Giáo án Tiếng việt 3 tuần 9 - Trần Thị Việt Thu - Trường Tiểu học Cổ Tiết

Giáo án Tiếng việt 3 tuần 9 - Trần Thị Việt Thu - Trường Tiểu học Cổ Tiết

TIẾNG VIỆT:

ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I ( TIẾT 1,2)

I. Mục tiêu:

1/ Kiểm tra lấy điểm tập đọc:

 Chủ yếu kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc thông các bài tập đọc đã học trong 8 tuần đầu lớp 3 (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 65 chữ / phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ).

 Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu: HS trả lời được 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài học.

2/ Ôn tập phép so sánh:

 Tìm đúng những sự vật được so sánh với nhau trong các câu đã cho.

 Chọn đúng các từ ngữ thích hợp điền vào ô trống để tạo phép so sánh.

II. Đồ dùng dạy học:

 Phiếu viết tên từng bài tập đọc (không có yêu cầu học thuộc lòng) từ tuần 1 đến tuần 8 trong sách Tiếng Việt 3, tập một (gồm cả các văn bản thông thường).

 Bảng phụ viết bài tập 2.

 Bảng lớp viết bài tập 3.

 Vở bài tập Tiếng Việt.

 

doc 9 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1355Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng việt 3 tuần 9 - Trần Thị Việt Thu - Trường Tiểu học Cổ Tiết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9
Thứ hai ngày 3 tháng 11 năm 2008
tiếng việt:
ôn tập và kiểm tra Giữa học kì I ( tiết 1,2)
I. Mục tiêu:
1/ Kiểm tra lấy điểm tập đọc:
 F Chủ yếu kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc thông các bài tập đọc đã học trong 8 tuần đầu lớp 3 (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 65 chữ / phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ).
 F Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu: HS trả lời được 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài học.
2/ Ôn tập phép so sánh:
 F Tìm đúng những sự vật được so sánh với nhau trong các câu đã cho.
 F Chọn đúng các từ ngữ thích hợp điền vào ô trống để tạo phép so sánh.
II. Đồ dùng dạy học:
 F Phiếu viết tên từng bài tập đọc (không có yêu cầu học thuộc lòng) từ tuần 1 đến tuần 8 trong sách Tiếng Việt 3, tập một (gồm cả các văn bản thông thường).
 F Bảng phụ viết bài tập 2.
 F Bảng lớp viết bài tập 3.
 F Vở bài tập Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
A/ Ôn tập :
1/ Giới thiệu bài: 
2/ Kiểm tra tập đọc: (khoảng 1/4 số HS trong lớp)
- Các tiết 1, 2, 3, 4, kiểm tra lấy điểm tập đọc. Các tiết 5, 6, 7 kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng.
* Cách kiểm tra như sau:
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc (sau khi bốc thăm, được xem lại bài khoảng 2 phút).
- HS đọc một đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- GV đặt một câu hỏi về đoạn vừa đọc, HS trả lời.
(+ GV cần căn cứ vào số HS trong lớp, phân phối thời gian hợp lí để mỗi HS đều có điểm. 
+ GV cho điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học. Với những HS đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học lần sau)
-HS bốc thăm bài đọc.
-HS chuẩn bị trong 2’.
-HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
3/ Bài tập 2: Viết tên các sự vật được so sánh với nhau trong những câu sau:
Câu có hình ảnh so sánh
Hình ảnh so sánh
Sự vật 1
Sự vật 2
a)Từ trên gác cao nhìn xuống, hồ như một chiếc gương bầu dục khổng lồ, sáng long lanh.
a) Hồ như
một chiếc gương bầu dục khổng lồ.
hồ 
chiếc gương
bầu dục
khổng lồ
b) Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền
Ngọc Sơn.
b) Cầu Thê Húc cong cong
như con tôm.
cầu Thê 
Húc
con tôm
c) Người ta thấy có con rùa lớn,đầu to như trái bưởi, nhô lên khỏi mặt nước.
c) Con rùa đầu to như trái bưởi
đầu con
rùa
trái bưởi
- 1 HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. Cả lớp theo dõi trong vở bài tập. 
- GV mở bảng phụ, 1 HS phân tích câu 1 làm mẫu.
- HS làm bài vào vở.
- 4 HS tiếp nối nhau chữa miệng, GV ghi bảng hoặc đính bìa. 
- Cả lớp và GV nhận xét, chọn lời giải đúng. 
-Cả lớp chữa bài trong vở.
4/ Bài tập 3: Điền các từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn vào mỗi chỗ trống sau để tạo thành hình ảnh so sánh.
* Đáp án:
+ Mảnh trăng non đầu tháng lơ lửng giữa trời như một cánh diều.
+ Tiếng gió rừng vi vu như tiếng sáo.
+ Sương sớm long lanh tựa những hạt ngọc.
5. Đọc thêm bài:Đơn xin vào đội, khi mẹ vắng nhà
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp theo dõi. 
- HS làm bài vào vở.
- 2 HS lên bảng thi viết vào chỗ trống. Sau đó, từng em đọc kết quả bài làm.
- 3 HS đọc lại 3 câu văn đã hoàn chỉnh. 
- HS đọc và tìm hiểu bài
6/ Bài tập 2: Đặt câu hỏi cho những bộ phận câu được in đậm dưới đây:
Trong 8 tuần vừa qua, các em đã học những mẫu câu nào? (Ai là gì?, Ai làm gì?).
* Đáp án:
a) Em là hội viên của câu lạc bộ thiếu nhi phường.
- Ai là hội viên của câu lạc bộ thiếu nhi phường?
b) Câu lạc bộ thiếu nhi là nơi chúng em vui chơi, rèn luyện và học tập.
- Câu lạc bộ thiếu nhi là gì?
- 1 HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.Cả lớp đọc thầm theo. 
- HS làm bài vào vở bài tập.
- Nhiều HS tiếp nối nhau nêu câu hỏi mình đặt được. 
-2 HS đọc lại 2 câu hỏi đúng.
7/ Bài tập 3: Kể lại nội dung chính một câu chuyện đã học trong 8 tuần đầu.
B/ Củng cố, dặn dò:
GV khen ngợi, biểu dương những HS học bài; nhắc những HS chưa kiểm tra ,kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc.
- HS nói nhanh tên các truyện đã học 
- HS chọn nội dung kể.
- HS thi kể.
- Cả lớp và GV nhận xét
Thứ ba ngày 4 tháng 11 năm 2008
tiếng việt:
ôn tập và kiểm tra Giữa học kì I ( Tiết 3)
I. Mục tiêu:
 F Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc (yêu cầu như tiết 1).
 F Luyện tập đặt câu theo đúng mẫu Ai là gì?.
 F Hoàn thành đơn xin tham gia câu lạc bộ thiếu nhi phường (xã, quận, huyện) theo mẫu. 
II. Đồ dùng dạy học:
 F Phiếu ghi tên từng bài tập đọc (8 tuần đầu).
 F 4 tờ giấy trắng khổ A4 (kèm theo băng dính) cho 4 HS làm bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
A/Ôn tập: 
1/ Giới thiệu bài: 
2/ Kiểm tra tập đọc: (khoảng 1/4 số HS trong lớp). 
- Các tiết 1, 2, 3, 4, kiểm tra lấy điểm tập đọc. Các tiết 5, 6, 7, kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng.
* Cách kiểm tra như tiết 1
-HS bốc thăm bài đọc.
-HS chuẩn bị trong 2’.
-HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
3/ Bài tập 2: Viết ba câu theo mẫu Ai là gì?
 Ví dụ: 
- Bố em là công nhân nhà máy điện. 
- Chúng em là những học trò chăm ngoan.
- Chị em là sinh viên trường Đại học Luật.
- GV phát riêng 4 tờ giấy khổ A4 cho 4 HS. 
- HS nêu yêu cầu của bài, nhắc HS không quên mẫu câu các em cần đặt: Ai là gì?. 
- HS làm bài. 
- Những HS làm bài trên giấy dán nhanh bài làm lên bảng lớp, đọc kết quả. -Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại những câu đúng.
4/ Bài tập 3: Điền vào chỗ trống để hoàn thành đơn xin tham gia sinh hoạt câu lạc bộ thiếu nhi phường(xã, quận, huyện) theo mẫu sau:
- Bài tập này giúp các em thực hành viết một lá đơn đúng thủ tục.Nội dung phần Kính gửi em chỉ cần viết tên phường (hoặc tên xã, quận, huyện). 
5/ Đọc thêm bài: Chú sẻ và bông hoa bằng lăng
- 1HS đọc yêu cầu của bài và mẫu đơn. Cả lớp đọc thầm theo. 
- HS làm bài .
- 4 HS đọc lá đơn của mình trước lớp, GV nhận xét về nội dung điền và hình thức trình bày đơn.
B/ Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại các phần trình bày của một lá đơn.
-GV yêu cầu HS ghi nhớ mẫu đơn để biết viết một lá đơn đúng thủ tục khi cần thiết. Nhắc những HS chưa kiểm tra tập đọc về nhà tiếp tục luyện đọc.
tiếng việt:
ôn tập và kiểm tra Giữa học kì I ( tiết 4)
I. Mục tiêu:
 F Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc (yêu cầu như tiết 1).
 F Ôn tập đặt câu hỏi cho các bộ phận câu Ai làm gì?.
 F Nghe - viết chính xác đoạn văn : Gió heo may 
II. Đồ dùng dạy học:
 F Phiếu ghi tên từng bài tập đọc (8 tuần đầu).
 F Bảng phụ chép sẵn 2 câu ở bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
A/Ôn tập: 
1/ Giới thiệu bài: 
2/ Kiểm tra tập đọc: (khoảng 1/4 số HS trong lớp). 
- Các tiết 1, 2, 3, 4, kiểm tra lấy điểm tập đọc. Các tiết 5, 6, 7, kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng.* Cách kiểm tra như tiết1
-HS bốc thăm bài đọc.
-HS chuẩn bị trong 2’.
-HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
3/ Bài tập 2: Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm :
- Hai câu này được cấu tạo theo mẫu câu nào? (Ai làm gì?)
- Đáp án:
a) ở câu lạc bộ, chúng em chơi cầu lông, đánh cờ, học hát và múa.
- ở câu lạc bộ, các em làm gì?
 b) Em thường đến câu lạc bộ vào các ngày nghỉ.
- Ai thường đến câu lạc bộ vào các ngày nghỉ ?
(GV lưu ý HS: khi đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm ở câu a, cần chuyển từ chúng em thành các em, các bạn).
- HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- HS làm bài vào vở bài tập.
- Nhiều HS nối tiếp nhau nêu câu hỏi mình đặt được. 
- GV nhận xét, viết nhanh lên bảng câu hỏi đúng. 
- 2 HS đọc lại hai câu hỏi đúng.
4/ Bài tập 3: Nghe - viết: Gió heo may
 Bao giờ có làn gió heo may về mới thật là có mùa thu. Cái nắng gay gắt những ngày hè đã thành thóc vàng vào bồ, vào cót, vào kho và đã ẩn vào quả na, quả mít, quả hồng, quả bưởi.....Những ngày có gió heo may dù nắng giữa trưa cũng chỉ dìu dịu, đủ cho ta mặc một chiếc áo mỏng vẫn thấy dễ chịu.
F Gió heo may: gió nhẹ, hơi lạnh và khô thường thổi vào mùa thu.
5. Đọc thêm bài: Mẹ vắng nhà ngày bão
 B/ Củng cố, dặn dò:
- 2 HS đọc lại. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS tự viết ra giấy nháp những từ ngữ các em dễ viết sai.
- GV đọc thong thả từng cụm từ, từng câu cho HS viết bài.
- GV chấm, chữa 5 đến 7 bài, nêu nhận xét.
GV yêu cầu cả lớp về nhà đọc lại những bài tập đọc có yêu cầu học thuộc lòng trong SGK TV lớp 3 tập 1. 
tiếng việt:
ôn tập và kiểm tra Giữa học kì I ( tiết 5)
I. Mục tiêu:
F Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng các bài thơ, văn có yêu cầu học thuộc lòng trong SGK Tiếng Việt lớp 3 tập một (8 tuần đầu)
- Luyện tập củng cố vốn từ: lựa chọn từ thích hợp bổ sung ý nghĩa cho các từ chỉ sự vật.
F Đặt câu theo mẫu Ai làm gì?. 
II. Đồ dùng dạy học:
 F 9 phiếu - mỗi phiếu ghi tên một bài thơ, văn và mức độ yêu cầu học thuộc lòng 
(Hai bàn tay em, Khi mẹ vắng nhà, Quạt cho bà ngủ, Mẹ vắng nhà ngày bão, Mùa thu của em, Ngày khai trường, Nhớ lại buổi đầu đi học, Bận, Tiếng ru).
 F Bảng phụ chép đoạn văn của bài tập 2.
 F 4 tờ giấy khổ A4 (kèm băng dính) cho 4 HS làm bài tập 3.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
A/ Ôn tập :
1/ Giới thiệu bài: 
2/ Kiểm tra tập đọc: (khoảng 1/3 số HS trong lớp). 
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài học thuộc lòng; xem lại trong SGK bài vừa chọn khoảng 2 phút.
GV cho điểm. Với những HS không thuộc bài, GV cho các em về nhà tiếp tục luyện đọc để kiểm tra lại vào tiết sau.
-HS bốc thăm bài đọc.
-HS chuẩn bị trong 2’.
-HS đọc bài và trả lời câu hỏi.HS đọc bài theo yêu cầu trong phiếu.
3/ Bài tập 2: Điền từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn vào chỗ trống để bổ sung ý nghĩa cho các từ ngữ in đậm.
Mỗi bông hoa cỏ may như một cái tháp xinh xắn nhiều tầng.
(Chọn từ xinh xắn, vì hoa cỏ may giản dị, không lộng lẫy.)
Trên đầu mỗi bông hoa lại đính một hạt sương.Khó có thể tưởng tượng bàn tay tinh xảo nào có thể hoàn thành hàng loạt công trình đẹp đẽ, tinh tế đến vậy.(- Chọn từ tinh xảo, vì tinh xảo là “khéo léo”, còn tinh khôn là “khôn ngoan”.
- Hoa cỏ may mảnh, xinh xắn nên là một công trình đẹp đẽ, tinh tế, không thể là một công trình đẹp đẽ, to lớn.)
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS đọc thầm đoạn văn, trao đổi theo cặp, làm bài vào vở bài tập.
- 3 HS làm bài trên bảng 
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
- 2 hoặc 3 HS đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh trên bảng lớp.
- Cả lớp chữa bài.
4/ Bài tập 3: Đặt ba câu theo mẫu: Ai làm gì?
 Ví dụ: Đàn cò đang bay lượn trên cánh đồng. / Mẹ dẫn tôi đến trường. / ....
5. Đọc thêm bài: Mùa thu của em, ngày khai trường
- HS nêu yêu cầu của bài
- HS làm bài. GV phát 4 tờ giấy khổ A4 cho 4 HS. 
B/ Củng cố, dặn dò:
- GV nhắc những HS chưa có điểm học thuộc lòng về nhà tiếp tục luyện đọc.
Thứ năm ngày 6 tháng 11 năm 2008
tiếng việt:
ôn tập và kiểm tra Giữa học kì I ( tiết 6)
I. Mục tiêu:
 F Tiếp tục kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng.
 F Luyện tập củng cố vốn từ: lựa chọn từ thích hợp bổ sung ý nghĩa cho các từ chỉ sự vật.
 F Ôn luyện về dấu phẩy (ngăn cách các bộ phận trạng ngữ trong câu, các thành phần đồng chức - điều này GV không cần nói với HS). 
II. Đồ dùng dạy học:
 F 9 phiếu - mỗi phiếu ghi tên một bài thơ, văn và mức độ yêu cầu học thuộc lòng .
 F Hai tờ phiếu khổ to viết nội dung bài tập 1.
 F Mấy bông hoa thật (hoặc tranh ảnh): hoa huệ trắng, hoa cúc vàng, hoa hồng đỏ, vi-ô-lét tím nhạt (giúp HS làm tốt bài tập 2).
 F Bảng phụ viết 3 câu văn ở bài tập 3 (theo hàng ngang).
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
A/ ôn tập:
1/ Giới thiệu bài: 
2/ Kiểm tra tập đọc: (khoảng 1/3 số HS trong lớp). 
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài học thuộc lòng; sau khi bốc thăm, xem lại trong SGK bài vừa chọn khoảng 2 phút.
- HS đọc thuộc lòng cả bài hoặc khổ thơ, đoạn văn theo phiếu chỉ định. GV cho điểm. Với những HS không thuộc bài, GV cho các em về nhà tiếp tục luyện đọc để kiểm tra lại vào tiết sau.
-HS bốc thăm bài đọc.
-HS chuẩn bị trong 2’.
-HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
3/ Bài tập 2: Điền từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn vào mỗi chỗ trống để bổ sung ý nghĩa cho các từ ngữ in đậm:
Xuân về, cây cỏ trải một màu xanh non. Trăm hoa đua nhau khoe sắc. Nào chị hoa huệ trắng tinh, chị hoa cúc vàng tươi, chị hoa hồng đỏ thắm, bên cạnh cô em vi-ô-lét tím nhạt, mảnh mai.
 Tất cả tạo nên một vườn xuân rực rỡ.
 4/ Bài tập 3: Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong những câu sau:
a) Hằng năm, cứ vào đầu tháng 9, các trường lại khai giảng năm học mới.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài 
- Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn. Các em làm bài , viết từ cần điền vào vở bài tập.
- 2 HS lên bảng thi làm bài trên phiếu. Sau đó đọc kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, chấm điểm.
- 2 hoặc 3 HS đọc lại đoạn văn đã điền hoàn chỉnh từ.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài 3. Cả lớp theo dõi trong SGK.
+ Sau ba tháng hè tạm xa trường, chúng em lại náo nức tới trường gặp thầy, gặp bạn.
5/ Đọc thêm bài: Lừa và ngựa, những chiếc chuông reo
 B/ Củng cố , dặn dò:
- HS về nhà làm thử bài luyện tập ở tiết 9 
- HS làm bài vào vở bài tập.
- 3 HS làm bài trên bảng.
- Cả lớp nhận xét, chữa bài cho bạn (nếu sai), chốt lại lời giải đúng.
Tiếng viêt:
Kiểm tra ( Đọc - hiểu, luyện từ và câu)
I.Mục đích yêu cầu:
Giúp GV kiểm tra kiến thức của học sinh về đọc hiểu và luyện từ và câu từ 
tuần 1 đến tuần 9
Làm bài dưới dạng trắc nghiệm lựa chọn
II. Đồ dùng dạy học:
Giấy kiểm tra
Đề kiểm tra
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.KTBC:
B. Bài mới:
GV chép đề lên bảng
I. Đọc thầm bài: Ngày khai trường sáchTVL3T1- T49
II. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào trước câu trả lời đúng:
Ngày khai trường diễn ra vào ngày nào?
Mùa đông
Mùa xuân
Mùa thu
Tiếng trống trường trong bài như thế nào?
Tiếng trống âm vang
Tiếng trống trường gióng giả
Tiếng trống ồn ã
3. Tiếng trống khai trường muốn nói với em điêù gì?
Năm học mới đến rồi
Sắp đến năm học mới
Kết thúc năm học
Bài đọc trên có mấy hình ảnh?
a. 1 hình ảnh
 b. 2 hình ảnh
c. 3 hình ảnh
Viết rõ đó là hình ảnh nào?
Trong câu thơ: Thấy bạn nào cũng lớn em tìm từ trái nghĩa với từ lớn bằng từ nào?
a. To b. Bé c. Hơi bé
C. Hoạt động nối tiếp:
VN ôn bài
CB bài kiểm tra giờ sau
- HS đọc thầm bài
HS nhìn đề bài trên bảng suy nghĩ làm bài vào giấy
Thứ sáu ngày 7 tháng 11 năm 2008
Tiếng việt:
Kiểm tra ( Chính tả- tập làm văn)
I. Mục đích yêu cầu:
Giúp GV kiểm tra học sinh việc nắm kiến đã học về viết, làm văn.
Luyện viết đẹp, đúng.
II. Đồ dùng dạy học:
Giấy kiểm tra
Đề kiểm tra
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. KTBC:
B. Bài mới:
GV chép đề bài lên bảng
a. Chính tả: Nghe viết: Khi mẹ vắng nhà
Viết từ: “ Sớm mẹ về..... hết ”
b. Tập làm văn:
Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn 
( từ 5- 7 câu) kể về tình cảm của bố mẹ hoặc người thân của em đối với em.
C. Hoạt động nối tiếp:
Vn học bài
CB bài sau
HS chép bài chính tả
HS làm bài văn

Tài liệu đính kèm:

  • docT9_tiengviet.doc