Giáo án Tiếng việt 3 tuần 26 - Nguyễn Phượng Ánh

Giáo án Tiếng việt 3 tuần 26 - Nguyễn Phượng Ánh

TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN

 SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ

 I/ MỤC TIÊU: * Tập đọc

 - Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: Khố, du ngoạn, duyên trời, hiển linh .-Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ: Nhà nghèo,/ mẹ mất sớm,/ hai cha con chàng chỉ có một chiếc khố mặc chung.// Khi cha mất,/ chàng thương cha nên đã quấn khố chôn cha,/ còn mình đành ở không.//

 - Hiểu nghĩa của các từ ngữ khó được chú giải cuối bài.

 - Hiểu nội dung : Chử Đồng Tử là người con có hiếu , chăm chỉ , có công lớn với dân, với nước . Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử . Lễ hội được tổ chức ở nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó .

 

doc 15 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1090Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng việt 3 tuần 26 - Nguyễn Phượng Ánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
 SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ
 I/ MỤC TIÊU: * Tập đọc
 - Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: Khố, du ngoạn, duyên trời, hiển linh .-Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ: Nhà nghèo,/ mẹ mất sớm,/ hai cha con chàng chỉ có một chiếc khố mặc chung.// Khi cha mất,/ chàng thương cha nên đã quấn khố chôn cha,/ còn mình đành ở không.// 
 - Hiểu nghĩa của các từ ngữ khó được chú giải cuối bài.
 - Hiểu nội dung : Chử Đồng Tử là người con có hiếu , chăm chỉ , có công lớn với dân, với nước . Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử . Lễ hội được tổ chức ở nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó . 
 * Kể chuyện
Rèn kĩ năng nói : Có khả năng khái quát nội dung để đặt tên cho từng đoạn truyện dựa vào tranh minh hoạ . Kể lại được theo từng đoạn truyện trong tranh , giọng kể phù hợp với nội dung trong tranh .
Rèn kĩ năng nghe .
 II/ CHUẨN BỊ : tranh, bảng phụ
 III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
 HOẠT ĐỘNG DẠY
 HOẠT ĐỘNG HỌC
 * Tập đọc
1/ Kiểm tra bài cũ:
 - Đọc : Hội đua voi ở Tây Nguyên + Trả lời câu hỏi
- Nhận xét
2/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: Hằng năm , nhân dân ta thường mở hội, làm lễ ở những đền thờ ghi công . Chúng ta sẽ tìm hiểu về sự tích lễ hội Chử Đồng Tử – một lễ hội của những người dân sống hai bên bờ sông Hồng , được tổ chức suốt mấy tháng mùa xuân . 
b/ Luyện đọc :
* GV đọc diễn cảm toàn bài : giọng nhẹ nhàng 
* Hướng dẫn HS luyện đọc từ ngữ và giải thích: 
- Đọc từng câu : ( chú ý từ đọc dễ sai )
- Đọc từng đoạn : 
 + Hướng dẫn nghỉ hơi đúng, đọc giọng thích hợp.
 + Hiểu nghĩa từ mới.
- Hoạt động nhóm 2
- Đọc đồng thanh cả bài
- Nhận xét
c/ Tìm hiểu bài : 
- GV yêu cầu HS đọc đoạn 1 
- Tìm những chi tiết cho em thấy cảnh nhà Chử Đồng Tử rất nghèo ?
- GV yêu cầu HS đọc đoạn 2 
- Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa Tiên Dung và 
Chử Đồng Tử diễn ra như thế nào ?
- Vì sao công chúa Tiên Dung kết duyên cùng Chử Đồng Tử ?
- GV yêu cầu HS đọc đoạn 3 
- Chử Đồng Tử và Tiên Dung giúp dân làng những việc gì ?
- GV yêu cầu HS đọc 4
- Nhân dân đã làm gì để tỏ lòng biết ơn 
Chử Đồng Tử ?
d/ Luyện đọc lại : 
- GV đọc đoạn 1, 2
- Thi đọc đoạn
- Nhận xét
- Thi đọc cả bài
- Nhận xét
 * Kể chuyện
1/ GV nêu nhiệm vụ : Dựa vào 4 tranh , 4 đoạn truyện, HS đặt tên cho từng đoạn . Sau đó kể lại tùng đoạn .
2/ Hướng dẫn HS kể chuyện :
 * Dựa vào tranh đặt tên cho từng đoạn :
- GV cho HS nêu yêu cầu 
- GV treo tranh
- Hoạt động nhóm 4
- GV cho HS trình bày
- Nhận xét
 * Kể lại từng đoạn câu chuyện :
- GV cho HS hoạt động nhóm 4
- GV cho HS thi kể
- Nhận xét
3/ Củng cố, dặn dò: 
- Em hiểu được điều gì qua bài học này ? 
- Xem lại bài, xem trước bài: Rước đèn ông sao .
- Nhận xét, đánh giá.
- 2 HS đọc + trả lời câu hỏi
- Nghe
- Cả lớp chú ý
- Đọc nối tiếp nhau
- Đọc nối tiếp nhau
- Đọc trong nhóm
- Cả lớp đọc 
- 1 HS đọc
- Hai cha con chỉ có một cái khố đành ở không . 
- 1 HS đọc
- Chử Đồng Tử thấy chiếc tuyền lớnbàng hoàng . 
- Công chúa cảm động tình cảnh và cho là duyên trời sắp đặt.
- 1 HS đọc
- Đi khắp nơi truyềngiúp dân đánh giặc . 
- 1 HS đọc
- Lập đền thờnhớ công lao của ông . 
- 2 HS đọc
- 4 HS thi đọc
- Nhận xét
- 2 HS thi đọc
- Nhận xét
- 1 HS đọc
- Quan sát
- Thảo luận 
- HS đại diện nhóm trình bày
 + Tranh 1 : Tình cha con .
 + Tranh 2 : Cuộc gặp gỡ tình cờ .
 + Tranh 3 : Truyền nghề cho dân .
 + Tranh 4 : Tưởng nhớ .
- Nhận xét
- HS kể trong nhóm
- HS đại diện nhóm trình bày
- Nhận xét
- HS trình bày
 CHÍNH TẢ (NGHE – VIẾT)
SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ
I/ MỤC TIÊU:
 - Nghe và viết chính xác , trình bày đúng, đẹp đọan văn trong bài : Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử .
 - Làm đúng bài tập : Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm, vần dễ lẫn : r/d/gu – ên/ênh .
II/ CHUẨN BỊ : bảng phụ
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 HOẠT ĐỘNG DẠY
 HOẠT ĐỘNG HỌC
1/ Kiểm tra bài cũ:
- Cho HS viết : 2 từ có vần ưc , 2 từ có vần ưt .
- Nhận xét
2/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: nêu mục tiêu
b/ Hướng dẫn HS viết chính tả:
 * Hướng dẫn HS chuẩn bị :
- GV đọc
- Chử Đồng Tử và Tiên Dung giúp dân làng những việc gì ?
- Nhân dân đã làm gì để tỏ lòng biết ơn 
Chử Đồng Tử ?
- Những chữ nào được viết hoa?
- Luyện viết từ dễ viết sai
* GV đọc
* GV chấm, chữa bài
c / Làm bài tập : 
- GV cho HS nêu yêu cầu của đề bài.
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4
- GV cho HS trình bày
- Nhận xét 
3/ Củng cố, dặn dò: 
- GV cho HS thi tìm từ có chứa âm ên hay ênh .
- Nhận xét
- Xem lại bài, xem trước bài : Rước đèn ông sao .
- Nhận xét, đánh giá. 
- 2 HS viết bảng lớp , cả lớp viết bảng con .
- Nghe 
- 2 HS đọc
- Đi khắp nơi truyềngiúp dân đánh giặc . 
- Lập đền thờnhớ công lao của ông . 
- Chữ đầu đoạn , đầu câu , tên riêng . 
- Cả lớp viết bảng con
- Cả lớp viết bài
- 1 HS đọc
- Thảo luận nhóm
- HS đại diện nhóm trình bày
 + a/ hoa giấy – giản dị – giống hệt – rực rỡ . hoa giấy – rải kín – làn gió .
 + b/ lệnh – dập dềnh 
 lao lên – bên - công
 kênh – trên – mênh mông .
- Nhận xét
- HS đại diện lớp thi đua
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: LỄ HỘI
DẤU PHẨY 
 I/ MỤC TIÊU: 
 - Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm lễ hội ( hiểu nghĩa các từ lễ, hội, lễ hội, biết tên một số lễ hội, hội; tên một số hoạt động trong lễ hội và hội).
 - Ôn luyện về dấu phẩy ( đặt sau trạng ngữ chỉ nguyện nhân và ngăn cách các bộ phận đồng chức trong câu ) 
 II/ CHUẨN BỊ : bảng phụ
 III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1/ Kiểm tra bài cũ:
- GV yêu cầu HS : 
 + Tìm những từ được nhân hoá trong câu sau:
 a/ Những chị lúa phất phơ bím tóc 
 Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đúng học 
 b/ Cô gió chăn mây trên đồng 
 Bác mặt trời đạp xe qua ngọn núi. 
- Nhận xét
2/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: nêu mục tiêu
b/ Hướng dẫn HS làm bài :
* Bài tập 1:
- Nêu yêu cầu
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 2
- GV cho HS trình bày
- Nhận xét
* Bài tập 2 :
- Nêu yêu cầu
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4
- GV cho HS trình bày
- Nhận xét
- Một số lễ hội còn gọi là tắt hội .
* Bài 3 :
- Nêu yêu cầu 
- GV cho 4 HS lên bảng làm bài , cả lớp làm vở . 
- Nhận xét
3/ Củng cố, dặn dò: 
- GV cho HS chơi trò chơi : Ai nhanh hơn
 ( Mỗi đội cử lên 2 bạn, mỗi bạn đặt 1 câu nói về lễ hội . )
- Nhận xét
- Xem lại bài, xem trước bài: Ôn tập giữa học kì 2 .
- Nhận xét, đánh giá.
- 2 HS trình bày, cả lớp chú ý ï 
- Nhận xét
- HS lắng nghe
- 1 HS nêu
- Thảo luận nhóm
- HS đại diện nhóm trình bày 
 + Lễ: Các nghi thức nhằm đánh dấu hoặc kỷ niệm một sự kiện có ý nghĩa .
 + Hội: Cuộc vui chơi cho đông người dự theo phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt.
 + Lễ hội: Hoạt động tập thể có cả phần lễ và phần hội.
- Nhận xét
- 1 HS nêu
- Thảo luận nhóm
- HS đại diện nhóm trình bày 
 + Lễ hội đền Hùng, đền Gióng, chùa Hương , Tháp Bà, núi Bà, chùa Keo .
 + Tên hội: Hội vật, bơi trải, đua thuyện, chọi trâu, chọi gà 
 + Hoạt động : Cúng Phật, thắp hương, tưởng niệm, đua ngựa, đua mô tô, cướp cờ, chọi gà 
- Nhận xét 
- 1 HS nêu
- 4 HS lên bảng làm bài , cả lớp làm vở . 
 a) Vì thương dân, Chử Đồng Tử và công chúa đi khắp nơi dạy dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải.
 b) Vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác, chị em Xô – phi đã về ngay. 
 c) Tại thiếu kinh nghiệm, nôn nóng và coi thường đồi thủ , Quắm Đen đạ bị thua. 
 d) Nhờ ham học, ham hiểu biết và muốn đem hiểu biết của mình ra giúp đời, Lê Quý Đôn đã trở thành nhà bác học lớn nhất của nước ta thời xưa.
- Nhận xét
- HS cử đại diện
 TẬP VIẾT
ÔN CHỮ HOA : T
I/ MỤC TIÊU : Củng cố cách viết chữ viết hoa T (viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định) thông qua viết tên riêng ( Tân Trào ) bằng cỡ chữ nhỏ. Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ.
II/ CHUẨN BỊ : tranh, bảng phụ , mẫu chữ
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1/ Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra bài viết ở nhà
- GV cho cả lớp viết : Sầm Sơn
- Nhận xét
2/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: nêu mục tiêu
b/ Hướng dẫn HS viết bảng con
* Luyện viết chữ hoa :
-Tìm các chữ hoa có trong bài ?
- GV treo bìa chữ hoa trên bảng cho HS quan sát và nhận xét :
 + Chữ được viết mấy nét?
 + Cách viết chữ ?
- GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết chữ
- Cho HS viết T, D, N, NH bảng con từng chữ hoa.
- Nhận xét
* Luyện viết từ ứng dụng (tên riêng ) 
- Nêu từ ứng dụng 
- Giới thiệu: Tân Trào là tên 1 xã , huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang
- GV viết mẫu tên riêng theo cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp.
- GV cho HS tập viết bảng con 
* Luyện viết câu ứng dụng.
- Đọc câu ứng dụng ?
- GV hiểu nội dung câu tục ngư õ: Nói về ngày giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng niệm các vua Hùng có công dựng nước. 
 + Câu có những chữ nào viết hoa?
 + Những chữ nào 2 ô rưỡi? 1 ô?
- Viết bảng con : Tân Trào, giỗ tổ
- Nhận xét
c/ Hướng dẫn viết vào vở 
- Nêu tư thế ngồi viết.
- Nêu yêu cầu viết:
 +Viết chữ T : 1 dòng cỡ nhỏ.
 +Viết chữ D, Nh : 1 dòng cỡ nhỏ.
 +Viết từ ứng dụng : 2 dòng cỡ nhỏ.
 +Viết câu tục ngữ : 2 lần.
 * Lưu ý: Độ cao, nét chữ, khoảng cách giữa các chữ và cách trình bày câu ứng dụng .
- HS viết vào vở
d/ Chấm, chữa bài
 - GV thu chấm nhanh bài, nhận xét về các bài đã chấm 
- Nhận xét
3/ Củng cố, dặn dò: 
- Thi viết chữ : Tân Trào 
- Nhận xét
- Xem lại bài, xem trước bài: Ôn tập giữa học kì 2 .
- Nhận xét, đánh giá.
- Cả lớp
- 2 HS viết bảng , cả lớp viết bảng con
- Cả lớp chú ý
- HS quan sát, nêu : T, D, N, NH
- HS theo dõi, trả lời:
- Cả lớp chú ý
- Viết bảng con 
- HS đọc từ ứng dụng: tên riêng 
- HS lắng nghe.
- Cả lớp chú ý
- HS viết bảng 
- 1 HS đọc
- Cả lớp chú ý
- HS tập viết trên bảng con:
- Cả lớp chú ý
- Cả lớp viết vào vở
- HS đại diện thi đua
TẬP ĐỌC
RƯỚC ĐÈN ÔNG SAO
 I/ MỤC TIÊU:
 - Chú ý đọc đúng các từ : trung thu , cỗ , rước, Biết ngắt nghỉ hơi đúng .
 - Nắm được nghiã từ mới 
 - Hiểu nội dung bài : Trẻ em Việt Nam rất thích mân cỗ Trung thu và đêm hội rước đèn . trong cuộc vui ngày Tết Trung thu, các em thêm yêu quí, gắn bó với nhau . 
II/ CHUẨN BỊ : tranh, bảng phụ
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 HOẠT ĐỘNG DẠY
 HOẠT ĐỘNG HỌC
1/ Kiểm tra bài cũ:
- Kể + trả lời câu hỏi: Sự tích Lễ hội Chử Đồng Tử
- Nhận xét 
2/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài : Bài học hôm nay kể về ngày hội của bạn Tâm và các thiếu nhi cùng xóm . 
b/ Luyện đọc 
* GV đọc diễn cảm cả bài : Giọng đọc vui tươi .
* GV hướng dẫn HS luyện đọc + giải nghĩa từ : 
 - Đọc từng câu : ( chú ý từ đọc dễ sai )
- Đọc từng đoạn : 2 đoạn ( đoạn 2 : từ Chiều rồi đêm xuống.đến ba lá cờ con ; phần còn lại )
 + Hướng dẫn nghỉ hơi đúng, đọc giọng thích hợp.
 + Hiểu nghĩa từ mới.
- Hoạt động nhóm 2
- Đọc đồng thanh cả bài
- Nhận xét
c/ Tìm hiểu bài :
- Đọc thầm cả bài
- Nội dung mỗi đoạn văn trong bài tả những gì ?
- Đọc đoạn 1
- Mâm cỗ của Tâm được bày như thế nào ? 
- Đọc đoạn 2
- Chiếc đèn ông sao của Hà có gì đẹp ?
- Những chi tiết nào cho thấy Tâm và Hà rước đèn rất vui ?
* GV kết luận : Bạn nhỏ vui đón Trung thu .
d/ Luyện đọc lại : 
- GV đọc lại đoạn 
( Chiều rồi đêm xuống.//Trẻ con bên hàng xóm/ bập bùng trống ếch rứơc đèn // Tâm thích nhất cái đèn ông sao của bạn Hà bên hàng xóm.// Cái đèn làm bằng giấy bóng kính đỏ,/ trong suốt,/ ngôi sao được gắn vào giữa vòng tròn có những tua giấy đủ màu sắc.//Trên đỉnh ngôi sao cắm ba lá cờ con.// )
- GV cho HS đọc đoạn 
- Thi đọc
- Thi đọc cả bài
- Nhận xét
3/ Củng cố, dặn dò: 
- Em hiểu được điều gì qua bài học hôm nay ?
- Xem lại bài, xem trước bài: Ôn tập giữa học kì 2 .
- Nhận xét, đánh giá.
- HS kể nối tiếp nhau + trả lời câu hỏi .
- Cả lớp chú ý
- Cả lớp chú ý
- Đọc nối tiếp nhau
- Đọc nối tiếp nhau
- Đọc trong nhóm
- Cả lớp đọc
- Cả lớp đọc
- HS đại diện lớp trình bày
 +Đoạn 1: Mâm cỗ của Tâm 
 + Đoạn 2: Chiếc đèn của Hà và 2 bạn nhỏ rước đèn rất vui.
- 1 HS đọc 
- Quả bưởi khía 8 cánh hoa, ổi, mía, chuối, đồ chơi 
- 1 HS đọc 
- Làm bằng giấy bóng kính đỏ, trong suốt, ngôi sao cắm giữa vòng tròn có tua giấy đủ màu sắc. 
- Mắt không rời đèn, thay nhau cầm, có lúc cầm chung, reo lên 
- Nghe 
 - Cả lớp chú ý
-
- 2 HS đọc
- Vào HS thi đọc
- 2 HS đọc
- Nhận xét
- HS trình bày
CHÍNH TẢ (NGHE - VIẾT)
 RƯỚC ĐÈN ÔNG SAO 
I/ MỤC TIÊU:
 - Nghe - viết chính xác, trình bày đúng đoạn văn 
 - Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm, vần dễ lẫn : r/d/gi – ên/ênh 
II/ CHUẨN BỊ : tranh, bảng phụ
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1/ Kiểm tra bài cũ:
- Cho HS viết : lên dây, bến tàu, bập bênh, cao lênh khênh .
- Nhận xét
2/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: nêu mục tiêu 
b/ Hướng dẫn HS nghe - viết :
 * Hướng dẫn HS chuẩn bị
- GV đọc 
- Đoạn văn tả gì ? 
- Những chữ nào viết hoa
- Luyện viết tiếng khó
* GV đọc cho HS viết vào vở 
* Chấm, chữa bài.
c/ Hứơng dẫn HS làm bài .
- GV cho HS nêu yêu cầu
- Hoạt động nhóm 4
- GV cho HS trình bày
- Nhận xét
3/ Củng cố, dặn dò: 
- GV cho HS thi tìm từ có chứa vần ên hay ênh .
- Nhận xét
- Xem lại bài, xem trước bài: Ôn tập giữa học kì 2 .
- Nhận xét, đánh giá.
- 2 HS viết bảng , cả lớp viết vào bảng con
- Nghe
- 2 HS đọc
- Mân cỗ tết Trung thu của bạn Tâm . 
- HS nêu 
- HS viết bảng con 
- HS viết vào vở.
- 1 HS nêu.
- HS thảo luận
- HS đại diện nhóm trình bày
 a/ + r : rổ , rá, rựa, rương, rùa rết, rắn, 
 + d : dao, dây, dế, dê, da, 
 + gi : giường, giỏ, giá, gián, giun, giày da .
b/ + b : bền, bển(bên), bến, bện, bênh, bệnh,. 
 + đ : đền, đến, ..
 + l : lên, lệnh,.
 + r : rên, rên rĩ,
 + s : sên, sểnh(ra)
 + t : tên, (nhẹ)tênh,..
- Nhận xét 
- HS cử đại diện 
Tập làm văn
 KỂ VỀ MỘT NGÀY HỘI
 I/ Mục tiêu: 
 - Rèn kĩ năng nói : Giúp HS những hiểu biết về kể một ngày hội theo gợi ý – lời kể rõ ràng, tự nhiên, giúp người nghe hình dung được quang cảnh và hoạt động trong ngày hội.
 - Rèn kĩ ngăng viết : Viết được những điều vừa kể thành một đoạn văn gọn, khoảng 5 câu.
II/ CHUẨN BỊ : tranh, bảng phụ ghi gợi ý
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 HOẠT ĐỘNG DẠY
 HOẠT ĐỘNG HỌC
1/ Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS kể về quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội theo 1 trong 2 bức tranh bài trước .
- Nhận xét
2/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: nêu yêu cầu
b/ Hướng dẫn HS kể chuyện
* Bài tập 1 : ( kể miệng)
-GV gọi HS nêu yêu cầu của bài và gợi ý? 
 + Em kể về ngày lễ hội nào ?
 + Hội được tổ chức khi nào ? Ở đâu ?
 + Mọi người đi xem hội như thế nào ?
 + Hội được bắt đầu bằng hoạt động gì ? 
 + HoÄi có những trò gì vui ( chơi cờ, đấu vật, kéo co, đua thuyền, ca hát )
 + Cảm tưởng của em về ngày hội đó như thế nào ? 
- GV kết kuận :
 + Có thể kể về lễ hội vì trong lễ hội có cả phần hội như hội Gióng, hội đền Kiếp Bạc .
 + Có thể kể lễ hội em không tham gia , chỉ thấy trên ti vi cũng được .
 + Có thể kể theo ý sáng tạo của mình miễn sao đúng về lễ hội là được. 
- GV cho HS trình bày
- Nhận xét 
* Bài 2 : ( kể viết) 
- GV gọi HS nêu yêu cầu của bài:
- GV nhắc lại cách trình bày
 + Đầu đoạn viết lùi vào .
 + Tên riêng , đầu câu viết hoa.
 + Viết đúng dấu chấm, phẩy, rõ ý, lời văn ngắn gọn - mạch lạc  
- GV cho cả lớp viết bài
- GV cho HS trình bày
- Nhận xét 
3/ Dặn dò: 
 Xem lại bài, xem trước bài : Ôn tập giữa học kì 2 .
- Nhận xét, đánh giá.
- Vài HS đọc
- HS lắng nghe
- 2 HS nêu và đọc gợi ý.
- HS đại diện trình bày
- Nhận xét
- 1 HS nêu
- HS chú ý
- Cả lớp viết bày
- HS đại diện nhóm trình bày
 ( Quê em có hội Đình . Hội được tổ chức hằng năm sau ngày tết , mọi người khắp nơi về đình . Xung quanh đình có rất nhiều cờ đủ màu sắc, có nhiều cây cổ thụ to , chim hót véo von . mọi người xem hát chèo, thi đua thuyền, thi đấu cờ, thi kéo co,Hội đình thật vui . Em rất thích ngày hội này . Hằng năm em điều mong đến ngày mở hội đình. )
- Nhận xét

Tài liệu đính kèm:

  • docTIENG VIET 3 - TUAN 26.doc