TOÁN
CÁC SỐ ĐẾN 100 000 - CÁC SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nắm được các hàng chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị.
- Biết viết và đọc các số có năm chữ số trong trường hợp đơn giản (không có chữ số 0 ở giữa).
II. Đồ dùng dạy học:
- Phấn màu, bảng phụ, vở bài tập Toán in.
- Giấy to hoặc bảng để kẻ ô biểu diễn cấu tạo số: gồm 5 cột chỉ tên các hàng: chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị.
- Các mảnh bìa (có thể gắn vào bảng) như sau: , , , , .
- Các mảnh bìa ghi các chữ số: 0,1, 2,., 9.
toán Các số đến 100 000 - các số có năm chữ số I. Mục tiêu: Giúp HS: - Nắm được các hàng chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị. - Biết viết và đọc các số có năm chữ số trong trường hợp đơn giản (không có chữ số 0 ở giữa). II. Đồ dùng dạy học: - Phấn màu, bảng phụ, vở bài tập Toán in. - Giấy to hoặc bảng để kẻ ô biểu diễn cấu tạo số: gồm 5 cột chỉ tên các hàng: chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị. - Các mảnh bìa (có thể gắn vào bảng) như sau: , , , , . - Các mảnh bìa ghi các chữ số: 0,1, 2,..., 9. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * ổn định tổ chức: A/Bài mới: 1. Ôn tập về các số trong phạm vi 10 000 2316: Hai nghìn ba trăm mười sáu; gồm hai nghìn, ba trăm, một chục, sáu đơn vị. 1000: Một nghìn; gồm một nghìn, không trăm, không chục, không đơn vị. 2. Viết và đọc số có năm chữ số. 10000: Mười nghìn – còn gọi là một chục nghìn; gồm một chục nghìn, không nghìn, không trăm, không chục, không đơn vị. Số này là số có năm chữ số, gồm một chữ số 1 và bốn chữ số 0. Chục nghìn Nghìn Trăm chục đơn vị 4 2 3 1 6 - GV yêu cầu HS cho biết: Có bao nhiêu chục nghìn? Có bao nhiêu nghìn? Có bao nhiêu trăm? Có bao nhiêu chục? Có bao nhiêu đơn vị? - GV cho một số HS lên điền vào ô trống (bằng cách gắn các chữ số thích hợp vào ô trống). * Hướng dẫn HS cách viết số: (viết từ trái sang phải: 42 316).(Có thể viết ngay dưới số 2316 đã ôn đầu tiết học). Chú ý xác định mỗi chữ số ở hàng nào. * Hướng dẫn HS đọc số: - GV cho HS chú ý tới chữ số hàng nghìn (chữ số 2) của số 42 316. - GV nêu cách đọc: “Bốn mươi hai nghìn ba trăm mười sáu”. - GV cho HS đọc lại vài lần. * Luyện cách đọc: - GV cho HS đọc các cặp số sau: 5327 và 45 327; 8735 và 28 735; 6581 và 96 581; 7311 và 67 311. - GV cho HS luyện đọc các số sau: 32 741; 83 253; 65 711; 87 721; 19 995. *Chú ý: Với trường hợp số có năm chữ số trở lên, khi học đọc và viết số, có thể viết tách các chữ số lớp đơn vị và các chữ số lớp nghìn một chút (trong các phép tính thì không viết tách ra). *Quan sát, vấn đáp -GV viết bảng số 2316, yêu cầu HS đọc và cho biết số này gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị? - GV làm như vậy với số 1000. - GV viết số 10 000 lên bảng, yêu cầu HS đọc. Sau đó GV giới thiệu mười nghìn còn gọi là một chục nghìn. GV yêu cầu HS cho biết 10 000 gồm mấy chục nghìn, mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị. -GV treo bảng số. HS phân tích số 42316. -GV giới thiệu tên bài. - GV hướng dẫn HS đọc, viết số có năm chữ số. -HS luyện đọc, viết các số có năm chữ số. B/ Thực hành * Luyện tập Bài 1. Viết (theo mẫu): a) Hàng Chục nghìn Nghìn Trăm chục đơn vị 4 4 2 3 1 Viết số: 44 231. Đọc số: Bốn mươi tư nghìn hai trăm ba mươi mốt. b) Hàng Chục nghìn Nghìn Trăm chục đơn vị 2 3 2 3 4 Viết số: 23 234. Đọc số: Hai mươi ba nghìn hai trăm ba mươi tư. - HS tự điền vào ô trống. - 1HS lên bảng làm. - Chữa bài, cả lớp đọc số đã viết. Bài 2. Viết (theo mẫu): Hàng Viết Số đọc số Chục nghìn Nghìn Trăm chục đơn vị 6 8 3 5 2 68 352 Sáu mươi tám nghìn ba trăm năm mươi hai 2 7 9 8 3 27 983 Hai mươi bảy nghìn chín trăm tám mươi ba 8 5 4 2 0 85 420 Tám mươi lăm nghìn bốn trăm hai mươi 1 4 7 2 5 14 725 Mười bốn nghìn bảy trăm hai mươi lăm - HS nêu cấu tạo từng số. - HS đọc và viết số theo mẫu. - Chữa bài trên bảng. - HS đọc số đã viết. Bài 3. Số? Từ câu a đến câu e lần lượt là các dãy số tròn chục nghìn, tròn nghìn, tròn trăm, tròn chục và dãy số liên tiếp. - HS nêu nhận xét quy luật viết dãy số và điền tiếp các số vào ô trống. - Chữa bài trên bảng, giải thích đáp án. Bài 4. Viết (theo mẫu): a) Số 34 725 gồm 3 chục nghìn, 4 nghìn, 7 trăm, 2 chục, 5 đơn vị. b) Số 43 617 gồm 4 chục nghìn, 3 nghìn, 6 trăm, 1 chục, 7 đơn vị. c) Số 27 513 gồm 2 chục nghìn, 7 nghìn, 5 trăm, 1 chục, 3 đơn vị. d) Số 8732 gồm 8 nghìn, 7 trăm, 3 chục, 2 đơn vị. - HS nêu cấu tạo từng số. - HS viết theo mẫu. - Chữa bài trên bảng. - HS đọc số đã viết. c/ Củng cố – dặn dò: -HS thi đọc và viết các số sau: 43125, 88126, 78455. - Nhận xét tiết học. - HS thi đọc, viết số . GV nhận xét tiết học. toán Luyện tập I. Mục tiêu: Giúp HS: - Củng cố về cách đọc, viết các số có năm chữ số. - Tiếp tục nhận biết thứ tự của các số có năm chữ số. - Làm quen với các số tròn nghìn (từ 10 000 đến 19 000) II. Đồ dùng dạy học: - Phấn màu, bảng phụ, vở bài tập Toán in. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh *ổn định tổ chức: A/kiểm tra bài cũ: - Viết các số sau: 21312, 56432, 65166, 43336. *Kiểm tra, đánh giá - 2HS viết số, GV đọc. - Nhận xét, đánh giá. B/ luyện tập: * Luyện tập Bài 1. Viết (theo mẫu): Hàng Viết Số đọc số Chục nghìn Nghìn Trăm chục đơn vị 4 7 3 2 8 47 328 Bốn mươi bảy nghìn ba trăm hai mươi tám 5 4 9 2 5 54 925 Năm mươi tư nghìn chín trăm hai mươi lăm 8 4 3 1 1 84 311 Tám mươi tư nghìn ba trăm mười một 9 7 5 8 1 97 581 chín mươi bảy nghìn năm trăm tám mươi mốt - HS nêu cấu tạo từng số. - HS đọc và viết số theo mẫu. - Chữa bài trên bảng. - HS đọc số đã viết. Bài 2. Viết (theo mẫu): Viết số Đọc số 28 743 Hai mươi tám nghìn bảy trăm bốn mươi ba 97 846 Chín mươi bảy nghìn tám trăm bốn mươi sáu 30 231 Ba mươi nghìn hai trăm ba mươi mốt 12 706 Mười hai nghìn bảy trăm linh sáu 90 301 Chín mươi nghìn ba trăm linh một - HS đọc và viết số theo mẫu. - Chữa bài trên bảng. - HS đọc số đã viết. Bài 3. Số: a) 52 439; 52 440; 52 441; 52 442; 52 443; 52 444; 52 445 b) 46 754; 46 755; 46 756; 46 757; 46 758; 46 759; 46 760 c) 24 976; 24 977; 24 978; 24 979; 24 980; 24 981; 24 982 Đây là các dãy số liên tiếp, số sau hơn số trước 1 đơn vị. - HS nêu nhận xét quy luật viết dãy số và điền tiếp các số vào chỗ trống. - Chữa bài trên bảng, giải thích đáp án. Bài 4. Viết tiếp số thích hợp vào dưới mỗi vạch: Các số trên tia số là một dãy số tròn chục nghìn, các số tròn chục nghìn có bốn chữ số 0 ở tận cùng số đó. - HS quan sát hình vẽ, nêu quy luật vị trí các số trên hình vẽ rồi điền tiếp số thích hợp vào dưới mỗi vạch. - Chữa bài trên bảng. c/ Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học. - GV nhận xét tiết học. Môn: toán Thứ tư, ngày ... tháng .... năm 200... Tiết: 133 / Tuần: 27 Lớp: 3..... Tên bài dạy: Các số có năm chữ số (tiếp) I. Mục tiêu: Giúp HS: - Nhận biết các số có năm chữ số (trường hợp chữ số hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị là 0). - Đọc, viết số có năm chữ số dạng nêu trên và biết được chữ số 0 còn dùng để chỉ không có đơn vị nào ở hàng đó của số có năm chữ số. - Tiếp tục nhận biết thứ tự của các số có năm chữ số. II. Đồ dùng dạy học: - Phấn màu, bảng phụ, vở bài tập Toán in. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * ổn định tổ chức: A/ bài mới: * Giới thiệu các số có năm chữ số, trong đó bao gồm cả trường hợp có chữ số 0. Hàng Viết Số đọc số Chục nghìn Nghìn Trăm chục đơn vị 3 0 0 0 0 30000 Ba mươi nghìn 3 2 0 0 0 32000 Ba mươi hai nghìn 3 2 5 0 0 32500 Ba mươi hai nghìn năm trăm 3 2 5 6 0 32560 Ba mươi hai nghìn năm trăm sáu mươi 3 2 5 0 5 32505 Ba mươi hai nghìn năm trăm linh năm 3 2 0 5 0 32050 Ba mươi hai nghìn không trăm năm mươi 3 0 0 5 0 30050 Ba mươi nghìn không trăm năm mươi 3 0 0 0 5 30005 Ba mươi nghìn không trăm linh năm *Quan sát, vấn đáp, thực hành - GV yêu cầu HS, nhận xét bảng trong bài học rồi tự viết số, đọc số. Chẳng hạn: ở dòng đầu, HS cần nêu: “Ta phải viết số gồm 3 chục nghìn, 0 nghìn, 0 trăm, 0 chục, 0 đơn vị”. HS nêu lại lần nữa, lần này vừa nêu vừa viết số 30 000 ở cột viết số rồi đọc số. HS có thể đọc theo các cách sau đều được:“Ba chục nghìn”; “Ba mươi nghìn” rồi viết ở cột đọc số: “Ba mươi nghìn”. - GV cho HS tiến hành tương tự với các dòng còn lại. GV lưu ý để HS đọc đúng quy định với các số có hàng chục là 0, hàng đơn vị khác 0. Chẳng hạn: “Ba mươi hai nghìn năm trăm linh năm”; “Ba mươi nghìn không trăm linh năm” . b/ thực hành: * Luyện tập Bài 1. Viết (theo mẫu): Hàng Viết Số đọc số Chục nghìn Nghìn Trăm chục đơn vị 4 0 0 0 0 40 000 Bốn mươi nghìn 5 3 0 0 0 53 000 Năm mươi ba nghìn 6 7 3 0 0 67 300 Sáu mươi bảy nghìn ba trăm 7 2 4 0 9 72 409 Bảy mươi hai nghìn bốn trăm linh chín 6 1 0 3 2 61 032 Sáu mươi mốt nghìn không trăm ba mươi hai 5 3 0 0 7 53 007 Năm mươi ba nghìn không trăm linh bảy 4 0 0 0 4 40 004 Bốn mươi nghìn không trăm linh bốn - HS nêu cấu tạo từng số. - HS đọc và viết số theo mẫu. - Chữa bài trên bảng. - HS đọc số đã viết. Bài 2. Viết (theo mẫu): Viết số Đọc số 85 705 Tám mươi lăm nghìn bảy trăm linh năm 43 672 Bốn mươi ba nghìn sáu trăm bảy mươi hai 81 000 Tám mươi mốt nghìn 90 200 Chín mươi nghìn hai trăm 63 790 Sáu mươi ba nghìn bảy trăm chín mươi 76 015 Bảy mươi sáu nghìn không trăm mười lăm 50 001 Năm mươi nghìn không trăm linh một - HS đọc và viết số theo mẫu. - Chữa bài trên bảng. - HS đọc số đã viết. Bài 3. Số: a) 25 601; 25 602; 25 603; 25 604; 25 605; 25 606; 25 607 b) 89 715; 89 716; 89 717; 89 718; 89 719; 89 720; 89 721 c) 28 000; 29 000; 30 000; 31 000; 32 000; 33 000 d) 54 400; 54 500; 54 600; 54 700; 54 800; 54 900 Đây là các dãy số liên tiếp; dãy số tròn nghìn; tròn trăm. - HS nêu nhận xét quy luật viết dãy số và điền tiếp các số vào chỗ trống. - Chữa bài trên bảng, giải thích đáp án. C/ Củng cố – dặn dò: -HS thi đọc và viết các số sau: 31025, 80126, 78505, 32450, 40100, 60010. - Nhận xét tiết học. - HS thi đọc, viết số. - GV nhận xét. Môn: toán Thứ năm, ngày ... tháng .... năm 200... Tiết: 134 / Tuần: 27 Lớp: 3..... Tên bài dạy: Luyện tập I. Mục tiêu: Giúp HS: - Củng cố về cách đọc, viết các số có năm chữ số (trong năm chữ số đó có chữ số là chữ số 0). - Tiếp tục nhận biết thứ tự của các số có năm chữ số. - Củng cố các phép tính với số có bốn chữ số. II. Đồ dùng dạy học: - Vở bài tập Toán in, bảng phụ, phấn màu. III. Các hoạt động dạy học: Thời gian Nội dung dạy học Phương pháp dạy học Ghi chú * ổn định tổ chức: 39’ a/ luyện tập: *Luyện tập Bài 1. Viết (theo mẫu): Viết số Đọc số 26 403 Hai mươi sáu nghìn bốn trăm linh ba 21 600 Hai mươi mốt nghìn sáu trăm 89 013 Tám mươi chín nghìn không trăm mười ba 89 003 Tám mươi chín nghìn không trăm linh ba 98 010 Chín mươi tám nghìn không trăm mười - HS đọc và viết số theo mẫu. - Chữa bài trên bảng. - HS đọc số đã viết. Bảng phụ Bài 2. Viết (theo mẫu): Đọc số Viết số Năm mươi ba nghìn bốn trăm hai mươi 53 420 Năm mươi ba nghìn bốn trăm 53 400 Năm mươi ba nghìn 53 000 Năm sáu nghìn không trăm mười 56 010 Chín mươi nghìn không trăm linh chín 90 009 - HS đọc và viết số theo mẫu. - Chữa bài trên bảng. - HS đọc số đã viết. Bảng phụ Bài 3. Nối (theo mẫu): - HS quan sát hình vẽ, nêu quy luật xếp thứ tự các số có trên vạch, từ đó nối các số còn lại với vạch thích hợp. - Chữa bài trên bảng. Bảng phụ Bài 4. Tính nhẩm: 5000 + 100 = 5100 7400 – 400 = 7000 2000 x 3 + 600 = 6600 8000 : 2 + 2000 = 6000 6000 – (5000 - 1000) = 2000 6000 – 5000 + 1000 = 2000 7000 – 3000 x 2 = 1000 (7000 - 3000) x 2 = 8000 - HS nêu yêu cầu, làm bài, chữa bài trên bảng, nêu cách nhẩm. - HS nhắc lại quy tắc tính giá trị biểu thức. 2HS 1’ b/ Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học. -GV nhận xét tiết học. * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: . Môn: toán Thứ sáu, ngày ... tháng .... năm 200... Tiết: 135 / Tuần: 27 Lớp: 3 Tên bài dạy: Số 100 000; luyện tập I. Mục tiêu: Giúp HS - Nhận biết được số 100 000. - Củng cố cách đọc, viết các số có năm chữ số. - Củng cố về thứ tự các số có năm chữ số. - Nhận biết được số liền sau 99 999 là 100 000. II. Đồ dùng dạy học: - Vở bài tập Toán in. - 10 mảnh bìa, mỗi mảnh bìa có ghi số 10 000, có thể gắn vào bảng. III. Các hoạt động dạy học: Thời gian Nội dung dạy học Phương pháp Ghi chú * ổn định tổ chức: * Quan sát, vấn đáp 10’ a/ bài mới: *Giới thiệu cho HS số 100 000. 70 000 90 000 100 000 * Đọc các số tròn chục nghìn theo hai cách: + “Bảy chục nghìn, tám chục nghìn, chín chục nghìn, mười chục nghìn”. + “Bảy mươi nghìn, tám mươi nghìn, chín mươi nghìn, một trăm nghìn”. * Số 100 000 gồm sáu chữ số, chữ số đầu tiên là chữ số 1 và tiếp theo nó là năm chữ số 0. - GV gắn 7 mảnh bìa có ghi số 10 000 lên bảng. - GV yêu cầu HS cho biết có mấy chục nghìn. HS dễ dàng nêu: “Có bảy chục nghìn”. GV ghi số 70 000 ở phần bảng phía dưới, ngay sát lề trái của bảng. - GV gắn tiếp một mảnh bìa có ghi số 10 000 ở dòng ngay phía trên các mảnh bìa đã gắn trước. GV cho HS nêu: “Có tám chục nghìn” rồi ghi số 80 000 bên phải số 70 000. - GV gắn tiếp một mảnh bìa nữa lên phía trên rồi tiến hành tương tự, ghi số 90 000 bên phải số 80 000 để có dãy số: 70 000; 80 000; 90 000. - GV gắn tiếp một mảnh bìa có ghi số 10 000 lên phía trên cột các mảnh bìa và yêu cầu HS cho biết bây giờ có mấy chục nghìn. HS nêu: “Có mười chục nghìn”. Sau đó GV nêu: Vì mười chục nghìn là một trăm nên mười chục nghìn còn gọi là một trăm nghìn và ghi là 100 000 (GV viết số 100 000 bên phải số 90 000). - GV chỉ vào số 100 000 và cho HS đọc nhiều lần: “Một trăm nghìn”. - GV chỉ vào từng số và cho HS đọc nhiều lần dãy số ghi trên bảng theo hai cách: + “Bảy chục nghìn, tám chục nghìn, chín chục nghìn, mười chục nghìn”. + “Bảy mươi nghìn, tám mươi nghìn, chín mươi nghìn, một trăm nghìn”. - GV ghi riêng số 100 000 sang phần bảng khác và cho HS nhận xét số 100 000. Chẳng hạn: số 100 000 gồm sáu chữ số, chữ số đầu tiên là chữ số 1 và tiếp theo nó là năm chữ số 0. Bộ đồ dùng dạy toán 29’ b/ luyện tập * Luyện tập Bài 1. Số? a) 50 000; 60 000; 70 000; 80 000; 90 000; 100 000 b) 17 000; 18 000; 19 000; 20 000; 21 000; 22 000 c) 16 500; 16 600; 16 700; 16 800; 16 900; 17 000 d) 23 475; 23 476; 23 477; 23 478; 23 479; 23 480 - HS nêu quy luật của dãy số rồi điền tiếp vào chỗ chấm. - Chữa bài, giải thích số đã điền, đọc đáp án. Bảng phụ Bài 2. Viết tiếp số thích hợp vào dưới mỗi vạch: - HS quan sát tia số để tìm ra quy luật thứ tự các số trên tia số, rồi điền số thích hợp vào các vạch. - Chữa bài, đọc đáp án. Bảng phụ Bài 3. Số? Số liền trước Số đã cho Số liền sau 31 653 31 654 31 655 23 788 23 789 23 790 40 106 40 107 40 108 62 179 62 180 62 181 75 698 75 699 75 700 99 998 99 999 100 000 99999 + 1 = 90 000 + 9999 + 1 = 90 000 + 10 000 = 100 000 - HS nêu cách tìm số liền trước, liền sau của một số. -HS làm bài. - Chữa bài, đọc đáp án. Bảng phụ 1’ c/ Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Nhận xét tiết học. * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: .
Tài liệu đính kèm: