Giáo án Tin học 3 - Học kỳ 2 - Mai Thị Cẩm Hằng

Giáo án Tin học 3 - Học kỳ 2 - Mai Thị Cẩm Hằng

BÀI 2: GÕ CÁC CHỮ Ă, Â, Ê, Ô, Ơ, Ư, Đ

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

- Học sinh biết được sự cần thiết phải có phần mềm gõ chữ Việt.

- Học sinh biết cách gõ các chữ đặc trưng của tiếng Việt nhờ phần mềm Unikey.

- Học sinh biết cách gõ các từ có mang dấu: ă, â, ê, ô, ơ, ư, đ.

 2. Kĩ năng:

- Học sinh luyện gõ văn bản theo quy tắc gõ mười ngón tay.

- Biết cách khởi động phần mềm soạn thảo văn bản.

 3. Thái độ:

- Giáo dục tính chăm chỉ, tạo hứng thú cho môn học.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Giáo án, phòng máy, sgk.

- Học sinh: đủ dụng cụ học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

docx 49 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 07/07/2022 Lượt xem 435Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học 3 - Học kỳ 2 - Mai Thị Cẩm Hằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần:19	Ngày soạn:..
	Tiết:37,38	Ngày dạy:
CHƯƠNG 3: EM TẬP SOẠN THẢO
BÀI 1: BƯỚC ĐẦU SOẠN THẢO 
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: 
- Học sinh làm quen với khái niệm soạn thảo văn bản (gọi tắt là soạn thảo).
- Nắm được những tính năng ưu việt của máy tính trong công việc soạn thảo.
- Biết nhận diện giao diện làm việc của Word, con trỏ soạn thảo và một số phím có chức năng đặc biệt trong soạn thảo cũng như cách sử dụng chúng.
 2. Kĩ năng: 
- Học sinh biết khởi động phần mềm soạn thảo văn bản word.
- Học sinh biết gõ chữ thường không dấu.
 3. Thái độ:
- Qua bài học giúp các em yêu thích môn học hơn.
- Rèn tính cẩn thận, phát triển tư duy.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, SGK, phòng máy.
- Học sinh: đủ dụng cụ học tập. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
4ph
1ph
10ph
5ph
15ph
33ph
2ph
Tiết 1:
1. Kiểm tra bài cũ:
 - Ổn định lớp.
 - Kiểm tra vở.
2. Bài mới:
 - Trong chương này các em sẽ học soạn thảo bằng phần mềm soạn thảo Word.
 - Word là phần mềm soạn thảo được dùng phổ biến tại Việt Nam.
3. Các hoạt động:
a. Hoạt động 1: Giáo viên đặt vấn đề:
 - Các em đã soạn thảo bao giờ chưa? Hằng ngày, các em chép bài trên lớp, làm bài tập ở nhà, viết báo tường, viết thư cho bạn,... Như thế là các em đã soạn thảo văn bản rồi!
 - Em có bao giờ sử dụng bàn phím để gõ chữ không? Nếu có, đó chính là thao tác soạn thảo trên máy tính. Bây giờ các em sẽ tập soạn thảo văn bản chữ Việt trên máy tính.
 - Vậy làm thế nào để ta có thể soạn thảo được?
- Vậy mở Word như thế nào?
b. Hoạt động 2: Phần mềm soạn thảo:
- Để khởi động Word ta nháy đúp chuột (nháy chuột nhanh hai lần liên tiếp) lên biểu tượng trên màn hình nền.
- Vùng trắng lớn ở giữa là vùng soạn thảo. Nội dung soạn thảo sẽ xuất hiện trong vùng này.
- Trên vùng soạn thảo có một vạch đứng nhấp nháy, đó là con trỏ soạn thảo.
c. Hoạt động 3: Soạn thảo
- Gõ các chữ hay kí hiệu từ bàn phím.
 - Nhấn phím Enter để xuống dòng .
- Nhấn các phím mũi tên để di chuyển con trỏ soạn thảo trong văn bản: sang phải (ð), sang trái (ï), lên trên (ñ), xuống dưới (ò). 
- Khi gõ xong một chữ ta nhấn phím cách. 
 - Soạn thảo trên máy tính có khác gì so với soạn thảo văn bản thông thường ta vẫn làm như viết thư, viết bài không?
 - Trong một đoạn văn bản, word tự động xuống dòng khi con trỏ soạn thảo sát lề phải, không còn chỗ cho chữ mới được gõ vào.
 -> Giáo viên thao tác mẫu
-> Gọi Hs lên máy thực hiện 
Tiết 2: 
d. Hoạt động 4: Thực hành:
- Hướng dẫn học sinh làm bài thực hành T4, T5 của SGK trang 77,78.
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập B1, B2, B3 của SGK trang 78.
 - Quan sát thao tác của học sinh để kịp thời khắc phục các thao tác sai.
- Hát.
- Lắng nghe.
- Một vài học sinh trả lời.
- Một vài học sinh trả lời.
- Thảo luận nhóm – trả lời: phải mở Word.
- Lắng nghe - ghi bài.
- Học sinh nhắc lại: gõ các chữ hay kí hiệu từ bàn phím.
- Lắng nghe.
- Thảo luận nhóm – trả lời.
- Lắng nghe.
- Quan sát
- Lên thực hiện, lớp quan sát
Tiến hành thực hành
Tiến hành làm bài tập
IV. Củng cố - dặn dò: 
 - Tóm tắt lại bài.
 - Chú ý: Thao tác khởi động word. Nháy chuột hai lần liên tiếp nhưng phải nháy nhanh tay. 
 - Con trỏ soạn thảo cho ta biết vị trí kí tự cần đánh vào.
- Xem trước bài Chữ hoa.
- Nhận xét.
----------˜˜&™™---------
Tuần:20	Ngày soạn:
Tiết:39,40	Ngày dạy:.	
BÀI 2: GÕ CÁC CHỮ Ă, Â, Ê, Ô, Ơ, Ư, Đ
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: 
- Học sinh biết được sự cần thiết phải có phần mềm gõ chữ Việt.
- Học sinh biết cách gõ các chữ đặc trưng của tiếng Việt nhờ phần mềm Unikey.
- Học sinh biết cách gõ các từ có mang dấu: ă, â, ê, ô, ơ, ư, đ.
 2. Kĩ năng: 
- Học sinh luyện gõ văn bản theo quy tắc gõ mười ngón tay.
- Biết cách khởi động phần mềm soạn thảo văn bản.
 3. Thái độ:
- Giáo dục tính chăm chỉ, tạo hứng thú cho môn học.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, phòng máy, sgk.
- Học sinh: đủ dụng cụ học tập. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Tiết 1: 
1. Kiểm tra bài cũ:
 - Để soạn thảo văn bản em dùng phần mềm gì?
 - Cách khởi động phần mềm soạn thảo văn bản Word.
 - Nhận xét .
2. Bài mới:
 Ta đã biết được một số phím đặc biệt trên bàn phím rồi. Hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các em cách gõ các chữ có mang dấu chưa có dấu thanh.
3. Các hoạt động:
a. Hoạt động 1: Yêu cầu học sinh: 
 - Học sinh quan sát bàn phím sau đó bảo 2 học sinh tìm trên bàn phím các chữ đặc trưng của tiếng Việt như â, ư..
 - Tiếp tục tìm hiểu và liệt kê các chữ khác của tiếng Việt không thể gõ được từ bàn phím.
* Bàn phím MT được chuẩn hóa và chế tạo không phải cho mục đích gõ chữ Việt vì không có đủ phím cho các nguyên âm tiếng Việt và các dấu thanh. Vậy muốn gõ được chữ Việt cần có phần mềm hỗ trợ. 
 - HS lên bảng liệt kê các từ không thể gõ từ bàn phím.
b. Hoạt động 2: Gõ chữ Việt theo kiểu Telex
1* Gõ các chữ thường ă, â, ê, ô, ơ, ư, đ:
 Muốn gõ các chữ thường ă, â, ê, ô, ơ, ư, đ em gõ theo quy tắc ở bảng sau:
Để có chữ 
Â
ê
ô
đ
ă
ơ
ư
 Em gõ
Aa
ee
oo
dd
aw
ow
uw
Ví dụ: Để gõ hai chữ: đêm trăng, em gõ như sau:
 ddeem trawng
-> Gv gõ mẫu Btập T1/83.
- Gọi học sinh lên máy gõ các từ: Xôn xao, Lên nương, Âu Cơ, Thăng Long, Cô tiên, Đi chơi.
2* Gõ các chữ hoa Ă, Â, Ê, Ô, Ơ, Ư, Đ
 Muốn gõ các chữ hoa Ă, Â, Ê, Ô, Ơ, Ư, Đ em gõ chữ hoa theo quy tắc .
Để có chữ 
Â
Ê
Ô
Đ
Ă
Ơ
Ư
 Em gõ
AA
EE
OO
DD
AW
OW
UW
Ví dụ: Để gõ chữ MƯA XUÂN em gõ như sau:
 MUWA XUAAN
-> Gọi HS gõ mẫu Btập T3/84
Tiết 2:
c. Hoạt động 3: Thực hành
- Gọi học sinh nhắc lại quy tắc gõ các chữ cái đặc trưng.
- Hướng dẫn HS làm bài tập B1, B2 của sgk trang 85.
- Hướng dẫn HS làm bài thực hành T2, T4/ tr83-84.
 - Quan sát thao tác của học sinh để kịp thời khắc phục các thao tác sai.
- Là phần mềm Word.
- Nhắp 2 lần chuột lên biều tượng của Word trên màn hình.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Học sinh không tìm thấy.
- Thảo luận – trả lời, ghi vở những từ liệt kê.
- ă, â, ê, ô, ơ, ư, đ
- Ghi vở.
- Xem ví dụ. 
- quan sát 
- lên gõ.
- Ghi bài.
- Gọi HS lên viết
- Nhắc lại
- Làm bài
- Thực hành
- Lắng nghe.
4. Củng cố - dặn dò: 
 - Xem lại bài học.
 - Xem trước bài mới.
 - Nhận xét
 .----------˜˜&™™---------
Tuần:21	 Ngày soạn:
Tiết:41,42	 	Ngày dạy:.	
Bài 3: Gõ các dấu sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng (Tiết 1)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức – kĩ năng
- Biết cách gõ các dấu “sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng” theo kiểu gõ Telex hoặc Vni. Soạn được một đoạn văn bản tiếng Việt có dấu.
2. Năng lực
- HS tự giác hoàn thành công việc được giao đúng hẹn.
3. Phẩm chất
- HS chủ động, tự tin trong các tình huống học tập.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: Giáo án, phòng máy, phần mềm Word.
2. Học sinh: SGK, vở ghi bài.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ :
- Em hãy cách gõ các chữ tiếng Việt theo kiểu gõ Vni.
- Em hãy soạn thảo một đoạn văn bản ngắn vào word theo kiểu gõ Vni.
2. Giới thiệu bài mới: 
a. Gõ dấu thanh theo kiểu gõ Telex :
- Học sinh trao đổi với bạn học tìm xem trên bàn phím có các kí tự để gõ các dấu “sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng” hay không?
- GV hướng dẫn học sinh gõ dấu theo kiểu gõ Telex.
+ Khởi động Unikey. 
+ Chọn kiểu gõ Telex trong Unikey.
* Cách gõ dấu thanh theo kiểu gõ Telex:
Dấu cần gõ
Phím gõ
Ví dụ
Sắc
S
cas→ cá
Huyền
F
caf→ cà
Hỏi
R
car→ cả
Ngã
X
cax→ cã
Nặng
J
caj→cạ
- Học sinh gõ một số từ sau bằng kiểu gõ Telex: “ sóng sánh, lấp lánh, chóng vánh, lầm lì, bả lả, kể lể, nhõng nhẽo, lẽo đẽo, lịch bịch, lạch bạch”.
- Học sinh thực hành thao tác gõ Telex các từ trên.
- GV nhận xét cách gõ của học sinh. Nhận xét bài làm của học sinh.
- Cho HS quan sát bài làm của một vài bạn làm tốt.
- HS lắng nghe, trả lời câu hỏi.
- HS trao đổi, thảo luận.
- HS lắng nghe 
- Vừa nghe giảng vừa thực hành trên máy.
.
- Quan sát giáo viên làm mẫu.
- Vừa nghe giảng vừa thực hành trên máy.
- Quan sát giáo viên làm mẫu.
- Vừa nghe giảng vừa thực hành trên máy.
IV. Củng cố, dặn dò
- Tóm tắt nội dung bài học: Khái quát cách mở phần mềm Unikey. Cách gõ dấu thanh theo kiểu gõ Telex.
- Ghi nhớ thao tác thực hiện. Chuẩn bị bài mới.
Tuần:21	Ngày soạn:
Tiết:43,44	 Ngày dạy:.	
Bài 4: Chọn phông chữ, cỡ chữ (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức – kĩ năng:
- Biết cách chọn được phông chữ, cỡ chữ khi soạn thảo văn bản.
- Nắm được các bước thao tác chỉnh sửa phông chữ, cỡ chữ. Vận dụng được vào bài soạn thảo và biết cách chỉnh sửa phông chữ, cỡ chữ phù hợp.
2. Năng lực:
- Hs chủ động khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
3. Phẩm chất:
- Hs chủ động tự tin trong các tình huống học tập và rèn luyện.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: Giáo án, phòng máy, phần mềm Word.
2. Học sinh: SGK, vở ghi bài
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Bài cũ :
- Em hãy cách gõ các dấu thanh theo kiểu gõ Vni (Telex).
- Em hãy soạn thảo một đoạn văn bản ngắn vào word theo kiểu gõ Vni (Telex).
2. Các hoạt động: 
a. Hoạt động 1 :
- Học sinh trao đổi với bạn học và nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa hai đoạn văn bản sau:
- HS nhận xét.
- GV nhận xét chung.
b. Hoạt động 2 “chọn phông chữ, cỡ chữ” :
- GV hướng dẫn học sinh xác định vị trí các nút lệnh chọn phông chữ, cõ chữ trên thẻ Home.
- GV nhận xét chung kết quả thực hành của cả lớp.
Chọn cỡ chữ
Chọn phông chữ
- HS làm bài tập 2.b trang 73 SGK.
- HS nhận xét kết quả của bạn. GV nhận xét.
c. Hoạt động 3 “ thay đổi phông chữ, cỡ chữ cho một phần văn bản”:
- GV hướng dấn học sinh thay đổi phông chữ, cỡ chữ cho một phần văn bản theo các bước sau:
+ Bước 1: Chọn phần văn bản cần điểu chỉnh bằng cách đưa con trỏ đến đầu phần văn bản, nhấn giữ nút trái chuột, kéo đến cuối phần văn bản rồi thả nút chuột.
+ Bước 2: Chọn tiếp phông chữ, cỡ chữ,... Khi đó cả phần văn bản đã chọn được điều chỉnh theo ý muốn.
- GV cho học sinh soạn thảo một đoạn văn bản ngắn.
- HS tiến hành thay đổi phông chữ, cỡ chũ cho đoạn văn bản vừa soạn.
- GV cho các bạn quan sát một vài bạn có kết quả làm bài tốt.
- Nhận xét.
- HS lắng nghe, trả lời câu hỏi.
- HS trao đổi, thảo luận.
- HS lắng nghe 
- Vừa nghe giảng vừa thực hành trên máy.
.
- Quan sát giáo viên làm mẫu.
- Vừa nghe giảng vừa thực hành trên máy.
- Quan sát giáo viên làm mẫu.
- Vừ ... ới các bạn trong lớp.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: Giáo án, phòng máy, phần mềm PowerPoint.
2. Học sinh: SGK, vở ghi bài.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ :
- Em hãy bổ sung thông tin vào trang trình chiếu sẵn có.
- Nhận xét.
2. Các hoạt động: 
a. Thao tác trình chiếu :
- GV hướng dẫn HS thao tác trình chiếu nội dung:
+ Bước 1: Chọn thẻ Slide show rồi chọn . 
Nội dung trang trình chiếu sẽ hiện toàn màn hình.
+ Bước 2: Nhấn phím → trên bàn phím để chuyển sang trang sau, phím ← để lùi lại trang trước.
* Em nhấn phím F5 để trình chiếu từ trang đầu tiên. Nhấn chọn Shift + F5 để bắt đầu trình chiếu từ trang được chọn. Nhấn phím Esc để tắt chế độ trình chiếu.
- HS thực hành.
- Gv nhận xét chung.
b. Tìm hiểu về hoạt động thuyết trình với bài trình chiếu:
- GV hướng dẫn hs chuẩn bị thiết bị trình chiếu.
+ Em có thể dùng máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay để thuyết trình trươc 1 nhóm người nghe.
+ Nếu người nghe nhiều hơn, em cần phóng to nôi dung trình chiếu, khi đó em cần sử dụng máy chiếu có kết nối với máy tính. Thầy/cô sẽ giúp em thực hiện công việc này.
- GV hướng dẫn hs các bước thuyết trình.
+ Bước 1: Em giới thiệu ngắn gọn về chủ đề thuyết trình.
+ Bước 2: Thuyết trình nội dung theo từng trang trình chiếu.
+ Bước 3: Em hãy nêu kết luận cần nhấn mạnh trong chủ đề trươc khi kết thục bài thuyết trình.
 - HS thực hành.
- GV quan sát, nhận xét.
- HS lắng nghe.
- Hs thực hành.
- Vừa nghe giảng vừa thực hành trên máy.
- Quan sát giáo viên làm mẫu.
- Vừa nghe giảng vừa thực hành trên máy.
- Quan sát giáo viên làm mẫu.
- Vừa nghe giảng vừa thực hành trên máy.
- Lắng nghe.
IV. Củng cố, dặn dò:
- Tóm tắt nội dung bài học
- Ghi nhớ thao tác thực hiện. Chuẩn bị bài mới.
Bài 5: Sử dụng bài trình chiếu để thuyết trình (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức – kĩ năng:
- Trình bày được nội dung các trang trình chiếu trước thầy/cô giáo và các bạn.
- Học sinh nắm được các thao tác để trình chiếu từ trang đầu tiên và cách trình chiếu từ trang đã chọn. Thành thạo các thao tác tới lui trên trang trình chiếu.
2. Năng lực:
- Hs tích cực, tự giác hoàn hành công việc được giao đúng hẹn.
3. Phẩm chất:
- Hs tự tin trong giao tiếp, ứng xử với các bạn trong lớp.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: Giáo án, phòng máy, phần mềm PowerPoint.
2. Học sinh: SGK, vở ghi bài.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ :
- Em hãy nêu và thực hành thao tác trình chiếu.
- Nhận xét.
2. Các hoạt động: 
a. Nhắc lại thao tác trình chiếu :
- GV nhắc lại thao tác trình chiếu nội dung:
+ Bước 1: Chọn thẻ Slide show rồi chọn . Nội dung trang trình chiếu sẽ hiện toàn màn hình.
+ Bước 2: Nhấn phím → trên bàn phím để chuyển sang trang sau, phím ← để lùi lại trang trước.
* Em nhấn phím F5 để trình chiếu từ trang đầu tiên. Nhấn chọn Shift + F5 để bắt đầu trình chiếu từ trang được chọn. Nhấn phím Esc để tắt chế độ trình chiếu.
- HS thực hành.
- Gv nhận xét chung.
b. Hoạt động thực hành:
- GV hướng dẫn hs thuyết trình bài trình chiếu “Cây và hoa”.
+ Em nêu chủ đề.
+ Thuyết trình nội dung: thuyết trình theo từng trang. Nêu các thông tin mở rộng xung quanh chủ đề. Kết hợp nét mặt, cử chỉ, điệu bộ để tăng lực hấp dẫn.
+ Kết luận. (nhấn mạnh bài thuyết trình).
- HS thực hành.
- GV quan sát, nhận xét.
c. Hoạt động thực hành:
- HS thành lập nhóm, trao đổi và soạn bài trình chiếu có chủ đề “ giới thiệu các thành viên trong nhóm”.
- Yêu cầu mối thành viên trong nhóm phải tự tạo một trang trình chiếu về bản thân.
- Từng thành viên lên thuyết trình về bản thân mình.
- HS thực hành.
- GV quan sát, nhận xét.
- HS lắng nghe.
- Hs thực hành.
- Vừa nghe giảng vừa thực hành trên máy.
- Quan sát giáo viên làm mẫu.
- Vừa nghe giảng vừa thực hành trên máy.
- Quan sát giáo viên làm mẫu.
- Vừa nghe giảng vừa thực hành trên máy.
- Lắng nghe.
IV. Củng cố, dặn dò:
- Tóm tắt nội dung bài học
- Ghi nhớ thao tác thực hiện. Chuẩn bị bài mới.
----------˜˜&™™---------
	Tuần:33	Ngày soạn:	
	Tiết:65,66	Ngày dạy:	
Luyện toán với phần mềm Tux of math command (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức – kĩ năng:
- Rèn luyện tư duy, cách làm toán nhanh.
- Học sinh nắm được các thao tác trong phần mềm, nắm rõ luật chơi. Rèn luyện kỹ năng làm toán thông qua các trò chơi.
2. Năng lực:
- Hs tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập để điều chỉnh việc học.
3. Phẩm chất:
- Hs luôn nỗ lực, có trách nhiệm trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học: 
1. Giáo viên: Giáo án, phòng máy, phần mềm Tux of Math command.
2. Học sinh: SGK, vở ghi bài.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động :
+ Nhắc lại kiến thức cũ: 
- Để trình chiếu từ trang đầu tiên, em nhấn ...... (1)?
- Để bắt đầu trình chiếu từ trang đã chọn, em nhấn ...(2)...?
- Nhận xét.
- GV giới thiệu bài mới:
- GV giới thiệu trò chơi Tux of Math command:
2. Các hoạt động: 
A: khởi động phần mềm.
- Yêu cầu học sinh đọc hoạt động 1.
- HS nêu cách khởi động phần mềm.
- GV chốt. Hướng dẫn HS khởi động.
- Yêu cầu học sinh khởi động phần mềm theo hướng dẫn:
+ Nháy đúp chuột lên biểu tượng 	 của phần mềm Tux of Math Command trên màn hình nền. Màn hình khởi động của phần mềm
-	 : Chế độ 1 người chơi.
-	 : Chế độ chơi cùng với bạn.
B : Chọn Trò Chơi
- GV hướng dẫn học sinh chọn trò chơi.
Từ màn hình chính, em nháy chọn vào 
để chọn chế độ chơi một mình. Màn hình danh sách trò chơi được hiện ra.
Danh sách trò chơi.
Quay về màn hình chính
- Nháy chuột vào 
Để vào danh sách trò chơi liên quan đến biểu thức và số học.
- HS trả lời.
- (1): Phím F5
- (2): tổ hợp phím Shift + F5
- Hs nhận xét.
- HS lắng nghe.
- 2 HS đọc yêu cầu.
- 1 HS nêu.
- HS lắng nghe, thực hiện theo hướng dẫn.
.
- HS lắng nghe, thực hiện theo hướng dẫn.
IV. Củng cố, dặn dò:
- Đọc phần ghi nhớ SGK.
- Xem lại nội dung bài đã học. Đọc bài đọc thêm trang 111 SGK.
- Chuẩn bị cho tiết ôn tập Học kỳ II. 	
Luyện toán với phần mềm Tux of math command (tiết 2)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức – kĩ năng:
- Rèn luyện tư duy, cách làm toán nhanh.
- Học sinh nắm được các thao tác trong phần mềm, nắm rõ luật chơi. Rèn luyện kỹ năng làm toán thông qua các trò chơi.
2. Năng lực:
- Hs tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập để điều chỉnh việc học.
3. Phẩm chất:
- Hs luôn nỗ lực, có trách nhiệm trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học: 
1. Giáo viên: Giáo án, phòng máy, phần mềm Tux of Math command.
2. Học sinh: SGK, vở ghi bài.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động :
+ Nhắc lại kiến thức cũ: 
- Để trình chiếu từ trang đầu tiên, em nhấn ...... (1)?
- Để bắt đầu trình chiếu từ trang đã chọn, em nhấn ...(2)...?
- Nhận xét.
- GV nhắc lại các bước ở tiết 1trò chơi Tux of Math command:
2. Các hoạt động: 
C: cách chơi.
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin, tìm ra cách chơi.
- HS phát biểu cách chơi.
- Gọi HS nhận xét.
+ GV chốt, hướng dẫn lại cách chơi.
- Sau khi nháy Math command Training Academy
- Tiếp theo nháy chọn trong danh sách chủ đề trò chơi để bắt đầu.
Bước 1: Quan sát các biểu thức toán học, được hiện ra. Suy nghĩ và gõ kết quả của biểu thức được hiện ra màn hình.
Các thiên thạch là các biểu thức
Các chú chim cánh cụt đang được bảo vệ
Vị trí hiện thị kết quả của biểu thức mà em đã nhập.
Bước 2: Nhấn phím Enter để điển kết quả của biểu thức, đồng thời phá hủy thiên thạch.
Màn chơi
Số thiên thạch còn lại
Số điểm
Nếu bạn chơi giỏi, em sẽ là người chiến thắng. Màn hình sẽ thông báo em đã chiến thắng xuất hiện.
3 : Hoạt động thực hành.
- Cho HS thực hành.
- Giúp đỡ HS yếu.
- GV yêu cầu học sinh luân phiên chơi, sau đó so sánh kết quả xem ai điểm cao?
- Yêu Cầu báo cáo kết quả với GV.
- Gv tổng kết bài.
- HS trả lời.
- (1): Phím F5
- (2): tổ hợp phím Shift + F5
- Hs nhận xét.
- HS lắng nghe
- HS đọc.
- 2 HS phát biểu.
- Hs nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS thực hành theo yêu cầu.
- HS báo cáo.
IV. Củng cố, dặn dò
- Đọc phần ghi nhớ SGK.
- Xem lại nội dung bài đã học. Đọc bài đọc thêm trang 111 SGK.
- Chuẩn bị cho tiết ôn tập Học kỳ II. 
Tuần:34	Ngay soạn:	
Tiết:67,68	Ngày dạy:	
ÔN TẬP HỌC KỲ II 
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: 
- Củng cố lại những gì đã học.
 2. Kĩ năng: 
- Củng cố kiến thức có hệ thống, logic.
 3. Thái độ:
- Giáo dục tính chăm chỉ, cẩn thận, khả năng tổng hợp kiến thức.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, phòng máy, sách giáo khoa.
- Học sinh: Sách vở ghi chép, học bài cũ, đủ dụng cụ học tập. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Tiết 1
1. Bài cũ:
- Ổn định lớp.
- Gọi HS nhắc lại qui tắc gõ chữ có dấu thanh.
- Để gõ dấu hỏi, dấu ngã em gõ như thế nào? .
- Họi HS lên gõ vài từ có dấu hỏi, dấu ngã .
- Nhận xét.
2. Bài mới:
 Để chuẩn bị cho việc thi học kỳ II, cô sẽ hướng dẫn các em ôn tập lại toàn bộ chương trình của học kỳ II.
3. các hoạt động:
a. Hoạt động 1: Chương 3:
- Em tập soạn thảo văn bản trong phần mềm nào?.
- Đưa các câu hỏi liên quan để HS có thể tự nhớ lại những kiến thức cũ về: cách mở/đóng phần mềm, cách xoá chữ, cách gõ các kí hiệu đặc biệt, cách viết chữ hoa, qui tắc gõ chữ tiếng Việt có dấu theo kiểu Telex.
 - Nhận xét, bổ sung câu trả lời của HS.
b. Hoạt động 2: Chương 4:
-Trình chiếu phần mềm gì?
- Đưa các câu hỏi liên quan để HS có thể tự nhớ lại những kiến thức cũ về: cách mở/đóng phần mềm,thay đổi bố cục,cách gõ chữ,căn lề,sử dụng trang chiếu để thuyết trình
- Nhận xét, bổ sung câu trả lời của HS.
Tiết 2
c. Hoạt động 3: Thực hành
* Khởi động phần mềm word, bằng các kiến thức đã được học trong chương 3, em hãy vận dụng để soạn thảo văn bản bài thơ lớp 3 đã học. 
* Khởi động phần mềm PowerPoint, bằng các kiến thức đã được học trong chương 4, em hãy vận dụng thiết kế bài trình chiếu trang 94 .
- Trả lời.
- HS lên máy thực hành.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- PM Paint.
- Tô màu, vẽ đ.thẳng, đ.cong...
- Nhắc lại.
.
- PM Word.
- Trả lời các câu hỏi liên quan, để có thể tự nhớ lại các kiến thức đã học.
- Thực hành theo yêu cầu.
- Thực hành theo yêu cầu.
IV. Củng cố - dặn dò: 
- Chốt lại các kiến thức cơ bản
- Nhận xét buổi ôn tập.
- Dặn HS về nhà ôn bài, tiết sau làm bài kiểm tra cuối năm.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_3_hoc_ky_2_mai_thi_cam_hang.docx