thành tích cao bằng sự nỗ lực phi thường của bản thân.
- Nhận xét, cho điểm.
C. Dạy – học bài mới:
1. Giới thiệu bài
- Trong giờ học luyện từ và câu tuần này chúng ta tiếp tục học về biện pháp nhân hóa, sau đó các em sẽ thực hành viết một đoạn văn ngắn có hình ảnh nhân hóa.
- Nghe GV giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- 1 HS đọc trước lớp, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm (phần a).
- Trả lời các câu hỏi ra giấy nháp.
- GV đặt câu hỏi cho HS trả lời, đồng thời viết câu trả lời của HS vào bản tổng kết bài tập đã chuẩn bị. 
- Trả lời câu hỏi của GV.
+ Trong đoạn thơ ở (phần a) có những sự vật nào được nhân hóa?
+ Có ba sự vật nhân hóa. Đó là mầm cây, hạt mưa, cây đào.
+ Tác giả làm thế nào để nhân hóa các sự vật đó?
+ Tác giả dùng từ tỉnh giấc để tả mầm cây; dùng các từ mải miết, trốn tìm để tả hạt mưa; dùng các từ lim dim, mắt, cười để tả cây đào.
+ Các từ ngữ dùng để tả các sự vật là những từ ngữ thường dùng làm gì?
+ Từ mắt từ chỉ một bộ phận của người; Các từ tỉnh giấc, trốn tìm, cười là từ chỉ hoạt động của con người; Từ lim dim là chỉ đặc điểm của con người
+ Như vậy, để nhân hóa các sự vật trong khổ thơ, tác giả đã dùng những cách nào?
+ Tác giả dùng hai cách đó là nhân hóa bằng từ chỉ bộ phận của người và dùng từ nhân hóa bằng các từ chỉ hoạt động, đặc điểm của người.
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để tiếp tục trả lời các câu hỏi trên với đoạn (văn b).
- 2 HS ngồi cạnh nhau thảo luận cùng nhau.
- Gọi HS trả lời, sau đó nghe và ghi câu trả lời đúng vào bảng.
Đáp án bài tập:
- Mỗi câu hỏi 1 HS trả lời. Các HS khác theo dõi và nhận xét.
Sự vật được nhân hóa
Cách nhân hóa
Bằng từ chỉ người, chỉ bộ phận của người
Bằng từ tả đặc điểm, hoạt động của người
 Mầm cây
 tỉnh giấc
 Hạt mưa
mải miết, trốn tìm
 Cây đào
 Mắt
lim dim, cười
 Cơn dông
 kéo đến
 Lá (cây) gạo
 anh em
múa, reo, chào
 Cây gạo
thảo, hiền, đứng, hát
- GV hỏi: Em thích nhất hình ảnh nhân hóa nào trong bài? Vì sao?
- 5 đến 7 HS trả lời theo suy nghĩ của từng em.
- GV yêu cầu HS ghi bảng đáp án trên vào vở.
Bài 2
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 4 đến 5 câu) trong đó có sử dụng phép nhân hóa để tả bầu trời buổi sớm hoặc tả một vườn cây.
- Bài yêu cầu chúng ta viết đoạn văn để làm gì?
- Để tả bầu trời buổi sớm, hoặc tả một vườn cây.
- Trong đoạn văn, ta phải chú ý điều gì?
- Phải sử dụng phép nhân hóa.
- GV yêu cầu HS suy nghĩ và làm bài.
- HS tự làm bài.
- Gọi một số HS đọc bài làm của mình trước lớp, chỉnh sửa lỗi cho HS và chấm điểm những bài tốt.
- Một số HS đọc bài làm, cả lớp theo dõi và nhận xét.
 D. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò những HS chưa hoàn thành đoạn văn về nhà làm tiếp. Cả lớp chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày.............. tháng.......... năm.............
Tập làm văn
GHi chép sổ tay
I. Mục tiêu
Rèn kỹ năng đọc – hiểu: Đọc bài báo A lô, Đô-rê-mon Thần thông đây !, hiểu nội dung, nắm được ý chính trong các câu trả lời của Đô-rê-mon.
Rèn kĩ năng viết: Ghi được những ý chính trong các câu trả lời của Đô-rê-mon vào sổ tay.
II- Đồ dùng dạy - học
- GV và HS cùng sưu tầm tranh, ảnh về một số loài động vật quý hiếm được nêu trong bài.
Một cuốn truyện tranh Đô-rê-mon, một vài tờ báo Nhi đồng có mục A lô, Đô-rê-mon Thân thông đây !
Mỗi HS chuẩn bị một quyển sổ tay nhỏ (có thể tự đóng).
III- Trọng tâm: Rèn kỹ năng ghi những ý chính khi cần.
IV- Các hoạt động dạy – học chủ yếu
A. ổn định tổ chức.
B. Kiểm tra bài cũ.
- GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu đọc bài kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.
- Nhận xét và cho điểm HS.
C. Dạy – Học bài mới.
 1. Giới thiệu bài.
- GV hỏi: Trong lớp ta bạn nào đã biết đến Đô-rê-mon? Hãy kể đôi điều về nhân vật này.
- HS: Đô-rê-mon là chú mèo máy trong bộ tranh truyện Đô-rê-mon. Chú mèo này rất thông minh và có một cái túi thần chứa được rất nhiều bảo bối đặc biệt.
- GV cho HS quan sát quyển truyện tranh Đô-rê-mon, sau đó giở báo Nhi đồng đến mục A lô, Đô-rê-mon Thần thông đây ! và giới thiệu: Trong giờ tập làm văn này các em sẽ cùng đọc một bài báo trong mục A lô, Đô-rê-mon Thần thông đây ! của báo Nhi Đồng và ghi lại những ý chính của bài báo vào sổ tay.
- Nghe GV giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn làm bài.
Bài 1:
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- 1 HS đọc trước lớp.
- GV gọi 2 HS đọc bài trước lớp, 1 HS đóng vai người hỏi, 1 HS đóng vai Đô-rê-mon.
- 2 HS đọc trước lớp, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng đọc bài. Mỗi cặp đọc 2 lần, sau lần thứ nhất thì đổi vai để đọc lần thứ 2.
- Đọc bài.
- Cho HS cả lớp giới thiệu tranh ảnh về các loài thú quý hiếm được nhắc đến trong bài đã sưu tầm được.
Bài 2:
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- 2 HS lần lượt đọc trước lớp.
- GV gọi HS đọc lại phần a) của bài báo.
- 1 HS đọc trước lớp.
- GV hỏi: Bạn nhỏ hỏi Đô-rê-mon điều gì?
- Bạn nhỏ hỏi Đô-rê-mon: “Sách đỏ là gì?”
- Hãy ghi lại ý chính trong câu trả lời của Đô-rê-mon.
- HS tự ghi, sau đó phát biểu ý kiến: Sách đỏ là loại sách nêu tên các động vật, thực vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng, cần được bảo vệ.
- GV yêu cầu HS tự làm tiếp (phần b).
- HS cả lớp làm bài vào vở, sau đó 1 HS đọc bài làm trước lớp, cả lớp cùng nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài và cho điểm HS.
b) Các loài vật có nguy cơ tuyệt chủng.
- Việt Nam:
+ Động vật: Sói đỏ, Cáo, Gấu chó, Gấu ngựa hổ, Báo hoa mai, Tê giác,...
+ Thực vật: Trầm hương, Trắc, Kơ-nia, Sâm ngọc linh, Tam thất,...
- Trên thế giới: Động vật: Chim Kền kền Mĩ, cá Heo xanh Nam Cực, Gấu trúc Trung Quốc,...
D. Củng cố, dặn dò.
- Nhắc những HS chưa hoàn thành bài tập 2 về nhà viết tiếp, thường xuyên đọc báo và ghi lại những thông tin hay vào sổ tay.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS tích cực tham gia xây dựng bài, phê bình nhắc nhở những HS chưa chú ý học bài.
-Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Toán
Ôn tập bốn phép tính 
trong phạm vi 100 000 (tiếp theo)
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Ôn luyện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia các số trong phạm vi 100 000 (tính nhẩm và tính viết).
- Tìm số hạng chưa biết trong phép cộng và tìm thừa số chưa biết trong phép nhân.
- Luyện giải toán có lời văn và rút về đơn vị.
- Luyện xếp hình theo mẫu cho trước.
II. Đồ dùng dạy – học.
	- Bài tập 1 viết sẵn trên bảng lớp.
	- 16 tam giác vuông bằng giấy màu đỏ và xanh.
III. Trọng tâm: Rèn kĩ năng tính.
IV- Các hoạt động dạy – học chủ yếu
A. ổn định tổ chức.
B. Giới thiệu bài.
- Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng.
C. Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1:
- Bài 1 yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Tính nhẩm.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Làm bài vào VBT, 2 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét bài làm của HS.
- Hỏi: Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức như thế nào?
- Nếu biểu thức có dấu ngoặc làm trong ngoặc trước, ngoài dấu ngoặc sau. Nếu biểu thức chỉ có cộng, trừ hoặc nhân, chia ta làm từ trái sang phải.
- Gọi 6 HS nối tiếp nhau đọc bài của mình trước lớp.
+ 3 chục nghìn + 4 chục nghìn - 5 chục nghìn = 7 chục nghìn - 5 chục nghìn = 2 chục nghìn.
Vậy 30000 + 40000 - 50000 = 20000
+ 8 chục nghìn - ( 2 chục nghìn + 3 chục nghìn) = 8 chục nghìn - 5 chục nghìn = 3 chục nghìn.
Vậy 80000- (20000 + 30000) = 30000
Trả lời tương tự với các biểu thức sau:
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Đặt tính rồi tự tính.
- Yêu cầu HS tự làm.
- Làm bài vào VBT, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Tìm thành phần chưa biết trong phép tính.
- Yêu cầu HS tự làm.
- Làm bài vào VBT, 2 HS lên bảng làm bài.
- Gọi 2 HS chữa bài.
- 2 HS nối tiếp đọc bài làm của mình trước lớp.
- Hỏi x là thành phần nào trong phép tính cộng?
- x là số hạng chưa biết trong phép tính cộng.
- Muốn tìm số hạng chưa biết trong phép cộng ta làm như thế nào ?
- Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
- x là thành phần nào trong phép tính nhân ?
- x là thừa số trong phép tính nhân ?
- Muốn tìm thừa số chưa biết trong phép nhân ta làm như thế nào?
- Muốn tìm thừa số chưa biết trong phép nhân ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
Mua 5 quyển sách cùng loại phải trả 28 000 đồng. Hỏi mua 8 quyển sách như thế phải trả bao nhiêu tiền ?
- Yêu cầu HS tự tóm tắt và giải bài toán
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào VBT.
Tóm tắt
5 quyển : 28500 đồng
 8 quyển : ......... đồng
Bài giải
Giá tiền một quyển sách là:
28500 : 5 = 5700 (đồng)
Số tiền mua 8 quyển sách là:
5700 x 8 = 45 600 (đồng)
 Đáp số: 45600 đồng
- Hỏi: Bài toán thuộc dạng toán nào?
- Bài toán thuộc dạng toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Nêu các bước giải dạng toán này ?
- Bước 1: Tìm giá trị 1 phần (thực hiện phép chia).
- Nhận xét cho điểm bài làm của HS.
- Bước 2: Tìm giá trị nhiều phần (thực hiện phép nhân).
Bài 5:
- GV chia lớp thành 2 đội: đội xanh và đội đỏ. Mỗi đội cử 2 bạn tham gia thi xếp hình. Trong 3 phút đội nào xếp xong trước sẽ thắng cuộc.
- HS thi xếp hình: 
- Tuyên dương nhóm thắng cuộc.
D. Củng cố, dặn dò:
- GV tổng kết giờ học. Dặn dò HS về nhà làm bài tập luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tich_hop_cac_mon_lop_3_tuan_33.doc