Giáo án Toán khối 3 tuần 25

Giáo án Toán khối 3 tuần 25

Tiết 121 : THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ ( tt ).

I. Mục tiêu:

-Tiếp tục củng cố biểu tượng về thời gian ( thời điểm, khoảng thời gian ).

-Củng cố cách xem đồng hồ 1 cách chính xác ( từng phút ).

Củng cố cách xem đồng hồ có ghi bằng chữ số La Mã.

II. Đ D D H :

- Đồng hồ thật hoặc mô hình đồng hồ, bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy và học :

 

doc 8 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 848Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán khối 3 tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
Thứ hai, ngày 03 tháng 3 năm 2008
Tiết 121 : THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ ( tt ).
I. Mục tiêu:
-Tiếp tục củng cố biểu tượng về thời gian ( thời điểm, khoảng thời gian ).
-Củng cố cách xem đồng hồ 1 cách chính xác ( từng phút ).
Củng cố cách xem đồng hồ có ghi bằng chữ số La Mã.
II. Đ D D H :
- Đồng hồ thật hoặc mô hình đồng hồ, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy và học :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A/ Bài cũ: 
-GV vặn đồng hồ và yêu cầu HS nêu giờ, phút ở đồng hồ.
-GV nhận xét.
B/ Bài mới :
Giới thiệu bài: “Thực hành xem đồng hồ (tt)”.
Hoạt động 1: Hướng dẫn cách xem đồng hồ ( Trường hợp chính xác đến từng phút ).
Bài 1: Đọc yêu cầu bài tập.
- GV yêu cầu HS quan sát lần lượt từng tranh ở bài tập và nêu yêu cầu.
-Bài tập 1 là những bức tranh vẽ về thời gian biểu trong ngày của bạn nhỏ. Chúng ta sẽ xem đồng hồ và điền giờ tương ứng vào chỗ chấm.
-GV hướng dẫn HS làm câu 1.
-Bức tranh thứ nhất bạn nhỏ đang làm gì?
-Bạn nhỏ tập thể dục lúc mấy giờ?
-GV cho HS làm các câu còn lại vào vở.
-GV cho HS sửa bài và nêu các hoạt động tương ứng với từng thời gian.
-GV lưu ý HS 2 bức tranh cuối mặt đồng hồ ghi số La mã cần xác định đúng vị trí kim giờ và kim phút để nêu thời gian chính xác.
-GV nhận xét bài làm của HS.
Bài 2: Đọc yêu cầu bài tập.
- GV yêu cầu HS quan sát mẫu và nêu của bài tập.
-GV yêu cầu HS làm bài vào vở.
-GV gọi HS sửa bài và hỏi 12 giờ 25 phút là mấy giờ chiều?
-21 giờ 5 phút là mấy giờ tối?...
-GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 3: Đọc yêu cầu bài tập.
-Đề bài yêu cầu chúng ta làm gì?
-Đồng hồ thứ nhất chỉ thời điểm lúc nào?
-Đồng hồ thứ 2 chỉ thời điểm lúc nào?
-Vị trí kim phút ở đồng hồ 1 chỉ số mấy?
-GV hướng dẫn HS: Ta có thể nhẩm từ 5, 10, 15, 20, 25 thì kim phút chạy đến số 5 ta vẽ kim phút chỉ số 5.
-Khi vẽ lưu ý kim phút dài hơn kim giờ.
-GV cho HS làm bài vào vở.
-GV nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 2: Trò chơi “ Bắt đầu kết thúc”.
-GV yêu cầu HS quan sát 2 mặt đồng hồ.
-GV đưa 2 đồng hồ chỉ thời gian diễn ra chương trình thiếu nhi.
-GV yêu cầu HS quan sát kim giờ và kim phút lúc bắt đầu, khi kết thúc.
-Nêu vị trí kim giờ và kim phút ở 2 mặt đồng hồ.
-Tính từ vị trí kim phút bắt đầu đến lúc kết thúc chương trình là bao nhiêu phút?
-GV phát cho mỗi nhóm phiếu học tập có ghi sẵn. Chương trình “ Vườn cổ tích” kéo dài trong phút.
C/ Củng cố dặn dò : 
-Chuẩn bị: Bài toán lên quan đến rút về đơn vị.
-Nhận xét tiết học.
-HS thực hiện trên đồng hồ.
-Lớp nhận xét.
-HS nghe.
Hoạt động lớp, cá nhân.
-Viết theo mẫu.
-HS quan sát và nêu: Điền giờ vào chỗ chấm dưới mỗi bức tranh theo giờ tương ứng ở đồng hồ.
-Bạn nhỏ đang tập thể dục.
-6 giờ 5 phút.
-HS làm bài vào vở.
-HS sửa bài.
-Đọc cá nhân nối tiếp nhau theo số hiệu là kết quả của bảng nhân 2.
6 giờ 5 phút
7 giờ kém 15 phút
11 giờ
5 giờ 15 phút
8 giờ 25 phút
10 giờ kém 5 phút
-Lớp nhận xét
-Nối theo mẫu
-HS quan sát và nêu: Đề bài yêu cầu chúng ta nối mặt đồng hồ và mặt hiện số tương ứng.
-HS làm bài vào VBTT.
-HS sủa bài.
-Đọc cá nhân nối tiếp theo số hiệu là kết quả của bảng nhân 3.
-Lớp nhận xét.
-Số ?
-Xác định vị trí kim phút ở đồng hồ thứ 2 rồi vẽ để đồng hồ chạy đúng thời điểm lúc sau.
-Lúc 12 giờ
-Sau đó 25 phút
-Số 5
	 sau 25 phút	
-HS làm bài vào vở.
-HS sửa bài trên mô hình đồng hồ.
-HS quan sát, nhận xét.
Hoạt động nhóm.
-HS quan sát.
 Bắt đầu Kết thúc
-Lúc bắt đầu kim ngắn chỉ số 11 kim dài chỉ số 12. Khi kết thúckim ngắn chỉ quá số 11 một ít, kim dài chỉ vạch số 6.
-HS tự suy nghĩ.
-HS làm việc theo nhóm trả lời câu hỏi vào phiếu và trình bày lên bảng lớp.
Chương trình “ Vườn cổ tích” kéo dài trong 30 phút.
-Các nhóm nhận xét lẫn nhau.
*********************** 
Thứ ba, ngày 04 tháng 3 năm 2008
Tiết 122 : BÀI TOÁN LIÊN QUAN RÚT VỀ ĐƠN VỊ.
I. Mục tiêu:
-Giúp HS làm quen và biết cách giải bài toán rút về đơn vị.
-Giải và trình bày đúng 1 bài toán có lời văn dạng toán rút về đơn vị.
II. Đ D D H :
- Bảng phụ, đồng hồ, đề toán mẫu, tranh vẽ bài tập 3. 
III. Các hoạt động dạy và học :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A/ Bài cũ: 
-GV vặn đồng hồ, yêu cầu HS nêu giờ phút ở đồng hồ.
-GV nhận xét.
B/ Bài mới :
Giới thiệu bài : “Bài toán liên quan rút về đơn vị”.
-GV viết tựa bài.
Hoạt động 1: Hướng dẫn giải bài toán 1 ( bài toán đơn ).
-Đề bài toán cho cái gì?
-Còn phải đi tìm cái gì nữa?
-Muốn tìm mỗi can chứa bao nhiêu lít mật ong ta làm thế nào?
Bài giải
	Số lít mật ong trong mỗi can là:
	35 : 7 = 5 (l)
	Đáp số: 5 lít mật ong.
-GV nhận xét.
+Hướng dẫn giải bài toán hợp có 2 phép tính chia và nhân.
-GV treo đề bài 2 lên bảng.
Bài giải
 Số lít mật ong trong mỗi can là:
 35 : 7 = 5 (l)
 Số lít mật ong có trong 2 can là:
 5 ´ 2 = 14 (l)
	Đáp số: 14 lít mật ong.
-GV nhận xét.
-Khi giải một bài toán rút về đơn vị, thường tiến hành theo mấy bước?
-GV chốt: Để giải một bài toán rút về đơn vị ta thường tiến hành theo 2 bước:
Hoạt động 2 : Thực hành.
Bài 1: Đọc đề bài.
-Bài này sẽ được giải bằng mấy bước?
-HS làm bài vào vỡ + Bảng phụ.
-GV chấm, nhận xét.
Bài 2: Yêu cầu đọc đề bài.
-GV viết bảng.
Tóm tắt:
	7 hộp :	35 cái bánh
	4 hộp :	 ? cái bánh.
-GV tổ chức cho HS sửa bài trên bảng phụ: Thi đua sửa nhanh, đúng, đẹp.
-GV theo dõi nhắc nhở.
-GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 3: 
-GV yêu cầu HS lấy 8 tam giác trong bộ ĐDHT.
-GV treo tranh vẽ như bài tập 3 và yêu cầu HS xép theo hình vẽ SGK.
-GV nhận xét, tuyên dương.
C/ Củng cố dặn dò : 
-Xem lại các bài tập đã làm.
-Chuẩn bị: “Tiết 123 : Luyện tập”
-HS thực hiện trên mô hình đồng hồ.
-Lớp nhận xét.
-HS nghe.
Hoạt động lớp, cá nhân.
-2 HS đọc lại đề bài. Nêu yêu cầu của đề.
-Có 35l mật ong chia đều cho 7 can
-Tìm xem mỗi can có mấy lít mật ong?
-Ta lấy số mật ong chia cho số can.
-1 HS giải bài trên bảng.
-Lớp làm vở nháp.
-Lớp nhận xét.
Hoạt động lớp, nhóm.
-HS quan sát; 2 HS đọc lại đề.
-1 HS nêu cái đề bài cho, và cái đề bài hỏi.
-1 HS đọc tóm tắt.
	7 can : chứa 35 lít
	2 can : chứa  lít ?
-Phép tính chia: 35 : 7 = 5 (l)
-Phép tính nhận:	5 ´ 2 = 10 (l)
-HS đọc lại bài giải _ nhận xét.
-2 HS nhắc lại.
Hoạt động lớp, nhóm, cá nhân.
+ Bước 1: Tìm giá trị một phần (thực hiện phép chia).
+ Bước 2: Tìm giá trị nhiều phần đó (thực hiện phép nhân).
-1 HS đọc.
-2 bước: bước 1 : 30 : 5 = 6 (viên thuốc). 
bước 2 : 6 x 3 = 18 (viên thuốc).
-HS làm vơ;û 1 HS sửa bài bảng phụ.
-Đọc đề bài, gạch 1 gạch dưới cái đề bài cho, gạch 2 gạch dưới cái đề bài hỏi.
-HS đọc lại tóm tắt.
-HS làm vở, sửa bài phải phụ. Mỗi dãy cử 1 HS thi đua.
Bài giải
Số cái bánh đựng trong mỗi hộp là:
	35 : 7 = 5 (cái bánh)
Số cái bánh đựng trong 4 bao là;
	5 ´ 4 = 20 (cái bánh)
	Đáp số: 20 cái bánh
-HS nhận xét, bình chọn cá nhân làm bài nhanh, đẹp, đúng nhất.
-HS lấy 8 tam giác.
-HS xếp; 4 HS làm nhanh nhất sẽ trình bày sản phẩm cho cả lớp theo dõi, nhận xét.
-Lớp nhận xét.
********************* 
Thứ tư, ngày 05 tháng 3 năm 2008
Tiết 123 : LUYỆN TẬP.
I. Mục tiêu:
-Giúp HS củng cố kiến thức giải toán có liên quan đến rút về đơn vị.
-Rèn luyện kĩ năng giải bài toán rút về đơn vị.
II. Đ D D H :
- Bảng phụ, SGK.
III. Các hoạt động dạy và học :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A/ Bài cũ: “Bài toán liên quan đến rút về đơn vị.”
-Khi giải bài toán liên quan đến việc rút về đơn vị thường tiến hành mấy bước?
-Cho HS thực hiện bài toán vào bảng con.
	48 quả cam :	6 đĩa
	 ? quả cam :	4 đĩa
-Nhận xét.
B/ Bài mới :
Giới thiệu bài: Luyện tập.
Hoạt động 1: Giải toán đơn.
Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề.
-Yêu cầu 1 HS lên bảng tóm tắt.
-Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề.
-Yêu cầu cả lớp thực hiện tóm tắt vào nháp.
-Để giải bài toán này ta thực hiện như thế nào?
Bài 3:
-GV treo bảng phụ có ghi sẵn tóm tắt.
	4 xe : 8520 viên gạch
	3 xe : ? viên gạch
-Yêu cầu nhìn tóm tắt.
Bài 4 :
-GV cho HS đọc đề BT4. Nêu yêu cầu của đề.
C/ Củng cố dặn dò : 
-Xem lại cách giải toán rút về đơn vị.
-Chuẩn bị: Luyện tập.
-Nhận xét tiết học.
-Hai bước:	+ Tìm giá trị 1 phần.
	+ Tìm giá trị nhiều phần.
-HS làm bảng con.
-Lớp nhận xét.
Hoạt động lớp, cá nhân.
-HS đọc.
-1 HS thực hiện.
	4 lô đất : 2032 cây 
	 1 lô đất : ? cây
-Cả lớp thực hiện.
-1 HS lên bảng làm.
Số cây mỗi lô đất có là :
	2032 : 4 = 508 (cây)
	ĐS: 508 cây.
-Hoạt động cá nhân, lớp.
-2 HS đọc.
-HS thực hiện.
	5 thùng :	1020 gói
	8 thùng :	 ? gói
-Tính xem 1 thùng có bao nhiêu gói mì.
-Sau đó tính 8 thùng.
-HS làm bài vào sửa bài bằng bảng phụ.
Mỗi thùng có số gói mì là:
	1020 : 5 = 204 (gói)
Tám thùng có số gói mì là:
	204 ´ 8 = 1632 (gói)
	 ĐS: 1632 gói
-HS đọc yêu cầu: lập bài toán theo tóm tắt rồi giải bài toán đó.
-1, 2 HS lập đề toán.
-HS ghi đề vào vở và tự giải toán.
Hoạt động lớp, nhóm.
-HS tóm tắt và giải bài vào vỡ.
 Chiều rộng dài là : 25 – 8 = 17 m.
Chu vi mảnh đất đó là : (25+17)x2=84m
********************** 
Thứ năm, ngày 06 tháng 3 năm 2008
Tiết 124 : LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu :
- Tiếp tục giúp học sinh biết cách giải bài toán và củng cố cách viết và tính giá trị biểu thức.
- Rèn kỹ năng giải bài toán rút về đơn vị và tính đúng giá trị biểu thức .
II. Đ D D H : 
- Bảng phụ, SGK
III. Các hoạt động dạy và học :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A/ Bài cũ: Luyện tập
-Cho học sinh thực hiện bài toán
9 thùng hàng ___ 1359 kg
5 thùng hàng ___ ? kg
- Nhận xét
B/ Bài mới :
 Giới thiệu bài : Luyện tập
- Hoạt động 1 : Giải toán
- Bài 1: Yêu cầu Học sinh đọc đề 
Tóm tắt
5 quả trứng : 4500 đồng
4 quả trứng : ? đồng
- Bài 2 : Yêu cầu Học sinh đọc đề và tóm tắt vào nháp
- Yêu cầu Học sinh nêu cách thực hiện
- Nhận xét
- Bài 3 :
Giáo viên treo bảng phụ có kẻ khung sẵn như SGK 
- Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì? 
- Trong ô trống thứ nhất em điền số nào vì sao ?
- Tổ chức cho Học sinh thi đua điền tiếp sức theo 2 dãy
- Nhận xét tuyên dương 
Bài 4 : 
- Yêu cầu Học sinh đọc đề
- Yêu cầu Học sinh tự viết biểu thức và tính giá trị 
a/ 45 chia 9 nhân 2
 45 : 9 x 2 = 5 x 2
 = 10
c/ 56 chia 7 chia 2
 56 : 7 : 2 = 8 : 2
 = 4
- Giáo viên nhận xét 
C/ Củng cố dặn dò :
- Xem lại cách giải toán rút về 
đơn vị .
- Chuẩn bị : Tiền Việt Nam
- Nhận xét tiết dạy.
- Học sinh đọc đề toán dựa vào tóm tắt
- Học sinh giải vào bảng con 
- Hoạt động lớp , cá nhân
- 2 Học sinh đọc đề 
- Học sinh làm bài vào vở
Số tiền mua một quả trứng là :
4500 : 5 = 900 (đồng)
Số tiền mua 4 quả trứng là:
900 x 4 = 3600 (đồng)
Đáp số : 3600 đồng 
- Học sinh thực hiện 
 Tóm tắt
6 căn phòng : 2550 viên gạch 
7 căn phòng : ? viên gạch
- Học sinh nêu – Học sinh nhận xét
- Học sinh làm bài vào vở 
- 2 Học sinh thi đua sửa bài trên bảng phụ.
Số viên gạch để lát một căn phòng là:
2550 : 6 = 425 (viên)
Số viên gạch để lát 7 căn phòng là:
425 x 7 = 2975 (viên)
Đáp số : 2975 viên
- Học sinh nhận xét sửa bài
- Hoạt động nhóm, lớp
- Học sinh đọc và tìm hiểu đề bài 
- Điền số thích hợp vào ô trống 
- Học sinh nêu
- Học sinh làm bài vào vở
 -Học sinh nhận xét – sửa bài
- Viết biểu thức và tính giá trị của biểu thức 
- Học sinh thực hiện
b/ 45 nhân 2 chia 9 
45 x 2 : 9 = 90 : 9
 = 10
d/ 56 chia 2 chia 7
56 : 2 : 7 = 28 : 7
 = 4
- Học sinh nhận xét
********************** 
Thứ sáu, ngày 07 tháng 3 năm 2008
Tiết 125 : TIỀN VIỆT NAM 
I. Mục tiêu:
-Nhận biết được các tờ giấy bạc 2000 đồng, 5000 đồng, 10000 đồng.
-Bước đầu biết đổi tiền.
-Biết thực hiện các phép tính cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng.
II. Đ D D H :
- Các tờ giấy bạc 2000đ , 5000đ , 10000đ 
III. Các hoạt động dạy và học :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A/ Bài cũ: 
-GV kiểm tra các bài tập luyện tập thêm của tiết 124.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
B/ Bài mới :
Giới thiệu bài : Tiền Việt Nam.
Hoạt động 1: Giới thiệu các tờ giấy bạc: 2000đ , 5000đ , 10000đ
-GV cho HS quan sát từng tờ giấy bạc trên và nhận biết giá trị các tờ giấy bạc bằng dòng chữ con số ghi giá trị trên tờ giấy bạc.
-Màu sắc của tờ giấy bạc.
Hoạt động 2: Thực hành, luyện tập.
Bài 1:
-GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát các chú lợn và cho nhau biết mỗi chú lợn có bao nhiêu tiền. 
-Chú lợn a có bao nhiêu tiền? Em làm gì để biết điều đó?
-Chú lợn b có bao nhiêu tiền? Vì sao em biết?
-Chú lợn c , GV hỏi tương tự.
Bài 2: GV yêu cầu HS quan sát bài mẫu.
-Bài tập yêu cầu chúng ta lấy các tờ giấy bạc trong khung bên trái để được số tiền tương ứng bên phải. Trong bài mẫu, chúng ta phải lấy 2 tờ giấy bạc 1000đ để được 2000đ.
-Yêu cầu HS làm tiếp.
b) Có mấy tờ giấy bạc, đó là những loại giấy bạc nào?
-Làm thế nào để lấy được 10000đ ? Vì sao?
-Hỏi tương tự cho các bài còn lại.
-GV chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3:
-Yêu cầu HS xem tranh và nêu giá của từng đồ vật.
-Trong các đồ vật ấy, đồ nào có giá trị tiền ít nhất? Đồ nào có giá trị tiền cao nhất?
-Mua một quả bóng và một chiếc bút chì hết bao nhiêu tiền?
-Em làm thế nào để tìm được 2500đ ?
-Giá tiền 1 lọ hoa nhiều hơn giá tiền của 1 cái lược là bao nhiêu? Em làm thế nào để biết?
C/ Củng cố dặn dò : 
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị: Bài “Luyện tập”.
-2 HS lên bảng làm.
-HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
-Nghe giới thiệu.
-Quan sát 3 loại tờ giấy bạc và đọc giá trị của từng tờ.
	Dòng chữ “Hai nghìn đồng” và số 2000
	Dòng chữ “Năm nghìn đồng” và số 5000
	Dòng chữ “Mười nghìn đồng” và số 10000
-HS làm bài theo cặp.
	· a có 6200 đồng, vì em nhẩm:
5000đ + 1000đ + 200đ = 6200đ
	· b có 8400 đồng, vì em nhẩm:
1000đ + 1000đ + 1000đ + 5000đ + 200đ + 200đ = 8400đ
	· c : HS trả lời tương tự.
-HS quan sát.
-HS nghe GV hướng dẫn.
-HS làm bài.
-Có 4 tờ giấy bạc loại 5000đ.
-Lấy 2 tờ giấy bạc 5000đ thì được 10000đ , vì 5000đ + 5000đ = 10000đ
-HS trả lời; HS nhận xét.
-HS nêu.
-Lọ hoa giá: 8700đ ; lược: 4000 ; bút chì: 1500đ ; truyện: 5800đ ; bóng bay: 1000đ
-Ít nhất là bóng bay: giá 1000đ
-Nhiều nhất là lọ hoa giá 8700đ
-HS trả lời: hết 2500đ
-HS trả lời: lấy 1000đ + 1500đ = 2500đ
-HS trả lời: nhiều hơn là:
	8700đ – 4000đ = 4700đ
-Nhận xét.
********************** 

Tài liệu đính kèm:

  • docT 25 Toan.doc