Giáo án Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 33 - Năm học 2006-2007 - Trần Thị Thanh Hà

Giáo án Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 33 - Năm học 2006-2007 - Trần Thị Thanh Hà

I. Mục tiêu:

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần dễ lẫn: nắng hạn, nứt nẻ, náo động, hỗn loạn, nghiến răng

- Biết ngắt nghỉ đúng nhịp; Biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung mỗi đoạn. Biết đọc phân biệt lời dẫn truyện với lời các nhân vật.

2. Rèn kĩ năng đọc hiểu

- Hiểu các từ ngữ mới: thiên đình, náo động, lưỡi tầm sét, địch thủ, túng thế, trần gian.

- Hiểu nội dung truyện: Do có quyết tâm và biết phối hợp cùng nhau đấu tranh cho lẽ phải nên Cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của Trời, buộc Trời phải làm mưa cho hạ giới.

3. Kể chuyện:

- Rèn kỹ năng nói: Nhớ lại và kể đúng, đủ nội dung câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.

- Rèn kĩ năng nghe: HS nghe bạn kể rồi nhận xét, bổ sung nội dung.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ (nếu có)

- Phấn màu

 

doc 15 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1015Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng việt Lớp 3 - Tuần 33 - Năm học 2006-2007 - Trần Thị Thanh Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THDL Lý Thái Tổ
Lớp: 3A2
GV: Trần Thị Thanh Hà
 Thứ hai ngày 30 tháng 4 năm 2007
Kế hoạch dạy học môn Tiếng việt
Phân môn: Tập đọc - Kể chuyện
Tiết 97, 98: Cóc kiện Trời
I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần dễ lẫn: nắng hạn, nứt nẻ, náo động, hỗn loạn, nghiến răng
Biết ngắt nghỉ đúng nhịp; Biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung mỗi đoạn. Biết đọc phân biệt lời dẫn truyện với lời các nhân vật.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu
Hiểu các từ ngữ mới: thiên đình, náo động, lưỡi tầm sét, địch thủ, túng thế, trần gian.
Hiểu nội dung truyện: Do có quyết tâm và biết phối hợp cùng nhau đấu tranh cho lẽ phải nên Cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của Trời, buộc Trời phải làm mưa cho hạ giới.
3. Kể chuyện:
Rèn kỹ năng nói: Nhớ lại và kể đúng, đủ nội dung câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ. 
Rèn kĩ năng nghe: HS nghe bạn kể rồi nhận xét, bổ sung nội dung.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ (nếu có)
Phấn màu
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung 
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
1’
5’
A. Ôn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ
Đọc bài: Cuốn sổ tay.
Trả lời câu hỏi cuối bài
* Kiểm tra, đánh giá
- 2 HS đọc và TLCH
- HS nhận xét
- GV nhận xét
1’
15’
C. Bài mới
tập đọc
1. Giới thiệu bài
- Chủ điểm Bầu trời và mặt đất: cung cấp những hiểu biết về các hiện tượng thiên nhiên, vũ trụ và quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên xung quanh. Truyện Cóc kiện trời nêu cách giải thích của nhân dân ta về hiện tượng cóc báo trời mưa, qua đó nói lên mơ ước của họ: lẽ phải bao giờ cũng thắng.
2. Luyện đọc 
ã Đọc mẫu : Giọng diễn cảm
* Trực tiếp:
- HS quan sát tranh
- GV gthiệu, ghi tên bài
* Luyện đọc, vấn đáp, trực quan
- GV đọc mẫu toàn bài 
- HS theo dõi SGK, đọc thầm, gạch ngắt hơi, nhấn giọng
2.1 Đọc từng câu
2.2 Luyện đọc:
ã Đọc đoạn
ã Các từ dễ đọc sai: nắng hạn, nứt nẻ, náo động, hỗn loạn, nghiến răng
ã Từ cần chú giải: thiên đình, náo động, lưỡi tầm sét, địch thủ, túng thế, trần gian.
- Tập đặt câu với từ: địch thủ, túng thế
ã Đọc trong nhóm
ã Đọc trước lớp
ã Đọc đồng thanh
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu – GV sửa lỗi phát âm sai
ã GV hướng dẫn HS đọc từng đoạn theo trình tự:
- HS đọc nối tiếp
- 2 HS đọc đoạn
- H nx, nêu giọng đọc
- GV nx, sửa 
- 2 HS đọc lại
- Cả lớp đọc
- HS nêu nghĩa các từ cần chú giải, đặt câu
- GV nxét, khái quát
- HS đọc theo nhóm 3
- 3 nhóm đọc
- cả lớp đọc đoạn 1, 2
20’
3. Tìm hiểu bài
a) Vì sao Cóc phải kiện lên Trời?
Vì Trời lâu ngày không mưa, hạ giới bị hạn lớn, muôn loài đều khổ sở.
b) Cóc sắp xếp đội ngũ như thế nào trước khi đánh trống? (Bố trí lực lượng ở những chỗ bngờ, phát huy được sức mạnh của mỗi con vật: Cua trong chum nước, Ong đợi sau cánh cửa, Cáo, Gấu và Cọp nấp sau hai bên cửa).
c) Kể lại cuộc chiến đấu giữa hai bên?
Cóc một mình bước tới, lấy dùi gõ ba hồi trống. Trời nổi giận sai Gà ra trị tội. Gà vừa bay đến, Cóc ra hiệu cho Cáo nhảy xổ tới cắn cổ Gà tha đi. Trời sai Chó ra bắt Cáo. Chó vừa ra đến cửa, Gấu đã quật Chó chết tươi.
d) Sau cuộc chiến, thái độ của Trời thay đổi như thế nào? (Trời mời Cóc vào thương lượng, nói rất dịu giọng lại còn hẹn với Cóc lần sau muốn mưa chỉ cần nghiến răng báo hiệu- vì không muốn Cóc lại làm náo động thiên đình).
e) Theo em, Cóc có những điểm gì đáng khen?
 (Có gan lớn dám đi kiện Trời, mưu trí khi bố trí lực lượng chiến đấu, cứng cỏi khi nói chuyện với Trời). 
* Vấn đáp
- HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi a
- HS khác nxét, bổ sung
- GV nhận xét, chốt.
- 1 HS đọc thành tiếng đoạn 2, cả lớp đọc thầm theo, trả lời câu hỏi b, c
- HS khác bổ sung.
- GV nhận xét
- Cả lớp đọc thầm đoạn 3, trả lời câu hỏi d, e. 
- HS khác nxét, bổ sung
- GV nhận xét, chốt.
10’
4. Luyện đọc lại :
ã Luyện đọc phân vai
ã Luyện đọc toàn bài 
* Luyện đọc
- GV nêu ycầu, đọc mẫu
- HS thi đọc 
- GV và HS khác nxét
20’
Kể chuyện
Yêu cầu: Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, kể lại được một đoạn của câu chuyện bằng lời của một nhân vật trong truyện.
- HS chọn vai để kể chuyện. Lưu ý: Không chọn vai các nhân vật đã chết như Gà, Chó, Thần Sét.
+ Tranh 1: Cóc rủ các bạn đi kiện Trời.
+ Tranh 2: Cóc đánh trống kiện Trời.
+ Tranh 3: Trời thua, phải thương lượng với Cóc.
+ Tranh 4: Trời làm mưa.
- Chú ý: chỉ có thể kể toàn bộ câu chuyện bằng lời nhân vật Cóc.
ã Kể mẫu
ã Kể trong nhóm. 
ã Thi kể
* Kể chuyện, luyện tập
- 1 HS đọc yêu cầu và đoạn mẫu
- GV nêu câu hỏi
 - HS trả lời
- HS khác nxét, bổ sung
- GV nhận xét, chốt
- HS khá kể mẫu 1 đoạn , GV gợi ý 
- HS khác nxét, bổ sung
- GV nhận xét
- HS kể từng đoạn trong nhóm 3
- HS thi kể toàn bộ câu chuyện
- GV và HS nhận xét, bình chọn người kể hay
3’
D. Củng cố - dặn dò
- Nêu nội dung bài học
- Dặn dò : tập kể lại câu chuyện
- Sắm vai diễn lại câu chuyện
* Vấn đáp
- H nêu ý nghĩa, sắm vai 
- GV nhận xét, tiết học, dặn dò
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Trường THDL Lý Thái Tổ
Lớp: 3A2
GV: Trần Thị Thanh Hà
 Thứ ba ngày 1 tháng 5năm 2007
Kế hoạch dạy học môn Tiếng việt
Phân môn: Tập đọc - Kể chuyện
Tiết 99: Mặt trời xanh của tôi
I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng
Đọc đúng các tiếng, từ dễ phát âm sai: lắng nghe, lên rừng, lá che, lá xoè, lá ngời ngời
Ngắt nhịp đúng giữa các dòng thơ, khổ thơ, biết đọc bài thơ với giọng tha thiết, cảm mến.
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu: 
Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài thơ: Qua hình ảnh “Mặt trời xanh” và những dòng thơ tả vẻ đẹp đa dạng của rừng cọ, ta thấy được tình yêu quê hương của tác giả.
3. Học thuộc lòng bài thơ.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài học, ...
Bảng phụ viết khổ thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc và HTL
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
1’
5’
A. Ôn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ
- Kể câu chuyện : Cóc kiện trời và TLCH:
- Câu chuyện em muốn nói điều gì?
* Kiểm tra, đánh giá
- 2 HS kể chuyện 
- HS khác nhận xét
- GV đánh giá
1’
C. Bài mới
1. Giới thiệu bài :
Như mục I
* Trực tiếp
- GV gthiệu, ghi tên bài
15’
2. Luyện đọc
2.1 Đọc mẫu: 
- Giọng đọc tha thiết, trìu mến.
2.2 Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
ã Đọc từng 2 dòng thơ
- Từ khó: lắng nghe, lên rừng, lá che, lá xoè, lá ngời ngời 
ã Đọc từng khổ thơ
ã Đọc từng khổ thơ theo nhóm 
ã Đọc cả bài
* Luyện đọc
- GV đọc mẫu 
- HS theo dõi SGK
- HS nối tiếp nhau đọc 2 dòng thơ một – GV sửa lỗi phát âm
- 4 HS đọc nối tiếp các khổ thơ
 - HS đọc, nêu cách ngắt hơi, nhấn giọng
- GV nhận xét, chốt
- HS đọc lại
- HS đọc nhóm 4
- 4 nhóm đọc to
- Cả lớp đồng thanh
10’
3. Tìm hiểu bài
- Tiếng mưa trong rừng cọ được ss với những âm thanh nào?
Với tiếng thác đổ về, tiếng gió thổi ào ào.
- Về mùa hè, rừng cọ có gì thú vị?
 Nằm dưới rừng cọ nhìn lên, nhà thơ thấy trời xanh qua kẽ lá.
- Vì sao tác giả thấy lá cọ giống mặt trời?
Vì lá cọ hình quạt, có gân lá xoè ra như các tia nắng nên tác giả thấy nó giống như mặt trời.
- Cách gọi lá cọ là  Mặt trời xanh  con có thích khg? Vì sao?
Cách gọi ấy rất đúng vì mặt trời này không đỏ mà lại xanh ; mặt trời xanh thì hiền dịu và trông mát mắt; 
* Vấn đáp
- HS đọc bài thơ, trả lời các câu hỏi
- HS nxét, bổ sung
- GV nhận xét, khái quát 
7’
4. Học thuộc lòng
ã Học thuộc từng khổ thơ
ã Học thuộc lòng bài thơ
* Học thuộc lòng
- GV treo bảng phụ 
- HS đọc thuộc lòng
- GV xoá dần các chữ rồi xoá cả bài
- HS đọc cả bài
- Cả lớp đồng thanh
1’
D. Củng cố - dặn dò:
- Dặn dò: Đọc cho mọi người và học thuộc lòng, 
- GV nhận xét tiết học, dặn dò
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Trường THDL Lý Thái Tổ
Lớp: 3A2
GV: Trần Thị Thanh Hà
 Thứ ba ngày 1 tháng 5 năm 2007
Kế hoạch dạy học môn Tiếng việt
Phân môn: Chính tả
Tiết 65: Cóc kiện Trời
I. Mục tiêu:
Nghe - viết chính xác, trình bày đúng đoạn tóm tắt truyện Cóc kiện Trời.
Viết đúng tên 5 nước láng giềng Đông Nam á.
Làm bài tập phân biệt s/ x; o/ ô
II. Đồ dùng dạy học:
Phấn màu
Bảng lớp viết sẵn nội dung BT
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
1’
3’
A. Ôn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ
- Viết các từ: lâu năm, nứt nẻ, náo động.
* Kiểm tra, đánh giá
- HS viết ra bảng con
- GV nhận xét, đánh giá
1’
C. Bài mới
1. Giới thiệu bài: như mục I 
* Trực tiếp
- GV nêu mục đích, yêu cầu, ghi tên bài
- HS mở SGK, ghi vở
5’
15’
2’
2. Hướng dẫn HS viết
2.1 Hướng dẫn chuẩn bị
ã Đọc đoạn viết
- Những từ nào trong bài được viết hoa? Vì sao?
Các chữ đứng đầu câu, đầu đoạn và các tên riêng: Cóc, Trời, Cua, Gấu, Cọp, Ong, Cáo. 
ã Viết từ ngữ dễ viết sai chính tả: quyết, trần gian
2.2 HS viết bài vào vở
2.3 Chấm, chữa bài
* Vấn đáp
- H đọc to, lớp đọc thầm
- HS trả lời câu hỏi
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét
- GV đọc từ dễ lẫn, HS viết vào bảng con
- 1 HS đọc lại
- GV đọc - HS viết 
- GV quan sát, nhắc nhở tư thế viết
- GV đọc, HS soát lỗi
- GV chấm, nhận xét một số bài
5’
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài 2: Đọc và viết đúng tên một số nước Đông Nam á: Bru- nây, Cam- pu- chia, Đông Ti- mo, In- đô- nê- xi- a, Lào.
Bài 3: Điền vào chỗ trống:
a) s hay x?
cây sào, xào nấu, lịch sử, đối xử
b) o hay ô?
chín mọng, mơ mộng, hoạt động, ứ đọng.
* Luyện tập - thực hành
- 1 HS đọc yêu cầu 
- Gv đọc, 2 Hs lên bảng viết, lớp viết vở
- HS khác nhận xét
- GV nxét, chấm điểm 
- 1 HS đọc yêu cầu 
- Cả lớp làm bài vào SGK
- 1 HS chữa miệng
- HS khác nhận xét
- GV nxét, chấm điểm 
- HS đọc lại các từ
1’
D. Củng cố - dặn dò
- Dặn dò
+ Học thuộc đoạn thơ ở BT2a
+ Chú ý rèn chữ, viết đúng chính tả
- GV nhận xét tiết học, dặn dò
- HS thu vở
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Trường THDL Lý Thái Tổ
Lớp: 3A2
GV: Trần Thị Thanh Hà
 Thứ năm ngày 3 tháng 5 năm 2007
Kế hoạch dạy học môn Tiếng việt
Phân môn: Chính tả
Tiết 66: Quà của đồng nội
I. Mục tiêu:
Nghe - viết đúng chính tả một đoạn trong bài “Quà của đồng nội”.
Làm đúng các bài tập phân biệt s/ x hoặc o/ ô
II. Đồ dùng dạy học:
Phấn màu
Bảng lớp viết sẵn BT2
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
1’
3’
A. Ôn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ
- Viết tên 5 nước Đông Nam á
* Kiểm tra, đánh giá
- HS viết ra bảng con
- GV nhận xét, đánh giá
1’
C. Bài mới
1. Giới thiệu bài: như mục I 
* Trực tiếp
- GV nêu mục đích, yêu cầu, ghi tên bài
- HS mở SGK, ghi vở
3’
15’
2’
2. Hướng dẫn HS viết
2.1 Hướng dẫn chuẩn bị
ã Đọc đoạn viết
ã Viết từ khó: lúa non, phảng phất, 
2.2 HS viết bài vào vở
2.3 Chấm, chữa bài
* Vấn đáp
- GV đọc đoạn viết
- GV đọc
- HS viết vào nháp
- 1 HS đọc lại
- GV đọc, HS viết 
- GV quan sát, nhắc nhở tư thế viết
- GV đọc lại
- HS soát lỗi
- GV chấm, nhận xét một số bài
5’
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài 2: a) Điền vào chỗ trống s hay x? Giải câu đố: 
Nhà xanh lại đóng đố xanh
Tra đỗ, trồng hành, thả lợn vào trong.
(Là bánh chưng)
Bài 2: Tìm từ
a) Chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x có nghĩa như sau:
- Các thiên thể ban đêm lấp lánh trên bầu trời: sao.
- Trái nghĩa với Gần: xa
- Cây mọc ở nước, lá to, tròn, hoa màu hồng hoặc trắng, nhị vàng, hương thơm nhẹ, ăn được : sen
*Luyện tập - thực hành
- 1 HS đọc yêu cầu 
- Lớp làm bài vào SGK
- 1H chữa miệng, giải đố
- HS khác nhận xét
- GV nxét, chấm điểm 
- HS đọc lại câu đố
- 1 HS đọc yêu cầu 
- Cả lớp làm bài vào SGK
- 1 HS chữa miệng, 
- HS khác nxét, bổ sung
- GV nhận xét, khái quát
1’
D. Củng cố - dặn dò
- Dặn dò
+ Học thuộc đoạn thơ ở BT2a
+ Chú ý rèn chữ, viết đúng chính tả
- GV nhận xét tiết học, dặn dò
- HS thu vở
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Trường THDL Lý Thái Tổ
Lớp: 3A2
GV: Trần Thị Thanh Hà
 Thứ sáu ngày 4 tháng 5 năm 2007
Kế hoạch dạy học môn Tiếng việt
Phân môn: Tập viết
Tiết 33: Y - Phú Yên
I. Mục tiêu:
Củng cố cách viết chữ hoaY thông qua bài tập ứng dụng
Viết tên riêng Phú Yên bằng chữ cỡ nhỏ
Viết câu ứng dụng: Yêu trẻ, trẻ hay đến nhà
 Kính già, già để tuổi cho.
bằng chữ cỡ nhỏ 
- Yêu cầu viết đều nét, đúng độ cao, đúng khoảng cách giữa các chữ.
II. Đồ dùng dạy học:
Mẫu chữ Y hoa
Các chữ Phú Yên và câu ca dao viết trên dòng kẻ ô li.
Vở TV, bảng con, phấn
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
1’ 
5’
A. Ôn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ
- Nhận xét bài viết trước :
+ Đồng Xuân 
+ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người.
- Viết: Đồng Xuân 
* Kiểm tra, đánh giá
- GV nhận xét bài viết
- HS nhắc lại từ và câu ứng dụng
- HS viết vào bảng con
- HS nhận xét
- GV đánh giá
 1’
C. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- Ôn tập cách viết chữ hoa Y 
* Trực tiếp
- GV gthiệu, ghi tên bài
10’
2. Hướng dẫn viết trên bảng con 
2.1 Luyện viết chữ hoa
- Tìm các chữ hoa có trong bài : P, Y, K
ã Luyện viết chữ Y
* Trực quan, luyện tập
- HS tìm các chữ viết hoa trong bài 
- HS nêu cách viết - GV viết mẫu
- HS viết trên bảng con – GV giúp đỡ
- HS nhận xét bài bạn
- GV nhận xét
2.2 Luyện viết từ ứng dụng: Phú Yên
- GV giới thiệu: Phú Yên là tên gọi một tỉnh ở miền Trung của nước ta.
 ã Luyện viết 
- HS đọc từ ứng dụng
- GV giới thiệu
- HS viết trên bảng con - GV giúp đỡ
- HS nhận xét bài bạn
- GV nhận xét
2.3 Luyện viết câu ứng dụng
Yêu trẻ, trẻ hay đến nhà
Kính già, già để tuổi cho.
ã Tìm hiểu nội dung câu ứng dụng: Câu tục ngữ khuyên người ta phải biết yêu trẻ em, kính trọng người già và nói rộng ra là sống tốt với mọi người. Yêu trẻ thì sẽ được trẻ yêu. Trọng người già thì sẽ được sống lâu như người già. Sống tốt với mọi người thì sẽ được đền đáp.
ã Nhận xét cách viết câu ứng dụng về chữ viết hoa, độ cao các chữ cái, khoảng cách giữa các chữ cái, dấu thanh, nét nối.
ã Luyện viết các chữ: Yêu, Kính
ã Luyện viết các chữ: K, Y
- HS đọc câu ứng dụng
- HS giải thích ý nghĩa của câu ứng dụng
- HS khác bổ sung
- GV nhận xét, chốt
- HS viết trên bảng con – GV giúp đỡ
- HS nhận xét bài bạn
- GV nhận xét
- HS nêu các chữ viết hoa trong câu ca dao.
- HS viết vào bảng con
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét
 17’
3. Hướng dẫn viết vào vở tập viết
+ Viết chữ Y: 1 dòng
+ Viết chữ P, K: 1 dòng
+ Viết tên riêng Phú Yên : 2 dòng
+ Viết câu ứng dụng: 2 lần
* Luyện tập
- HS nêu yêu cầu viết trong vở BT
- HS viết
- GV quan sát, uốn nắn
 2’
4. Chấm, chữa bài :
- GV chấm 1 số bài, nhận xét, giới thiệu
2’
D. Củng cố - dặn dò:
- Quan sát bài viết đẹp
- GV nhận xét giờ học, dặn dò
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Trường THDL Lý Thái Tổ
Lớp: 3A2
GV: Trần Thị Thanh Hà
 Thứ sáu ngày 4 tháng 5 năm 2007
Kế hoạch dạy học môn Tiếng việt
Phân môn: Tập làm văn
Tiết 33: Ghi chép sổ tay
I. Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng đọc hiểu: Đọc bài báo A lô, Đô- rê- mon Thần thông đây!; hiểu nội dung, nắm được ý chính trong các câu trả lời của Đô- rê- mon (về sách đỏ,các loài động, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng).
- Rèn kĩ năng viết: Biết ghi vào sổ tay những ý chính trong các câu trả lời của Đô- rê- mon.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh, ảnh một số loài động vật quý hiếm được nêu trong bài; một vài cuốn truyện tranh Đô- rê- mon; vài tờ báo Nhi đồng có mục A lô, Đô- rê- mon Thần thông đây!
Mỗi HS có một cuốn sổ tay nhỏ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
1’ 
5’
A. Ôn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ
- Nói, viết về bảo vệ môi trường
* Kiểm tra, đánh giá
- 2 H đọc bài làm 
- HS khác nhận xét
- GV nxét, chấm điểm
1’
C. Bài mới 
1. Giới thiệu bài
như mục I
* Trực tiếp
- GV gthiệu, ghi tên bài
- HS ghi vở
15’
2. Hướng dẫn HS trao đổi theo đề tài môi trường
Bài 1: Đọc và tìm hiểu bài báo: A lô, Đô- rê- mon Thần thông đây!
Bài 2: Ghi vào sổ tay của em những ý chính trong các câu trả lời của Đô- rê- mon.
a) VD: Sách đỏ: loại sách nêu tên các loài động, thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo vệ.
b) Các loài động, thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng:
* VD1: Những loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam: sói đỏ, gấu chó, gấu ngựa, hổ, báo hoa mai, tê giác Các loài thực vật quý hiếm ở Việt Nam: trầm hương, trắc, kơ- nia, sâm ngọc linh, tam thất
Các loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở trên thế giới: chim kền kền ở Mĩ còn 70 con, cá heo xanh ở Nam Cực còn 500 con, gấu trúc ở Trung Quốc còn khoảng 700 con
*VD2: Các loài trong sách đỏ
- ở Việt Nam:
+ Động vật: sói đỏ, gấu chó, gấu ngựa, hổ, báo hoa mai, tê giác
+Thực vật: trầm hương, trắc, kơ- nia, sâm ngọc linh, tam thất
- Trên thế giới: chim kền kền ở Mĩ còn 70 con, cá heo xanh ở Nam Cực còn 500 con, gấu trúc ở Trung Quốc còn khoảng 700 con
* VD 3:
Khu vực
Động vật
Thực vật
Việt Nam
Sói đỏ, gấu chó, gấu ngựa, hổ, báo hoa mai, tê giác
Trầm hương, trắc, kơ- nia, sâm ngọc linh, tam thất
Thế giới
Chim kền kền ở Mĩ (70 con), cá heo xanh ở Nam Cực (500 con), gấu trúc ở Trung Quốc (700 con)
* Thực hành, luyện tập.
- 1 HS đọc bài báo.
- 2 HS đọc phân vai.
- GV và HS giới thiệu tranh ảnh về các loại động, thực vật quý hiếm có trong bài báo (nếu có).
* Thảo luận nhóm
- HS đọc yêu cầu của bài tập, đọc thành tiếng đoạn hỏi- đáp ở câu a bài 1. 
- HS chữa miệng.
- GV phát bảng phụ cho vài HS làm bài rồi đính lên bảng lớp, cả lớp trao đổi theo cặp, làm bài vào vở nháp và nhận xét các bảng phụ. GV khuyến khích HS tóm tắt theo nhiều cách, có thể kẻ bảng cho dễ ghi chép.
- 5 HS đọc kết quả ghi chép làm trước lớp.
- GV chấm một số bài viết và nhận xét về nội dung, hình thức trình bày.
2’
D. Củng cố - dặn dò
- Hoàn thành bài, chuẩn bị bài sau
- GV nhận xét tiết học, dặn dò
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Trường THDL Lý Thái Tổ
Lớp: 3A2
GV: Trần Thị Thanh Hà
 Thứ tư ngày 2 tháng 5 năm 2007
Kế hoạch dạy học môn Tiếng việt
Phân môn: Luyện từ và câu
Tiết 33: Nhân hoá
I. Mục tiêu: Giúp HS: Ôn luyện về nhân hoá
+ Nhận biết về hiện tượng nhân hoá trong các đoạn thơ, đoạn văn; những cách nhân hoá được tác giả sử dụng.
+ Bước đầu nói được cảm nhận về những hình ảnh nhân hoá đẹp.
+ Viết được một đoạn văn ngắn có hình ảnh nhân hoá. 
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng lớp viết sẵn nội dung BT1, BT2
Phấn màu 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
1’
3’
A. Ôn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ
- Đặt câu có sử dụng dấu hai chấm, giải thích cách dùng
* Kiểm tra, đánh giá
- GV nêu yêu cầu
- HS thực hiện
- HS khác nhận xét
- GV nxét, chấm điểm
1’
30’
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
như mục I
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: Đọc và trả lời câu hỏi:
a) Đồng làng vương chút heo may
Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim
Hạt mưa mải miết trốn tìm
Cây đào trước cửa lim dim mắt cười.
b) Cơn dông như được báo trước rào rào kéo đến. Ngàn vạn lá gạo múa lên, reo lên. Chúng chào anh em của chúng lên đường: từng loạt, từng loạt một, những bông gạo bay tung vào trong gió, trắng xoá như tuyết mịn, tới tấp toả đi khắp hướng. Cây gạo rất thảo, rất hiền, cứ đứng đó mà hát lên trong gió, góp với bốn phương kết quả dòng nhựa của mình.
- Những sự vật nào được nhân hoá?
- Tác giả đã nhân hoá các sự vật ấy bằng những cách nào?
- Em thích hình ảnh nào? Vì sao?
Lời giải a:
Sự vật được nhân hoá
Nhân hoá bằng các từ ngữ chỉ người, bộ phận của người
Nhân hoá bằng các từ ngữ chỉ hđộng, đđiểm của người
Mầm cây
tỉnh giấc
Hạt mưa
mải miết, trốn tìm
Cây đào
mắt
lim dim, cười 
 Lời giải b:
Sự vật được nhân hoá
Nhân hoá bằng các từ ngữ chỉ người, bộ phận của người
Nhân hoá bằng các từ ngữ chỉ hđộng, đđiểm của người
Cơn dông
kéo đến
lá cây gạo
múa, reo, chào
Cây gạo
mắt
thảo, hiền, đứng, hát
* Trực tiếp
- GV gthiệu, ghi tên bài
- HS ghi vở
*Luyện tập - thực hành
- 2 HS đọc yêu cầu 
- HS thảo luận nhóm đôi, làm bài vào vở
- 2 HS chữa miệng
- HS khác nxét, bổ sung
- GV nhận xét, chốt
Bài 2: Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 4 đến 5 câu) trong đó có sử dụng phép nhân hoá để tả bầu trời buổi sớm hoặc tả một vườn cây.
* Lưu ý:
 - Có thể tả một vườn cây trong công viên, ở một làng quê, trên sân thượng nhà mình hoặc nhà hàng xóm trongđó phải có các câu văn sử dụng phép nhân hoá.
- 1 HS đọc yêu cầu 
- HS làm bài vào vở
- 3 HS đọc bài 
- HS khác nhận xét, bổ sung, phát hiện câu có sử dụng biện pháp nhân hoá
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét
1’
D. Củng cố - dặn dò:
- Luyện đặt câu có hình ảnh nhân hoá
- GV nhận xét tiết học, dặn dò
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docTViet tuan 33.doc