Tuần 2:
Chương 1: LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH.
Bài 1: NGƯỜI BẠN MỚI CỦA EM.
I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này các em có khả năng:
- Biết vai trò của máy tính trong đời sống và các bộ phận của máy tính, cấu tạo, chức năng của các bộ phận đó.
- Nắm vững 1 số yêu cầu khi làm việc với máy tính như: tư thế ngồi, cách bố trí ánh sáng.
- Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: SGK, giáo án, bảng, phấn, thước, bàn phím, chuột.
- Hs: SGK, vở.
Tuần 2: Chương 1: LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH. Bài 1: NGƯỜI BẠN MỚI CỦA EM. I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này các em có khả năng: - Biết vai trò của máy tính trong đời sống và các bộ phận của máy tính, cấu tạo, chức năng của các bộ phận đó. - Nắm vững 1 số yêu cầu khi làm việc với máy tính như: tư thế ngồi, cách bố trí ánh sáng. - Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: SGK, giáo án, bảng, phấn, thước, bàn phím, chuột. - Hs: SGK, vở. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. TỔ CHỨC ỔN ĐỊNH LỚP. 2. BÀI MỚI. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS 1. Giới thiệu máy tính: 2. Làm việc với máy tính: a. Bật máy tính: b, Tư thế ngồi làm việc: c, Ánh sáng: d. Tắt máy: Hỏi: Trong cuộc sống hàng ngày máy tính giúp em làm những gì? Hỏi:Em thấy khả năng làm việc của máy tính như thế nào? Hỏi: Máy tính có mấy bộ phận? - Cho hs quan sát chuột và bàn phím máy tính. - Tiến hành chia nhóm: + Chia lớp thành 3 nhóm thảo luận 3 câu hỏi. Câu hỏi nhóm 1: Trình bày cấu tạo và chức năng của chuột máy tính. Câu hỏi nhóm 2: Trình bày cấu tạo và chức năng của bàn phím. Câu hỏi nhóm 3: Trình bày cấu tạo và chức năng của Màn hình. - Nhận xét đáp án mà các nhóm đưa ra. biểu dương nhóm đưa ra câu trả lời chính xác. - GV Trình bày cấu tạo và chức năng của phần thân. + Cấu tạo: Phần thân gồm nhiều chi tiết nhỏ, trong đó có bộ xử lí. + Chức năng: bộ xử lí là bộ não điều khiển mọi hoạt động của máy tính. - Để bật máy ta làm theo các bước sau: B1: Bật công tắc màn hình. B2: Bật công tắc trên phần thân máy. Hỏi: Khi ngồi làm việc với máy tính thì tư thế ngồi như thế nào? - Nên đặt máy tính sao cho ánh sáng không chiếu vào màn hình và mắt em. - Để tắt máy em phải thoát khỏi tất cả các chương trình đang làm việc. + Để tắt máy đưa chuột vào start/ shutdow/ nhần ok để tắt.( đối với window 2000) + Đối với window xp vào start/ turn off computer/ turn off. - Trả lời câu hỏi. + Máy tính giúp em hiểu thế giới xung quanh, liên lạc với bạn bè, giúp em học tập và chơi các trò chơi. - Trả lời câu hỏi. + Nhanh, chính xác, thân thiện. - Trả lời câu hỏi: + Máy tính có 4 bộ phận: chuột, bàn phím, màn hình, phần thân. - Quan sát. - Chia thành 3 nhóm mỗi tổ 1 nhóm dưới sự hướng dẫn của GV. - Các nhóm tiến hành thảo luận và nhóm trưởng lên bảng viết câu trả lời của mỗi nhóm. - Nhóm 1: Cấu tạo và chức năng của chuột máy tính. + Cấu tạo: gồm nút trái, nút phải, con lăn. mặt dưới có hòn bi. + Chức năng: Điều khiển máy tính nhanh chóng và thuận tiện. - Nhóm 2: Cấu tạo và chức năng của bàn phím. + Cấu tạo: bàn phím gồm nhiều phím trong đó có cả phím chữ và phím số. + Chức năng: gửi tín hiệu vào máy tính. - Nhóm 3: Cấu tạo và chức năng của màn hình. + Cấu tạo: Màn hình giống màn hình ti vi. + Chức năng: hiển thị kết quả làm việc của máy tính. - Nghe nhận xét và ghi vào vở những đáp án đúng. - Nghe + ghi chép vào vở. - Nghe + ghi chép vào vở. - Trả lời câu hỏi. + Khi ngồi lưng thẳng, tư thế thoải mái, không phải ngẩng cổ hay ngước mắt nhìn màn hình, tay đặt ngang tầm bàn phím. Khoảng cách từ mắt tới màn hình là: 50 cm đến 80 cm. - Nghe + ghi chép vào vở. - Nghe + ghi chép vào vở. IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: - Nhắc lại vai trò của máy tính, cấu tạo và chức năng các bộ phận của máy tính. Các tư thế ngồi làm viêc, cách tắt máy bật máy tính. - Các em về làm các bài tập từ B1 đến B6 (Trang 6,7,10 SGK) và đọc trước bài "Thông tin xung quanh ta". Tuần 4: Bài 2: THÔNG TIN XUNG QUANH TA. I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này các em có khả năng: - Nhận biết được ba dạng thông tin cơ bản. - Biết được con người sử dụng thông tin khác nhau cho những mục đích khác nhau. - Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập. II. Đå DÙNG DẠY HỌC: - GV: SGK, giáo án, bảng, phấn, thước. - Hs: SGK, vở. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. TỔ CHỨC ỔN ĐỊNH LỚP. 2. KIỂM TRA BÀI CŨ: Gọi HS lên bảng làm bài B2 trang 6 SGK cùng học tin học quyển 1. 3. BÀI MỚI. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS 1. Thông tin dạng văn bản: 2. Thông tin dạng âm thanh: 3. Thông tin dạng hình ảnh: Thông tin là những gì đem lại sự hiểu biết cho chúng ta về thế giới xung quanh. Hỏi: Xung quanh chúng ta có rất nhiều thông tin, em hãy cho 1 số ví dụ về thông tin. - GV hướng dẫn học sinh trả lời và nhóm lại thành từng nhóm. - Gọi học sinh nhận xét về những thông tin đã đưa ra. - Kết luận thông tin gòm 3 dang: văn bản, âm thanh, hình ảnh. - Sách giáo khoa, sách truyện, những bài báo....chứa đựng thông tin dạng văn bản. - Gọi 1 số học sinh làm bài tập B1 (trang 11- sgk). - Nhận xét câu trả lời. - Tiếng trống trường cho em biết giờ ra chơi bắt đầu hoặc kết thúc, tiếng em bé khóc cho em biết em đói bụng hoặc buồn ngủ...là những thông tin dạng âm thanh. - Bức tranh, bức ảnh trong sách giáo khoa cho em hiểu thêm nội dung bài học, đèn giao thông lúc xanh lúc đỏ cho em biết khi nào được phép qua đường...là những thông tin dạng hình ảnh. - Chú ý lắng nghe. - Trả lời câu hỏi. - Nhận xét về các thông tin. + Thông tin có thể nghe được và nhìn thấy được. - Chú ý lắng nghe và ghi chép vào vở. - Trả lời câu hỏi. + Thông tin trên bảng ở hình 11 là: Cổng trời Quảng Bạ thuộc tỉnh Hà Giang: Là cửa ngõ đầu tiên lên cao nguyên Đồng Văn, Độ cao so với mặt biển là: 1500m... - Chú ý lắng nghe + ghi chép vào vở. - Chú ý lắng nghe + ghi chép vào vở. IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: - Nhắc lại 3 dạng của thông tin gồm: văn bản, âm thanh, hình ảnh. - Về nhà làm các bài tập từ B2 đến B6(Trang 14, 15 SGK) và đọc trước bài "Bàn phím máy tính". Tuần 5: Bài 3: BÀN PHÍM MÁY TÍNH. I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này các em có khả năng: - Nhớ lại cấu tạo và chức năng của bàn phím. - Biết được các phím của các hàng phím trong khu vực chính của máy tính, và 2 phím có gai là cơ sở cho việc đặt ngón tay. - Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập. II. Đå DÙNG DẠY HỌC: - GV: SGK, giáo án, bảng, phấn, thước. - Hs: SGK, vở. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. TỔ CHỨC ỔN ĐỊNH LỚP. 2. KIỂM TRA BÀI CŨ. 3. BÀI MỚI. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Giới thiệu bàn phím: 2. Khu vực chính của bàn phím: Hỏi: Nhắc lại cấu tạo và chức năng của bàn phím. - Cho học sinh quan sát bàn phím. Giới thiệu khu vực chính của hàng phím gồm những hàng phím nào. - Các hàng phím của khu vực chính. + Hàng phím cơ sở: Là hàng phím thứ 3 tính từ dưới lên. - Gọi học sinh lên bảng viết các phím ở hàng phím này. Hỏi: Em có nhận xét gì về các phím ở hang - Hai phím có gai là cơ sở cho việc đặt ngón tay để gõ phím. - Hàng phím trên là hàng phím ở trên hàng phím cơ sở. - Gọi học sinh lên bảng viết các phím. - Hàng phím dưới là hàng phím dưới hàng phím cơ sở. - Gọi học sinh lên bảng viết các phím. - Giới thiệu hàng phím số và viết các phím ở hàng phím số. !1 @2 #3 $4 %5 ^6 &7 *8 (9 )0 ___ + =. - Hàng phím dưới cùng là hàng phím có chứa phím dài nhất là phím cách. - Hàng phím trên cùng gồm các phím từ F1 đến F12 là hàng phím chức năng. - Trả lời câu hỏi. + Cấu tạo: Bàn phím hình chữ nhật, gồm nhiều phím trong đó có phím chữ và phím số. + Chức năng: gửi tín hiệu vào máy tính. - Quan sát và lắng nghe. - Chú ý lắng nghe. - Chú ý lắng nghe. - Lên bảng viết các phím + Các phím ở hàng cơ sở: A S D F G H J K L ; - Trả lời câu hỏi. + Trong hàng phím cơ sở có 2 phím có gai là F và J. - Chú ý lắng nghe. - Chú ý lắng nghe. - Lên bảng viết. + Các phím ở hàng phím trên: Q W E R T Y U I O P {[ }] - Chú ý lắng nghe. - Lên bảng viết. + Các phím ở hàng phím dưới: Z X C V B N M . ?/ - Chú ý lắng nghe. - Chú ý lắng nghe. IV. CỦNG CỐ DẶN DÒ: - Nhắc lại cấu tạo và chức năng của bàn phím. Giới thiệu các hàng phím trong khu vực chính của máy tính, chú ý tới 2 phím có gai là F và J vì đây là cơ sở cho việc đặt ngón tay. - Về nhà làm bài tập B1 đến B4(Trang 18, 19 sách giáo khoa). TuÇn 6: Bài 4: CHUỘT MÁY TÍNH. I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này các em có khả năng: - Nhớ lại cấu tạo và chức năng của chuột. - Biết được các thao tác sử dụng chuột. - Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: SGK, giáo án, bảng, phấn, thước, chuột máy tính. - Hs: SGK, vở. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. TỔ CHỨC ỔN ĐỊNH LỚP. 2. BÀI MỚI. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Giới thiệu chuột máy tính: 2. Sử dụng chuột: a. Cách cầm chuột: b. Con trỏ chuột: c. Các thao tác sử dụng chuột: Hỏi: Nhắc lại cấu tạo và chức năng của chuột máy tính. - Nhận xét câu trả lời. - Cho hs quan sát chuột và thuyết trình: +Đặt úp bàn tay phải lên chuột, ngón trỏ đặt vào nút trái chuột, ngón giữa đặt vào nút phải chuột, ngón cái và các ngón còn lại cầm giữ hai bên chuột. - Yêu cầu hoc sinh nhắc lại. - Trên màn hình em thấy hình mũi tên Mũi tên đó chính là con trỏ chuột. Khi thay đổi vị trí của chuột con trỏ còn có hình dạng: Hỏi: Có mấy thao tác sử dụng chuột. - Nhận xét câu trả lời và cho học sinh ghi. - Trả lời câu hỏi. + Cấu tạo: - Mặt trên của chuột gồm nút trái, nút phải, con lăn. - Mặt dưới có hòn bi giúp em dễ dàng di chuyển trên mặt phẳng. + Chức năng: Điều khiển máy tính nhanh chóng và chính xác. - Nghe rút kinh nghiệm. - Quan sát và lắng nghe. - Nhắc lại cách cầm chuột. - Chú ý lắng nghe và ghi chép. - Trả lời câu hỏi. + Có 4 thao tác sử dụng chuột: - Di chuyển chuột: Thay đổi vị trí chuột trên mặt phẳng. - Nháy chuột: nhấn nút trái chuột rồi thả. - Nháy đúp chuột: nháy nhanh 2 lần liên tiếp. - Kéo thả chuột: nhấn và giữ nút trái của chuột, di chuyển đến vị trí cần thiết thì thả ngón tay nhấn giữ chuột. - Nghe và ghi chép vào vở. IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: - Nhắc lại cấu tạo và chức năng của chuột, cách sử dụng chuột gòm: cách cầm chuột. thao tác di chuyển, nháy chuột, nháy đúp, kéo thả chuột. - Về nhà làm bài tập trang 22, và đọc trước bài "Máy tính trong đời sống". Tuần 7: TIẾT 1: Bài 5: MÁY TÍNH TRONG ĐỜI SỐNG. I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này các em có khả năng: - Biết được vai trò của máy tính trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. - Biết sử dụng máy tính vào những mục đích khác nhau. - Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập. II. ĐỒ DÙ ... II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Giáo án, bảng, phấn, thước, máy tính. - Hs: Sách giáo khoa, vở, máy tính. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. TỔ CHỨC ỔN ĐỊNH LỚP: 2. BÀI MỚI: NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Tiết 1: 1.Gõ chữ hoa: a) Cách dùng phím Shift: b) Cách sử dụng phím Caps Lock: 2. Gõ kí hiệu trên của phím: 3. Sửa lỗi gõ sai: Tiết 2: Thực hành - Gv giới thiệu có 2 cách để gõ chữ hoa là dùng phím Shift và đèn Caps Lock. - Gv giới thiệu cho hs có 2 phím shift trên bàn phím. + Dùng phím Shift bên trái khi gõ bằng tay phải và sử dụng phím shift bên phải khi gõ bằng tay trái theo quy tắc gõ mười ngón đã học. - Gv giới thiệu Caps Lock là một đèn nhỏ nằm ở phía trên, bên phải bàn phím. Dùng phím Caps Lock để bật đèn caps lock. - Bật đèn Caps lock có tác dụng giống như nhấn giữ phím Shift(nhưng chỉ đúng đối với các phím chữ) - Chú ý: Khi cần gõ nhiều chữ hoa liên tiếp thì nên bật đèn Caps Lock, các trường hợp còn lại nên sử dụng phím shift. - Cho hs quan sát bàn phím. Hỏi: Các phím có hai kí hiệu nằm ở hàng phím nào? - Nhận xét câu trả lời. + Nếu ta gõ bình thường thì được các kí hiệu dưới. + Nếu nhấn giữ phím Shift và gõ những phím này ta được kí hiệu trên. Kết luận: Phím Shift còn dùng để gõ các phím trên của phím. - Khi gõ sai 1 đoạn văn bản nếu như gõ lại mất rất nhiều thời gian. Vậy để tiết kiệm được thời gian thì phải biết cách sửa lỗi. + Phím Back Space dùng để xoá chữ bên trái con troe soạn thảo. + Phím Delete dùng để xoá chữ bên phải con trỏ soạn thảo. * Chú ý: Nếu xoá nhầm một chữ ta nhấn chuột lên nút Undo hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + Z. - Yêu cầu hs gõ bài tập T1 - Gv hướng dẫn hs thực hành - Quan sát sửa lỗi cho hs. - Nhận xét quá trình thực hành của hs. - Chú ý lắng nghe. - Chú ý lắng nghe. - Chú ý lắng nghe + quan sát + ghi chép vào vở. - Chú ý lắng nghe + ghi chép vào vở. - Chú ý lắng nghe + ghi chép vào vở. - Chú ý lắng nghe + ghi chép. - Quan sát bàn phím. - Trả lời câu hỏi. + Các phím có 2 kí hiệu nằm ở hàng phím số và các phím ở góc dưới bên phải của khu vực chính. - Chú ý lắng nghe. - Chú ý lắng nghe + ghi chép vào vở. - Chú ý lắng nghe + ghi chép vào vở. - Chú ý lắng nghe. - Chú ý lắng nghe + ghi chép vào vở. - Chú ý lắng nghe. - Chú ý lắng nghe. - Thực hành dưới sự hướng dẫn của gv. - Thực hành gõ chữ. - Chú ý lắng nghe + rút kinh nghiệm. IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: Nhắc lại cách dùng phím shift, phím Caps lock để gõ chữ hoa và phím shift để gõ các kí hiệu trên của bàn phím. Dùng phím Backspace và phím delete dùng để xoá chữ bên trái, bên phải con trỏ soạn thảo. Nếu xoá nhầm có thể khôi phục bằng cách nhấn lên nút Undo hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + Z. Về nhà ôn tập lại để hôm sau thực hành. Tuần 23: BÀI 2: CHỮ HOA(TIẾP) I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này các em có khả năng: - Nhớ lại cách gõ chữ hoa, kí hiệu trên, cách xoá chữ và khôi phục khi xoá nhầm. - Vận dụng vào để hoàn thành bài thực hành đơn giản - Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình thực hành. Các Lớp Ngày Thực Hiện Số Tiết 3A 2 3B 2 3C 2 3D 2 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Giáo án, bảng, phấn, thước, máy tính. - Hs: Sách giáo khoa, vở, máy tính. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. TỔ CHỨC ỔN ĐỊNH LỚP: 2. BÀI MỚI: NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Tiết 1+2: Thực hành - Yêu cầu học sinh làm bài T1(trang 78- SGK). - Hỏi: Ở bài này để gõ chữ hoa ta dùng phím gì? - Nhận xét câu trả lời. - Yêu cầu hs thực hành. - Hướng dẫn thực hành và yêu cầu hs sửa lỗi cho khi gõ sai. - Yêu cầu hs gõ bài T3(trang 78 - SGK) - Yêu cầu hs gõ và vận dụng những gì đã học vào khi thực hành như xoá chữ gõ sai, khôi phục khi xoá nhầm. - Quan sát hs thực hành. - Yêu cầu hs gõ bài T4(trang 78 - SGK) Hỏi: Ở bài này các em phải gõ những kí hiệu nào? Và phải gõ như thế nào? - Quan sát hs thực hành - Nhận xét quá trình thực hành của hs. - Tuyên dương tổ và cá nhân thực hành nghiêm túc đạt kết quả cao. - Chú ý lắng nghe. - Trả lời câu hỏi. + Để gõ chữ hoa ta dùng phím Shift. - Chú ý lắng nghe. - Thực hành. - Thực hành và sửa lỗi khi sai. - Chú ý lắng nghe. - Chú ý lắng nghe. - Học sinh thực hành dưới sự hướng dẫn của gv. - Chú ý lắng nghe. - Trả lời câu hỏi. + Gõ kí hiệu trên, và dùng phím Shift kết hợp với phím có kí hiệu trên để gõ. - Thực hành dưới sự hướng dẫn của gv - Chú ý lắng nghe + rút kinh nghiệm - Chú ý lắng nghe. IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: - Như vậy để gõ chữ hoa chúng ta có hai cách là dùng phím Shift và phím Capslock, nhưng các em phải biết dùng phím nào ở đâu cho hợp lí. - Khi gõ sai các em có thể xoá chữ sai đó và khi xoá nhầm cũng biết cách để khôi phục. - Về nhà học bài và đọc trước bài "Gõ các chữ ă â ê ô ơ ư đ". Tuần 24: BÀI 3: GÕ CÁC CHỮ Ă Â Ê Ô Ơ Ư Đ. I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này các em có khả năng: - Hiểu cách gõ một số chữ trên máy tính. - Biết sự cần thiết phải có phần mềm gõ chữ Việt. - Biết cách gõ các chữ đặc trưng của tiếng Việt nhờ phần mềm Vietkey. - Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình thực hành. Các Lớp Ngày Thực Hiện Số Tiết 3A 2 3B 2 3C 2 3D 2 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Giáo án, bảng, phấn, thước, máy tính. - Hs: Sách giáo khoa, vở, máy tính. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. TỔ CHỨC ỔN ĐỊNH LỚP: 2. KIỂM TRA BÀI CŨ: 3. BÀI MỚI: NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Tiết 1: 1. Sự cần thiết phải có phần mềm gõ chữ Việt: 2. Phần mềm Vietkey: 3. Thiết lập phông chữ: 4. Gõ kiểu Telex: Tiết 2: Thực hành: - Hỏi: Để gõ cách chữ â ă từ bàn phím có gõ được không? - Kết luận: muốn gõ chữ Việt phải có phần mềm hỗ trợ. Nhờ có phần mềm này mà ta có thể gõ được â bằng cách gõ aa trên bàn phím... Đó là phần mềm Vietkey. - Gv giới thiệu phần mềm. + Vietkey có hai kiểu gõ phổ biến Telex và Vni. + Vietkey hỗ trợ nhiều bảng mã. - Gv giới thiệu qua giao diện của phần mềm. - Cách thiết đặt kiểu gõ: Nháy trang kiểu gõ chọn kiểu Telex. - Thiết đặt bảng mã: mở trang bảng mã, chọn Unicode dựng sẵn. + Khởi động Word + Mở bảng chọn Format/ fonts. + Chọn phông Times new roman cỡ chữ 14 pt. + Nháy nút Default, chọn yes. - Để có chữ Em gõ â aa ă aw ê ee ô oo ơ ow ư uw đ dd - Yêu cầu hs gõ bài T1,T2 (trang 82 - SGK) - Giáo viên làm mẫu cho hs quan sát. - Hướng dẫn hs thực hành và yêu cầu hs sửa lỗi khi sai. - Nhận xét quá trình thực hành của hs. - Tuyên dương cá nhân, tổ thực hành tốt trước lớp. - Trả lời câu hỏi. + Từ bàn phím không thể gõ được các chữ như vậy. - Chú ý lắng nghe + ghi chép vào vở. - Chú ý lắng nghe + ghi chép vào vở. - Chú ý lắng nghe + ghi chép. - Chú ý lắng nghe + ghi chép. - Chú ý lắng nghe + ghi chép vào vở. - Chú ý lắng nghe + ghi chép vào vở. - Chú ý lắng nghe + ghi chép. - Chú ý lắng nghe - Quan sát gv làm mẫu - Thực hành và sửa lỗi khi sai. - Chú ý lắng nghe + rút kinh nghiệm. - Chú ý lắng nghe. IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: - Khái quát lại cách gõ tiếng việt cho hs, để gõ tiếng Việt chúng ta phải có phần mềm hỗ trợ là phần mềm Viêtkey, và chúng ta sử dụng kiểu gõ Telex để gõ. - Về nhà học bài, học thuộc các chữ cần gõ theo quy tắc đã học và đọc trước bài "dấu huyền, dấu sắc, dấu nặng". Tuần 25: BÀI 4: DẤU HUYỀN, DẤU SẮC, DẤU NẶNG. I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này các em có khả năng: - Biết cách gõ các từ có dấu huyền, sắc, nặng. - Luyện gõ văn bản theo quy tắc gõ mười ngón. - Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình thực hành. Các Lớp Ngày Thực Hiện Số Tiết 3A 2 3B 2 3C 2 3D 2 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Giáo án, bảng, phấn, thước, máy tính. - Hs: Sách giáo khoa, vở, máy tính. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. TỔ CHỨC ỔN ĐỊNH LỚP: 2. KIỂM TRA BÀI CŨ: 3. BÀI MỚI: NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Tiết 1: 1. Quy tắc gõ chữ có dấu: 2. Gõ theo kiểu Telex: Tiết 2: 3. Thực hành: Hỏi: Tiếng Việt có các dấu thanh nào? - Gv nhận xét. - Để gõ một từ có dấu thanh, em thực hiện gõ theo quy tắc: + Gõ hết các chữ trong từ. + Gõ dấu. Để được Gõ chữ Dấu huyền f Dấu sắc s Dấu nặng j Y/c hs gõ bài T1 (SGK- trang 84, 85). - Hướng dẫn hs thực hành. - Quan sát và y/c hs sửa lỗi khi gõ sai. - Tuyên dương tổ, cá nhân thực hành tốt. - Trả lời câu hỏi. + Dấu huyền, dấu sắc, dấu hỏi, dấu ngã, dấu hỏi, dấu nặng. - Chú ý lắng nghe. - Chú ý lắng nghe + ghi chép. - Chú ý lắng nghe + ghi chép. - Chú ý lắng nghe. - Thực hành dưới sự hướng dẫn của gv. - Chú ý lắng nghe + rút kinh nghiệm. IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: - Khái quát lại cách gõ dấu sắc, huyền, nặng. - Yêu cầu hs về nhà học bài. Tuần 26: LUYỆN TẬP THÊM (Bài 4) I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này các em có khả năng: - Củng cố cách gõ các từ có dấu huyền, sắc, nặng. - Vận dụng vào gõ văn bản theo quy tắc gõ mười ngón. - Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình thực hành. Các Lớp Ngày Thực Hiện Số Tiết 3A 2 3B 2 3C 2 3D 2 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Giáo án, bảng, phấn, thước, máy tính. - Hs: Sách giáo khoa, vở, máy tính. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. TỔ CHỨC ỔN ĐỊNH LỚP: 2. KIỂM TRA BÀI CŨ: 3. BÀI MỚI: NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Tiết 1 + 2: Thực hành: - Y/c hs luyện gõ thêm bài T1 (Trang 84 + 85). - Quan sát hướng dẫn học sinh thực hành. - Nhận xét quá trình thực hành. - Yêu cầu hs gõ thêm các bài thơ có chứa dấu sắc, huyền, nặng. - Giáo viên quan sát và hướng dẫn hs thực hành. - Nhận xét buổi thực hành. - Chú ý lắng nghe. - Thực hành dưới sự hướng dẫn của gv. - Chú ý lắng nghe + rút kinh nghiệm. - Chú ý lắng nghe. - Thực hành dưới sự hướng dẫn của gv. - Chú ý lắng nghe. IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: - Yêu cầu hs nắm được quy tắc gõ dấu sắc, huyền, nặng. - Về nhà học bài và đọc trước bài "Dấu hỏi, dấu ngã". Tuần 27: Bài 5: DẤU HỎI, DẤU NGÃ. I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này các em có khả năng: - Hiểu quy tắc gõ các dấu hỏi, dấu ngã. - Vận dụng vào gõ đoạn văn bản chứa các dấu hỏi, ngã. - Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình thực hành. Các Lớp Ngày Thực Hiện Số Tiết 3A 2 3B 2 3C 2 3D 2 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Giáo án, bảng, phấn, thước, máy tính. - Hs: Sách giáo khoa, vở, máy tính. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. TỔ CHỨC ỔN ĐỊNH LỚP: 2. KIỂM TRA BÀI CŨ: 3. BÀI MỚI:
Tài liệu đính kèm: