Giáo án Tiếng Việt 3 - Tuần 28+29 - Khuất Thị Phương

Giáo án Tiếng Việt 3 - Tuần 28+29 - Khuất Thị Phương

A. Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra bài tiết trước

- Vì sao 120 < 1230

- Vì sao điền được 6542 < 6724?

- Nêu cách thực hiện so sánh 4758 và 4759

- Vì sao 1737 = 1737

- Muốn so sánh các số trong phạm vi 10 000 ta làm thế nào?

- Nhận xét

B. Dạy- học bài mới:

1. Giới thiệu bài – Ghi bảng

2. Hướng dẫn so sánh các số trong phạm vi 100 000

a. So sánh 2 số có các chữ số khác nhau.

- GV viết bảng 99 999.100 000

- Vì sao điền dấu bé hơn

* Khi so sánh ta có thể so sánh số chữ số của 2 số đó với nhau.

- Hãy so sánh 100 000 với 99999

b. So sánh 2 số có cùng số chữ số

- Cho 2 số 76200.76119

- Vì sao con điền như vậy?

 

docx 68 trang Người đăng haihahp2 Lượt xem 451Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt 3 - Tuần 28+29 - Khuất Thị Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28
Thứ hai ngày 20 tháng 3 năm 2017
TOÁN
Tiết 136: So sánh các số trong phạm vi 100 000
I. Mục tiêu:
- Biết so sánh các số trong phạm vi 100 000
- Tìm số lớn nhất, số nhỏ nhất trong 1 nhóm các số có 5 chữ số.
- Củng cố thứ tự trong nhóm các số có 5 chữ số.
- Giáo dục: Ham học môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ viết sẵn nội dung bài 1, 2
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài tiết trước
- 2 HS làm
- Vì sao 120 < 1230
- Vì 120 có 3 chữ số, 1230 có 4 chữ số. Số nào ít chữ số hơn sẽ nhỏ hơn.
- Vì sao điền được 6542 < 6724?
- Vì hàng trăm 5 < 7
- Nêu cách thực hiện so sánh 4758 và 4759
- Học sinh nêu
- Vì sao 1737 = 1737
- Học sinh nêu
- Muốn so sánh các số trong phạm vi 10 000 ta làm thế nào?
- Học sinh nêu
- Nhận xét
B. Dạy- học bài mới:
1. Giới thiệu bài – Ghi bảng 
- HS ghi bài.
2. Hướng dẫn so sánh các số trong phạm vi 100 000
a. So sánh 2 số có các chữ số khác nhau.
- GV viết bảng 99 999...100 000
- 1 HS điền dấu trên bảng.
- Lớp điền nháp.
- Vì sao điền dấu bé hơn
- Học sinh giải thích theo ý của mình.
* Khi so sánh ta có thể so sánh số chữ số của 2 số đó với nhau.
- Hãy so sánh 100 000 với 99999
- Học sinh so sánh
b. So sánh 2 số có cùng số chữ số
- Cho 2 số 76200....76119
- Học sinh điền dấu
- Vì sao con điền như vậy?
- Học sinh nêu, học sinh khác nhận xét, bổ sung
- Khi có 76200 ...76199 ta có thể viết ngay dấu so sánh 76 199 với 76200 là gì?
- Dấu >
3. Luyện tập. Thực hành
Bài 1:
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Điền dấu so sánh các số.
- Yêu cầu học sinh tự làm
- 2 HS làm bảng, lớp làm vở
- Yêu cầu HS nhận xét bài trên bảng.
- HS nhận xét đúng, sai
- Yêu cầu HS giải thích về 1 số dấu điền
- HS giải thích.
Nhận xét.
Bài 2:
Yêu cầu HS điền, rồi giải thích cách điền.
- Học sinh thực hiện.
Bài 3:
GV yêu cầu HS làm
 - 1 HS khoanh tròn số lớn nhất, bé nhất trên bảng.
- HS nhận xét
- Vì sao số 92386 là số lớn nhất trong các số 83 269, 92380, 29836, 68932. 
- Vì là số có hàng chục nghìn lớn nhất.
Tương tự với câu b.
Bài 4:( bỏ phần b)
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn và từ lớn đến bé.
- Yêu cầu HS làm bài.
- 1 HS làm bảng
 Lớp làm vở
- Yêu cầu HS giải thích cách xếp của mình.
- HS thực hiện.
- Chữa bài- nhận xét.
C. Củng cố - Dặn dò:
 Tổng kết giờ học
 Chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
Thứ ba ngày 21 tháng 3 năm 2017
TOÁN
Tiết 137: Luỵyện tập
I. Mục tiêu:
- Củng cố về so sánh các số có 5 chữ số
- Củng cố về thứ tự, các số có 5 chữ số.
- Củng cố các phép tính với số có 4 chữ số.
- Giáo dục: Cẩn thận khi làm bài.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng viết nội dung bài tập 1
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV viết vài số lên bảng, yêu cầu HS so sánh.
- 2 học sinh làm bài
- Giáo viên nhận xét
B. Dạy- học bài mới:
1. Giới thiệu bài: Bài học hôm nay sẽ giúp các em củng cố về so sánh số, thứ tự các số có 5 chữ số, các phép tính với số có 4 chữ số.
- Nghe giới thiệu
- Ghi đầu bài
- HS ghi bài.
2. Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1:
- Yêu cầu học sinh đọc phần a.
- Học sinh đọc thầm
- Trong dãy số này, số nào đứng sau số 99600?
- Số 99601
- 99600 cộng thêm mấy thì bằng 99601
- Cộng thêm 1
Vậy bắt đầu từ số thứ 2, mỗi số trong dãy này bằng số đứng ngay trước nó cộng thêm 1 đơn vị.
- Nghe
- Yêu cầu học sinh làm bài
- Học sinh làm miệng.
- Yêu cầu học sinh tự làm phần 2 và 3.
- Học sinh làm vở Học sinh làm bài bằng chì vào SGK.
- Các số trong dãy số thứ 2 là những số như thế nào?
- Là các số tròn trăm.
- Các số trong dãy số thứ 3 là những số như thế nào?
- Là các số tròn nghìn
- Giáo viên nhận xét
Bài 2:Không YCHSY làm phần a
- Yêu cầu học sinh đọc bài
- 1 học sinh đọc
- Trước khi điền dấu so sánh chúng ta phải làm gì?
- Phải thực hiện phép tính để tìm hiểu quả.
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- 1 học sinh làm bảng, lớp làm SGK.
- Nhận xét, cho điểm.
Bài 3:
- Yêu cầu học sinh tự nhẩm và viết kết quả.
- 2 học sinh làm trên bảng, lớp làm SGK
- Giáo viên nhận xét.
Bài 4: (HS mêu miệng)
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ và nêu số đã tìm được.
a) 99999
b) 100000
- Vì sao số 99 999 là số có 5 chữ số lớn nhất.
- Vì tất cả các số có 5 chữ số khác đều bé hơn 99 999
(- số 99 999 là số liền trước số 100 0000...)
- Vì sao số 10 000 là số có 5 chữ số bé nhất.
- Vì tất cả các số có 5 chữ số khác đều lớn hơn 99999... (vì 10000 là số liền sau số lớn nhất có 4 chữ số).
Bài 5:
- Học sinh đọc yêu cầu
- 1 học sinh đọc
- Yêu cầu học sinh tự làm bài
- 2 học sinh làm bài bảng, lớp làm vở.
- Nhận xét trên bảng
- Giáo viên nhận xét.
C. Củng cố - Dặn dò:
- Tổng kết giờ học. Tuyên dương học sinh tích cực xây dựng bài.
- Chuẩn bị bài sau : Luyện tập.
TOÁN
Tiết 138: Luyện tập
I. Mục tiêu: 
- Củng cố về thứ tự các số trong phạm vi 100 000
- Tìm thành phần chưa biết của phép tính.
- Giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị.
- Luyện ghép hình.
- Giáo dục: cẩn thận, tự giác khi làm bài.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mỗi học sinh 8 hình tam giác vuông .
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV ghi 2 phép tính nhân bất kì lên bảng, yêu cầu HS làm bài
- 3 HS thực hiện yêu cầu trên bảng, lớp làm nháp. 
- Nhận xét
B. Dạy- học bài mới:
1. Giới thiệu bài: nêu mục tiêu giờ học. Ghi bảng. 
- Nghe giới thiệu- Ghi bài
2. Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1:
- Bài toán yêu cầu gì?
- Giáo viên yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Viết số thích hợp vào chỗ chấm
- Nêu qui luật của từng dãy số
- 3 HS làm bài trên bảng, lớp làm SGK.
- Nhận xét
Bài 2:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Bài tập yêu cầu chúng ta tìm x
- Trong phép tính 1, x được gọi là gì?
- Số hạng chưa biết
- Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào?
- Học sinh nêu
- Trong phép tính 2, x được gọi là gì?
- Số bị trừ
- Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào?
- Học sinh nêu
- Tương tự hỏi với phần c, d
- Học sinh nêu
- 4 học sinh thực hiện 4 phép tính trên bảng, lớp làm vở.
- Nhận xét, chốt ý đúng
Bài 3:
- Giáo viên yêu cầu 1 học sinh đọc đề bài
- 1 học sinh đọc
- Bài toán cho biết những gì?
- 3 ngày đào 315m mương.
Số mét đào mỗi ngày như nhau.
- Bài toán hỏi gì?
- Bài toán hỏi: 8 ngày đào được bao nhiêu mét mương.
- Bài toán thuộc dạng toán nào đã học?
- Bài toán có liên quan đến rút về đơn vị.
- 1 học sinh tóm tắt
- 1 học sinh giải, lớp làm vở.
- Học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét chốt lời giải đúng.
Tóm tắt: 3 ngày: 315m
 8 ngày: ... m?
Giải
Số mét mương đào trong 1 ngày là:
315: 3 = 105 (m)
Số mét mương đào trong 8 ngày là:
105 x 8 = 840(m)
Đáp số: 840m
Bài 4:
Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu
- 1 học sinh đọc
- Học sinh xếp hình theo nhóm đôi
- 2 đội lên thi đua thực hiện.
- Nhận xét
C. Củng cố - Dặn dò:
- Giáo viên tổng kết giờ học tuyên dương học sinh tích cực.
- Ôn luyện ở nhà
Về chuẩn bị bài sau: Diện tích của 1 hình.
TOÁN
Tiết 139: Diện tích của một hình
I. Mục tiêu: 
- Bước đầu làm quen với khái niệm diện tích. Có biểu tượng về diện tích thông qua bài toán so sánh diện tích của các hình.
- Có biểu tượng về diện tích bé hơn, diện tích bằng nhau.
- Giáo dục học sinh ham học môn học.
II. Đồ dùng dạy học:	
- Các hình minh hoạ trong sách giáo khoa
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS nêu cách tính chu vi của các hình: tam giác, chữ nhật, hình vuông.
- 2 học sinh thực hiện
- Nhận xét
B. Dạy- học bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ học, ghi bảng.
- Nghe giới thiệu- Ghi bài
2. Giới thiệu về diện tích của 1 hình:
 * Ví dụ 1: 
- Giáo viên đưa ra hình tròn hỏi:
- Đây là hình gì?
- Toàn bộ phần màu đỏ này là diện tích hình tròn.
- Đây là hình tròn
- Đưa hình chữ nhật hỏi: Đây là hình gì?
- Toàn bộ phần màu xanh này là diện tích hình chữ nhật.
- Hình chữ nhật
- Giáo viên đặt hình chữ nhật nằm gọn trong hình tròn
- Học sinh quan sát
- So sánh diện tích hình chữ nhật với diện tích hình tròn.
- Mở bảng nhận xét
- HS trả lời.
- Học sinh đọc
- Đưa ra 1 số cặp hình khác.
- HS quan sát và thực hành so sánh.
* Ví dụ 2:
- Đưa hình A: Hình A có mấy ô vuông như nhau?
- Có 5 ô vuông như nhau
- Ta nói: Diện tích hình A bằng 5 ô vuông.
- Học sinh nhắc lại
- Đưa hình B: hình B có mấy ô vuông như nhau?
- Có 5 ô vuông như nhau
- Vậy diện tích hình B bằng mấy ô vuông?
- Vậy diện tích hình B bằng 5 ô vuông
- So sánh diện tích hình A với diện tích hình B
- Với 5 ô vuông như trên cô ghép thành 2 hình C và D. So sánh diện tích 4 hình A, B, C, D
- Diện tích hình A bằng diện tích hình B
- Vài học sinh nhắc lại
- Diện tích 4 hình A, B, C, D bằng nhau
* Ví dụ 3: - Đưa hình P
- Học sinh quan sát hình P
- Hình P có mấy ô vuông như nhau?
- Diện tích hình P bằng mấy ô vuông ?
- Hình P có 10 ô vuông như nhau 
- Diện tích hình P bằng 10 ô vuông 
- Dùng kéo cắt hình P thành hình M và N
Hình M: 6 ô vuông; hình N: 4 ô vuông.
- 6 ô vuông cộng 4 ô vuông bằng mấy ô vuông?
- 6 ô vuông cộng 4 ô vuông bằng 10 ô vuông
- Hình P có 10 ô vuông như nhau, hình M có 6 ô vuông, hình N có 4 ô vuông. So sánh diện tích hình P với tổng diện tích 2 hình M và N 
- Diện tích hình P bằng tổng diện tích 2 hình M và N
- Một vài học sinh nhắc lại
 - Từ hình P, cô tách thành 3 hình X, Y, K. So sánh diện tích hình P với tổng diện tích 3 hình X, Y và K
- Diện tích hình P bằng tổng diện tích 3 hình X, Y và K
3. Luyện tập thực hành
Bài 1: - Yêu cầu học sinh đọc đề bài
- Bài toán yêu cầu gì?
Vậy: Diện tích tam giác ABC nhỏ hơn diện tích tứ giác ABCD
- 1 học sinh đọc
- HS trả lời
Bài 2:
- Yêu cầu học sinh đọcđề bài
- 1 học sinh đọc
- Học sinh tự làm bài vào vở.
Bài 3:
- Học sinh đọc yêu cầu
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- So sánh SA và SB.
- Yêu cầu HS nêu các cách so sánh
- Học sinh nêu cách so sánh
C. Củng cố - Dặn dò:
- GV tóm tắt ND bài.
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài: Đơn vị đo diện tích
TOÁN
Tiết 140: Đơn vị đo diện tích.
 Xăng ti mét vuông
I. Mục tiêu:
- Biết 1 cm2 là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1cm.
- Biết đọc, viết số đo diện tích theo cm2.
- Hiểu được số đo diện tích của 1 hình theo cm2 ch ... ó khó khăn không, những ai làm được việc này?
- Việc luyện tập thể dục bồi bổ sức khoẻ không tốn kém và cũng không khó khăn, tất cả mọi người từ già trẻ, trai gái ai cũng nên làm và làm được
- Em sẽ làm gì sau khi đọc bài “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục
- 5 - 7 học sinh trả lời
4. Luyện đọc lại bài .
- Giáo viên chọn đọc mẫu bài lần 2 .
- Học sinh theo dõi
- Hướng dẫn học sinh cần chú ý nhấn gịong để đọc hay.
- 3 học sinh đọc lại 
- Học sinh tự luyện đọc 
C. Củng cố - Dặn dò:
- Qua bài tập đọc em hiểu được điều gì từ lời kêu gọi của Bác Hồ?
 Nhận xét tiết học. 
- CBBS:
Thứ năm ngày 30 tháng 3 năm 2017
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 26: Từ ngữ về thể thao. Dấy phẩy
I. Mục tiêu: 
- Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm thể thao: kể đúng tên một số môn thể thao. Tìm đúng các từ ngữ nói về kết quả thi đấu.
- Ôn luyện dấu phẩy
- Giáo dục học sinh ham học môn học
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ kẻ sẵn phần viết các môn thể thao bắt đầu bằng các tiếng: bóng, chạy đua, nhảy - Viết sẵn các câu văn ở bài 3
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 học sinh làm bài của tiết trước
- 3 học sinh làm bài
 Nhận xét 
B. Dạy - học bài mới
1. Giới thiệu bài
- HS ghi bài.
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: Yêu cầu học sinh đọc đề bài
- Bài tập yêu cầu gì?
- 1 học sinh đọc
- Học sinh nêu
- Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi ( hoặc làm việc theo nhóm)
- Giải thích một số từ ngữ nói về môn thể thao khó
+ Bóng: bóng đá, (chuyền, rổ, bầu dục, ném, bàn, nước, chày..)
+ Chạy: chạy việt dã (ma la tông, vượt rào, vũ trang, tiếp sức, cự li ngắn )
+ Đua: đua xe đạp (mô tô, ô tô, xe lăn, thuyền, ngựa, voi ...)
+ Nhảy: nhảy cao, nhảy xa, nhảy cầu, nhảy ngựa, nhảy dù, nhảy dây...)
- Học sinh nhận xét, bổ sung
- Nhận xét - bổ sung
Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc đề bài
- 1 HS đọc, lớp theo dõi SGK
- Gọi 1 học sinh khác đọc lại truyện vui
- 1 học sinh đọc
- HS thảo luận nhóm, 1-2 HS gạch chân từ nói về kết quả thi đấu thể thao
- HS đọc lại câu chuyện
- Giáo viên nhận xét - chốt từ đúng
- HS đọc lại: được, thua, không ăn, thắng, hoà
- Tìm hiểu nội dung câu chuyện
+ Anh chàng trong chuyện tự nhận mình là người như thế nào?
- Là người cao cờ
+ Anh ta có thắng ván cờ nào không?
- Không thắng ván nào
+ Anh nói thế nào về kết quả ván cờ của mình.
- HS trả lời.
=> Anh chàng thật đáng chê, huyênh hoang tự nhận cao cờ nhưng đánh cờ lại thua cả 3 ván. Đã vậy anh ta cố tình nói tránh để khỏi nhận là mình thua.
- Liên hệ gương thi đấu thể thao trong trường.
Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc bài tập trong sách giáo khoa
- Yêu cầu đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong câu.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Theo con trong phần a, đặt dấu phẩy chỗ nào thích hợp
- Học sinh nêu
- Học sinh nêu
- Học sinh làm bài vào vở
- 1 học sinh làm bài trên bảng
- Lớp nhận xét
- Giáo viên nhận xét chốt ý đúng.
Học sinh đọc lại:
a, Nhờ chuẩn bị tốt về mọi mặt, SEA Games 22 đã thành công rực rỡ.
b, Muốn có thể thao khoẻ mạnh, em phải năng tập thể dục
c, Để trở thành con ngoan trò giỏi, em cần học tập và rèn luyện.
Nhận xét 
=> Để đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp ta cần đọc kỹ và dựa vào nội dung của câu.
C. Củng cố - Dặn dò:
- GV tóm tắt ND bài.
- Giáo viên nhận xét tiết học
Thứ sáu ngày 31 tháng 3 năm 2017
TẬP LÀM VĂN
Tiết 26: Viết về một trận thi đấu thể thao
I. Mục tiêu:
- Rèn kỹ năng viết: Dựa vào bài tập làm văn miệng, tiết trước, viết một đoạn văn ngắn từ 5 - 7 câu kể lại một trận thi đấu thể thao mà em có dịp xem
- Thực hiện tốt bài làm
- Giáo dục: Có ý thức quan sát xung quanh
II. Chuẩn bị: 
- Học sinh xem một trận thi đấu thể thao
III. Các hoạt động day học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 học sinh lên bảng yêu cầu kể lại trận thi đấu thể thao đã xem
- 3 học sinh thực hiện
 Giáo viên nhận xét
B. Dạy - học bài mới
1. Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu giờ học. Ghi bảng
- Nghe giới thiệu – Ghi bài.
2. Hướng dẫn làm bài
- Yêu cầu học sinh mở SGK trang 88 đọc yêu cầu
- 2 học sinh đọc, lớp theo dõi
- Hướng dẫn cách viết
- Học sinh viết bài
- Gọi 5 - 7 học sinh đọc. Nhận xét
- Học sinh nhận xét bổ sung
- Nhận xét
nếu học sinh chưa được xem có thể cho quan sát 2 bức ảnh trong SGK để tả lại trận thi đấu trong mỗi bức ảnh
- Học sinh làm bài
C. Củng cố- dặn dò
- Gọi HS có bài viết tốt đọc bài trước lớp.
- Nhận xét - tiết học
- Tuyên dương học sinh tích cực nhắc nhở học sinh chưa tích cực
- Dặn học sinh chuẩn bị bài sau
CHÍNH TẢ(Nghe viết)
Tiết 52: Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục
I. Mục tiêu:	
	- Nghe viết chính xác đoạn từ “Giữ gìn dân chủ ... của mỗi 1 ngườiyêu nước” trong bài lời kêu gọi toàn dân tập thể dục.
	- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt s/ x .
	- Giáo dục có ý thức rèn luyện chữ viết.
II. Đồ dùng dạy - học:
	Viết sẵn lên bảng 2 lần bài 2a
III Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 1 học sinh đọc, 2 học sinh viết bảng lớp. Lớp viết bảng con.
- Nhận xét 
- 1 học sinh đọc.
- Học sinh viết : Nhảy xa, nhảy sào, sới vật, xiếc, đua xe.
B. Dạy - học bài mới:
1. Giới thiệu bài: trong giờ chính tả này các em sẽ nghe viết đoạn đầu trong bài “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục” sau đó làm bài tập phân biệt s/ x
- Nghe giới thiệu- Ghi bài.
- Ghi bảng.
- Nhắc lại tên bài học
2. Hướng dẫn viết chính tả.
a. Trao đổi về nội dung bài viết
- Giáo viên đọc 1 lần đoạn văn
- Học sinh nghe
- 1 học sinh đọc lại
- Vì sao mỗi người dân phải luyện tập thể dục?
- Vì mỗi người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi người dân khoẻ là cả nước mạnh khoẻ.
b. Hướng dẫn viết từ khó.
- Trong bài có những chữ nào khó viết
- Học sinh nêu: Giữ gìn, sức khoẻ, luyện tập.
- Yêu cầu học sinh đọc, phân tích các từ trên
- Học sinh thực hiện
- Học sinh viết bảng con
- Giáo viên nhận xét - sửa lỗi.
c. Hướng dẫn cách trình bày
- Đoạn văn có mấy câu?
- Đoạn văn có 3 câu
- Những chữ nào trong bài cần viết hoa, vì sao?
- Những chữ: Giữ, Mỗi, Vậy Lời vì là các chữ đầu bài, đầu câu đầu đoạn
- Chữ đầu đoạn phải viết thế nào cho đẹp?
- Viết lùi vào 1 ô, viết hoa.
d. Viết chính tả
- Giáo viên nhắc nhở cách ngồi, cách cầm bút.
- Học sinh nêu lại
e. Soát lỗi
 Giáo viên đọc chậm 
- Học sinh soát lỗi.
g. Nhận xét bài.
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2a:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Bài tập yêu cầu gì?
- 1 học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh nêu
- Gọi học sinh chữa bài
- Học sinh thảo luận nhóm làm bài
- 2 học sinh đại diện cho 2 nhóm làm bài
- Học sinh nhận xét
- Giáo viên nhận xét chốt ý đúng
- Học sinh viết bài vào vở
 Bác sĩ, mỗi sáng, xung quanh, thị xã, vì sao, sút.
- Truyện buồn cười ở điểm nào?
- Người béo muốn gầy nên sáng nào cũng cưỡi ngựa chạy quanh thị xã. Kết quả: không phải anh ta gầy đi mà con ngựa của anh ta sút 20 cân vì phải chịu sức nặng của anh ta.
C. Củng cố - Dặn dò:
- GV tóm tắt ND bài.
- Nhận xét tiết học, chữ viết của học sinh
 - Ghi nhớ các từ cần phân biệt trong bài
ĐẠO ĐỨC
Tiết 29: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước(Tiết 2)
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh hiểu: vì sao phải bảo vệ nguồn nước
- Có thái độ đúng đắn trước việc làm tiết kiệm và hành vi lãng phí nước.
- Thực hành tốt việc tiết kiệm nước.
- Giúp HS hiểu tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước là góp phần bảo vệ tài nguyên, làm cho môi trường thêm sạch đẹp , góp phần bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị:
- Giấy bút cho hoạt động 1 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Nước có vai trò gì với đời sống con người?
- Học sinh nêu
- Vì sao cần tiết kiệm nước?
- Học sinh nêu
B. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2.Tìm hiểu bài: 
- HS ghi bài.
Hoạt động 1: Trình bày kết quả điều tra.
- Giáo viên phát 4 tờ giấy.
- Các nhóm ghi kết quả điều tra: 
1- Những việc làm tiết kiệm nước nơi em sống.
2- Những việc làm gây lãng phí nước.
3- Việc làm bảo vệ nguồn nước
4- Việc làm gây ô nhiễm nguồn nước.
- Học sinh trình bày
- Giáo viên nhận xét.
Hoạt động 2: sắm vai xử lí tình huống.
 Giáo viên giao 2 tình huống cho 4 nhóm
- Đọc và tìm cách giải quyết.
- Lên bảng xử lí tình huống
- Nhận xét, chốt nội dung đúng.
* Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước là góp phần bảo vệ tài nguyên, làm cho môi trường thêm sạch đẹp , góp phần bảo vệ môi trường.
- HS lắng nghe.
C. Củng cố dặn dò:
- Hát bài: Tổ quốc Việt Nam bát ngát..
- Học sinh hát.
Chuẩn bị bài sau.
THỦ CÔNG
Tiết 29 : Làm đồng hồ để bàn ( tiết 2)
I.Mục tiêu:
- HS biết cách làm đồng hồ để bàn bằng giấy thủ công
- Làm được khung, đế, chân đỡ, mặt đồng hồ đúng quy trình kĩ thuật
-HS yêu thích sản phẩm của mình làm được
II.GV chuẩn bị:
- Mẫu đồng hồ để bàn bằng giấy thủ công( hoặc bằng bìa màu)
- Đồng hồ để bàn
- Tranh quy trình làm đồng hồ để bàn 
- Giấy thủ công hoặc bìa màu, giấy trắng, hồ dán, bút màu, thước kẻ, kéo thủ công
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.Kiểm tra
- Kiểm tra dụng cụ học tập của hs
- Nhận xét
B.Bài mới
Giới thiệu bài
- Làm đồng hồ để bàn (t2)
Thực hành làm mặt, khung, đế, chân đỡ đồng hồ
-Mục tiêu: HS vận dụng kĩ thuật đó học để làm được các bộ phận của đồng hồ đúng quy trình kĩ thuật
-Tiến hành:
-GV gọi 1-2 hs nhắc lại các bước làm đồng hồ để bàn
-GV nhận xét và sử dụng tranh quy trỡnh làm đồng hồ để hệ thống lại các bước làm đồng hồ 
-Bước1: Cắt giấy:
-Bước2: Làm các bộ phận của đồng hồ (mặt, chân đỡ, khung, đế )
-Bước3: Làm thành đồng hồ hoàn chỉnh
-GV tổ chức cho hs thực hành theo 2 bước( bước1 và bước2)
-Trong khi HS thực hành, GV quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ thêm cho HS để các em hoàn thành sản phẩm
-Chỉ định một số nhóm trưng bày sản phẩm
-Nhận xét sản phẩm của HS, rút kinh nghiệm để tiết sau làm tốt hơn
-Tổng kết, nhận xét:
- GV cho HS nhắc lại 3 bước làm đồng hồ
C.Nhận xét, dặn dò
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần, thái độ, kết quả học tập của học sinh (về kiến thức và kĩ năng thực hành ở tiết 2)
- Dặn hs chuẩn bị bài sau: Làm đồng hồ để bàn (t3)
- Chuẩn bị cỏc dụng cụ cần cú
- 1-2 HS nhắc lại các bước làm đồng hồ để bàn
- HS chú ý lắng nghe
- HS thực hành theo nhóm
- Trưng bày sản phẩm đó làm được
- Nhận xét các sản phẩm của bạn
- HS nhắc lại các bước làm đồng hồ

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_3_tuan_2829_khuat_thi_phuong.docx