Giáo án Tin học 3 - Bùi Văn Luyện - Trường tiểu học Bình Dương II

Giáo án Tin học 3 - Bùi Văn Luyện - Trường tiểu học Bình Dương II

Bài giảng:

Bài 1: NGƯỜI BẠN MỚI CỦA EM

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

* Kiến thức:

- Giới thiệu máy tính cho học sinh, giúp học sinh hiểu tác dụng của máy tính.

- Hướng dẫn học sinh làm việc với máy tính (cách bật máy và tắt máy tính).

- Hướng dẫn học sinh ngồi làm việc với máy tính đúng tư thế, ánh sáng phù hợp.

* Kỹ năng:

- Học sinh hiểu và phân biệt được các bộ phận của máy tính, phân biệt được máy tính để bàn và máy tính xách tay.

- Học sinh thực hành thành thạo cách tắt máy, mở máy.

 

doc 88 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1340Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học 3 - Bùi Văn Luyện - Trường tiểu học Bình Dương II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chương I: Làm quen với máy tính
Tuần: 
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
Lớp:
3A
3B
3C
3D
Bài giảng: 	
Bài 1: 	Người bạn mới của em
I/ Mục tiêu bài học:
* Kiến thức:
- Giới thiệu máy tính cho học sinh, giúp học sinh hiểu tác dụng của máy tính.
- Hướng dẫn học sinh làm việc với máy tính (cách bật máy và tắt máy tính).
- Hướng dẫn học sinh ngồi làm việc với máy tính đúng tư thế, ánh sáng phù hợp.
* Kỹ năng:
- Học sinh hiểu và phân biệt được các bộ phận của máy tính, phân biệt được máy tính để bàn và máy tính xách tay.
- Học sinh thực hành thành thạo cách tắt máy, mở máy.
* Thái độ:
- Học sinh chăm chú nghe giảng, có hứng thú với bài học.
- Bước đầu giúp học sinh làm quen với máy tính có hứng thú yêu thích môn tin học và coi máy tính như một người bạn của mình.
II/ Phương tiện tiến hành:
* Giáo viên:
- Giáo án, tài liệu (cùng học tin học quyển 1).
- Chuẩn bị phòng máy tính
* Học sinh: Học bài cũ.
III/ Cách thức tiến hành:
- Lấy học sinh làm trung tâm
- Nêu vấn đề, gợi mở vấn đề.
IV/ Tiến trình dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tổ chức
 - Kiểm tra sĩ số và ổn định lớp
 Kiểm tra
- GV: Kiểm tra: sách vở, đồ dùng học tập của học sinh.
Bài mới
HĐ1: Giới thiệu nội dung bài học:
Từ nay em có một người bạn mới, đó là chiếc máy tính.
1) Giới thiệu máy tính:
HĐ1: Em hãy cho thầy biết máy tính có những đức tính quý nào?
GV: (Chốt lại)
 Máy tính có nhiều đức tính quý: chăm làm, làm đúng, làm nhanh và thân thiện.
HĐ2: Máy tính sẽ giúp em làm những công việc gì?
GV: (chốt lại)
Tác dụng của máy tính:
Người bạn- máy tính sẽ giúp em học bài (làm toán, học tiếng Anh,...), tìm hiểu thế giới xung quanh, liên lạc với bạn bè trong nước và quốc tế( Thông quan mạng Internet: Gửi Mail, chat....).
Máy tính cũng sẽ giúp em tham gia các trò chơi lí thú và bổ ích.
Phân loại máy tính
Có nhiều loại máy tính. Hai loại thường thấy là: máy tính để bàn và máy tính xách tay.
Các bộ phận quan trọng nhất của máy tính để bàn
HĐ 3: Em hãy quan sát và cho thầy biết máy tính để bàn gồm những bộ phận nào?
GV: Máy tính để bàn gồm các bộ phận quan trọng nhất là:
Màn hình
Thân máy tính
Bàn phím
Chuột
HĐ 4: Màn hình máy tính có cấu tạo và hình dạng giống màn hình gì?
Bàn phím và chuột dùng để làm gì?
GV: ( chốt lại)
Màn hình: Màn hình của máy tính có cấu tạo và hình dạng như màn hình ti vi.
 Phần thân máy tính: Là một hộp chứa nhiều chi tiết tinh vi, trong đó có bộ xử lý. Bộ xử lý là bộ não điều khiển mọi hoạt động của máy tính.
Bàn phím: Gồm nhiều phím. Khi gõ các phím ta gửi tín hiệu vào máy tính.
 Chuột của máy tính giúp em điều khiển mọi hoạt động của máy tính nhanh chóng và thuận tiện.
Thực hành:
GV: - Hướng dẫn học sinh gõ một số phím và điều khiển chuột.
- Mở chương trình Microsoft Word cho học sinh tập gõ các phím.
Củng cố và bài tập
Củng cố: Hôm nay các em đã được làm quen với máy tính và biết được máy tính có mấy loại, gồm những bộ phận nào và chúng dùng để làm gì?
Bài tập: Cho học sinh làm bài tập B1-> B3 – SGK trang 6,7)
GV: Chữa bài tập cho HS:
Bài tập1: a) Đ; b) Đ; c) Đ;d) S.
Bài tập2: a) màn hình ti vi;
b) bộ xử lí;
c) màn hình
d) chuột
Bài tập 3: a) Máy tính làm việc rất nhanh.
b) Máy tính luôn cho kết quả chính xác.
Hướng dẫn về nhà
Về nhà các em thực hành lại bài học của ngày hôm nay.
Làm lại bài tập vào vở
HS: ổn định chỗ và trật tự
Học sinh: Chuẩn bị sách vở ra bàn
Học sinh: Cả lớp chú ý lắng nghe và nhớ lại.
HS: Làm nhanh, làm đúng.
HS: Ghi chép bài.
HS: giúp em học bài
HS: Quan sát bức tranh trong SGK.
HS: ghi chép bài.
HS: Tư duy và trả lời.
HS: Ghi chép bài.
HS: Quan sát máy tính và trả lời:
Màn hình, bàn phím, chuột,thân máy.
HS: Ghi chép bài.
HS: Màn hình máy tính có cấu tạo và hình dạng giống màn hình ti vi.
 HS: Trả lời: Bàn phím dùng để gõ chữ, số; Chuột dùng để điều khiển máy tính.
HS: Ghi chép bài.
HS: Quan sát trên và theo dõi GV thực hành.
Thực hành gõ thử một vài phím và quan sát sự thay đổi trên màn hình.
HS: Lắng nghe và ghi nhớ.
Một vài em đứng lên nhắc lại bài đã học.
HS: Làm bài tập trên lớp.
 3 em lên bảng chữa bài tập.
HS: Chữa bài tập vào vở.
V. Bài Học kinh nghiệm
.
.
..
.
.chương I: Làm quen với máy tính
Tuần: 
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
Lớp:
3A1
3A2
3A3
Bài giảng: 	
Bài 1: Người bạn mới của em (tiếp)
I/ Mục tiêu bài học:
* Kiến thức:
- Giới thiệu máy tính cho học sinh, giúp học sinh hiểu tác dụng của máy tính.
- Hướng dẫn học sinh làm việc với máy tính (cách bật máy và tắt máy tính).
- Hướng dẫn học sinh ngồi làm việc với máy tính đúng tư thế, ánh sáng phù hợp.
* Kỹ năng:
- Học sinh hiểu và phân biệt được các bộ phận của máy tính, phân biệt được máy tính để bàn và máy tính xách tay.
- Học sinh thực hành thành thạo cách tắt máy, mở máy.
* Thái độ:
- Học sinh chăm chú nghe giảng, có hứng thú với bài học.
- Bước đầu giúp học sinh làm quen với máy tính có hứng thú yêu thích môn tin học và coi máy tính như một người bạn của mình.
II/ Phương tiện tiến hành:
* Giáo viên:
- Giáo án, tài liệu (cùng học tin học quyển 1).
- Chuẩn bị phòng máy tính
* Học sinh: Học bài cũ.
III/ Cách thức tiến hành:
- Lấy học sinh làm trung tâm
- Nêu vấn đề, gợi mở vấn đề.
IV/ Tiến trình dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tổ chức
Kiểm tra sĩ số và ổn định lớp
 Kiểm tra
Em hãy cho biết 2 loại máy tính thường gặp? Kể tên các bộ phận quan trọng nhất của một máy tính để bàn?
GV: (Chốt lại)
+ Nhìn chung có nhiều loại máy tính. Hai loại thường gặp là máy tính để bàn và máy tính xách tay.
+ Các bộ phận quan trọng nhất của một máy tính để bàn là:
Màn hình
Thân máy tính
Bàn phím
Chuột
 Bài mới
GV: Giới thiệu bài học tiếp theo
HĐ1: Dẫn dắt học sinh làm việc với máy tính
Em hãy cho cô biết khi ti vi mở được là nhờ có gì?
GV: (chốt lại):
+ Khi ti vi mở được là nhờ có nguồn điện. Máy tính cũng vậy để hoạt động được máy tính cần nối với nguồn điện.
Làm việc với máy tính
Cách bật máy tính
Để hoạt động được máy tính cần nối với nguồn điện.
Các thao tác để bật máy tính:
Bật công tắc màn hình
Bật công tắc trên thân máy tính
Đợi một lát, máy tính sẽ sẵn sàng nhận lệnh.
* Chú ý: Một số loại máy tính có một công tắc chung cho thân máy tính và màn hình. Với loại này, em chỉ cần bật công tắc chung.
Cách tắt máy tính
HĐ2: Khi không làm việc với máy tính chúng ta làm gì?
GV: (chốt lại):
+ Khi không làm việc với máy tính nữa, cần tắt máy tính.
+ Cách tắt máy:
Nhấp chuột trái vào nút Start\ Turn off Computer\Turn off.
Tư thế ngồi 
HĐ3: Em hãy quan sát Hình 9 (SGK – Trang 8) và cho cô biết tư thế ngồi học trước máy tính?
GV: (Chốt lại)
+ Em nên ngồi thẳng, tư thế thoải mái sao cho không phải ngẩng cổ hay ngước mắt khi nhìn màn hình.
+ Tay đặt ngang tầm bàn phím và không phải vươn xa. Chuột đật bên tay phải.
+ Nên giữ khoảng cách giữa mắt em và màn hình từ 50 đến 80 cm. Em cũng không nên nhìn quá lâu vào màn hình.
ánh sáng
HĐ4: Máy tính nên đặt ở vị trí như thế nào cho đủ ánh sáng?
GV: (chốt lại)
Máy tính nên đặt ở vị trí sao cho ánh sáng không chiếu thẳng vào màn hình và không chiếu thẳng vào mắt em.
Thực hành
HĐ5: Thực hành
GV: Hướng dẫn học sinh bật máy và quan sát
HĐ6:Hướng dẫn học sinh choi trò Mickey để làm quen với bàn phím máy tính.
HĐ7: Em hãy quan sát xem bạn em có ngồi đúng tư thế không?
HĐ 8: Đề nghị bạn tự nhận xét tư thế ngồi của em.
 Củng cố và bài tập
Củng cố: Bài học hôm nay chúng ta đã được học: 
 + Cách bật, tắt máy tính.
 + Tư thế ngồi trước máy tính như thế nào?
+ Để máy tính ở vị trí phù hợp với ánh sáng.
Bài tập: Chữa bài tập (B4 -> B6 – Trang 10)
5. Hướng dẫn về nhà
Về nhà các em thực hành lại bài học của ngày hôm nay.
Làm lại bài tập vào vở
HS: ổn định chỗ và trật tự
Học sinh: trả lời
Học sinh: Cả lớp chú ý lắng nghe và nhớ lại.
HS: Khi ti vi mở được là nhờ có nguồn điện ạ.
HS: Lắng nghe và hưởng ứng.
HS: ghi chép bài
Đồng thời thực hành cách tắt mở màn hình máy tính, máy tính.
HS: ghi chép bài
HS: Khi không làm việc với máy tính phải tắt máy tính.
Học sinh ghi chép và quan sát cô giáo làm và thực hành trên máy tính.
HS: ghi chép bài
HS: quan sát bức tranh và phát biểu
HS: Ghi chép bài và tập ngồi đúng tư thế.
HS: Quan sát hình 10 (SGK- Trang 9) và trả lời.
HS: ghi chép bài đầy đủ.
HS: Quan sát sự khởi động của máy tính trên màn hình.
HS: Thực hành chơi trò Mickey trên máy.
HS: Quan sát và phát biểu.
HS: Nghe bạn nhận xét và tự sửa đổi tư thế ngồi sao cho đúng.
HS: Lắng nghe và ghi nhớ.
Một em học sinh đứng lên nhắc lại bài.
Học sinh làm bài tập và chữa bài.
V. Bài Học kinh nghiệm
.
.
..
.
.
Tuần 03:
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
Lớp:
3A1
3A2
3A3
Bài soạn: 	
Thực hành
I/ Mục tiêu bài học:
* Kiến thức: 
- Ôn lại kiến thức đã học, bước đầu hs làm quen với máy tính
* Kỹ năng:
- HS thực hành mở máy, tắt máy thành thạo thưo đúng trình tự.
- Tập ngồi làm việc với máy theo đúng tư thế
* Thái độ:
- HS thích thú với buổi học.
II/ Phương tiện tiến hành:
* Giáo viên:
- Giáo án, tài liệu (cùng học tin học quyển 1).
- Chuẩn bị phòng máy tính
* Học sinh: Học bài cũ.
III/ Cách thức tiến hành:
Lấy học sinh làm trung tâm.
Nêu vấn đề, gợi mở vấn đề.
IV/ Tiến trình dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tổ chức
- Kiểm tra sĩ số và ổn định lớp
 Kiểm tra
GV: Kiểm tra: sách vở, đồ dùng học tập của học sinh.
Câu hỏi: Em hãy nêu tư thế ngồi làm việc trước máy tính như thế nào là đúng? Cách tắt máy tính khi không làm việc nữa?
GV: đưa ra kết luận.
3. Bài mới
HĐ : Em hãy thực hiện các công việc sau:
 - Bật máy và quan sát sự khởi động của máy tính trên màn hình.
- Chơi trò chơi Micki(Mickey) để làm quen với bàn phím máy tính.
- Quan sát xem bạn em có ngồi đúng tư thế không?
- Đề nghị bạn nhận xét về tư thế ngồi của em.
4. Củng cố, dặn dò:
GV: Nhận xét giờ học
5. Hướng dẫn về nhà
Về nhà các em thực hành lại bài học của ngày hôm nay.
Làm lại bài tập vào vở
HS: ổn định chỗ và trật tự
Học sinh: Chuẩn bị sách vởi ra bàn
HS: 1 em đứng lên phát biểu
1 em đứng lên nhận xét phần trả lời của bạn.
HS: Thực hành.
HS: Lắng nghe và rút kinh nghiệm
V. Bài Học kinh nghiệm
.
.
..
.
.
Tuần: 04
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
Lớp:
3A1
3A2
3A3
Bài giảng: 	
Bài 3: Thông tin xung quanh ta
I/ Mục tiêu bài  ... 2: Gõ các chữ ă, â, ê, ô, ơ, ư, đ
1. Gõ các chữ thường ă, â, ê, ô, ư, đ:
Để gõ chữ
Em gõ
ă
aw
â
aa
ê
ee
ô
oo
ơ
ow
ư
uw
đ
dd
HS: Để gõ hai chữ đêm trăng, em gõ: ddeem trawng.
2. Gõ các chữ hoa Ă, Â, Ê, Ô, Ơ, Ư, Đ
HS :
Để gõ chữ
Em gõ
ă
aw
â
aa
ê
ee
ô
oo
ơ
ow
ư
uw
đ
dd
HS: Để gõ hai từ mưa xuân, em gõ muwa xuaan
3. Thực hành:
HS: Nháy đúp vào biểu tượng Word trên màn hình nền để mở chương trình Word và tập gõ theo T1, T2.
4. Củng cố và bài tập
- Củng cố lại bài học; Nhận xét giờ học.
5. Hướng dẫn về nhà:
 - Về nhà các em thực hành tập gõ nhiều hơn để nhớ quy tắc gõ chữ có dấu.
Tuần: 27
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
Lớp:
3A
3B
3C
3D
Bài 4:	Dấu huyền, dấu sắc, dấu nặng
I/ Mục tiêu bài học:
* Kiến thức: 
Hướng dẫn HS gõ chữ Việt có dấu( các dấu huyền, dấu sắc, dấu nặng ). 
* Kỹ năng:
Tập gõ các từ có dấu.
* Thái độ:	
Học sinh ham học, hăng say với bài học. 
II/ Phương tiện tiến hành:
* Giáo viên:
Giáo án, tài liệu (cùng học tin học quyển 1), phòng máy tính, chuẩn bị sẵn phần mềm Word.
* Học sinh: - Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập. 
III/ Cách thức tiến hành:
Nêu vấn đề, gợi mở, giải quyết vấn đề.
IV/ Tiến trình dạy học:
Tổ chức
Kiểm tra sĩ số và ổn định lớp.
Hoạt động dạy học của GV
Hoạt động của HS
2. Kiểm tra
Câu hỏi: Em hãy cho biết cách gõ các chữ ă, â, ê, ô, ơ, ư, đ?
GV: Nhận xét và kết luận.
3. Bài mới
Dẫn dắt vào bài: Tiếng Việt còn có các dấu thanh: Dấu huyền, dấu sắc, dấu nặng, dấu hỏi và dấu ngã. Bài học này các em sẽ học cách gõ các dấu: Dấu huyền, dấu sắc, dấu nặng.
HĐ1: Để gõ một từ có dấu thanh, em thực hiện theo quy tắc? 
GV: Đưa ra bảng gõ dấu:
Ví dụ: 
Em gõ
Kết quả
Hocj baif
Học bài
Lanf gios mats
Làn gió mát
Vangf trawng
Vầng trăng
HĐ2: Yêu cầu HS mở chương trình Word, tập gõ theo T1, T2 (tr84-85).
- Hướng dẫn Hs thực hành.
HS: - 1 em đứng lên phát biểu:
 - 1 em nhận xét phần trả lời của bạn.
Bài 4: Dấu huyền, dấu sắc, dấu nặng
1. Quy tắc gõ chữ có dấu:
HS: Để gõ một từ có dấu thanh, em thực hiện theo quy tắc “Gõ chữ trước, gõ dấu sau”:
1. Gõ hết các chữ trong từ.
2. Gõ dấu.
2. Cách gõ dấu:
HS: 
Để gõ dấu
Em gõ
Dấu huyền
f
Dấu sắc
s
Dấu nặng
j
HS: Gõ trực tiếp trên chương trình Word
4. Thực hành.
HS mở chương trình Word tập gõ đúng theo mẫu:
T1: 
Nắng chiều
Đàn cò trắng
Tiếng trống trường
Chú bộ đội
Chị em cấy lúa
Em có áo mới
Chị Hằng
Học bài
Mặt trời
Bác thợ điện
T2:
Hương rừng thơm đồi vắng
Nước suối trong thầm thì
Cọ xoè ô che nắng
Râm mát đường em đi.
Hôm qua em đến trường
Mẹ dắt tay từng bước
Hôm nay mẹ lên nương
Một mình em tới lớp
Chim đùa theo trong lá
Cá dưới khe thì thầm
Hương rừng chen hương cốm
Em tới trường hương theo.
Minh Chính
4. Củng cố và bài tập
- Củng cố lại bài học.
- Nhận xét giờ học.
5. Hướng dẫn về nhà:
 - Về nhà các em thực hành tập gõ nhiều hơn để nhớ quy tắc gõ các dấu thanh.
Tuần: 28
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
Lớp:
3A
3B
3C
3D
Bài 5: 	Dấu hỏi, ngã
I/ Mục tiêu bài học:
* Kiến thức: 
Hướng dẫn HS gõ chữ Việt có dấu( các dấu huyền, dấu sắc, dấu nặng ). 
* Kỹ năng:
Tập gõ các từ có dấu.
* Thái độ:	
Học sinh ham học, hăng say với bài học. 
II/ Phương tiện tiến hành:
* Giáo viên:
Giáo án, tài liệu (cùng học tin học quyển 1), phòng máy tính, chuẩn bị sẵn phần mềm Word.
* Học sinh: - Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập. 
III/ Cách thức tiến hành:
Nêu vấn đề, gợi mở, giải quyết vấn đề.
IV/ Tiến trình dạy học:
Tổ chức
Kiểm tra sĩ số và ổn định lớp.
Hoạt động dạy học của GV
Hoạt động của HS
2. Kiểm tra
Câu hỏi: Em hãy cho biết cách gõ các dấu thanh: dấu huyền, dấu sắc, dấu nặng?
GV: Nhận xét và kết luận.
3. Bài mới
Dẫn dắt vào bài: Bài học này các em sẽ học cách gõ các dấu: Dấu hởi, dấu ngã.
HĐ1: Để gõ một từ có dấu thanh, em thực hiện theo quy tắc? 
GV: Đưa ra bảng gõ dấu:
Ví dụ: 
Em gõ
Kết quả
Quar vair
Quả vải
Dungx camr
Dũng cảm
Thoor caamr
Thổ cẩm
HĐ2: Yêu cầu HS mở chương trình Word, tập gõ theo T1, T2 (tr87-88).
Hướng dẫn Hs thực hành.
HĐ3: Em có biết cách gõ từ boong trong chế độ tiếng Việt? Em thử gõ liên tiếp ba chữ o và đưa ra nhận xét?
HS: - 1 em đứng lên phát biểu:
 - 1 em nhận xét phần trả lời của bạn.
Bài 5: Dấu hỏi, ngã
1. Nhắc lại quy tắc gõ chữ có dấu:
HS: Để gõ một từ có dấu thanh, em thực hiện theo quy tắc “Gõ chữ trước, gõ dấu sau”:
1. Gõ hết các chữ trong từ.
2. Gõ dấu.
2. Cách gõ dấu hỏi, dấu ngã:
HS: 
Để gõ dấu
Em gõ
Dấu hỏi
r
Dấu ngã
x
HS: Gõ trực tiếp trên chương trình Word
4. Thực hành.
HS mở chương trình Word tập gõ đúng theo mẫu:
T1: 
Thẳng thắn
Anh dũng
Giải thưởng
Ngẫm nghĩ
Tuổi trẻ
Cầu thủ
Trò giỏi
Sửa chữa
Đẹp đẽ
Dã ngoại
T2: Gõ theo đoạn văn:
Rừng cây trong nắng
Trong ánh nắng mặt trời vàng óng, rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uynghi, tráng lệ. Những thân cây tràm vươn thẳng lên trời như những cây nến khổng lồ. Từ trong biển lá xanh rờn, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời. Tiếng chim không ngớt vang vọng mãi lên trời cao xanh thẳm.
- HS: Làm theo yêu cầu và đưa ra nhận xét. và tập gõ theo T4:
Loong coong
Cái soong
Anh Long cắt những ngồng cải soong cong cong
4. Củng cố và bài tập
- Củng cố lại bài học.
- Nhận xét giờ học.
5. Hướng dẫn về nhà:
 - Về nhà các em thực hành tập gõ nhiều hơn để nhớ quy tắc gõ các dấu thanh.
Tuần: 29
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
Lớp:
3A
3B
3C
3D
Bài 6: 	Luyện gõ
I/ Mục tiêu bài học:
* Kiến thức: 
Hướng dẫn HS luyện gõ, nhắc lại những kiến thức đã học . 
* Kỹ năng:
Tập gõ các từ có dấu.
* Thái độ:	
Học sinh ham học, hăng say với bài học, tích cực tập luyện
II/ Phương tiện tiến hành:
* Giáo viên:
Giáo án, tài liệu (cùng học tin học quyển 1), phòng máy tính, chuẩn bị sẵn phần mềm Word.
* Học sinh: - Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập. 
III/ Cách thức tiến hành:
Nêu vấn đề, gợi mở, giải quyết vấn đề.
IV/ Tiến trình dạy học:
Tổ chức
Kiểm tra sĩ số và ổn định lớp.
Hoạt động dạy học của GV
Hoạt động của HS
2. Kiểm tra
Câu hỏi: Em hãy nêu quy tắc gõ chữ có dấu?
GV: Nhận xét và kết luận.
3. Bài mới
Dẫn dắt vào bài: Bài học này các em sẽ tiếp tục tập gõ các từ có dấu.
HĐ1: Em hãy mở chương trình Word và tập gõ các câu ca dao ở bài thực hành T1? 
GV: Theo dõi học sinh thực hành và sửa những lỗi sai cho HS đồng thời chấm điểm cho HS.
HĐ2: Tổ chức cho HS thi gõ bài thực hành T2 và chấm điểm cho từng nhóm.
HS: - 1 em lên bảng viết.
 - 1 em nhận xét.
Bài 6: Luyện gõ
HS: Nháy đúp chuột lên biểu tượng Word để mở chương trình Word và lần lượt tập gõ bài thực hành T1:
Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói toả ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh, nước biếc như tranh hoạ đồ.
HS: HS ngồi theo nhóm, mỗi máy là một nhóm.
Mình về với Bác đường xuôi
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ người
Nhớ Ông cụ mắt sáng ngời
áo nâu, túi vải đẹp tươi lạ thường.
Nhớ Người những sáng tinh sương
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo...
Nhớ chân Ngưới bước lên đèo
Người đi, rừng núi trông theo bóng Người....
Tố Hữu
4. Củng cố và bài tập
- Củng cố lại bài học.
- Nhận xét giờ học.
5. Hướng dẫn về nhà:
 - Về nhà các em thực hành tập gõ nhiều hơn.
V. Bài Học kinh nghiệm
.
.
..
.
.
..
.
.
.
.................................................................................................................................
Tuần: 30
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
Lớp:
3A
3B
3C
3D
Bài 7: ôn tập
I/ Mục tiêu bài học:
* Kiến thức: 
Hướng dẫn HS luyện gõ, nhắc lại những kiến thức đã học. 
* Kỹ năng:
Tập gõ các từ có dấu.
* Thái độ:	
Học sinh ham học, hăng say với bài học, tích cực tập luyện
II/ Phương tiện tiến hành:
* Giáo viên:
Giáo án, tài liệu (cùng học tin học quyển 1), phòng máy tính, chuẩn bị sẵn phần mềm Word.
* Học sinh: - Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập. 
III/ Cách thức tiến hành:
Nêu vấn đề, gợi mở, giải quyết vấn đề.
IV/ Tiến trình dạy học:
Tổ chức
Kiểm tra sĩ số và ổn định lớp.
Hoạt động dạy học của GV
Hoạt động của HS
2. Kiểm tra
Câu hỏi: Em hãy nêu quy tắc gõ dấu thanh và nêu các phím gõ dấu thanh tương ứng?
GV: Nhận xét và kết luận: Gõ phím dấu thanh ngay sau khi gõ xong các chữ của từ.
3. Bài mới
Dẫn dắt vào bài: Bài học này các em sẽ tiếp tục tập gõ các từ có dấu.
HĐ1: Em hãy mở chương trình Word và tập gõ các câu ca dao ở bài thực hành T1? 
GV: Theo dõi học sinh thực hành và sửa những lỗi sai cho HS đồng thời chấm điểm cho HS.
HĐ2: Tổ chức cho HS thi gõ bài thực hành T2 và chấm điểm cho từng nhóm.
HS: - 1 em lên bảng viết.
 - 1 em nhận xét.
Bài 7: Ôn tập
HS: Nháy đúp chuột lên biểu tượng Word để mở chương trình Word và lần lượt tập gõ bài thực hành T1:
Cuối buối chiều, Huế thường trở về trong một vẻ yên tĩnh lạ lùng... Phía bên sông, xóm Cồn Hến nấu cơm chiều sớm nhất trong thành phố, thả khói nghi ngút cả một vùng tre trúc trên mặt nước. Đâu đó, từ sau khúc quanh vắng lặng của dòng sông, tiếng lanh canh của thuyền chài gõ những mẻ cá cuối cùng, khiến mặt sông nghe như rộng hơn....
(Trích “Chiều trên sông Hương”, Tiếng Việt 3, tập 1, trang 94).
HS: HS ngồi theo nhóm, mỗi máy là một nhóm.
Đồng quê
Làng quê lúa gặt xong rồi
Mây hong trên gốc rạ phơi trắng đồng 
Chiều lên lặng ngắt bầu không
Trâu ai no cỏ thả rông bên trời
Hơi thu đã chạm mặt người
Bạch đàn đôi ngọn đứng soi xanh đầm
Luống cày còn thở sủi tăm
Sương buông cho cánh đồng nằm chiêm bao
Có con châu chấu phương nào
Bâng khuâng nhớ lúa, đậu vào vai em...
Trần Đăng Khoa
4. Củng cố và bài tập
- Củng cố lại bài học.
- Nhận xét giờ học.
5. Hướng dẫn về nhà:
 - Về nhà các em thực hành tập gõ nhiều hơn.
V. Bài Học kinh nghiệm
.
.
..
.
.
.Chương 6: Học cùng máy tính
Tuần: 31
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
Lớp:
3A
3B
3C
3D
Bài 1: 	
Học toán với phần mềm
cùng học toán lớp 3Tuần: 32
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
Lớp:
3A1
3A2
3A3
Bài 2: 
 Học làm công việc gia đình
 với phần mềm Tidy UpTuần: 33
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
Lớp:
3A1
3A2
3A3
Bài 3: 
Học tiếng Anh
với phần mềm Alphabet BlocksTuần: 34
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
Lớp:
3A1
3A2
3A3
Tuần: 35
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
Lớp:
3A1
3A2
3A3

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tin hoc lop 3.doc