Giáo án Tiếng việt 3 tuần 3 - Phạm Thị Hoa - Trường Tiểu học Vĩnh Phước 1

Giáo án Tiếng việt 3 tuần 3 - Phạm Thị Hoa - Trường Tiểu học Vĩnh Phước 1

Tập đọc – Kể chuyện

CHIẾC ÁO LEN

I. MỤC TIÊU

A – Tập đọc

 1. Đọc thành tiếng

Biết phân biệt lời nhân vật, lời người dẫn chuyện, nhấn giọng đúng các từ gợi tả, gợi cảm.

2. Đọc hiểu

Rèn kỹ năng đọc – hiểu: hiểu nghĩa từ mới, hiểu ý nghĩa câu chuyện : anh em phải biết nhường nhịn, quan tâm đến nhau.

Nắm được trình tự diễn biến của câu chuyện.

 

doc 20 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 951Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng việt 3 tuần 3 - Phạm Thị Hoa - Trường Tiểu học Vĩnh Phước 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 3
Thứ , ngày tháng năm 200 .
Tập đọc – Kể chuyện
CHIẾC ÁO LEN
I. MỤC TIÊU
A – Tập đọc
 1. Đọc thành tiếng 
Biết phân biệt lời nhân vật, lời người dẫn chuyện, nhấn giọng đúng các từ gợi tả, gợi cảm.
2. Đọc hiểu
Rèn kỹ năng đọc – hiểu: hiểu nghĩa từ mới, hiểu ý nghĩa câu chuyện : anh em phải biết nhường nhịn, quan tâm đến nhau.
Nắm được trình tự diễn biến của câu chuyện.
B – Kể chuyện
Rèn kỹ năng nói: dựa vào gợi ý SGK, học sinh biết nhập vai kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời nhân vật Lan, biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung.
Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt.
Rèn kỹ năng nghe: chăm chú theo dõi bạn kể. Biết nhận xét đánh giá lời kể, kể tiếp lời.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Tranh minh hoạ bài tập đọc và kể chuyện trong TV3/1.
Bảng phụ có viết sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Giáo viên gọi 2 HS lên bảng đọc lại bài Cô giáo tí hon 
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. DẠY - HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài 
- Giới thiệu theo sách giáo viên .
- GV ghi tên bài lên bảng.
2.2. Hoạt động 1: Luyện đọc 
Mục tiêu: HS đọc đúng như mục1/I.
Cách tiến hành:
a) Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt. Chú ý thể hiện giọng đọc phù hợp với diễn biến nội dung câu chuyện.
b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
+ Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn:
- Yêu cầu HS đọc từng câu trong mỗi đoạn.
- Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm nếu HS mắc lỗi
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng câu, đọc từ đầu cho đến hết bài.
+ Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ:
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 của bài.
- Theo dõi HS đọc và hướng dẫn ngắt giọng câu khó đọc.
- Yêu cầu HS tìm từ trái nghĩa với từ kiêu căng.
- Kiêu căng là tự cho mình hơn người khác, trái nghĩa với kiêu căng là khiêm tốn.
- Hướng dẫn HS đọc đoạn 2,3,4,5 tương tự như cách hướng dẫn đọc đoạn 1.
- GV chú ý: Trong vòng đọc tiếp nối theo đoạn thứ nhất, khi có HS đọc hết đoạn 3, GV dừng lại để giải nghĩa từ hối hận, can đảm; dừng lại ở cuối đoạn 4 để giải nghĩa từ ngây. Có thể cho HS đặt câu với các từ này.
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc bài theo đoạn lần thứ 2.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Gọi 2 nhóm tiếp nối nhau đọc bài trước lớp.
+ Yêu cầu HS cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3&4.
2.3. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
Mục tiêu: HS hiểu nội dung bài, ý nghĩa câu chuyện như mục 2/I.
Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1,2.
- Câu chuyện kể về ai?
- Vì sao hai bạn nhỏ giận nhau?
- GV: Vì hiểu lầm nhau mà En-ri-cô và Cô-rét ti đã giận nhau. Câu chuyện tiếp diễn thế nào? Hai bạn có làm lành với nhau được không? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp đoạn 3.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 3.
- GV hỏi: Vì sao En-ri-cô hối hận, muốn xin lỗi Cô-rét-ti?
- En-ri-cô có đủ can đảm để xin lỗi Cô-rét-ti không? 
- En-ri-cô thấy hối hận về việc làm của mình nhưng không đủ can đảm xin lỗi Cô-rét-ti. Chuyện gì đã xảy ra ở cổng trường sau giờ tan học, chúng ta tìm hiểu tiếp phần còn lại của bài.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 4,5.
- Bố đã trách En-ri-cô như thế nào?
- Bố trách En-ri-cô như vậy là đúng hay sai? Vì sao?
- Có bạn nói, mặc dù có lỗi nhưng En-ri-cô vẫn có điểm đáng khen. Em hãy tìm điểm đáng khen của En-ri-cô?
- Còn Cô-rét-ti có gì đáng khen?
2.4. Hoạt động 3: Luyện đọc lại bài
Mục tiêu: HS biết đọc diễn cảm theo vai, sau đĩ 3 nhĩm thi đọc truyện theo nhĩm. Cả lớp bình chọn nhĩm đọc hay.
Cách tiến hành:
- Gọi HS khá đọc đoạn 3,4,5.
- Chia HS thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm 3 HS và yêu cầu các nhóm luyện đọc theo vai.
- Tổ chức cho HS thi đọc giữa các nhóm.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt. 
- 2 HS lên bảng đọc bài. HS cả lớp nghe và nhận xét bài đọc, phần trả lời câu hỏi của bạn.
- Quan sát tranh minh hoạ câu chuyện và nghe GV giới thiệu để chuẩn bị vào bài mới.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- HS tiếp nối nhau đọc bài. Mỗi HS chỉ đọc một câu.
- Sửa lỗi phát âm theo hướng dẫn của GV. Các từ dễ phát âm sai, đã giới thiệu ở phần Mục tiêu.
- Tiếp nối nhau đọc lại bài, mỗi HS đọc 1 câu.
- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV:
- HS cả lớp đọc thầm, 1 HS đọc thành tiếng.
- Tập ngắt giọng đúng khi đọc câu:
Tôi đang nắn nót viết từng chữ thì / Cô-rét-ti chạm khuỷu tay vào tôi,/ làm cho cây bút nguệch ra một đường rất xấu.//
- Trái nghĩa với kiêu căng là khiêm tốn.
- HS lần lượt đọc các đoạn 2,3,4,5 (mỗi đoạn 1 HS đọc).
+ Chú ý đọc đúng lời đối thoại của các nhân vật:
- Chúng ta sẽ không bao giờ giận nhau nữa,/ phải không / En-ri-cô? (giọng đọc thân thiện, dịu dàng)
- Không bao giờ!// Không bao giờ!//- Tôi trả lời.// (giọng xúc động)
- Đáng lẽ chính con phải xin lỗi bạn / vì con có lỗi.// Thế mà con lại giơ thước doạ đánh bạn.// (giọng nghiêm khắc)
- 5 HS đọc bài, mỗi HS đọc 1 đoạn của bài. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- Mỗi nhóm 5 HS, lần lượt từng HS đọc 1 đoạn trong nhóm, các HS trong cùng một nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- 2 nhóm đọc bài, các nhóm khác nghe và nhận xét.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- Câu chuyện kể về En-ri-cô và Cô-rét-ti.
- Vì Cô-rét-ti vô tình chạm vào khuỷu tay En-ri-cô, làm cây bút của EN-ri-cô nguệch ra một đường rất xấu. Hiểu lầm banï cố ý làm hỏng bài viết của mình, En-ri-cô tức giận và trả thù Cô-rét-ti bằng cách đẩy vào khuỷu tay bạn.
- HS thảo luận theo cặp, sau đó đại diện HS trả lời, các HS khác theo dõi để bổ sung (nếu cần): En-ri-cô hối hận vì sau cơn giận, khi bình tĩnh lại En-ri-cô thấy rằng Cô-rét-ti không cố ý chạm vào khuỷu tay mình. En-ri-cô nhìn thấy vai áo bạn sứt chỉ, thấy thương bạn và càng hối hận.
- En-ri-cô đã không đủ can đảm để xin lỗi Cô-rét-ti.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- Bố trách En-ri-cô là người có lỗi đã không xin lỗi bạn trước lại còn giơ thước doạ đánh bạn.
- Bố trách En-ri-cô như vậy là đúng vì bạn là người có lỗi đáng lẽ phải xin lỗi Cô-rét-ti nhưng không đủ can đảm. Sau đó, En-ri-cô còn hiểu lầm Cô-rét-ti nên đã giơ thước doạ đánh bạn.
- En-ri-cô có lỗi nhưng vẫn có điểm đáng khen, đó là cậu biết thương bạn khi thấy bạn vất vả, biết hối hận khi có lỗi và biết cảm động trước tình cảm của bạn dành cho mình.
- Cô-rét-ti là người bạn tốt, biết quý trọng tình bạn, biết tha thứ cho bạn khi bạn mắc lỗi, chủ động làm lành với bạn.
- 1 HS đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- Luyện đọc trong nhóm, mỗi HS nhận một trong các vai:En-ri-cô, Cô-rét-ti, bố của En-ri-cô.
- 2 đến 3 nhóm thi đọc, các nhóm còn lại theo dõi và chọn nhóm đọc hay nhất.
Kể chuyện
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. ĐỊNH HƯỚNG YÊU CẦU
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện.
- Câu chuyện trong SGK được kể lại bằng lời của ai?
- Phần kể chuyện yêu cầu chúng ta kể lại bằng lời của ai?
- Vậy nghĩa là khi kể chuyện, con phải đóng vai trò là người dẫn chuyện. Muốn vậy các em cần chuyển lời của En-ri-cô thành lời của mình.
- Yêu cầu HS đọc phần kể mẫu.
2 Hoạt động 4:. THỰC HÀNH KỂ CHUYỆN
Mục tiêu: Như mục tiêu 4/I.
Cách tiến hành:
- Chia HS thành nhóm, mỗi nhóm 5 HS yêu cầu HS tập kể trong nhóm.
- Gọi 1 đến 2 nhóm kể trước lớp theo hình thức tiếp nối, mỗi HS trong nhóm kể một đoạn truyện tương ứng với 1 tranh minh hoạ.
- Tuyên dương các HS kể tốt.
* Chú ý: Khi có HS kể chưa đạt yêu cầu, GV cần cho HS khác kể lại.
3. Hoạt động 5: CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Qua phần đọc và tìm hiểu câu chuyện, em rút ra được bài học gì?
- Nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài.
- Dựa vào các tranh minh hoạ kể lại từng đoạn của câu chuyện Ai có lỗi ? bằng lời của em.
- Câu chuyện vốn được kể bằng lời của En-ri-cô
- Kể lại câu chuyện bằng lời của em.
- 1 HS đọc bài, cả lớp theo dõi. Sau đó 1 HS tập kể lại nội dung bức tranh 1.
- Mỗi HS kể một đoạn trong nhóm, các HS trong nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- Lần lượt từng nhóm kể. Sau mỗi lần có nhóm kể, các HS trong lớp nhận xét về nội dung, cách diễn đạt, cách thể hiện của các bạn trong nhóm đó.
- HS tự do phát biểu ý kiến:
+ Phải biết nhường nhịn bạn bè.
+ Phải biết tha thứ cho bạn bè.
+ Khi có lỗi cần dũng cảm nhận lỗi.
+ Không nên nghĩ xấu về bạn bè.
Rút kinh nghiệm tiết dạy : 
Tuần : 3
Thứ , ngày tháng năm 200 .
Tập đọc
QUẠT CHO BÀ NGỦ.
I. MỤC TIÊU
1. Đọc thành tiếng
Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ, phát âm đúng các từ: Chích chòe, vẫy quạt.
Biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.
Đọc trôi chảy và bước đầu biết đọc bài thơ với giọng vui vẻ, hồn nhiên, tình cảm.
2. Đọc hiểu
Hiểu từ mới (chú thích cuối bài; hiểu tình cảm yêu thương hiếu thảo của bạn nhỏ trong bài thơ đối với bà. 
3. Học thuộc lòng bài thơ
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to, nếu có thể)
Bảng phụ ghi sẵn khổ thơ cần luyện đọc và học thuộc lòng. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. KIỂM ... và suy nghĩ xem chỗ ấy có cần đặt dấu chấm câu không vì chúng ta thường ngắt giọng khi đọc hết một câu.
- Chữa bài và cho điểm HS.
3. Hoạt động 2: CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Yêu cầu những HS làm bài chưa đúng về nhà làm lại bài.
- Tổng kết giờ học, dặn dò HS chuẩn bị bài Mở rộng vốn từ: Gia đình; ôn tập câu: Ai là gì?
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu. (Mỗi HS đọc 2 đoạn). Đáp án:
+ Tuấn là người anh cả trong nhà.
+ Chúng em là HS lớp 3.
+Ai là những chủ nhân tương lai của đất nước?
+ Mái ấm gia đình là gì?
- HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi trong SGK.
- Tìm các hình ảnh so sánh trong các câu thơ câu văn.
- HS dưới lớp suy nghĩ và làm bài vào vở bài tập.
- 4 HS lên bảng làm bài. Lời giải đúng là: 
a) Mắt hiền sáng tựa vì sao.
b) Hoa xao xuyến nở như mây từng chùm.
c) Trời là cái tủ ướp lạnh / Trời là cái bếp lò nung.
d) Dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.
- 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- Hãy nêu các từ chỉ sự so sánh trong các câu trên.
- HS nối tiếp nhau nêu các từ đó.
a) tựa
b) như
c, d) là
- HS trao đổi trong nhóm tìm hình ảnh phù hợp. Đại diện nhóm lên bảng ghi vào chỗ trống.
Ví dụ: Trăng tròn như chiếc mâm vàng.
Cánh diều chao lượn như cánh chim.
- 1 HS đọc thành tiếng, HS cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- 1 HS đọc trước lớp.
- Nghe giảng và làm bài. 1 HS lên bảng làm bài. Lời giải đúng:
 Ông tôi vốn là thợ gò hàn vào loại giỏi. Có lần, chính mắt tôi đã nhìn thấy ông tán đinh đồng. Chiếc búa trong tay ông hoa lên, nhát nghiêng, nhát thẳng, nhanh đến mức tôi chỉ cảm thấy trước mặt ông phất phơ những sợi tơ mỏng. Ông là niềm tự hào của cả gia đình tôi.
- 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
Rút kinh nghiệm tiết dạy : 
Tuần : 3
Thứ , ngày tháng năm 200 .
TẬP VIẾT 
ÔN CHỮ HOA : B
I. MỤC TIÊU
Viết đúng, đẹp chữ viết hoa B, H, T. 
Viết đúng, đẹp tên riêng Bố Hạ và câu ứng dụng theo cỡ chữ nhỏ:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
Yêu cầu viết đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong từng cụm từ. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Mẫu chữ hoa B, H, T. 
Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp. 
Vở Tập viết 3, tập một.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Thu vở của một số HS để chấm bài về nhà.
- Gọi 1 HS lên bảng viết từ Aâu Lạc. 
- Chỉnh sửa lỗi cho HS và chấm điểm.
- Nhận xét các vở đã chấm.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài 
- Trong tiết tập viết hôm nay các em sẽ ôn lại cách viết chữ viết hoa B, H, T viết từ và câu ứng dụng có các chữ hoa này.
2.2. Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ viết hoa
 Mục tiêu: HS viết đúng mẫu chữ hoa B, H, T.
Cách tiến hành:
a) Quan sát và nêu quy trình viết chữ B, H, T hoa
- Yêu cầu HS đọc tên riêng và câu ứng dụng trong bài và hỏi: Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào?
- Treo bảng viết chữ cái viết hoa và gọi HS nhắc lại quy trình viết các chữ B, H, T đã học ở lớp 2.
- Viết mẫu các chữ trên cho HS quan sát, vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết.
b) Viết bảng 
- Yêu cầu HS viết các chữ hoa. GV đi chỉnh sửa lỗi cho từng HS.
2.3. Hoạt động 2: Hướng dẫn viết từ ứng dụng
Mục tiêu: HS dọc, hiểu và viết được các từ ứng dụng của bài.
Cách tiến hành:
a) Giới thiệu từ ứng dụng
- Gọi 1 HS đọc từ ứng dụng.
- Bố Hạ là một xã ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, ở đây có giống cam ngon nổi tiếng.
b) Quan sát và nhận xét
- Trong từ ứng dụng, các chữ có chiều cao như thế nào?
- Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào?
c) Viết bảng
- Yêu cầu HS viết từ ứng dụng: Bố Hạ. GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho từng HS.
2..4. Hoạt động 3: Hướng dẫn viết câu ứng dụng
Mục tiêu: HS đọc, hiểu và viết được câu ứng dụng theo YC của bài.
Cách tiến hành:
a) Giới thiệu câu ứng dụng
- Gọi HS đọc câu ứng dụng
- Giải thích: Câu tục ngữ mượn hình ảnh cây bầu và bí là những cây khác nhau nhưng leo trên cùng một giàn để khuyên chúng ta phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.
b) Quan sát và nhận xét
- Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào?
c) Viết bảng 
- Yêu cầu HS viết các từ Bầu, Tuy vào bảng con.
- GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho từng HS.
2..5. Hoạt động 4: Hướng dẫn viết vào vở tập viết.
Mục tiêu: Như mục tiêu bài học.
Cách tiến hành:
- Theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho từng HS.
- Thu và chấm 5 đến 7 bài.
3. Hoạt động 5: CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học, chữ viết của HS.
- Dặn HS về nhà hoàn thành bài viết trong vở Tập viết 3, tập một, học thuộc câu ứng dụng.
-3 HS lên bảng, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- Có các chữ hoa: B, H, T.
-3 HS trả lời, mỗi HS nêu quy trình viết của 1 chữ. Cả lớp theo dõi.
- Theo dõi, quan sát.
- 3 HS lên bảng viết , HS dưới lớp viết vào bảng con.
- 1 HS đọc: Bố Hạ.
- HS tự do phát biểu ý kiến theo hiểu biết của mình.
- Chữ B, H có chiều cao 2 li rưỡi, các chữ ô, a cao 1 li.
- Bằng một con chữ o.
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- 3 HS đọc:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
- Các chữ B, T, h, g, b, k, y cao 2 li rưỡi, chữ t cao 1 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.
- 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- HS viết.
+ 1 dòng chữ B cỡ nhỏ
+ 1 dòng chữ H, T cỡ nhỏ.
+ 2 dòng Bố Hạ cỡ nhỏ.
+ 2 dòng câu ứng dụng cỡ nhỏ.
Rút kinh nghiệm tiết dạy : 
Tuần : 3
Thứ , ngày tháng năm 200 .
Giáo án : TẬP LÀM VĂN 
KỂ VỀ GIA ĐÌNH
Điền vào giấy tờ in sẵn.
I. MỤC TIÊU
Kể được về gia đìn với một người bạn mới quen.
Viết đúng đơn xin nghỉ học, theo mẫu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Mẫu đơn xin nghỉ học (photo cho mỗi HS 1 bản hoặc viết sẵn trên bảng phụ)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Trả bài tập làmvăn tuần 2: viết đơn xin vào Đội. Nhận xét bài viết của HS, tuyên dương những HS viết đúng mẫu, biết trình bày lí do, nguyện vọng viết đơn; nhắc nhở, động viên HS chưa đạt yêu cầu viết tốt hơn.
2. DẠY - HỌC BÀI MỚI
2.1. GIỚI THIỆU BÀI THEO SÁCH GIÁO VIÊN.
2.2.Hoạt động 1: Hướng dẫn giới thiệu về gia đình
Mục tiêu: Như mục tiêu bài học.
Cách tiến hành:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài 1.
- Hướng dẫn: Khi kể về gia đình với một người bạn mới quen, chúng ta nên giới thiệu một cách khái quát nhất về gia đình. Vì là kể với bạn, nên khi kể em có thể xưng hô là tôi, tớ, mình, Ví dụ:
+ Gia đình em có mấy người, đó là những ai?
+ Công việc của mỗi người trong gia đình là gì?
+ Tính tình của mỗi người trong gia đình như thế nào?
+ Bố mẹ em thường làm việc gì?
+ Tình cảm của em đối với gia đình như thế nào?
- Chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm khoảng 4 HS và yêu cầu HS kể cho các bạn trong nhóm nghe về gia đình mình.
- Gọi 1 số HS trình bày trước lớp. Theo dõi và hướng dẫn HS kể thành câu.
2.3.Hoạt động 2: Hướng dẫn viết đơn xin nghỉ học
Mục tiêu: Như mục tiêu bài học.
Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 2.
- Treo bảng phụ viết sẵn mẫu đơn và yêu cầu HS đọc mẫu đơn.
- Hỏi: Đơn xin nghỉ hoc gồm những nội dung gì? GV nghe HS trả lời và ghi lên bảng. Nếu HS chưa nêu đủ những nội dung của đơn thì GV nêu cho đủ.
- Gọi 1 đến 2 HS làm miệng trước lớp, chú ý nội dung lí do xin nghỉ học phải đúng với sự thật.
- Nhận xét bài miệng của 2 HS, sau đó yêu cầu HS cả lớp viết đơn vào vở hoặc vào mẫu đã photo.
- Chấm điểm 1 số HS , số còn lại thu để chấm sau.
3. Hoạt động 3: CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS chú ý tham gia xây dựng bài, nhắc nhở những HS còn chưa chú ý trong giờ học.
- Dặn dò HS về nhà:
+ Viết đoạn văn khoản 4 đến 5 câu kể về gia đình em.
+ Ghi nhớ mẫu đơn xin phép nghỉ học.
+ Chuẩn bị bài sau.
- Hãy kể về gia đình em với một người bạn em mới quen.
- Nghe hướng dẫn của GV. Một số HS trả lời câu hỏi của GV. Ví dụ, HS có thể kể:
Gia đình mình có 4 người, bố, mẹ, em bé và mình. Bố mình là bộ đội nên thường xuyên vắng nhà. Mẹ mình là bác sĩ ở bệnh viện huyện. Mẹ rất hiền và yêu các con. Em bé của mình năm nay mới lên 3 tuổi. Mình rất thích những ngày bố được nghỉ, vì lúc đó cả nhà được quay quần vui vẻ bên nhau. Mình yêu gia đình của mình.
- Làm việc theo nhóm.
- Một số HS trình bày, cả lớp theo dõi để nhận xét.
- Dựa vào mẫu dưới đây, hãy viết một lá đơn xin nghỉ học.
- HS cả lớp đọc thầm.
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến, mỗi HS chỉ cần nêu một nội dung. Chú ý nêu đúng theo trình tự viết đơn.
Đơn xin nghỉ đọc có các nội dung:
+ Quốc hiệu và tiêu ngữ.
+ Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn.
+ Tên đơn: Đơn xin phép nghỉ học.
+ Tên của người nhận đơn.
+ Người viết đơn tự giới thiệu tên, lớp.
+ Nêu lí do viết đơn.
+ Nêu lí do xin phép nghỉ học.
+ Lời hứa của người viết đơn.
+ Ý kiến và chữ kí của gia đình HS.
+ Chữ kí và họ tên người viết đơn.
- 1 đến 2 HS trình bày, cả lớp theo dõi để nhận xét, rút kinh nghiệm trước khi làm bài.
- Viết đơn, sau đó 1 số HS trình bày đơn của mình trước lớp. HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
Rút kinh nghiệm tiết dạy : 
TỔ TRƯỞNG
BAN GIÁM HIỆU

Tài liệu đính kèm:

  • doc3.doc