Tập đọc - Kể chuyện
sự tích chú cuội cung trăng
I. Mục tiêu
A.Tập đọc
1- Đọc thành tiếng
- Đọc đúng các từ và tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hởng của phơng ngữ:
Liều mạng, non, lăn quay, quăng rùi, leo tót, sống lại, lá thuốc, tỉnh lại,
lừng lững,.
- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Đọc trôi chảy đợc toàn bài, bớc đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung của truyện.
2- Đọc hiểu
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: tiểu phu, khoảng giập bã trầu, phú ông, rịt, chứng, .
- Hiểu đợc nội dung: Bài cho thấy tấm lòng nhân nghĩa, thủy chung của chú Cuội: Giải thích vì sao mỗi khi nhìn lên mặt trăng chúng ta lại thấy hình ngời ngồi dới gốc cây; Thể hiện ớc mơ muốn bay lên mặt trăng của loài ngời.
Tuần 34 Thứ hai ngày tháng năm 200 Tập đọc - Kể chuyện sự tích chú cuội cung trăng I. Mục tiêu A.Tập đọc 1- Đọc thành tiếng - Đọc đúng các từ và tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: Liều mạng, non, lăn quay, quăng rùi, leo tót, sống lại, lá thuốc, tỉnh lại, lừng lững,... - Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. - Đọc trôi chảy được toàn bài, bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung của truyện. 2- Đọc hiểu - Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: tiểu phu, khoảng giập bã trầu, phú ông, rịt, chứng, ... - Hiểu được nội dung: Bài cho thấy tấm lòng nhân nghĩa, thủy chung của chú Cuội: Giải thích vì sao mỗi khi nhìn lên mặt trăng chúng ta lại thấy hình người ngồi dưới gốc cây; Thể hiện ước mơ muốn bay lên mặt trăng của loài người. B. Kể chuyện - Dựa vào nội dung truyện và gợi ý kể lại được câu chuyện. Kể tự nhiên, đúng nội dung truyện, biết phối hợp cử chỉ, nét mặt khi kể. - Biết nghe và nhận xét lời kể của các bạn. C. Giáo dục: Yêu quý môn học. II. Đồ dùng dạy - học - Tranh minh họa bài tập đọc (phóng to, nếu có thể). - Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. III- Trọng tâm: Đọc trôi chảy toàn bài, hiểu nội dung bài. IV- Các hoạt động dạy - học chủ yếu Tập đọc A. ổn định tổ chức: B. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu đọc thuộc lòng 1 đoạn và trả lời các câu hỏi về bài Quà của đồng nội. - 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của giáo viên. C. Dạy-học bài mới 1. Giới thiệu chủ điểm và bài mới: - GV: Mỗi khi nhìn lên mặt trăng, đặc biệt là những ngày trăng tròn, các em thấy gì? - Thấy một vệt đen nhạt. - GV giới thiệu: Vệt đen nhạt nằm ở một góc mặt trăng đó được người xưa tưởng tượng là hình cây đa và chú Cuội. đó là câu chuyện đọc hôm nay. 2. Luyện đọc: a. Đọc mẫu: - GV đọc mẫu toàn bài một lượt, chú ý thay đổi giọng đọc của từng đoạn. Đoạn 1: Đọc nhanh, khẩn trương, hồi hộp. Đoạn 2, 3: Đọc chậm rãi, thong thả. - Chú ý nhấn giọng các từ: xông đến, vung rìu, lăn quay, quăng rùi, leo tót, cựa quậy, vẫy đuôi, đào gốc, êm ấm, không tỉnh lại, nặn thử, không ngờ, sống lại, lừng lững, nhảy bổ, túm, kéo, tít. b. Đọc từng câu: - GV treo bảng phụ viết sẵn các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ và yêu cầu HS đọc. - Luyện phát âm từ khó. - GV yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài, theo dõi và chỉnh sửa lỗi phát âm của HS. - Đọc bài tiếp nối theo tổ, dãy bàn hoặc nhóm. Mỗi HS đọc 1 câu. c. Đọc từng đoạn - GV gọi 3 HS đọc bài tiếp nối theo đoạn. Nhắc HS chú ý ngắt giọng ở vị trí các dấu câu. - 3 HS đọc, cả lớp theo dõi bài trong SGK. - Yêu cầu HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ mới. - 1 HS đọc trước lớp, cả lớp theo dõi bài trong SGK. - GV gọi 3 HS khác yêu cầu tiếp nối nhau đọc bài theo đoạn lần 2. - 3 HS đọc trước lớp, cả lớp theo dõi bài nhận xét. d. Luyện đọc theo nhóm: - Chia nhóm và yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm. - Mỗi nhóm 3 HS lần lượt đọc một đoạn trước nhóm, HS trong cùng nhóm theo dõi và chỉnh sửa cho nhau. e. Đọc trước lớp: - Gọi 3 HS bất kì yêu cầu tiếp nối nhau đọc bài theo đoạn. - 3 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi bài trong SGK. g) Đọc đồng thanh: - Yêu cầu 3 tổ tiếp nối nhau đọc bài theo đoạn. - 3 tổ HS đọc bài đồng thanh. 3. Tìm hiểu bài - GV hoặc 1 HS đọc lại cả bài. - Theo dõi bài trong SGK. - GV đặt câu hỏi giúp HS tìm hiểu bài. - Trả lời câu hỏi của GV. + Nhờ đâu Cuội phát hiện ra cây thuốc quý. + Vì Cuội được thấy hổ mẹ cứu sống hổ con bằng lá thuốc nên anh đã phát hiện ra cây thuốc quý và mang về nhà trồng. + Cuội dùng cây thuốc quý vào những việc gì? + Cuội dùng cây thuốc quý để cứu sống nhiều người. + Vì sao vợ Cuội mắc chứng hay quên? + Vì vợ Cuội bị trượt chân ngã vỡ đầu. Cuội rịt lá thuốc mãi mà không tỉnh lại, anh liền lấy đất nặn cho vợ bộ óc khác rồi rịt thuốc lần nữa. Vợ Cuội sống lại ngay nhưng cũng từ đó mắc chứng hay quên. + Vì sao chú Cuội bay lên cung trăng? + Vì một lần vợ Cuội quên lời anh dặn đã lấy nước giải tưới cho cây, vừa tưới xong thì cây thuốc lừng lững bay lên trời. Thấy thế, Cuội vội nhảy bổ tới, túm rễ cây nhưng cây thuốc cứ bay lên kéo cả Cuội bay lên trời. + Yêu cầu HS đọc câu hỏi 5 trong SGK. + 1 HS đọc trước lớp, cả lớp theo dõi. + Yêu cầu HS suy nghĩ và nêu ý mình chọn. + 5 HS nêu ý kiến. + GV: Quan sát tranh minh họa câu chuyện, chúng ta thấy chú Cuội ngồi bó gối, mặt rất buồn rầu, có thể là chú đang rất nhớ nhà, nhớ trái đất vì mặt trăng ở quá xa trái đất, mọi thứ trên mặt trăng lại rất khác trái đất, chính vì vậy mà chú rất buồn. + HS nghe giảng. + GV hỏi: Theo em, nếu được sống ở chốn thần tiên sung sướng nhưng lại phải xa tất cả người thân thì có vui không? Vì sao? + Không vui vì khi xa người thân chúng ta sẽ rất cô đơn. + Chú Cuội trong truyện là người như thế nào? + Chú Cuội là người có tấm lòng nhân hậu, phát hiện ra cây thuốc quý chú liền mang về nhà trồng và dùng nó để cứu sống người bị nạn. Chú cũng rất chung thủy, nghĩa tình, khi vợ trượt chân ngã chú tìm mọi cách để cứu vợ, khi được ở trên cung trăng chú luôn hướng về trái đất, nhớ thương trái đất. 4. Luyện đọc lại bài - GV đọc mẫu toàn bài lần hai (hoặc gọi 1 HS khá đọc), sau đó hướng dẫn lại về giọng đọc. - HS theo dõi bài đọc mẫu. - GV chia lớp thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm 3 HS yêu cầu luyện đọc theo nhóm. - HS trong nhóm tiếp nối nhau đọc bài. - Tổ chức cho 3 nhóm thi đọc bài theo vai trước lớp. - Nhận xét và cho điểm HS. - Cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn nhóm đọc hay nhất. Kể chuyện 1. Xác định yêu cầu - Yêu cầu HS đọc yêu cầu của phần Kể chuyện trang 132, SGK. - 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi. 2. Hướng dẫn kể chuyện - Yêu cầu HS đọc phần gợi ý nội dung truyện trong SGK. - 1 HS đọc trước lớp, cả lớp theo dõi trong SGK. - Đoạn 1 gồm những nội dung gì? - Đoạn 1 gồm ba nội dung: giới thiệu về chàng tiểu phu tên Cuội, chàng tiểu phu gặp hổ, chàng tiểu phu phát hiện ra cây thuốc quý. - Gọi 1 HS khá kể lại nội dung đoạn 1 - Nhận xét. 3. Kể theo nhóm - GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 3 HS, yêu cầu HS trong nhóm nối tiếp nhau kể lại từng đoạn truyện. - Tập kể theo nhóm, các HS trong nhóm theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho nhau. 4. Kể chuyện - Tổ chức cho 2 nhóm thi kể chuyện trước lớp. - Cả lớp theo dõi và nhận xét. - GV nhận xét. - Gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện. D. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau. Thủ công Ôn tập chương III và chương IV (Giáo viên bộ môn dạy) Toán ôn tập bốn phép tính trong phạm vi 100 000 (Tiếp theo) I. Mục tiêu Giúp HS: - Ôn luyện 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia các số trong phạm vi 100 000 (tính nhẩm và tính viết). - Giải bài toán có lời văn về dạng toán rút về đơn vị. - Suy luận tìm các số còn thiếu. II. Đồ dùng dạy - học: - Bài 1, 4 viết sẵn trên bảng lớp. III- Trọng tâm: Rèn kỹ năng tính. IV- Các hoạt động dạy - học chủ yếu A. ổn định tổ chức. B. Kiểm tra bài cũ - GV kiểm tra bài tập luyện tập thêm của tiết 165. - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm theo dõi và nhận xét. - GV nhận xét và cho điểm HS. C. Hướng dẫn ôn tập Bài 1 - Nêu yêu cầu của bài tập, sau đó cho HS tự làm. - Làm bài vào VBT, 2 HS lên bảng làm bài. - Yêu cầu HS chữa bài. - 4 HS nối tiếp nhau đọc bài làm của mình trước lớp, mỗi HS chỉ đọc 1 con tính. a). Em đã thực hiện nhẩm như thế nào? - 3 nghìn + 2 nghìn ´ 2 = 3 nghìn cộng 4 nghìn = 7 nghìn. (3 nghìn + 2 nghìn) ´ 2 = 5 nghìn ´ 2 = 10 nghìn. - Em có nhận xét gì về hai biểu thức ở phần a. - Hai biểu thức trên đều có các số là: 3000, 2000; 2 và các dấu +; ´ giống nhau. Nhưng thứ tự thực hiện biểu thức khác nhau nên kết quả khác nhau. - Vậy khi thực hiện biểu thức ta cần chú ý điều gì? b). Tiến hành tương tự phần a. - Ta cần chú ý đến thứ tự thực hiện biểu thức: Nếu biểu thức có đủ các phép tính và không có dấu ngoặc ta làm nhân chia trước cộng trừ sau, nếu biểu thức có dấu ngoặc ta làm trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau. Bài 2: - Gọi HS đọc đề bài. - Đặt tính rồi tự tính. - Yêu cầu HS tự làm và gọi HS chữa bài. - Làm bài vào VBT, 8 HS nối tiếp nhau đọc bài làm của mình trước lớp, mỗi HS chỉ đọc một con tính. - Nhận xét bài làm của HS. Bài 3 - Gọi 1 HS đọc đề bài. - Một cửa hàng có 6450l dầu, đã bán được một phần 3 số dầu đó. Hỏi cửa hàng đó còn lại bao nhiêu lít dầu? - Yêu cầu HS tóm tắt bài toán: (khuyến khích học sinh tóm tắt bằng sơ đồ). - 1 HS lên bảng tóm tắt, HS cả lớp theo dõi. - Cửa hàng có bao nhiêu lít dầu? - Có 6450 lít dầu. - Bán được bao nhiêu lít? - Bán được một phần ba số lít dầu. - Bán được một phần ba số lít dầu nghĩa là như thế nào? - Nghĩa là tổng số lít dầu được chia làm ba phần bằng nhau thì bán được một phần. - Muốn tìm số lít dầu còn lại ta làm như thế nào? - Ta thực hiện phép chia 6450 : 3 để tìm ra số dầu đã bán sau đó thực hiện phép trừ 6450 trừ số lít dầu đã bán để tìm ra số lít dầu còn lại. - Ai còn cách làm khác không? - Sau khi tìm được số dầu đã bán ta chỉ việc nhân 2 là tìm được số lít dầu còn lại. - Yêu cầu HS tự làm. - Làm bài vào VBT, 2 HS lên bảng làm mỗi HS làm 1 cách. Tóm tắt 6450l Đã bán ? Bài giải Cách 2 Cách 1 Số lít dầu đã bán là: Số lít dầu đã bán là: 6450 : 3 = 2150 (l) 6450 : 3 = 2150 (l) Số lít dầu còn lại là: Số lít dầu còn lại là: 2150 ´ (3-1) = 4300 (l) 6450 - 2150 = 4300 (l) Đáp số: 4300 l Đáp số: 4300 l - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 4: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu. - Viết chữ số thích hợp vào ô trống. - Yêu cầu HS làm bài. - Làm bài vào VBT, 4 HS lên bảng làm, mỗi HS làm 1 con tính. - Gọi HS chữa bài. - 4 HS nối tiếp nhau đọc bài làm của mình trước lớp. - Chú ý GV chữa bài cho HS tỉ mỉ từng cách tìm và cách viết số từng phép tính. - Ví dụ: 26 3 nhân 6 bằng 18, viết 8 ´ 3 nhớ 1; 3 nhân 2 bằng 6, 6 978 thêm 1 bằng 7 viết 7; 3 nhân với bằng 9 vậy chữ số điền vào ô trống là 3 để 3 nhân 3 bằng 9. D. củng cố, dặn dò - GV tổng kết giờ học, tuyên dương những HS tích cực tham gia xây dựng bài, nhắc nhở những HS còn chưa chú ý. Dặn dò HS về nhà làm bài tập luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. Thứ ba ngày tháng năm 200 Toán ôn tập về đại lượng I. Mục tiêu Giúp HS: - Củng cố về các ... y I. Mục tiêu - Mở rộng vốn từ về thiên nhiên: Thiên nhiên mang lại những lợi ích gì cho con người; con người làm gì để bảo vệ thiên nhiên, giúp thiên nhiên thêm tươi đẹp. - Luyện tập dấu chấm, dấu phẩy. II. Đồ dùng dạy - học Bảng phụ (giấy khổ to) viết sẵn nội dung bài tập 3. III- Trọng tâm: Mở rộng vốn từ về thiên nhiên. IV- Các hoạt động dạy - học chủ yếu A. ổn định tổ chức. B. Kiểm tra bài cũ - GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu đọc đoạn văn trong bài tập 2, tiết luyện từ và câu tuần 33. - 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của giáo viên. C. Dạy - Học bài mới 1. Giới thiệu bài - Trong giờ luyện từ và câu tuần này các em sẽ tìm các từ ngữ theo chủ điểm về thiên nhiên và ôn luyện cách dùng dấu chấm, dấu phẩy. - Nghe GV giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài. - 1 HS đọc trước lớp, cả lớp theo dõi bài trong SGK. - GV kẻ bảng lớp thành 4 phần, sau đó chia HS thành 4 nhóm, tổ chức cho các nhóm thi tìm từ theo hình thức tiếp sức. Nhóm 1 và 2 tìm các từ chỉ những thứ có trên mặt đất mà thiên nhiên mang lại. Nhóm 2, 3 tìm các từ chỉ những thứ có trong lòng đất mà thiên nhiên mang lại. - HS trong cùng nhóm tiếp nối nhau lên bảng viết từ mình tìm được. Mỗi HS lên bảng chỉ viết 1 từ sau đó chuyển phấn cho bạn khác trong nhóm. Ví dụ về đáp án: a) Trên mặt đất: cây cối, hoa quả, rừng, núi, đồng ruộng, đất đai, biển cả, sông ngòi, suối, thác ghềnh, ao hồ, rau, củ, sắn, ngô, khoai, lạc,... b) Trong lòng đất: than đá, dầu mỏ, khoáng sản, khí đốt, kim cương, vàng, quặng sắt, quặng thiếc, mỏ đồng, mỏ kẽm, đá quý,... - GV và HS đếm số từ tìm được của các nhóm (không đếm các từ sai) sau đó tuyên dương nhóm tìm được nhiều từ nhất. - GV yêu cầu HS đọc các từ vừa tìm được. - 1 HS lên bảng chỉ cho các bạn khác đọc bài. - GV yêu cầu HS ghi bảng đáp án trên vào vở. Bài 2 - GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - Con người đã làm gì để thiên nhiên thêm giàu, thêm đẹp? - GV yêu cầu HS đọc mẫu, sau đó thảo luận với bạn bên cạnh và ghi tắt cả ý kiến tìm được vào giấy nháp. - HS đọc mẫu và làm bài theo cặp. - Gọi đại diện một số cặp HS đọc bài làm của mình. - Một số HS đọc, các HS khác theo dõi, nhận xét và bổ sung. Ví dụ về đáp án: Con người xây dựng nhà cửa, nhà máy, xí nghiệp, trường học, lâu đài, công viên, khu vui chơi giải trí, bệnh viện, ...; Con người trồng cây, trồng rừng, trồng lúa, ngô khoai, sắn, hoa, các loại cây ăn quả, ... - Nhận xét và yêu cầu HS ghi một số việc vào vở bài tập. Bài 3 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài. - Em chọn dấu chấm hay dấu phẩy để điền vào mỗi ô trống? - GV gọi 1 HS đọc đoạn văn, sau đó yêu cầu HS tự làm bài, nhắc HS nhớ viết hoa chữ đầu câu. - HS làm bài. Đáp án: Trái đất và mặt trời. ;. Tuấn lên bảy tuổi Em rất hay hỏi ,. ;. Một lần em hỏi bố: - Bố ơi, con nghe nói trái đất quay xung quanh mặt trời, có đúng thế không, bố? , - Đúng đấy con ạ!- Bố Tuấn đáp. - Thế ban đêm không có mặt trời thì sao? - Gọi 1 HS đọc bài làm, đọc cả các dấu câu trong ô trống đã điền, yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau đổi vở cho nhau để kiểm tra bài lẫn nhau. - 1 HS đọc bài trước lớp. Các HS khác theo dõi để nhận xét, sửa chữa nếu bạn làm sai, kiểm tra bài bạn bên cạnh. - Nhận xét và cho điểm HS. D. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò những HS chưa hoàn thành đoạn văn về nhà làm tiếp. Cả lớp chuẩn bị bài sau. Thứ sáu ngày tháng năm 200 Tập làm văn vươn tới các vì sao I. Mục tiêu - Rèn kĩ năng đọc - kể: Nghe GV đọc, nói lại được nội dung chính từng mục trong bài Vươn tới các vì sao. - Rèn kĩ năng viết: Ghi được những ý chính trong bài Vươn tới các vì sao vào sổ tay. II. Đồ dùng dạy - học - Các hình minh họa bài Vươn tới các vì sao (phóng to, nếu có điều kiện). - Mỗi HS chuẩn bị một quyển sổ tay nhỏ (có thể tự đóng). III- Trọng tâm: Viết được nội dung chính trong bài Vươn tới các vì sao. IV- Các hoạt động dạy - học chủ yếu A. ổn định tổ chức. B. Kiểm tra bài cũ - GV gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu đọc phần ghi các ý chính trong bài báo A lô, Đô-rê-mon Thần đồng đây! của tiết tập làm văn tuần 33. - 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của giáo viên. - Nhận xét và cho điểm HS. C. Dạy - Học bài mới 1. Giới thiệu bài - Trong bài giờ tập làm văn này, các em sẽ nghe cô đọc và kể lại bài Vươn tới các vì sao. Bài sẽ cho các em những thông tin thú vị về những nhà du hành vũ trụ, về hành tinh chinh phục vũ trụ của loài người. - Nghe GV giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn làm bài Bài 1 - GV gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Nghe và nói lại từng mục trong bài Vươn tới các vì sao. - Yêu cầu HS đọc SGK và hỏi: Bài Vươn tới các vì sao gồm mấy nội dung? - Bài gồm 3 nội dung: a) Chuyến bay đầu tiên của con người vào vũ trụ. b) Người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng. c) Người việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ. - GV yêu cầu HS lắng nghe bài, ghi ra nháp những nội dung chính, sau đó đọc nội dung bài Vươn tới các vì sao (đọc 2 lần). Chú ý đọc với giọng chậm rãi, thể hiện lòng ngưỡng mộ, tự hào với các thành tích của loài người trong hành trình chinh phục vũ trụ. - Nghe GV đọc bài và ghi lại các ý chính của từng mục. - GV đặt câu hỏi để HS tái hiện từng nội dung của bài. - Nghe và trả lời câu hỏi của GV. + Con tàu đầu tiên được phóng vào vũ trụ thành công có tên là gì? Quốc gia nào đã phóng thành công con tàu này? Họ đã phóng nó vào ngày tháng năm nào? + Con tàu phóng thành công vào vũ trụ đầu tiên là tầu Phương đông 1 của Liên Xô. Liên Xô đã phóng thành công con tàu này vào ngày 12-4-1961. + Ai là người đã bay trên con tàu đó? + Nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin. + Con tàu đã bay mấy vòng quanh trái đất? + Con tàu đã bay 1 vòng quanh trái đất. + Người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng là ai? Ông là người nước nào? + Nhà du hành vũ trụ người Mĩ, Am-xtơ-rông là người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng. + Am-xtơ-rông đặt chân lên mặt trăng vào ngày nào? + Ngày 21-7-1969. + Con tàu nào đã đưa Am-xtơ-rông lên mặt trăng? - Tàu A-pô-lô. + Ai là người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ? + Đó là anh hùng Phạm Tuân. + Chuyến bay nào đã đưa anh hùng Phạm Tuân bay vào vũ trụ? + Đó là chuyến bay trên tàu Liên hợp của Liên Xô vào năm 1980. - GV đọc lại bài viết lần thứ 3, nhắc HS theo dõi và bổ sung các thông tin chưa ghi được ra nháp. - Theo dõi bài đọc của GV để bổ sung thông tin còn thiếu. - Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau kể cho nhau nghe về nội dung bài. - HS làm việc theo cặp. - Gọi một số HS nói lại từng mục trước lớp. - Một số HS nói trước lớp, mỗi HS chỉ nói về một mục, cả lớp theo dõi để nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, bổ sung và cho điểm các HS kể tốt. Bài 2 - GV gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Ghi vào sổ tay những ý chính trong bài trên. - GV nhắc HS chỉ ghi thông tin chính, dễ nhớ, ấn tượng như tên nhà du hành vũ trụ, tên tầu vũ trụ, năm bay vào vũ trụ,... - HS thực hành ghi sổ tay. - Gọi một số HS đọc bài trước lớp. Nhận xét và cho điểm những HS có bài ngắn gọn, đủ ý. - Theo dõi bài làm của bạn, nghe GV chữa bài để rút kinh nghiệm. D. Củng cố, dặn dò - Nhắc những HS chưa hoàn thành bài tập 2 về nhà viết tiếp, thường xuyên đọc báo và ghi lại những thông tin hay vào sổ tay. - Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau. Toán ôn tập về giải toán I. Mục tiêu Giúp HS: - Rèn luyện kĩ năng giải bài toán bằng hai phép tính. - Rèn kỹ năng thực hiện tính biểu thức. II. chuẩn bị - Đồ dùng phục vụ luyện tập. III- Trọng tâm: Củng cố kỹ năng giải toán bằng hai phép tính. IV- Các hoạt động dạy - học chủ yếu A. ổn định tổ chức. B. Giới thiệu bài - Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng. C. Hướng dẫn ôn tập Bài 1: - Gọi 1 HS đọc đề bài. - Hai năm trước đây số dân của một xã là 5236 người, năm ngoái số dân của xã tăng thêm 87 người, năm nay tăng thêm 75 người. Tính số dân của xã năm nay. - Để tính số dân của xã năm nay ta làm như thế nào? Có mấy cách tính? - Cách 1: Ta tính số dân năm ngoái bằng phép cộng: 5236 + 87 rồi tính số dân năm nay bằng phép cộng: số dân năm ngoái thêm 75. - Yêu cầu HS làm bài - Cách 2: Ta tính số dân tăng thêm sau 2 năm bằng phép cộng: 87+75 rồi tính số dân năm nay bằng cách cộng số dân năm kia với số dân tăng thêm. Tóm tắt 5236 người 87 người 75 người ? người Bài giải Cách 2 Cách 1 Số dân tăng sau 2 năm là: Số dân năm ngoái là: 87 + 75 = 162 (người) 5236 + 87 = 5323 (người) Số dân năm nay là: Số dân năm nay là: 5236 + 162 = 5398 (người) 5323 + 75 = 5398 (người) Đáp số : 5398 người Đáp số: 5398 người Bài 2 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu. - Một cửa hàng có 1245 cái áo, cửa hàng đã bán một phần ba số áo. Hỏi cửa hàng đó còn lại bao nhiêu cái áo? - Cửa hàng đã bán một phần ba số áo nghĩa là thế nào? - Cửa hàng có 1245 cái áo chia làm 3 phần thì đã bán được 1 phần. - Vậy số áo còn lại là mấy phần? - Là 2 phần. - Yêu cầu HS tự tóm tắt và giải bài toán (khuyến khích HS tóm tắt bằng sơ đồ, làm bài theo nhiều cách khác nhau). - Làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm, 1 HS tóm tắt, 1 HS giải bài toán. Tóm tắt 1245 cái áo đã bán ? cái áo Bài giải Cách 2 Cách 1 Số cái áo cửa hàng đã bán là: Số cái áo cửa hàng đã bán là: 1245 : 3 = 415 (cái) 1245 : 3 = 415 (cái) Số cái áo cửa hàng còn lại là: Số cái áo cửa hàng còn lại là: 415 ´ (3-1) = 830 (cái) 1245 - 415 = 830 (cái) Đáp số: 830 cái Đáp số: 830 cái - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 3: Tiến hành làm tương tự như bài 2 Bài giải Cách 2 Cách 1 Số cây đã trồng là Số cây đã trồng là: 20500 : 5 = 4100 (cây) 20500 : 5 = 4100 (cây) Số cây còn phải trồng theo kế hoạch là Số cây còn phải trồng theo kế hoạch là 20500 – 4100 = 16400 (cây) 4100 ´ (5 – 1) = 16400 (cây) Đáp số: 16400 cây Đáp số: 16400 cây Bài 4 - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Bài tập yêu cầu chúng ta điền Đúng hoặc Sai vào ô trống. - Trước khi điền vào ô trống ta phải làm gì? - Ta phải tính và kiểm tra kết quả tính. - Yêu cầu HS làm bài. - Làm bài vào VBT. - Gọi HS chữa bài. - 3 HS nối tiếp chữa bài. Giải thích rõ vì sao Đúng hoặc vì sao Sai. a) Đúng vì làm đúng thứ tự và kết quả đúng. b) Sai vì làm sai thứ tự của biểu thức. c) Đúng vì làm đúng thứ tự và kết quả đúng. - Nhận xét bài làm của HS. D. Củng cố, dặn dò - Tổng kết tiết học và giao các bài tập hỗ trợ kiến thức cho HS.
Tài liệu đính kèm: