Giáo án Tiếng việt 3 tuần 22 - Nguyễn Phượng Ánh

Giáo án Tiếng việt 3 tuần 22 - Nguyễn Phượng Ánh

TẬP ĐỌC

NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ

 I/ MỤC TIÊU: * Tập đọc

 - Chú ý đọc đúng , biết phân biệt lời kể và lời các nhân vật .

- Hiểu nghiã các từ ngữ mới được chú giải cuối bài

- Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê – đi – xơn rất giàu sáng kiến , luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người .

 * Kể chuyện

- Rèn kĩ năng nói : biết cùng các bạn dựng lên câu chuyện theo cách phân vai ( người dẫn chuyện , Ê – đi – xơn , bà cụ )

- Rèn kĩ năng nghe .

 II/ CHUẨN BỊ : tranh, bảng phụ

 III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 

doc 14 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1041Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng việt 3 tuần 22 - Nguyễn Phượng Ánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC
NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ
 I/ MỤC TIÊU: * Tập đọc
 - Chú ý đọc đúng , biết phân biệt lời kể và lời các nhân vật .
Hiểu nghiã các từ ngữ mới được chú giải cuối bài 
Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê – đi – xơn rất giàu sáng kiến , luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người .
 * Kể chuyện
Rèn kĩ năng nói : biết cùng các bạn dựng lên câu chuyện theo cách phân vai ( người dẫn chuyện , Ê – đi – xơn , bà cụ )
Rèn kĩ năng nghe .
 II/ CHUẨN BỊ : tranh, bảng phụ
 III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
 HOẠT ĐỘNG DẠY
 HOẠT ĐỘNG HỌC
 * Tập đọc
1/ Kiểm tra bài cũ:
 - Đọc : Bàn tay cô giáo + Trả lời câu hỏi
- Nhận xét
2/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay các em biết về một nhà bác học vĩ đại vào bậc nhất thế giới đó là ông Ê – đi – xơn đã chế tạo phát minh ra điện . Qua chuyện này các em sẽ thấy ông có óc sáng tạo như thế nào ? 
b/ Luyện đọc :
 * GV đọc diễn cảm toàn bài : giọng chậm rãi 
 * Hướng dẫn HS luyện đọc từ ngữ và giải thích: 
- Đọc từng câu : ( chú ý từ đọc dễ sai )
- Đọc từng đoạn : 
 + Hướng dẫn nghỉ hơi đúng, đọc giọng thích hợp.
 + Hiểu nghĩa từ mới.
- Hoạt động nhóm 2
- Đọc đồng thanh đoạn 1,2
- Đọc đoạn 3,4
c/ Tìm hiểu bài : 
- Đọc chú thích dưới ảnh
- Nói những điều em biết về Ê – đi – xơn? 
- Câu chuyện xảy ra vào lúc nào ? 
- Đọc thầm đoạn 2,3
- Bà cụ mong muốn điều gì ? 
- Nhờ đâu mong ước của bà được thực hiện ?
- Theo em , khoa học mang lại lợi ích cho con người ?
d/ Luyện đọc lại : 
- GV đọc đoạn 3
- Thi đọc đoạn
- Nhận xét
- Thi đọc cả bài
- Nhận xét
 * Kể chuyện
1/ GV nêu nhiệm vụ : HS kể lại chuyện theo vai .
2/ Hướng dẫn HS kể chuyện :
- GV hướng dẫn kể từng đoạn
- Hoạt động nhóm 4
- Thi kể chuyện 
- Nhận xét
3/ Củng cố, dặn dò: 
- Nội dung câu chuyện nói lên điều gì? 
- Xem lại bài, xem trước bài: Cái cầu
- Nhận xét, đánh giá.
- 2 HS đọc + trả lời câu hỏi
- Nghe
- Cả lớp chú ý
- Đọc nối tiếp nhau
- Đọc nối tiếp nhau
- Đọc trong nhóm
- Cả lớp đọc 
- 2 HS đọc nối tiếp 
- 1 HS đọc
- Em biết về Ê – đi – xơn nhờ đọc truyện ,  
- Xảy ra lúc Ê – đi – xơn vừa chế ra đèn điện .
- Cả lớp đọc
- Làm một thứ xe không cần ngựa kéo mà đi rất êm .
- Nhờ có óc sáng tạo kì diệu , sự quan tâm của nhà bác học .
- Cải tạo thế giới , cải thiện cuộc sống .
- 2 HS đọc
- 4 HS thi đọc
- Nhận xét
- 2 HS thi đọc
- Nhận xét
- HS chú ý và thực hiện theo .
- Thảo luận
- HS thi kể
- Nhận xét
- HS trình bày
 CHÍNH TẢ (NGHE – VIẾT)
Ê – đi – xơn 
I/ MỤC TIÊU:
 - Nghe viết lại chính xác , trình bày đúng đoạn văn 
 -Làm đúng các bài tập : âm , thanh
 II/ CHUẨN BỊ : tranh, bảng phụ
 III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 HOẠT ĐỘNG DẠY
 HOẠT ĐỘNG HỌC
1/ Kiểm tra bài cũ:
- Cho HS viết 4 tiếng : tr / ch , dấu hỏi / dấu ngã .
- Nhận xét
2/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: nêu mục tiêu
b/ Hướng dẫn HS viết chính tả:
 * Hướng dẫn HS chuẩn bị :
- GV đọc
- Những chữ nào trong bài viết hoa ?
- Luyện viết từ dễ viết sai
* GV đọc
* GV chấm, chữa bài
c / Làm bài tập : 
- Gọi HS nêu yêu cầu
- Hoạt động nhóm 4 
- GV cho HS trình bày
- Nhận xét
3/ Củng cố, dặn dò: 
- GV cho HS thi tìm từ có chứa âm tr hay ch .
- Nhận xét
- Xem lại bài, xem trước bài: Một nhà thông thái
- Nhận xét, đánh giá.
- 2 HS viết bảng lớp , cả lớp viết bảng con .
- Nghe 
- 2 HS đọc
- Chữ đầu đoạn , đầu câu tên riêng .
- Cả lớp viết bảng con
- Cả lớp viết bài
- 1 HS nêu.
- Hoạt động nhóm
- HS đại diện nhóm trình bày
 a/ tròn , trên , chui
 Là mặt trời
 b/ chẳng , đổi, dẻo, đĩa.
 Là cánh đồng
-Nhận xét
- HS thi đua
 TẬP ĐỌC
CÁI CẦU
 I/ MỤC TIÊU:
 - Chú ý đọc đúng,biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng và giữa các khổ thơ . 
 - Nắm được nghiã từ mới 
 - Hiểu nội dung bài thơ: Bạn nhỏ rất yêu cha , tự hào về cha nên thấy cầu ao cha làm ra là đẹp nhất , đáng yêu nhất .
 - Học thuộc lòng bài thơ.
II/ CHUẨN BỊ : tranh, bảng phụ
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 HOẠT ĐỘNG DẠY
 HOẠT ĐỘNG HỌC
1/ Kiểm tra bài cũ:
- Kể + trả lời câu hỏi: Nhà bác học và bà cụ
- Nhận xét 
2/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài : Hôm nay các em học bài thơ : Cái cầu ( giới thiệu tranh ) cầu này tên là gì ? . Có một bạn nhỏ được cha gửi cho chiếc ảnh cái cầu này . Bạn rất yêu cái cầu trong ảnh . Chúng ta sẽ học bài thơ để hiểu vì sao bạn nhỏ yêu cái cầu ấy thế nào? 
b/ Luyện đọc 
* GV đọc diễn cảm cả bài thơ: giọng tình cảm, nhẹ nhàng, tha thết
* GV hướng dẫn HS luyện đọc + giải nghĩa từ : 
- Đọc từng dòng thơ ( chú ý từ khó đọc )
- Đọc từng khổ thơ : 4 khổ thơ
 + Hiểu nghĩa từ mới 
 + Chú ý nghỉ hơi , nhấn giọng
- Đọc trong nhóm 2
- Đọc đồng thanh cả bài
c/ Tìm hiểu bài :
- Đọc thầm cả bài
- Người cha trong bài thơ làm nghề gì ?
- Cha gửi cho bạn nhỏ chiếc ảnh về cái cầu nào , được bắc qua dòng sông nào ?
- Đọc khổ thơ 2,3,4
- Từ chiếc cầu cha làm bạn nhỏ nghĩ đến những gì ?
- Bạn nhỏ yêu nhất chiếc cầu nào ? Vì sao?
d/ Học thuộc lòng :
- GV đọc
- Hướng dẫn HS học thuộc lòng 
- Thi đọc
- Nhận xét
3/ Củng cố, dặn dò: 
- Bài thơ cho em thấy tình cảm của bạn nhỏ với cha như thế nào ?
- Xem lại bài, xem trước bài: Nhà ảo thuật
- Nhận xét, đánh giá.
- HS kể nối tiếp nhau + trả lời câu hỏi .
- Cả lớp chú ý
- Cả lớp chú ý
- Đọc nối tiếp nhau
- Đọc nối tiếp nhau
- Đọc trong nhóm
- Cả lớp đọc
- Cả lớp đọc thầm
- Xây dựng cầu – có thể là kĩ sư hoặc công nhân .
- Cầu Hàm Rồng bắc qua sông Mã .
- 1 HS đọc
- Bạn nhỏ nghĩ đến sợi tơ nhỏ , chiếc cầu nhện qua chum nước, ngọn gió .
- Chiếc cầu Hàm Rồng . Vì chiếc cầu do cha và đồng nhiệp của cha làm nên .
- 2 HS đọc
- Cả lớp
- 4 HS thi đọc
- Nhận xét
- HS trình bày : Bạn yêu cha
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ : SÁNG TẠO . 
DẤU CHẤM , DẤU PHẨY , CHẤM HỎI
 I/ MỤC TIÊU:
 - Giúp HS mở rộng vốn từ về : Sáng tạo
- Ôn luyện về dấu phẩy ( đứng sau bộ phận trạng ngữ chỉ địa điểm ) , dấu chấm , chấm hỏi .
 II/ CHUẨN BỊ : bảng phụ
 III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1/ Kiểm tra bài cũ:
- GV yêu cầu HS làm bài 2,3 tuần 21
- Nhận xét
2/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: nêu mục tiêu
b/ Hướng dẫn HS làm bài :
* Bài tập 1:
- Nêu yêu cầu
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4
- GV cho HS trình bày
- Nhận xét
* Bài 2 :
- Nêu yêu cầu 
- GV cho HS trình bày
- Nhận xét
* Bài tập 3: 
- Nêu yêu cầu 
- Hoạt động nhóm 2
- GV cho HS trình bày
- Nhận xét 
3/ Củng cố, dặn dò: 
- GV cho HS chơi trò chơi : Ai nhanh hơn
 ( Mỗi đội cử lên 2 bạn, mỗi bạn đặt 1 câu có dấu câu đã học )
- Nhận xét
- Xem lại bài, xem trước bài: Nhân hoá . Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào ?
- Nhận xét, đánh giá.
- 2 HS làm bảng phụ , cả lớp chú ý ï 
- HS lắng nghe
- 1 HS nêu
- HS thảo luận
- HS đại diện nhóm trình bày
Chỉ trí thức
Chỉ hoạt động của trí thức
- Nhà bác học
- Kĩ sư
- Giáo viên
- Nhà văn ,nhà thơ
- Nghiên cứu khoa học .
- Thiết kế
- Dạy học
- Sáng tác
- Nhận xét
- 1 HS nêu
- 4 HS lên bảng phụ , cả lớp làm vào vở .
 a/ Ở nhà , 
 b/ Trong lớp ,
 c/ Hai bên bờ sông ,
 d/ Trên cách rừng mới trồng ,
- Nhận xét
-1 HS đọc.
- Thảo luận
- HS đại diện nhóm trình bày
 ( Anh ơi , làm gì? Vô tuyến . )
- Nhận xét 
 - HS cử đại diện
 TẬP VIẾT
ÔN CHỮ HOA: P ( Ph )
I/ MỤC TIÊU:
 Củng cố cách viết chữ viết hoa (viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định) thông qua viết tên riêng bằng cỡ chữ nhỏ. Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ.
II/ CHUẨN BỊ : tranh, bảng phụ , mẫu chữ
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1/ Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra bài viết ở nhà
- GV cho cả lớp viết : Lãn Ông , Ổi
- Nhận xét
2/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: nêu mục tiêu
b/ Hướng dẫn HS viết bảng con
* Luyện viết chữ hoa :
-Tìm các chữ hoa có trong bài.?
- GV treo bìa chữ hoa trên bảng cho HS quan sát và nhận xét :
 + Chữ được viết mấy nét?
 + Cách viết chữ ?
- GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết chữ
- Cho HS viết Ph bảng con từng chữ hoa.
- Nhận xét
* Luyện viết từ ứng dụng (tên riêng ) 
- Nêu từ ứng dụng 
- Giới thiệu: Phan Bội Châu
- GV viết mẫu tên riêng theo cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp.
- GV cho HS tập viết bảng con . 
* Luyện viết câu ứng dụng.
- Đọc câu ứng dụng ?
- Giúp học sinh hiểu địa danh trong câu ca dao .
 +Câu có những chữ nào viết hoa?
 + Những chữ nào 2 ô rưỡi? 1 ô?
- Viết bảng con.
- Nhận xét
c/ Hướng dẫn viết vào vở 
- Nêu tư thế ngồi viết.
- Nêu yêu cầu viết:
 +Viết chữ : 1 dòng cỡ nhỏ.
 +Viết các chữ Ph, B : 1 dòng cỡ nhỏ.
 +Viết tên tên riêng : 2 dòng cỡ nhỏ.
 +Viết câu tục ngữ: 2 lần. 
 * Lưu ý: Độ cao, nét chữ, khoảng cách giữa các chữ và cách trình bày câu ứng dụng .
- HS viết vào vở
d/ Chấm, chữa bài
 - GV thu chấm nhanh bài, nhận xét về các bài đã chấm 
- Nhận xét
3/ Củng cố, dặn dò: 
- Thi viết chữ : Phan Bội Châu
- Nhận xét
- Xem lại bài, xem trước bài: Ôn chữ hoa Q
- Nhận xét, đánh giá.
- Cả lớp
- 2 HS viết bảng , cả lớp viết bảng con
- Cả lớp chú ý
- HS quan sát, nêu : P ( Ph ), B, C (Ch), T,G (Gh ),Đ,H,V,N
- HS theo dõi, trả lời:
- Cả lớp chú ý
- Viết bảng con 
- HS đọc từ ứng dụng: tên riêng 
- HS lắng nghe.
- Cả lớp chú ý
- HS viết bảng 
- 1 HS đọc
- Cả lớp chú ý
- HS tập viết trên bảng con:
Phá, Bắc 
- Cả lớp chú ý
- Cả lớp viết vào vở
 Chính tả (Nghe-viết)
MỘT NHÀ THÔNG THÁI
I/ MỤC TIÊU:
 - Nghe – viết lại chính xác bài : Một nhà thông thái
 -Tìm đúng các từ
II/ CHUẨN BỊ : tranh, bảng phụ
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1/ Kiểm tra bài cũ:
- Cho HS viết 4 tiếng có chứa thanh hỏi / ngã .
- Nhận xét
2/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: nêu mục tiêu 
b/ Hướng dẫn HS nhớ – viết :
 * Hướng dẫn HS chuẩn bị
- GV đọc ( cho HS xem ảnh và chú giải)
- Những chữ nào viết hoa
-Luyện viết tiếng khó
* GV đọc cho HS viết vào vở 
* Chấm, chữa bài.
c/ Hứơng dẫn HS làm bài .
* Bài 2:
- GV cho HS nêu yêu cầu 
- GV cho HS làm bài
- Nhận xét
* Bài 3:
- GV cho HS nêu yêu cầu
- Hoạt động nhóm 4
- GV cho HS trình bày
- Nhận xét
3/ Củng cố, dặn dò: 
- GV cho HS thi tìm từ có chứa vần ước hay ướt .
- Nhận xét
- Xem lại bài, xem trước bài: Nghe nhạc
- Nhận xét, đánh giá.
- 2 HS viết bảng , cả lớp viết vào bảng con
- Nghe
- 2 HS đọc
- HS nêu : chữ đầu câu, tên riêng 
- HS viết bảng con 
- HS viết vào vở.
- 1 HS nêu.
-2 HS lên bảng phụ , cả lớp viết vào vở .
 a/ ra – đi – ô , dược sĩ, giây
 b/ thước kẻ, thi trượt , dược sĩ
-Nhận xét 
- 1 HS nêu.
- HS thảo luận
- HS đại diện nhóm trình bày
 a/ + r : reo hò ,.
 + gi : gieo, giao ,
 + d : dạy , dây ,
 b/ + ước : bước, rước đèn ,..
 + ướt : trượt, vượt,.
- Nhận xét 
- HS cử đại diện 
 Tập làm văn
NÓI , VIẾT VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÍ ÓC
 I/ Mục tiêu: Giúp HS
- Rèn kĩ năng nói : kể được một vài điều về người lao động trí óc mà em biết ( tên, nghề nghiệp, công việc hằng ngày, cách làm việc của người đó )
 - Rèn kĩ năng viết : Viết lại những điều em vừa kể thành một đoạn văn ( từ 7 đến 10 câu ) diễn đạt rõ ràng, sáng sủa .
II/ CHUẨN BỊ : tranh, bảng phụ ghi gợi ý
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 HOẠT ĐỘNG DẠY
 HOẠT ĐỘNG HỌC
1/ Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS kể lại : Nâng niu từng hạt giống .
- Nhận xét
2/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: nêu yêu cầu
b/ Hướng dẫn làm bài tập:
 * Bài 1:
- Nêu yêu cầu của bài? 
- Kể lại một số nghề lao động trí óc ?
- Kể về một người lao động trí óc ? ( GV cho HS đọc gợi ý bảng phụ )
 + Người ấy tên là gì ? Làm nghề gì ? Ở đâu ? Quan hệ thế nào với em ?
 + Công việc hằng ngày của người ấy là gì ?
 + Người đó làm việc như thế nào ?
 + Công việc ấy quan trọng , cần thiết như thế nào với mọi người ?
 + Em có thích làm công việc như người đó không ?
- GV cho HS thi kể trong nhóm 2
- GV cho HS trình bày
- Nhận xét
* Bài tập 2 :
 - Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- GV cho HS viết vào vở
- GV cho HS trình bày
- Nhận xét 
3/ Củng cố, dặn dò: 
- Kể lại câu chuyện về một nhà trí thức mà em biết .
- Xem lại bài, xem trước bài: Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật . 
- Nhận xét, đánh giá.
- Vài HS đọc
- HS lắng nghe
-1 HS nêu.
- HS nêu : Giáo viên, bác sĩ, kĩ sư,nhà nghiên cứu khoa học, 
- HS đọc
- Lớp chia nhóm thảo luận.
-Đại diện mỗi nhóm trình bày 
- Nhận xét 
-1 HS đọc 
- Cả lớp viết vào vở 
- HS đại diện nhóm trình bày
- Nhận xét
- Vài HS kể

Tài liệu đính kèm:

  • docTIENG VIET 3 - TUAN 22 -4 TSN.doc