Giáo án Tin học 3 - Tuần 1 - Năm học 2019-2020

Giáo án Tin học 3 - Tuần 1 - Năm học 2019-2020

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 - Học sinh gọi tên các bộ phận của máy tính;

 - Biết các chức năng cơ bản của các bộ phận máy tính;

 - Nhận biết được một số loại máy tính thường gặp;

- Biết máy tính có thể giúp em học tập, giải trí, liên lạc với mọi người.

 2. Kỹ năng:

- Bước đầu hình thành, luyện cho học sinh kĩ năng làm quen với máy tính.

 3.Thái độ:

- Hào hứng trong bước đầu làm quen với máy tính.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Tranh, ảnh của máy tính xách tay và máy tính để bàn, máy tính bảng.

- Học sinh: tập, sgk, bút, đầy đủ dụng cụ học tập.

 

doc 8 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 07/07/2022 Lượt xem 319Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 3 - Tuần 1 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 01
LỚP 3:	 Ngày soạn: 09/09/2019
Chủ đề 1: LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH
BÀI 1: NGƯỜI BẠN MỚI CỦA EM (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
 - Học sinh gọi tên các bộ phận của máy tính;
	- Biết các chức năng cơ bản của các bộ phận máy tính;
	- Nhận biết được một số loại máy tính thường gặp;
- Biết máy tính có thể giúp em học tập, giải trí, liên lạc với mọi người.
 2. Kỹ năng:
- Bước đầu hình thành, luyện cho học sinh kĩ năng làm quen với máy tính.
 3.Thái độ: 
- Hào hứng trong bước đầu làm quen với máy tính.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Tranh, ảnh của máy tính xách tay và máy tính để bàn, máy tính bảng.
- Học sinh: tập, sgk, bút, đầy đủ dụng cụ học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
1’
32’
12’
8’
4’
10’
4’
1’
1. Ổn định lớp.
2. Bài mới: 
 - Giới thiệu bài: Bắt đầu từ lớp ba các em sẽ làm quen với một môn học mới. Môn học mới này có tên là “Tin Học”. Môn học này sẽ theo các em tới các cấp học sau này.
 - Cho học sinh nêu lên hiểu biết của mình về máy tính (qua các phương tiện truyền thông)
3. Các hoạt động:
A. Các hoạt động cơ bản:
A.1. Các bộ phận của máy tính: 
- Đọc thông tin về máy tính để bàn ở sgk, trao đổi với bạn về những điều em biết(hoạt động nhóm đôi hoặc ba) ?
- Gv nhận xét, kết luận: Máy tính để bàn gồm có bốn bộ phận: Màn hình máy tính, thân máy tính, chuột máy tính, bàn phím máy tính.
- Em hãy thảo luận và cho biết chức năng của từng bộ phận máy tính?
- Gv nhận xét, kết luận: 
+ Màn hình máy tính là nơi hiện thị kết quả làm việc của máy tính.
+ Thân máy tính là hộp chứa nhiều chi tiết tinh vi, trong đó có bộ xử lí được ví như bộ não, điều khiển mọi hoạt động của máy tính.
+ Bàn phím máy tính gồm nhiều phím. Khi gõ các phím, ta gửi tín hiệu vào máy tính.
+ Chuột máy tính giúp em điều khiển máy tính thuận tiện hơn.
A.2. Một số máy tính thường gặp:
- Em hãy thảo luận với bạn và cho biết: Ngoài máy tính để bàn thì còn những loại máy tính nào?
- Nhận xét, đánh giá: Có 3 loại máy tính cơ bản. 
+ Máy tính để bàn.
+ Máy tính xách tay: Bàn phím gắn liền với thân máy, để sử dụng chuột máy tính thì ta di chuyển ngón tay lên vùng cảm ứng chuột (Touchpad).
+ Máy tính bảng: Màn hình gắn liền với thân máy, không có bàn phím và chuột tách rời. Thay gi dùng chuột, em chỉ cần chạm nhẹ lên màn hình. Khi cần người dùng có thể điều khiển để bàn phím hiển thị trên màn hình.
B. Hoạt động thực hành:
BT1. Sgk trang 8
- Gv mở WordPad.
- Quan sát, hướng dẫn học sinh thực hành. (Hoạt động nhóm đôi hoặc ba)
- Nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố 
- Em hãy cho biết có mấy loại máy tính cơ bản, kể tên?
- Máy tính để bàn có các bộ phận nào? Chức năng của từng bộ phận?
- Máy tính bảng có bàn phím không? 
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài thực hành tiếp theo.
- Văn nghệ, báo sĩ số lớp.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
Phát biểu về những hiểu biết của mình.
- Thảo luận và trả lời.
Lắng nghe.
- Thảo luận và trả lời.
Lắng nghe.
- Thảo luận nhóm đôi hoặc ba và trả lời.
Lắng nghe.
Vài học sinh nhắc lại.
Đọc đề, xác định yêu cầu.
Thực hành, trả lời khi đã quan sát.
Lần lượt học sinh trả lời.
Nhận xét.
Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
Lắng nghe.
.........................................................................
Tiết 2 	
Chủ đề 1: LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH
BÀI 1: NGƯỜI BẠN MỚI CỦA EM (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
 - Học sinh gọi tên các bộ phận của máy tính;
	- Biết các chức năng cơ bản của các bộ phận máy tính;
	- Nhận biết được một số loại máy tính thường gặp;
- Biết máy tính có thể giúp em học tập, giải trí, liên lạc với mọi người.
 2. Kỹ năng:
- Bước đầu hình thành, luyện cho học sinh kĩ năng làm quen với máy tính.
 3.Thái độ: 
- Hào hứng trong bước đầu làm quen với máy tính.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Tranh, ảnh của máy tính xách tay và máy tính để bàn, máy tính bảng.
- Học sinh: Tập, sgk, bút, đầy đủ dụng cụ học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
4’
30’
1’
29’
7’
8’
8’
6’
4’
1’
Bài cũ:
Ổn định lớp.
- Kiểm tra bài cũ:
Em hãy các bộ phận của máy tính để bàn?
Em cho biết có mấy loại máy tính cơ bản, kể tên?
- Gv nhận xét, kết luận.
2. Bài mới: 
 - Giới thiệu bài: Tiết học trước, các em đã tập làm quen với máy tính. Hôm nay, chúng ta học tiếp “BÀI 1. NGƯỜI BẠN MỚI CỦA EM (TIẾT 2).
3. Các hoạt động:
B. Hoạt động thực hành:
B.2.BT2. Sgk trang 8
- Y/c bài 2: Đánh dấu X vào trước câu đúng.
- Máy tính xách tay
 Không có thân máy. 
 Có thân máy, thân máy được gắn phía dưới bàn phím.
- Nhận xét, đánh giá: Đáp án đúng là “Có thân máy, thân máy được gắn phía dưới bàn phím.”
- Máy tính bảng
 Không có bàn phím. 
 Có bàn phím, khi cần dùng bàn phím, người dùng điều chỉnh để bàn phím hiển thị trên màn hình.
- Nhận xét, đánh giá: Đáp án đúng là “Có bàn phím, khi cần dùng bàn phím, người dùng điều chỉnh để bàn phím hiển thị trên màn hình.”
B.3.BT3. Sgk trang 9
- Y/c BT3: Nối ô ở cột trái với ô ở cột phải để được câu đúng. So sánh kết quả với bạn.
- Quan sát, theo dõi học sinh làm bài.
- Nhận xét, đánh giá:
+ Thân máy tính là hộp chứa nhiều chi tiết tinh vi, trong đó có bộ xử lí của máy tính.
+ Màn hình máy tính là nơi hiển thị kết quả làm việc của máy tính.
+ Bàn phím máy tính có nhiều phím. Khi gõ các phím ta gửi tín hiệu vào máy tính.
+ Chuột máy tính dùng điều khiển máy tính thuận tiện và dễ dàng.
B.4.BT4. Sgk trang 9
- Y/c BT4: máy tính giúp em làm những công việc nào sau đây (nối máy tính với các hình tương ứng)?
- Hướng dần học sinh làm.
- Quan sát học sinh làm bài.
- Nhận xét, kết luận: Máy tính có thể giúp em các công việc như: xem phim, gửi thư, liên lạc với bạn bè, xem phim, nghe nhạc.
C. Hoạt động mở rộng, ứng dụng:
- Có 4 chiếc thẻ và 3 chiếc hộp: Em hãy phân loại và sắp xếp các thẻ ở trên vào các hộp bên dưới bằng cách điền số thứ tự của thẻ vào hộp. Hãy giải thích tại sao em sắp xếp như vậy?
- Cho học sinh hoạt động nhóm 2, 3 để làm. 
- Nhận xét, kết luận: 
+ Đưa tín hiệu vào: 3. Bàn phím, 4. Chuột;
+ Xử lí tín hiệu: 2. Thân máy;
+ Đưa tín hiệu ra: 1. Màn hình.
4. Củng cố 
- Em hãy cho biết có mấy loại máy tính cơ bản, kể tên?
- Máy tính để bàn có các bộ phận nào? Chức năng của từng bộ phận?
- Máy tính giúp em làm những công việc nào? 
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài, chép ghi nhớ, chuẩn bị “BÀI 2. BẮT ĐẦU LÀM VIỆC VỚI MÁY TÍNH”.
- Văn nghệ, báo sĩ số lớp.
- Trả lời.
- Nhận xét bạn.
- Lắng nghe.
Nhắc lại tựa bài.
Đọc đề, xác định yêu cầu.
Trả lời.
Nhận xét bạn.
Lắng nghe.
Lần lược các học sinh trả lời.
Nhận xét.
Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
Đọc đề, xác định yêu cầu.
Hoạt động nhóm đôi hoặc ba.
Nêu đáp án từng nhóm.
Nhận xét nhóm bạn.
Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
Đọc đề, xác định yêu cầu.
Đọc kết quả bài làm.
Nhận xét.
Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
Đọc đề, xác định yêu cầu.
Thảo luận nhóm.
Trình bày kết quả.
Nhận xét nhóm bạn.
Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
Trả lời. 
Nhận xét bạn mình.
Lắng nghe.
Đọc ghi nhớ ở sgk (nếu còn thời gian) 
Lắng nghe.
...........................................................................................
LỚP 4:
Tiết 1
Chủ đề 1: KHÁM PHÁ MÁY TÍNH.
Bài 1: NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
+ Học sinh nắm được các kiến thức, kĩ năng đã học về máy tính, thư mục, thư mục con. 
+ Học sinh nhận biết được các bộ phận của máy tính, biết cách tạo thư mục.
2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh kỹ năng nhận biết nhanh, chính xác các bộ phận của máy tính; kỹ năng tạo thư mục.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh say mê môn học; ưa tìm tòi khám phá chức năng của máy tính.
II. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- GV: Hình ảnh minh họa về máy tính xách tay và máy tính để bàn; màn hình, thân máy, chuột và bàn phím.
- HS: Bảng nhóm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
20’
1. Ổn định lớp: (1’) Học sinh ổn định. Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: Các bộ phận của máy tính
- GV yêu cầu học sinh đọc các bài tập 1a, 1b, 1c SGK - Tr7, 8 và sau đó làm cá nhân.
- Ở mỗi bài GV gọi HS đọc bài làm của mình, gọi HS khác nhận xét sau đó GV chốt ý.
- Nhận xét, chốt ý.
à Giúp HS ôn tập các kiến thức: Máy tính có 4 bộ phận chính: Thân máy, màn hình, chuột, bàn phím. 
- Y/c học sinh hoạt động nhóm 4, thảo luận nêu chức năng của từng bộ phận.
- Nhận xét, tuyên dương. Chốt ý
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe.
- Đọc yêu cầu và làm vào sách
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2: Các thao với thư mục
- Hướng dẫn học sinh cách tạo thư mục: Nháy chuột phải / New / Folder / gõ tên / Enter.
- GV làm mẫu tạo thư mục. 
- Yêu cầu học sinh nhắc lại.
- Gọi 2 - 3 HS làm mẫu
- Yêu cầu thực hiện nhóm đôi tạo thư mục có tên lớp, thư mục có tên mình và bạn ngồi cùng nhóm.
- Quan sát, sửa sai. Hướng dẫn lại những học sinh chưa thực hiện được
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhắc lại các bộ phận chính của máy tính và chức năng của từng bộ phận.
- Nhắc lại cách tạo thư mục.
- Tìm hiểu thêm thông tin về máy tính trên các phương tiện thông tin đại chúng như: báo chí, sách tin học, ...
- Học sinh lắng nghe và quan sát.
- Học sinh quan sát.
- 4 học sinh nhắc lại.
- Học sinh thực hiện. Quan sát, nhận xét.
- Học sinh thực hiện theo nhóm đôi.
Tiết 2
Chủ đề 1: KHÁM PHÁ MÁY TÍNH.
Bài 1: NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT (tt).
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học sinh thực hiện được các thao tác tạo thực mục; tạo được thư mục con trong thư mục có sẵn.
2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh kỹ năng nhận biết nhanh, chính xác các bộ phận của máy tính; kỹ năng tạo thư mục.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh say mê môn học; ưa tìm tòi khám phá chức năng của máy tính.
II. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- GV: Tạo thư mục KHOILOP4A
- HS: Bút chì.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
20’
1. Ổn định lớp: (1’) Học sinh ổn định. Kiểm tra sĩ số lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ: (3’) 
Em hãy tạo thư mục có tên KHOILOP4 ở ổ đĩa D.
- 1 hs thực hiện trên máy tính cá nhân của giáo viên. Học sinh quan sát và nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 1: Hoạt động thực hành
- HS ổn định lớp: hát
Bài tập 2: (SGK - 8) Em tạo thư mục LOP4A trên màn hình nền
- Yêu cầu HS làm các bài 2a, 2b. 
 - Ở mỗi bài GV kiểm tra kết quả của HS, gọi HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương, chốt ý.
- Bài tập 3a, 3b, 3c (SGK - 9) yêu cầu HS trao đổi với bạn ngồi chung máy tạo các thư mục sau:
- Thư mục KHOILOP4.
- Thư mục con của thư mục KHOILOP4 có tên lớp em (ví dụ LOP41; LOP42,)
- Trong thư mục lớp em, tạo thư mục con có tên em và tên một vài bạn trong lớp.
à Quan sát và kịp thời giúp đỡ, chỉ bảo các em gặp khó khăn khi tạo thư mục.
Bài tập 3d: (SGK - 9) 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 3d. 
- Yêu cầu HS làm cá nhân vào sách bằng bút chì (3ph)
- Gọi 2 - 3 HS đọc bài làm của mình.
- Yêu cầu HS khác nhận xét.
- GV nhận xét + tuyên dương
- Học sinh thực hiện theo nhóm đôi.
- Học sinh thực hiện cá nhân.
- Học sinh trả lời, lắng nghe và nhận xét.
- Học sinh lắng nghe.
- Làm trên máy theo nhóm.
- Đọc yêu cầu.
- Thực hiện.
- Thực hiện.
- Lắng nghe và thực hiện.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Học sinh thực hiện cá nhân.
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh lắng nghe.
10’
Hoạt động 2: Ứng dụng mở rộng
- Yêu cầu HS mở thư mục tên lớp em đã tạo ở hoạtđộng 3b. 
- Tạo thư mục LAN là thư mục con của thư mục có tên lớp em theo cách sau:
- Mở thư mục tên lớp em;
- Nháy chọn New folder;
- Gõ tên thư mục là LAN rồi nhấn Enter.
 à Như vậy các em có thể tạo thư mục bằng cách khác như sau: Nháy chọn New Folder/ Gõ tên thư mục rồi nhấn Enter.
- Yêu cầu học sinh thực hiện tạo thư mục tên mình và bạn ngồi cùng theo nhóm đôi theo cách vừa thực hiện.
- Nhận xét và tuyên dương.
4. Củng cố - dặn dò: (5 phút)
- GV hệ thống lại các ý chính của bài học thông qua phần ghi nhớ trang 10.
- HS đọc: Em cần ghi nhớ.
- Nhận xét, tuyên dương ý thức, thái độ của HS trong tiết học.
- Xem trước nội dung Bài 2: Các thao tác với thư mục.
- Lắng nghe và thực hiện mở thư mục
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu.
- Lắng nghe.
- Thực hiện dưới sự giúp đỡ của GV và bạn bè
KÝ DUYỆT TUẦN 01
BGH 
TỔ TRƯỞNG 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_3_tuan_1_nam_hoc_2019_2020.doc